Thoát khỏi ảnh hưởng văn hóa Phật giáo Trung Quốc

16/07/201611:13 SA(Xem: 14799)
Thoát khỏi ảnh hưởng văn hóa Phật giáo Trung Quốc

LÀM GÌ ĐỂ THOÁT KHỎI ẢNH HƯỞNG CỦA 
PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC?  
THÍCH NHẬT TỪ


Phật giáo Việt Nam cần phải có những bước đi cụ thể gì để thoát khỏi ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, quay lại với đạo Phật gốc?

thich nhat tu 4Đây là câu hỏi lớn, liên hệ đến quyết định của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Do vậy, việc trao đổi dưới đây chỉ là quan điểm cá nhân của riêng tôi.

Trước hết, theo tôi, chúng ta phải mạnh dạn đánh giá lại giá trịgiới hạn của các pháp môn được Phật giáo Việt Nam tiếp nhận từ Phật giáo Trung Quốc. Khi đánh giá bằng các thống kê xã hội học cụ thể, ta sẽ rút ra được những kết luận nhất định.

Vào năm 1945, dân số của nước Việt Nam khoảng 25 triệu người, trong đó Phật tử chiếm 80%. Đến năm 2013 chúng ta có trên dưới 90 triệu dân và số lượng Phật tử chỉ còn lại 38%. Đó là dữ liệu giúp ta đánh giá cách thức làm đạo của Phật giáo. Chúng ta phải thừa nhận rằng không phải cái gì của Phật giáo Trung Quốc truyền bá đều đúng và cần được tôn thờ như chân lý. Thước đo bằng thống kê trên sẽ giúp ta tránh được những quan điểm trái ngược: theo hay không theo, chịu ảnh hưởng hay không chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc.

Thứ hai, chúng ta nên dựa vào lời dạy của Đức Phật: Lấy dữ liệu văn hóa gốc và ngôn ngữ bản địa làm cơ sở để truyền bá Phật giáo cho người bản địa. Theo tinh thần này, ta cần mạnh dạn “Việt Nam hóa đạo Phật”. Cho đến thời điểm hiện nay, các nước có phong cách tiếp biến văn hóa tốt gồm có Trung Quốc, Tây Tạng và các nước Nam tông. Trung Quốc đã Trung Quốc hóa đạo Phật. Tây Tạng đã Tây Tạng hóa đạo Phật. Các nước Nam tông đã Nam tông hóa đạo Phật. Đó là những mô hình điển mẫu về tiếp biến văn hóa trong việc truyền bá Phật giáo. Chúng ta cũng cần Việt Nam hóa Đạo Phật, theo cách riêng của người Việt Nam. (Trích: http://thuvienhoasen.org/a23863/lam-gi-de-thoat-khoi-anh-huong-cua-phat-giao-trung-quoc )


Đính kèm một số video clip có nội dung liên hệ trực tiếp và gián tiếp để quý độc giả tham khảo thêm:

Tương lai văn hóa Phật giáo Việt Nam
https://www.youtube.com/watch?v=1OWIY7uJX3E
Độc lập khỏi văn hóa Phật giáo Trung Quốc
https://www.youtube.com/watch?v=bynvhQRUQ1c
Giữ gìn văn hóa phật giáo Việt Nam
https://www.youtube.com/watch?v=LVIi-_GfzMc
Những cách xâm lăng của Trung Quốc (gồm có xâm thực văn hóa)
https://www.youtube.com/watch?v=5jnRPFYGwbI
Tương lai Phật giáo Việt Nam ở hải ngoại
https://www.youtube.com/watch?v=Rdq3_bF5myI
Tương lai Phật giáo Việt nam ở phương Tây
https://www.youtube.com/watch?v=CwpmoXmwPkA
Phật giáo và phong tục tập quán Việt Nam
https://www.youtube.com/watch?v=J1jBqRJ4RLU
Giấc mơ và tâm quyết
https://www.youtube.com/watch?v=wF2PHJHwZRc
Bốn thách đố đối với PGVN
https://www.youtube.com/watch?v=c8RoHBrstwQ
Nguyên nhân Việt Nam bị xâm lăng
https://www.youtube.com/watch?v=0HpzMtIHDBg
và Video clip mới nhất: Mối họa Trung Hoa





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/12/2013(Xem: 26313)
01/09/2014(Xem: 16918)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?