Chánh pháp dành cho người mới học

25/10/20163:48 SA(Xem: 10297)
Chánh pháp dành cho người mới học
CHÁNH PHÁP
DÀNH CHO NGƯỜI MỚI HỌC


Người mới bước chân vào đạo mà không hiểu được mục đích chân thực là gì thì quá trình học và thực hành sẽ rất vất vả,đôi khi là chán nản rễ buông xuôi.

Thường thì mọi người chỉ nhắm tới cái đích cuối cùnggiải thoát bằng các pháp môn cho nên khi không lại không thấy được các lợi ích hằng ngày trong cuộc sống.Do vậy khi mới bắt đầu bước chân vào đạo bạn hãy luôn nhắc nhở mình với 4 câu kệ sau đây của đức Phật:

Nay sướng,đời sau sướng.
Làm phước hai đời sướng.
Mừng rằng Ta làm thiện.
Sanh cõi lành sướng hơn.

Khi hiểu được câu kệ trên thì các bạn mới thấy được hạnh phúc khi làm những điều thiện ít được ít,nhiều được nhiều không bao giờ là muộn.

Vấn đề đặt ra là như thế nào gọi là làm thiện. Làm thiện ở đây các bạn đừng hiểu theo kiểu làm từ thiện bố thí như thiên hạ họ vẫn làm. Làm thiện ở đây là làm thiện theo Chánh pháp chứ không phải làm thiện theo kiểu thiên hạ vẫn hiểu kia.

Thế làm thiện theo Chánh pháp là phải làm như thế nào và bắt đầu từ đâu.

Làm thiện theo Chánh phápchúng ta sống có đạo đức với chính bản thân mình, không làm khổ mình rồi tiến tới toàn vẹn là không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ chúng sinh. Chính đạo đức này là mảnh đất để trí tuệ của chúng ta thăng hoa từ đó các thiện pháp mới đua nhau đâm trồi nảy lộc như câu nói của Phật :Trí tuệ ở đâu thì đạo đức ở đó. Đạo đức ở đâu thì trí tuệ ở đó.

Thế từ có đạo đức không làm khổ mình thì ta hiểu thế nào là không làm khổ mình: Chúng ta sinh ra lớn lên trong cuộc sống này chúng ta những tưởng là hạnh phúc, tưởng là chúng ta làm chủ được nhiều điều. Không phải thế đâu mà chính chúng làm chủ chúng ta đấy.Chúng luôn luôn sai khiến,cám dỗ để chúng ta ngoan ngoãn làm theo chúng để chúng thỏa mãn. Nếu chúng ta không làm theo thì chúng không chịu chúng quậy phá hành hạ làm cho ta điêu đứng khổ cực vì chúng. Vậy chúng là ai: Xin thưa chúng là những con Ma ái, Ma dục là những tay chân của Ma vương . Chúng chi phối chúng quản lý đời sống của chúng ta chúng bố thí cho con người tí chút tài sản , tình yêu nhưng chúng lại lấy đi đạo đức và sự thanh thản trong tâm hồn chúng ta.

Ví như từ tiền bạc thì các bạn thấy đấy: Bạn từ bỏ 1-2 trăm ngàn thì dễ lắm không khó như mấy triệu. Nhưng bạn từ bỏ trăm triệu hay tiền tỷ thì khó vô cùng vì số lượng càng nhiều đông nghĩa với ma lực càng lớn và nó có thể làm chủ bạn hoàn toàn.

Đấy chỉ là nói riêng đồng tiền thôi nhé ,cuộc sống này có biết bao điều mà bạn phải phục vụngoan ngoãn phục vụ từ con cháu,công việc,thú vui ăn uống,thú vui tiêu khiển,tất cả các cái mắt, cái tai, cái mũi, cái miệng, cái thân chúng thi nhau bắt cái Tâm của ta tìm kiếm phục vụ cho chúng chưa bao giờ chúng thỏa hiệp chung sống hòa bình với cái Tâm của chúng ta. Tất cả những cái đó ta cứ tưởng rằng mình được thỏa mãn rồi thì ta khoan khoái, không thỏa mãn được thì ta khó chịu.Ta có thể hãnh diện với những người xung quanh nhưng thực ra không phải vậy mà ta đang quảng cáo cho các ông chủ của ta mà ta không biết. Đôi khi vì bảo vệ hay đáp ứng cho các nhu cầu của ông chủ mà ta chà đạp lên cuộc sống của những người xung quanh,ác độc đang tâm với các loài chúng sinh để rồi khi lâm nạn bệnh tật kéo đến,tuổi già kéo đến, thần chết kéo đến thì những ông chủ của bạn kia không hề giúp đỡ gì cho bạn cả mà chính những ông chủ đó tranh dành tên đầy tớ này với thần tuổi già,thần chết mà kết quả của trân chiến này bạn lãnh tất cả hậu quả chúng để lại cho bạn những cơn đau xé rời thân thể cho đến khi bạn chỉ mong sao ông chủ tha cho để tự nguyện đi theo thần chết.

Đó bạn đã thấy khổ chưa, nếu bạn thấy thật sự là khổ là bạn đã ý thức được kẻ thù của mình và như vậy bạn đã hiểu được một phần trong Tứ diệu đế tức là Thấy biết như thật về Khổ.
Hôm nay viết tới đây thôi nếu các bạn có ý nghĩa xin nhắn dùm yêu cầu .Tôi sẽ viết tiếp

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2018(Xem: 7124)
06/06/2019(Xem: 13873)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.