Chuyện Đốt Vàng Mã ở Các Ngôi Chùa Bắc TôngTịnh ĐộMật Tông Du Nhập vào Việt Nam

28/02/20184:03 SA(Xem: 10307)
Chuyện Đốt Vàng Mã ở Các Ngôi Chùa Bắc Tông – Tịnh Độ và Mật Tông Du Nhập vào Việt Nam

CHUYỆN ĐỐT VÀNG MÃ
Ở CÁC NGÔI CHÙA BẮC TÔNG
TỊNH ĐỘMẬT TÔNG DU NHẬP VÀO VIỆT NAM
Tỳ Khưu Dhammananda Pháp Hỷ

dot vang maỞ đất nước này làm gì cũng phải có phong trào, nếu không sẽ chẳng có kết quả đáng kể nào. Chuyện đốt vàng mã cũng vậy. Hơn mười năm trước, phong trào này nở rộ đến nỗi khi một đoàn người từ Hà Nội vào, được đẫn đầu bởi vài vị tăng chức sắc khá cao, để làm lễ cầu siêu cho mười cô gái hy sinh ở ngã ba Đồng Lộc, họ đã mang theo cả vài xe tải các đồ vàng mã và tiền âm phủ để cúng kiếng cho những người con gái xấu số đã hy sinh trong lúc làm đường. Chính những việc làm đường đường chính chính của những chức sắc giáo hội và các phu nhân cấp cao này đã gián tiếp khuyến khích cho phong trào đốt vàng mã phát triển tràn lan hơn đến các hang cùng ngõ hẻm ở VN. Chùa chiền nồng nực mùi hương khói, đền phủ tanh tao rượu thịt. Nơi nơi, chốn chốn, người người nô nức đi đền đi phủ, đi hội chùa, xì xụp hương khói, rầm rầm cầu kinh khấn vái dâng sao giải hạn tràn ra cả đường lớn gây ách tắc giao thông. Những lò hóa mã ở góc trái cổng các chùa lúc nào cũng ngùn ngụt thổi lên không trung những cột khói đen kịt gây ngạt thở. Rác vàng mã bay loạn xạ sân chùa và đình phủ. Phải chăng đây là hiện tượng tâm linh lên ngôi với dân tộc này?

Và bây giờ, khi nhận thức của xã hội đã khá hơn chút đỉnh, lại dấy lên phong trào bài trừ việc đốt vàng mã. Ai đúng, ai sai… chưa nên vội kết luận. Trước hết chúng ta nên hiểu đúng về chữ tâm linh trong đạo Phật. Vì việc đốt vàng mã là một tập tục không phải của Phật giáo, được du nhập vào cửa Phật từ các chùa chiền đền miếu của người Trung Hoa chỉ mấy thế kỷ trước. Khi du nhập vào Việt nam, nó vô hình trung bị nhận nhầm là một bản sắc văn hóa chùa chiền và tâm linh Phật giáo.

Vậy tâm linh là gì?

Nói nôm na, người Việt hiểu tâm linh là những hiện tượng linh hiển không thể giải thích được bằng khoa học vật chất hay bởi lý trí có tính logic. Người Việt, cũng như người Hoa, có phong tục thờ cúng tổ tiên và người đã chết. Bàng bạc trong dân gian những câu chuyện về thế giới âm phủ, ma quỉ, vong hồn oan khuất chưa đi đầu thai vì những ân oán chưa trả trong đời. Người Việt cũng hiểu khá thô sơ về việc tiêu dùng, cảm nhận, quan hệ và đối nhân xử thế ở cõi âm phủ cũng tương tự như cõi dương gian. Họ nói: “dương sao âm vậy”, nên nghĩ rằng việc thờ cúng, mời ăn uống, cung cấp đồ mặc và tiền bạc, thậm chí cả ô tô, mỹ nữ và giấy thông hành (ID) cho người chết để đời sống bên kia của người thân được đảm bảo! Hi hi.. không biết đã ai mua bảo hiểm cho các vong hồn đang chu du trong cõi âm chưa?

Những chuyện linh hiển nói lên mối quan hệ giữa người còn sống và kẻ đã khuất núi (người đã chết) là có thật hay không thì cứ để cho mỗi người tự cảm nhận, không vội tin ngay. Có người đã trải nghiệm những chuyện như vậy, và họ tin, rất tin vào điều đó. Chuyện vong hồn người đã thác xuất hiện trong các giấc mơ, chuyện đồ vật bỗng dưng bị xích dời, những âm thanh lạ, hiện tượng lạnh gáy hay sởn gai ốc, những cơn gió lạ lạnh buốt sống lưng, làm lông tóc dựng đứng, vv và vv - Là bằng chứng của các hiện tượng linh hiển. Chuyện tai nạn xẩy ra và một số người thoát hiểm một cách thần kỳ cũng được cho là có sự can thiệp mang tính tâm linh nào đó.

Vậy tâm linh vẫn là những hiện tượng hết sức mơ hồ và mang tính cảm nhận chủ quan của từng cá thể, nhiều khi không giải thích được bằng trí lô gic hay các đo lường thuộc về vật chất, nhưng ít nhiều chúng vẫn có những ảnh hưởng lên đời sốngniềm tin của con người ở mọi thời đại.

Một quãng thời gian mấy thập kỷ chúng ta được giáo dục theo triết thuyết vô thần, thậm chí vô sư vô sách, xem trời Phật quỉ thầnkhông tồn tại. Những người vô thần quá khích đã đập phá chùa chiền, đốt tượng, phá hủy cơ sở tôn giáo và bức tăng hoàn tục. Không sách báo hay cơ quan ngôn luận công khai nào nói về điều này, nhưng trong nhân gian vẫn lưu truyền những câu chuyện về những cái chết bất đắc kỳ tử, những bệnh lạ, những tai nạn thảm khốc, những biến cố thương tâm xẩy ra cho người hay gia đình đã góp công vào việc phá hủy những cơ sở tâm linhtín ngưỡng.

Và vài thập niên gần đây, những câu chuyện tâm linh này lại nở rộ hơn. Chùa chiền đền miếu được tôn tạo lại cùng với đời sống của người dân cũng được nâng cao hơn. Các doanh nghiệp tư nhân và một số những doanh nhân nhỏ, vừa hay lớn có doanh thu tốt đều đóng góp công đức vào việc xây dựng tôn tạo lại các cơ sở tôn giáo - tâm linh trên khắp mọi vùng miền. Số lượng người tu hành cũng tăng lên đáng kể khi tự do tôn giáotín ngưỡng được tôn trọng và ít bị xuyên tạc hơn. Tuy nhiên sự phát triển vật chất và số lượng của phong trào tâm linh này cũng có những bất cập mang tính hai mặt như mọi sự chuyển đổi và phát triển khác. Có cầu thì có cung, tâm linhtôn giáo đã trở thành những dịch vụ cầu an, cầu siêu, cầu đảo, cúng sao giải hạn, xin xăm quẻ và xem bùa, giải chú, vv.

Có vẻ như cung cấp các dịch vụ này là xu hướng cả hai bên cùng có lợi. Ít nhất là chuyện hỷ cúng tiền vào các việc công đức như xây chùa, đắp miếu, đúc tượng, đúc chuôngkiến tạo các công trình tôn giáo không những làm đẹp cho quê hương đất nước, làm vẻ vang và nở mày nở mặt gia đình quyến thuộc cả người còn sống và kẻ đã mất, mà còn tạo nên những công ăn việc làm cho nhiều thành phần trong xã hội. Điều này đương nhiên là tốt hơn rất nhiều việc ném tiền vào những trò giải trí nguy hiểm, độc hại, hay việc hút xách và tiêu thụ văn hóa phẩm đồi trụy, mất gốc.

Mặt trái của nó là làm giảm chất lượng người tu và giá trị của đời sống tiết chế. Nay phần lớn thầy chùa trở thành thầy cúng, xem xăm xem quẻ. Họ náo nhiệt hòa vào các trò cúng quảy và đua đòi dân gian, kiếm được bội tiền nhờ những ‘dịch vụ tâm linh’ nơi cửa thiền một thời.  Và đương nhiên họ chẳng có phát triển tâm linh gì cả, chỉ là các ngón nghề theo kiểu “nhà chùa cũng lắm công phu”. Cạnh tranh, hơn thua, bài xích và sát phạt nhau để phát triển tông phái, tông môn, bổn tự hay tổ chức của mình dựa vào cấp bậc của cái chức “quan chùa” mà họ đã bỏ tiền ra mua được. Điện thoại đắt tiền, xe sang và những tiện nghi vật chất sang chảnh, đẳng cấp là mơ ước và hiện thực của những người thân mang hình thức xuất gia, nhưng tâm thái và đức độ lại thua kém nhiều người tục gia này.

Việc sống có đạo và phát triển tâm linh thực sự thì không đi kèm với các giá trị vật chấtquyền lực thế gian.

Phát triển tâm linh theo nghĩa cổ xưa nhất là: Adhicitte ca āyogo (Udāna 4.6. Piṇḍolasutta)  https://suttacentral.net/pi/ud4.6

Thực hành pháp hướng tâm cao thượng. Đây là công việc chính của người tu hành theo đạo Phật, xuất gia hay tại gia. Cũng như người đãi vàng đi đến chỗ có quặng vàng. Người đó dùng máng xối để rửa quặng vàng, bắt đầu từ việc loại bỏ những hòn sỏi đá thô, từ to đến nhỏ, đến loại bỏ cát, cho đến khi chỉ còn quặng vàng. Số ít ỏi còn lại trên máng sau khi đã được lọc rửa bằng nước sẽ được thu gom cho việc tiếp theo là thổi bằng lò nóng, luyện bằng lửa để cho nhưng kim loại và khoáng chất không phải là vàng tan chảy và bị loại bỏ. Khi chỉ còn lại vàng ròng, số lượng đó lại được thụt và đốt luân phiên đều đặn đến khi nó tinh nhuyễn, sáng chói, mềm mại và có thể sử dụng làm các loại trang sức hay vật dụng khác nhau. Cũng như vậy người luyện tâm, phát triển tâm linh thì bước đầu là phát hiện và loại bỏ dần các tư tưởng xấu ác, bất thiện như dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng, các lo lắng bất an, nghi ngờ và mất chí khí. Sau đó nếu tâm vẫn khởi các tư tưởng như suy tư về thế giới, về đất nước dân tộc, về gia đình quyến thuộc hay về bản thân mình thì cũng đều là không phải thiền tâm, cần phải được làm cho lắng dịu (như loại bỏ quặng không phải là vàng). Trong tiến trình luyện tâm cho thuần thục an tịnh trong các pháp thiền, tôi đi thử lại nhiều lần thì mới thuần thục, khiến tâm đi đến chỗ rộng lớn như hư không, sáng chói như tuệ quang, mạnh mẽ và linh hoạt như ngọc Mani. Đó là trạng thái tâm nhu nhuyến dễ sử dụng cho các mục đích cao thượng khác. (Ref. Tăng Chi Bộ kinh, X. Phẩm Hạt Muối - 100. Kẻ Lọc Vàng)

Theo triết lý Phật giáo, tùy vào trình độ phát triển tâm linhcon người và các chúng sinh xuất hiện ở những cảnh giới khác nhau. Cõi dục giới, nơi tâm thức vẫn còn ô nhiễm, bị chi phối bởi dục lạc & khổ đau từ thô đến tế có 11 cảnh giớicon người thuộc về cảnh giới thứ năm tính từ dưới lên: Đại ngục, ngạ quỉ, súc sinh, A-tu-la, loài người và sáu từng trời Dục giới (Kāma vacana). Từ loài người trở lên được gọi là Lạc Thú (Su-gati) so với bốn cảnh dưới gọi là Khổ Cảnh hay bốn đường ác (Du-gati).

Những người đã có trình độ phát triển tâm linh cao hơn, đắc các từng thiền do có tâm vô lượng hay tâm cao thượng, họ xuất hiện trong cảnh Sắc Giới (Rūpa vacana) gồm có 16 từng trời tương ứng với các trạng thái định của Tứ Thiền.

Cao hơn cảnh giới Sắc là bốn cảnh giới Vô Sắc (Arūpa vacana) tương ứng với bốn tầng thiền vô sắc. Như vậy một chúng sinh có thể xuất hiện một trong 31 cảnh giới gọi là Tam Giới.

Quay trở lại với vấn đề đốt vàng mã và người đã chết có được lợi ích gì từ những phẩm vật dâng cúng đó không? Không phải bây giờ mà từ thời thượng cổ, con người đã quan tâm đến những mối liên hệ của người còn sống và kẻ đã khuất. Để tỏ lòng biết ơn và kính sợ những người hay vong linh khuất mặt khuất mày này, con người cúng kiếng và tạo ra những nghi thức liên hệ với thế giới vô hình. Những vong nhân đã từ giã hình thức con người có nhận được những lễ vật đó không, chúng ta hãy trích dẫn lời Đức Phật là chắc thật nhất.

Làm các lễ cúng cho người chết

“- Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi Bà-la-môn, cho bố thí, làm các lễ cúng cho người chết. Mong rằng, bố thí này cho bà con huyết thống đã chết được lợi ích! Mong rằng các bà con huyết thống đã chết, thọ hưởng bố thí này! Thưa Tôn giả Gotama, BỐ THÍLỢI ÍCH GÌ CHO CÁC BÀ CON HUYẾT THỐNG ĐÃ CHẾT KHÔNG? CÁC BÀ CON HUYẾT THỐNG ĐÃ CHẾT CÓ ĐƯỢC THỌ HƯỞNG BỐ THÍ ẤY HAY KHÔNG? 
 - Này Bà-la-môn, nếu có tương ưng xứ, thời có lợi ích, không có lợi ích nếu khôngtương ưng xứ.
- Thưa Tôn giả Gotama, thế nào là tương ưng xứ, thế nào là không tương ưng xứ? 

- Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân, có tà kiến. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào địa ngục. Món ăn của chúng sanhđịa ngục ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở nơi đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

- Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh... có tà kiến. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào loại bàng sanh. Món ăn của chúng sanhbàng sanh ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ; trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

- Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham ái, không có tâm sân hận, có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh cộng trú với loài Người. Món ăn của loài người như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

- Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh... có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên. Món ăn của chư Thiên như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

- Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh... có tà kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ quỷ. Món ăn của chúng sanh ngạ quỷ như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Món ăn nào các bạn bè , hoặc thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống từ đấy muốn hướng cúng cho vị ấy, tại đấy vị ấy sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy.

- Thưa Tôn giả Gotama, nếu bà con huyết thống ấy đã chết, không sanh vào chỗ ấy, thời ai hưởng bố thí ấy? 
- Này Bà-la-môn, các bà con huyết thống khác đã chết, được sanh vào chỗ ấy, những người ấy được hưởng bố thí ấy.
- Thưa Tôn giả Gotama, nếu bà con huyết thống đã chết, không sanh vào chỗ ấy, và các bà con huyết thống khác cũng không sanh vào chỗ ấy, thời ai hưởng bố thí ấy? 
- Không có trường hợp ấy, không có cơ hội ấy, này Bà-la-môn, rằng chỗ ấy có thể trống không trong một thời gian dài, không có người bà con huyết thống đã chết. Nhưng này Bà-la-môn, người bố thí không phải không có hưởng quả.
- Có phải Tôn giả Gotama nói một giả thuyết không thể xảy ra? 
- Này Bà-la-môn, Ta nói một giả thuyết không thể xảy ra. Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Người ấy bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với các loài voi. Tại đây, vị ấy được đồ ăn, đồ uống, vòng hoa, các loại trang sức khác. Vì rằng, ở đây, này Bà-la-môn, có sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến, do vậy người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với các loài voi. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; do vậy, tại đấy vị ấy được các món ăn, các đồ uống, vòng hoa, các đồ trang sức khác. 
Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Người ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh cộng trú với các loài ngựa... sanh cộng trú với các loài bò... Cộng trú với các loài gia cầm. Vị ấy tại đấy, được các món ăn, các đồ uống, vòng hoa, các đồ trang sức khác. Vì rằng, này Bà-la-môn, có sát sanh, có lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, có nói láo, có nói hai lưỡi, có nói lời độc ác, có nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào cộng trú với các loài gia cầm. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn với các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc, nên tại đấy vị ấy được đồ ăn, đồ uống, vòng hoa, các loại trang sức khác. 

NHÂN ĐẠO - 10 THIÊN NGHIỆP ĐỂ ĐƯỢC SINH LÀM NGƯỜI

Ở đây, này Bà-la-môn, CÓ HẠNG NGƯỜI TỪ BỎ SÁT SANH, TỪ BỎ LẤY CỦA KHÔNG CHO, TỪ BỎ TÀ HẠNH TRONG CÁC DỤC, TỪ BỎ NÓI LÁO, TỪ BỎ NÓI HAI LƯỠI, TỪ BỎ NÓI LỜI ĐỘC ÁC, TỪ BỎ NÓI LỜI PHÙ PHIẾM, TỪ BỎ THAM ÁI, TỪ BỎ SÂN TÂM, CÓ CHÁNH KIẾN. Người ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với loài Người. Tại đấy, vị ấy được năm loại dục công đức sai khác, thuộc về loài Người. Vì rằng, này Bà-la-môn, vị ấy từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham ái, không có sân tâm, có chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh cộng trú với loài Người. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, các trú xứ, đèn đuốc; do vậy, ở đấy vị ấy được năm dục công đức của loài Người

THIÊN ĐẠO – NHỮNG NGHIỆP LÀNH ĐỂ LÀM CHƯ THIÊN

Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh... có chánh kiến, người ấy bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên. Vị ấy tại đấy được năm loại dục công đức của chư Thiên. Vì rằng ở đây có từ bỏ sát sanh... có chánh kiến, cho nên sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh cộng trú với chư Thiên. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Do vậy, tại đấy vị ấy được năm dục công đức của chư Thiên. Như vậy, này Bà-la-môn, người bố thí không phải không có kết quả.

Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Cho đến như thế này, thưa Tôn giả Gotama, là vừa đủ để bố thí, là vừa đủ để tổ chức các tín thí. Vì rằng, ở đấy, người bố thí không phải không có kết quả (như đã được nói).
- Như vậy, này Bà-la-môn, người bố thí này không phải không có kết quả.

[Dāna and fruits of generosity (AN XI; 177. Jànussoni)]

 

Kết luận:

Tùy theo nghiệp duyên đã tạo trong kiếp người này mà các vong linh sẽ đi theo nghiệp đã làm, xuất hiện một trong những cảnh giới thuộc Tam Giới để tiếp tục thọ nghiệp hay tạo tác khi tâm thức chưa giác ngộ. Ở mỗi cảnh giới lại có các thức ănvật chất hưởng thụ khác nhau, cho nên những thứ của loài người thì không sử dụng được ở các cảnh giới khác – nên chúng không có giá trị. Huống hồ đó lại là đồ giả chứ không phải đồ thật. Vậy làm như vậy có ích gì? Tai hại vì mất tiền mua, lại khiến ô nhiễm môi trường. Chỉ có tâm từchúng ta hướng đến thân nhân là họ nhận được, nếu tâm họ đủ sáng suốtnhạy cảm để nhận biết. Do đó thay vì đốt vàng mã, hãy dành tiền đó làm phước và dùng thời gian đó để phát triển tâm từ - một trạng thái tâm vô lượng vô biên có thể đem năng lực đến các cảnh giới khác nhau.
Nguồn: Thư Viện Hoa Sen

Bài đọc thêm:
Đốt Vàng Mã Một Thói Tục Mê Tín Cần Huỷ Bỏ (Hoàng Liên Tâm | Thư Viện Hoa Sen)
Đưa cả 'chân dài' xuống âm phủ! (Vũ Trung Kiên | Tuổi Trẻ )

Xem thêm Video : TT. Thích Nhật Từ






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2018(Xem: 7124)
06/06/2019(Xem: 13873)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.