Phải chăng Phật Giáo đang trở thành tâm điểm công kích của dư luận?

28/09/20191:02 SA(Xem: 12914)
Phải chăng Phật Giáo đang trở thành tâm điểm công kích của dư luận?

PHẢI CHĂNG PHẬT GIÁO
ĐANG TRỞ THÀNH TÂM ĐIỂM CÔNG KÍCH CỦA DƯ LUẬN?

Thiện Ngộ

Untitled (1)Đây là một câu hỏi khá nóng hổi mà chắc hẳn nhiều người cũng đang phân vân. Bài viết này không nhằm mục đích chạy theo những sự kiện nóng hổi đang diễn ra quanh vụ chùa Ba Vàng hay vụ đại đức Thích Thanh Toàn hiện đang thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận. Bởi chỉ nếu chỉ mải chạy theo hiện tượng thì chúng ta sẽ dễ dàng quên mất cái gốc của vấn đề.

Từ một câu hỏi

“Thầy nghĩ như thế nào khi gần đây gần như các sư Phật giáo trở thành tâm điểm công kích của dư luận?” – đây là loại câu hỏi mà gần đây tôi thường nhận được từ những quý thầy quen biết.

Để có thể trả lời một cách khách quan, thấu đáo bất kỳ một vấn đề gì thì trước hết chúng ta cũng nên tự đặt mình ra bên ngoài để rồi nhìn ngược lại. Vì chỉ một khi chúng ta dám nhìn từ bên ngoài, nhận xét của chúng ta mới trở nên khách quan, mới tránh được việc bị các xúc cảm cá nhân chi phối.

Phật giáo vào nước ta đã trên hai nghìn năm và dần dà trở thành một tôn giáo quan trọng bậc nhất của người Việt. Phật giáo đã từng là quốc giáo của trong nhiều triều đại, và hiện chiếm phần lớn trong bản đồ tôn giáo tín ngưỡng của Việt Nam.

Giống như Kitô giáo nói chung, các nhánh khác của Công giáo nói riêng từ lâu đã trở thành một phần không thể tách rời trong đời sống tâm linh của người châu Âu. Bất kỳ tôn giáo lớn nào cũng thế, dù là Công giáo, Hồi giáo hay Phật giáo, một khi đã cắm rễ, phát triển ở một quốc gia thì tầng lớp tăng lữ dần dần trở nên quan trọng. Đặc biệt là trong thời kỳ vật chất phát triển, tầng lớp tăng lữ trở nên quyền lực, nắm giữ nhiều của cải vật chất, trong đó có một bộ phận không ít trở nên thoái hóa, biến chất.

Thực chất việc này không mới. Một ví dụ dễ nhận thấy là Kitô giáo đã từng một thời nắm giữ quyền lực chính trị ở châu Âu. Sau khi Đế chế La Mã sụp đổ vào thế kỷ thứ V, Giáo hội Công giáo Rô-ma đã trở thành quyền lực thống trị ở phương Tây. Tất cả các vấn đề tại châu Âu thời đó đều bị chi phối bởi nhà thờ. Và những nhà thờ dị giáo được lập ra chỉ để đàn áp những người không theo Kitô giáo, một việc làm rất phản tôn giáo. Đưa ra ví dụ như thế không nhằm mục đích đào sâu lịch sử của tôn giáo bạn, mà là để nhìn ngược lại những vấn đềPhật giáo Việt Nam hiện đang gặp phải.

Từ hàng chục năm nay, có một bộ phận không nhỏ các tu sĩ Phật giáo trở nên giàu có, đặc biệt họ có nhiều quan hệ thân thiết với giới cầm quyền. Thật ra vấn đề giàu có hay có nhiều quan hệ bản chất của nó không nói lên được điều gì đáng kể, chỉ là cách các thầy sử dụng nó khiến họ dần trở nên đối lập với đa số quần chúng - đó là những người chỉ cả ngày cắm cúi đi làm để cung ứng đủ cơm ngày ba bữa. Tu sĩ Phật giáo hành đạo vốn dĩ để đáp ứng nhu cầu của đại đa số quần chúng chứ không chỉ đáp ứng nhu cầu một số nhóm nhỏ giàu có cho nên việc ngày càng xa rời quần chúng, với giới thường dân - thành phần chiếm đa số của xã hội đã khiến cho cái nhìn của họ về tu sĩ có sự thay đổi đáng kể.

Từ hình ảnh những vị thầy đạo đức, đạm bạc, suốt ngày chỉ biết đến kinh kệ đến hình ảnh những chiếc xe hơi bóng lộn, những chiếc điện thoại xa xỉ, hay những phát ngôn gây sốc… đã khiến cho giới tu sĩ bị mất đi một sự tôn trọng đáng kể trong con mắt quần chúng.

Dẫu biết rằng không phải tu sĩ nào cũng giàu, không phải chùa nào cũng to nhưng chính hành vi của một số vị như thế đã vô tình làm ảnh hưởng đến hình ảnh chung của Phật giáo.

Nếu chúng ta cứ tiếp tục chạy theo vật chất, chạy theo quan hệ, chạy theo quyền lực thế tục thì sớm muộn chính chúng ta sẽ sa vào vết xe đổ Giáo hội Công giáo Rô-ma đã từng dẫm phải, tức là trở thành một công cụ cai trị của giới cầm quyền, khiến người dân bị một cổ hai tròng. Để rồi chính họ đã bị những người nông dân châu Âu đứng lên lật đổ, tước bỏ quyền lực để trả về đúng với vai trò của một tôn giáo.

…đến một vấn đề toàn diện hơn

Có một vị khác lại hỏi tôi rằng tại sao báo chí, thế giới mạng không đề cập đến những sai phạm của những tôn giáo khác, dẫu điều đó vẫn diễn ra hằng ngày. Tại sao lại chìa mũi dùi vào Phật giáo quá mức như vậy?

Khi chúng ta đặt mình ở một góc nhìn rộng lớn hơn thì chúng ta dễ thấy rằng Phật giáo chiếm đa sốViệt Nam. Mà hễ cái gì chiếm đa số, nổi trội hơn thì tự nhiên sẽ trở thành tâm điểm của xã hội. Đây là một việc hoàn toàn tự nhiên!

Điều đó cũng giống như những gì đang xảy ra ở châu Âu hay ở Mĩ, hay ở Mĩ Latin hiện tại khi thỉnh thoảng lại xuất hiện một vụ ấu dâm xảy ra tại nhà thờ. Và điều đó đã kích động sự bất mãn của quần chúng vốn đã âm ỉ từ lâu. Tại sao ở các quốc gia đó, báo chí không nói đến các tôn giáo khác dù ở đó vẫn có Phật giáo, Hồi giáo, Hindu giáo…? Chỉ đơn giản ở đó Công giáo chiếm đa số, cũng như Phật giáo chiếm đa số ở các nước Đông Á vậy.

Từ Thái Lan, Việt Nam, đến Trung Quốc, Đài Loan… thỉnh thoảng lại nổi lên những vụ việc nóng hổi liên quan đến hình ảnh người tu sĩ Phật giáo. Đó là sự thực! Nếu chúng ta không làm điều gì xấu thì cũng chẳng có ai gắp lửa bỏ tay chúng ta nổi cả. Hay cây ngay thì sợ gì chết đứng? Hơn nữa, cổ nhân có nói “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, nghĩa là trước bất kỳ một vấn đề nào, chúng ta cũng nên tự trách bản thân mình, tự xét lỗi mình trước rồi mới nên trách người.

Từ động vật đến loài người đều có xu hướng bảo vệ đồng loại khi gặp nguy hiểm. Trong tôn giáo cũng vậy, các quý thầy cũng như quý Phật tử thường có xu hướng bảo vệ lẫn nhau, nhiều khi là bao che lẫn nhau. Đây là một con dao hai lưỡi, bởi không khéo chúng ta sẽ làm hại chính mình.

Dẫu biết rằng có một số người ác cảm với Phật giáo. Nhưng tôi tin rằng đây không phải là con số nhiều. Hơn nữa trong thời đại văn mình, thích hay không thích một tôn giáo âu cũng là quyền tự do của mỗi người. Và Việt Nam là một nhà nước thế tục chứ không phải một nhà nước tôn giáo. Vấn đề quan trọng nhất là chúng ta phải biết tự xét lỗi, tự sửa lỗi của chính mình chứ không phải trách người. Bởi dù có đổ lỗi cho người khác đến đâu thì chúng ta cũng không thể giúp chúng ta tiến bộ lên được!

Thay lời kết

Đạo Phậtcon đường để đưa chúng sinh đến giải thoát, là nơi để tự soi xét chính mình chứ không phải là nơi để ngụy biện, để đổ lỗi cho người khác. Chính vì vậy vẫn là một câu nói của cổ nhân để tự răn mình “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.

Mô mô A Di Đà Phật!
Thiện Ngộ

Bản để in:
Phải chăng Phật giáo đang trở thành tâm điểm công kích của dư luận

Xem thêm:

Sự vụ Sư Thích Thanh Toàn:>> Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo 
Sự vụ chùa Ba Vàng (Bảo Thiên | Giác Ngộ )
Nghĩ về bài viết: đi tu mà có 300 tỷ là trái luật Phật giáo, không biện luận được





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/04/2019(Xem: 8723)
16/03/2022(Xem: 5342)
30/09/2019(Xem: 6158)
27/06/2024(Xem: 746)
06/07/2021(Xem: 4158)
Thư Ngỏ của Tỳ kheo Thích Giác Tâm Thế danh: Trương Mậu Nam Hiện trụ trì tại: Chùa La, thôn Cẩm Liên, xã Cẩm La, Tx Quảng Yên, T Quảng Ninh, nước Việt Nam Do ảnh hưởng trực tiếp từ bão Yagi quá mạnh đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh nên chùa con bị thiệt hại nặng nề. Trụ xứ chúng con có 9 chú tiểu là trẻ mồ côi con nhận cưu mang nuôi dưỡng, đang ở mái che tạm.
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.