Người Phật tử tích cực chung sức vào việc ngăn ngừa dịch bệnh (Tập 1)

07/04/20205:57 SA(Xem: 6724)
Người Phật tử tích cực chung sức vào việc ngăn ngừa dịch bệnh (Tập 1)

MỤC LỤC
PHẬT GIÁO & CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS


NGƯỜI PHẬT TỬ TÍCH CỰC CHUNG SỨC
VÀO VIỆC NGĂN NGỪA DỊCH BỆNH TẬP 1
Thích Phụng Sơn

 

Chương 1.
Ngọn núi dịch bệnh tàn hại nhân loại

Câu chuyện về chuyến du lịch không may của hơn hai ngàn người trên chiếc du thuyền sang trọng đã được thế giới biết đến vào đầu tháng 2 năm 2020. Những khách du lịch trên tàu Diamond Princess bắt đầu bằng một mong muốn trải nghiệm niềm vui nhiều ngày trên biển. Họ là 2.500 hành khách, những người đã trả từ 2.700 đến 4.400 mỹ kim cho cuộc hành trình kéo dài 16 ngày trong thời gian cuối tháng giêng và đầu tháng hai năm 2020. (1)

Vào ngày 1 tháng 2 năm 2020, một khách du lịch trên tàu, người đàn ông từ Hồng Kông, được xác nhận đã nhiễm virus corona chủng mới, có tên là SARS-CoV-2, gạy ra bệnh dịch Covid-19. Người này đã ở trên tàu được năm ngày và đã lây truyền bệnh cho nhiều người khác. Ngày 5 tháng 2 tàu cập cảng Yokohama, Bộ Y tế Nhật Bản xác nhận 9 hành khách và một thủy thủ đoàn người Philippines dương tính với vi-rút gây bệnh Covid-19. Một ngày sau đó, có thêm 10 người được xác định dương tính, vài ngày sau con số tăng lên 61 bị nhiễm bệnh.

Từ biểu tượng của sự sang trọng và du lịch thượng lưu, du thuyền Công Chúa Kim Cương, Diamond Princess, giờ đây đã trở thành ổ dịch Covid-19 bềnh bồng trên biển, một ổ dịch đơn lẻ lớn nhất ngoại trừ Trung Quốc vào thời gian này.

Con tàu bị phong tỏa, toàn bộ hành khách và thủy thủ đoàn không được phép rời tàu. Những hành khách bị cách ly trên du thuyền và  sống trong môi trường càng ngày càng tồi tệ.  Họ chẳng thể làm gì ngoài việc ngồi yên trong cabin (dù có cửa nhưng không được tự ý mở ra) và bị đóng khung trong ba vách tường vây kín để chờ đợi thức ăn khi đến bữa hoặc xem tin tức hay xem phim mới có thể qua đi thời gian nhàm chánlo âu trôi qua từng ngày. Để được thêm tiện nghi, một số hành khách lúc mua vé du lịch trên tàu đã trả nhiều tiền hơn mới được ở trong những căn phòng có ban-công. Ở đây, họ có thể nhìn ra biển mỗi ngày, ngắm mặt trời mọc mỗi bình minh lên hay đứng nhìn hoàng hôn dần buông xuống, hoặc có thể trò chuyện với những người ở buồng bên cạnh.

Tâm trạng của các khách du lịch, theo tin tức báo Washington Post được nhiều báo Việt Nam phổ biến lại, như sau:

Ông Abel chia sẻ "Nhưng kỳ thực là chẳng có tin gì tích cực để mà trò chuyện cả. Tất cả đều ảm đạm." Ông cũng tỏ ra rất đồng cảm với những người bị nhốt trong cabin bình thường, không có ban-công đón gió. "Tưởng tượng xem, nó giống như bạn bị nhốt trong một cái tủ vậy. Không có gió trời, không ánh sáng tự nhiên. Chắc hẳn là giống địa ngục lắm."  (2)

Từ tháng 2 đến đầu tháng 4 năm 2020 thì bệnh dịch Covid-19 lây nhiễm khắp nơi, các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Đức, Anh, Pháp, Iran, Mỹ cùng rất nhiều nước khác phải căng mình chịu đựng. Riêng nước Ý, trong đêm 9 tháng 3, 2020, để đối phó với tình trạng bệnh lây lan vượt tầm kiểm soát, thủ tướng Giuseppe Conte đã ký sắc lệnh mở rộng các biện pháp phong tỏa toàn bộ đất nước sau khi có thêm 97 bệnh nhân thiệt mạng và gần 1.600 người mới bị nhiễm Covid-19 trong ngày trước đó. Đây là một quyết định rất quan trọng của chính phủ Ý vì qua sắc lệnh này thì tất cả các sự kiện tụ tập đông người nơi công cộng, các rạp hát, rạp chiếu phim, các sự kiện thể thao, đám cưới, đám tang cùng toàn bộ trường học từ nhà trẻ cho đến Đại học tại Ý sẽ bị cấm và đóng cửa cho đến ngày 3 tháng 4, năm 2020.

Như thế, 60 triệu người Ý trên toàn thể lãnh thổ phải hạn chế di chuyển trừ những trường hợp vô cùng khẩn cấp. Người dân được kêu gọi ở trong nhà, tránh ra ngoài đường. Nói khác đi, dân chúng trong cả nước cố gắng tự mình thực hiện cách ly trong gần một tháng để ngăn chặn virus vì thời gian không còn nhiều để cho lá chắn hữu hiệu. (3)

Tiếp theo sau đó là Pháp, Tây Ban Nha cùng nhiều nước khác nối tiếp ban hành lệnh phong tỏa.

                              Ngọn núi dịch bệnh ập xuống mọi nơi

Qua các tin tức mới nhất, chúng ta thấy những điều bất ngờ xảy ra trên chiếc du thuyền sang trọng Diamond Princess lôi kéo sự chú ý của nhiều người trên thế giới giờ đây trở thành một câu chuyện nhỏ so với sự lây lan bệnh dịch làm sưng phổi đe dọa mạng sống của nhân loại , nhất là sau khi chính phủ Ý ra lệnh phong tỏa toàn bộ xứ sở gồm 60 triệu người dân và nhiều nước khác theo chân thực hành lệnh phong tỏa cả nước. Riêng ở Hoa Kỳ, hai vị thống đốc hai bang lớn là California cùng New York, có dân số cộng lại gần bằng bằng nước Ý, cũng ban hành lệnh người dân ở trong nhà để tránh dịch bệnh. Nhiều bang khác cũng làm theo sau đó.

Khả năng lây lan nhanh chóng và giết hại nhiều người của bệnh Covid-19 tác động tiêu cực đến rất nhiều các sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế của người dân khắp nơi trên thế giới, không khác gì một ngọn núi tai ương vô cùng to lớn bất ngờ đổ ập xuống nhân loại, làm chúng ta nhớ lại những lời đức Phật dạy trong Kinh Ví Dụ Hòn Núi (4) ghi lại câu chuyện đức Phật đến thành phố  Sàvatthi, thủ đô nước Kosala. Lúc nghe tin đức Phật đến thủ đô vương quốc mình, vua Ba Tư Nặc, hay Pasenadi, đi đến và đảnh lễ đức Phật rồi ngồi xuống một bên. Đức Phật hỏi vua Pasenadi: “Thưa Đại vương, Đại vương đi từ đâu lại?”

Nhà vua bạch với đức Phật: “Bạch Thế Tôn, con rất là bận rộn với những sự việc các vua chúa bận rộn. Các vua chúa Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, say đắm kiêu hãnh với vương quyền, thọ hưởng tham lam vật dục, đạt được sự an toàn quốc độ, và sống chinh phục cả vùng đất đai rộng lớn.”

Đức Phật hỏi nhà vua: “Thưa Đại vương, Đại vương nghĩ thế nào? Ở đây, nếu có người đến với Đại vương từ phương Đông, một người thân tín, đáng tin cậy. Người ấy đến Đại vương và thưa: "Tâu Đại vương, mong Đại vương được biết, con từ phương Đông lại và có thấy tại đấy một ngọn núi cao như hư không, đang di chuyểnchà đạp, đè bẹp tất cả loại hữu tình. Tâu Đại vương, Đại vương hãy làm những gì cần phải làm".

Đức Phật nói tiếp: “Rồi một người khác đến từ phương Tây... Rồi một người thứ ba đến từ phương Bắc... Rồi một người thứ tư đến từ phương Nam, thân tín đáng tin cậy. Người ấy đến Đại vương và thưa: "Tâu Đại vương, mong Đại vương được biết, con từ phương Nam lại và có thấy tại đấy một ngọn núi cao như hư không, đang di chuyểnchà đạp, đè bẹp lên tất cả loại hữu tình. Tâu Đại vương, Đại vương hãy làm những gì cần phải làm". Như vậy, thưa Đại vương, một khủng bố lớn khởi lên cho Đại vương, sự diệt tận nhân loại thật khủng khiếp, được tái sanh làm người thật khó khăn, thời Đại vương có thể làm được những gì?”

Vua Pasenadi thưa: “Như vậy, bạch Thế Tôn, một khủng bố lớn khởi lên, sự diệt tận nhân loại thật khủng khiếp, được tái sanh làm người thật khó khăn, thời con có thể làm được những gì, ngoại trừ sống đúng pháp, sống chơn chánh làm các hạnh lành, làm các công đức!”

Đức Phật cảnh báo mối nguy hiểm đến với nhà vua: “…Ta nói cho Đại vương biết, Ta cáo cho Đại vương hay…già và chết đang tiến đến chinh phục Đại vương. Khi Đại vương bị già chết chinh phục, Đại vương có thể làm được gì?”

Vua Pasenadi thưa: “Bạch Thế Tôn, khi con bị già và chết chinh phục, thời con có thể làm được gì, ngoại trừ sống đúng pháp, sống chơn chánh, làm các hạnh lành, làm các công đức!”

                          Một cách sống đúng pháp để chữa bệnh

Hiện nay, chúng ta thấy ngọn núi to lớn dịch bệnh Covid-19 đã có mặt ở phương đông, phương tây, phương nam và phương bắc quả địa cầu và đang mỗi ngày trở thành to lớn hơn làm cho hàng trăm ngàn người bị bệnh và hàng chục ngàn người chết. Trong các tin buồn có nhiều người qua đời do dịch bệnh thì cũng có những tin vui, là hàng chục ngàn người được lành bệnh, đem đến nhiều hy vọng trong việc chữa trị bệnh dịch và phục hồi sức khỏe. Một ví dụ đặc biệt liên quan đến diễn tiến của bệnh và cách tự mình nỗ lực góp phần vào việc chữa lành bệnh cho bản thân được báo Tin Tức, trong bản tin vào ngày 9 tháng 2 năm 2020, kể lại câu chuyện một bác sĩ ở Vũ Hán ốm nặng vì bị nhiễm virus corona chủng mới, bị bệnh Covid-19, được lành bệnh. Lúc sắp ra khỏi bệnh viện, ông chia sẻ những điều quan trọng nhất để chiến thắng bệnh tật. Đây là những lời trình bày về kinh nghiệm thực sự và lời khuyên cụ thể của một bác sĩ bị lây nhiễm bịnh dịch Covid-19 và đã tự chữa lành bệnh cho chính mình được báo điện tử đăng tải như sau: (5)

Bác sĩ Dư Xương Bình, là Phó chủ nhiệm Khoa hô hấp Bệnh viện nhân dân Đại học Vũ Hán, là một dô thị lớn ở Trung Quốc, nơi ghi nhận những trường hợp đầu tiên lúc bệnh dịch này mới xuất hiện mà chưa ai biết sự có mặt của vi-rút corona chủng mới gây ra bệnh Covid-19. Ông chia sẻ cảm nhận và trải nghiệm của bản thân khi đang là một bác sĩ chữa bệnh không may lại trở thành  một bệnh nhân bị lây nhiễm bệnh Covid-19 cùng với các triệu chứng từ nhẹ sang nặng. Bác sĩ Bình trình bày trong phần phóng sự của đài truyền hình CCTV, Trung Quốc, về diễn tiến cơn bệnh:

"Tôi bị ốm vào ngày 14 tháng 1 năm 2020, sốt 38.5 độ C. Tất cả đều bình thường, không sổ mũi hay ho. Khi ấy tôi đã gọi điện cho đồng nghiệp để chụp CT, kết quả là phổi có vấn đề. Tôi không bị khó thở, không tức ngực, chỉ bị sốt. Ngày thứ hai và ngày thứ ba cũng bình thường."

Tuy nhiên, do làm việc tại tuyến đầu và tiếp xúc với lương lớn bệnh nhân hô hấp mỗi ngày, bác sị Bình đã bị mắc bệnh viêm phổi do Covid-19 gây ra. Tiếp đó, bệnh trở thành nghiêm trọng từ ngày thứ 5, và có triệu chứng nặng khiến ông khó thở nên phải thở máy. Bệnh ông mỗi ngày một nặng hơn.

Bác sĩ Bình cho biết thời gian cảm thấy khó chịu nhất là từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 15 sau khi phát bệnh. Là một bác sĩ chuyên nghiệp, ông biết rõ bản thân gặp nguy hiểm có thể thiệt mạng. Tuy nhiên, ông có niềm tin mạnh mẽ là mình có khả năng sống còn nên ông thực hành phương pháp giúp cơ thể mạnh lên hầu gia tăng sức đề kháng của hệ miễn nhiễm để diệt virus corona chủng mới này nên ông đã thực hành điều cần thiếtcố gắng ăn và ngủ cho tốt:

"Tôi ăn được ngủ được, hạ sốt là có thể ăn. Khi hô hấp khó khăn không ăn được thì tôi ăn từ từ. Tôi cần phải có sức đề kháng, có tinh thần. Ăn được thì sẽ sống được"

Điều quan trọng nhất mà ông nhắc nhở là đại đa số bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới này đều có triệu chứng nhẹ. Họ có nhiều cơ may lành bệnh nên chỉ cần thực hành sự chữa trị bệnh tật mà đừng hoang mang sợ hãi:

Điều quan trọng nhất mà ông nhắc nhở là đại đa số bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới này là những người có triệu chứng nhẹ. Họ có nhiều cơ may lành bệnh nên họ cần thực hành sự chú trọng và ngăn ngừa bệnh tật, nhưng không cần sợ hãi:

"Bệnh tật đến thì đã có đội ngũ y tế chúng tôi xông lên phía trước. Không có gì đáng sợ hết, mọi chuyện sẽ tốt lên."

Ông đã thực hành nghiêm túc những điều ông khuyên người khác làm nên sau 20 ngày đấu tranh với bệnh viêm phổi do Covid -19 gây ra ông đã lành bệnh. Với lòng mong muốn phổ biến những điều tích cực trong việc tự chữa lành bệnh này, bác sĩ Bình chia sẻ kinh nghiệm bản thân cùng mọi người:

"Về nguyên tắc thì hiện nay virus này chưa có thuốc để chữa trị. Thân thể tốt, tinh thần tốt, ăn tốt ngủ tốt mới chính là cách điều trị tốt nhất."

Một người bạn chữa trị cho ông là bác sĩ Trần Quốc Trung cũng xác nhận tinh thần lạc quan là nhân tố quan trọng giúp bác sĩ Bình đánh bại được vi khuẫn corona và phục hồi tốt đẹp. Ông cho biết cần phải hỗ trợ cho hệ miễn nhiễm chính mình gia tăng sức đề kháng bệnh tật qua hai điều quan trọng:

  • "Cách thức tiêu diệt virus suy cho cùng là thông qua khả năng miễn dịch, sức đề kháng của con người. Chỉ cần bạn duy trì tâm thế tốt, điều trị đúng triệu chứng, không cần can thiệp mạnh mẽ quá".
  • "Nhiều bệnh nhân nhẹ được chúng tôi quan sát sơ bộ, ước tính khoảng 2-3 tuần là có thể chuyển biến tốt. Nhóm trung niên cho dù nhiễm virus cũng không được hoảng sợ, cần phải giữ sự lạc quan." (Hết phần trích báo).

Tóm lại, tinh thần mạnh mẽ, tích cực, lạc quansáng suốt nhận định tình trạng sức khỏe nơi bản thâncộng đồng để có hành vi thích hợp nhằm bảo vệ bản thân và những người chung quanh mình.

Các cơ quan sức khỏe ước tính tỉ lệ tử vong do virus corona mới này gây ra là 2.3% ở thời điểm này. Như thế, phần lớn là trên 97% người bị mắc bệnh do virus này đều có thể tự khỏi nhờ sức chống trả của hệ miễn nhiễm  nơi họ. Các tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch giúp cơ thể nhận ra virus lạ từ ngoài xâm nhập vào cơ thể và sẽ phát lệnh tiêu diệt chúng trong thời gian đầu bị bệnh. Nếu hỗ trợ cho cơ thể mình có sức mạnh như ăn thực phẩm tốt, ngủ tốt và có tính thần tích cực thì người bệnh tiếp tay mạnh mẽ cho hệ miễn dịch của mình đánh bại virus. Làm được điều này thì dù bị virus xâm nhập vào người chúng cũng bị hệ miễn dịch ngăn chặn và tiêu diệt, do đó nhiều người tuy bị bệnh nhưng chỉ có triệu chứng nhẹ như cảm cúm thông thường (sốt, ho, hắt xì, sổ mũi). Thậm chí có người bị bệnh mà không có triệu chứng nên cần phảibiện pháp cách ly họ để bảo vệ cho những người khác không bị lây lan. (Hết phần trích báo).

Cho đến đầu tháng 4 năm 2020 thì dịch bệnh do virus conora chủng mới gây bệnh khắp nơi trên thế giới với số lượng bệnh nhân bị lây nhiễm cùng tử vong còn lớn hơn ở Trung Quốc trước đây. Tỷ lệ tử vong do bệnh Covid-19 cũng có nhiều sự khác biệt theo từng nước tùy thuộc vào khả năng phát hiện bệnh sớm cũng như cách chăm sóc người bệnh thế nào, như khác xa với nước Ý, ở Đức số người chết tương đối thấp so với số người nhiễm. Theo số liệu của Trường đại học Johns Hopkins ở Hoa Kỳ thì hiện nay tỷ lệ chết ở Đức là 0,4% trong khi ở Ý cao gấp 20 lần.

Các cơ quan sức khỏe ước tính tỉ lệ tử vong do virus corona mới này gây ra là 2.3% ở thời điểm này. Như thế, phần lớn, là trên 97% người bị mắc bệnh do vi-rút này đều lướt qua và có thể tự khỏi do sức chống trả của hệ miễn nhiễm của chính nơi họ. Các tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch giúp cơ thể nhận nhận ra vi-rút lạ từ ngoài xâm nhập vào cơ thể  và sẽ phát lệnh tiêu diệt chúng trong thời gian đầu bị bệnh. Lúc hỗ trở cho cơ thể mình có sức mạnh, như ăn thực phẩm tốt, ngủ tốt và có tính thần tích cực thì người bệnh tiếp tay mạnh mẽ cho hệ miễn dịch của mình đánh bại vi-rút. Làm được điều này thì dù bị vi-rút nhiễm vào người nhưng chúng sẽ bị hệ miễn dịch ngăn chặn và tiêu diệt nên  nhiều người tuy bị bệnh nhưng chỉ có triệu chứng nhẹ như cảm cúm thông thường (sốt, ho, hắt xì, sổ mũi). Thậm chí có người bị bệnh mà không có triệu chứng nên cần phảibiện pháp cách ly họ để bảo vệ cho những người khác không bị lây lan. (Hết phần trích báo).

Cho đến đầu tháng 4 năm 2020 thì dịch bệnh do vi-rút conora chủng mới gây bệnh khắp nơi trên thế giới với số lượng bệnh nhân bị lây nhiễm cùng tử vong còn lớn hơn ở Trung Quốc trước đây. Tỷ lệ tử vong do bệnh Covid-19 cũng có nhiều sự khác biệt theo từng nước tùy theo khả năng phát hiện bệnh sớm và chăm sóc người bệnh như ở Đức số người chết tương đối thấp so với số người nhiễm. Theo số liệu của Trường đại học Johns Hopkins ở Hoa Kỳ thì hiện nay tỷ lệ chết ở Đức là 0,4% trong khi ở Ý cao gấp 20 lần.

                            Mũi tên thứ hai

Hiện nay chưa có thuốc chữa trị  bệnh Covid-19 gây ra. Các vị bác sĩ chữa trị bệnh ở Việt nam, Trung Quốc cũng như các nước Á châu và Tây phương cũng đồng ý là sự duy trì tâm bình an, không lo lắng sợ hãiyếu tố quan trọng trong việc giúp cơ thể duy trì sức mạnh của hệ miễn dịch nhằm chữa trị cho chính bản thân. Đức Phật ví bị bệnh như là bị bắn một mũi tên làm cho mình đau đớn mà nếu còn lo lắngsợ hãi thêm nữa là tự bắn mình thêm một mũi tên thứ hai, làm cho tình trạng trở nên khó khăn hơn.

Lúc đức Phật đang ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ, vua Ba-tư-nặc lúc ấy ngồi một mình ở nơi chỗ yên tĩnh và suy nghĩ:

Có ba pháp mà tất cả thế gian không yêu, không mến. Những gì là ba? Đó là già, bệnh, chết. Như vậy là ba pháp mà tất cả thế gian không yêu, không mến. Nếu không có ba pháp mà thế gian không yêu, không mến này, thì chư Phật Thế Tôn cũng không xuất hiện ở đời và thế gian cũng không biết có pháp mà chư Phật Như Lai đã giác ngộ rồi vì con người diễn nói rộng rãi. Vì có ba pháp này mà tất cả thế gian không yêu, không mến này là già, bệnh, chết nên chư Phật Như Lai mới xuất hiện ở đời và thế gian biết có pháp mà chư Phật Như Lai đã giác ngộ rồi vì con người diễn nói rộng rãi.”(6)

Sau khi nghĩ như thế, vua Ba-tư-nặc đến chỗ đức Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân ngài sau đó đem những điều suy nghĩ kia bạch lên đức Thế Tôn. Đức Phật bảo vua Ba-tư-nặc:

Đúng vậy, Đại vương! Đúng vậy, Đại vương! Đây có ba pháp mà thế gian không yêu, không mến là già, bệnh, chết,… cho đến thế gian biết có pháp mà chư Phật Như Lai đã giác ngộ rồi vì con người diễn nói rộng rãi.” (7)

Tiếp đó, đức Phật nói thêm bài kệ nhắc nhở nhà vua cần tu tập để được an ổn khi có sự thay đổi thân thể lúc tuổi già:

“Xe báu của vua đi,
Cuối cùng cũng hư hoại.
Thân này cũng như vậy,
Biến chuyển sẽ về già.
Chỉ chánh pháp Như Lai,
Không có tướng suy, già.
Người nhận chánh pháp này,
Luôn đến chỗ an ổn...”

Trong bài kệ nói trên, đức Phật dạy qua việc học hỏi Phật pháp cùng sự thực hành tu tập hàng ngày thì người Phật tử sẽ duy trì và phát triển tâm bình an, do đó, sống an ổn tự tại và không bị sầu muộn lúc phải đối diện với những điều bất như ý lúc về già. Ngài nói đó là không bị bắn thêm một mũi tên:

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vị Thánh đệ tử có học, được nhổ lên là mũi tên sầu muộn có tẩm thuốc độc mà kẻ phàm phu không học bị bắn trúng, tự mình làm ưu não. Không sầu muộn, không bị bắn tên, vị Thánh đệ tử làm cho chính mình hoàn toàn tịch tịnh.” (8)

Đức Phật dạy các đệ tử của Ngài lúc phải đối diện với những khó khăn như (trong) tuổi già hay tai ương bất ngờ như bệnh, chết thì cần trở về với tâm vắng lặng, khi tâm bình an thì trí óc sẽ tỉnh táo để nhận biết rõ ràng những gì đang xảy ra hầu giải quyết vấn đề theo cách tốt nhất. Ngài dạy đừng để bị bắn thêm một mũi tên thứ hai do sầu muộn trước các biến cố đang đe dọa con người nói trên rất phù hợp với kinh nghiệm tự chữa trị và lành bệnh cụ thể của bác sĩ Bình qua lời khuyên là muốn lành bệnh Covid-19 thì phải biết rõ: "Về nguyên tắc thì hiện nay virus này chưa có thuốc để chữa trị. Thân thể tốt, tinh thần tốt, ăn tốt ngủ tốt mới chính là cách điều trị tốt nhất." Diều này cũng giống như lời xác nhận của bác sĩ Trần Quốc Trung, một trong những người ở tuyến đầu chữa trị bệnh Covid-19 ở Việt Nam, là tinh thần lạc quan hỗ trợ cho hệ miễn nhiễm chính mình gia tăng sức đề kháng bệnh tật vì: "Cách thức tiêu diệt virus suy cho cùng là thông qua khả năng miễn dịch, sức đề kháng của con người. Chỉ cần bạn duy trì tâm thế tốt, điều trị đúng triệu chứng, không cần can thiệp mạnh mẽ quá".

Trên thực tế, điều này đã được chính các bệnh nhân Covid-19 cố gắng thực hành rất cụ thểthành côngViệt Nam. Trong bài viết  về  'Áp lực khủng khiếp của mẹ nữ công nhân Vĩnh Phúc nhiễm Covid-19 và lời xin lỗi cộng đồng vì để lây lan virus’ vào ngày 20 tháng 2 năm 2020, nhà biên tập Hoàng Đan đã viết bản tin được phổ biến trên nhiều báo điện tử: (9)

Chiều[ba1]  ngày 20 tháng 2 2020 có hai bệnh nhân nhiễm Covid-19, là mẹ và em gái của nữ công nhân N.T.D., người mắc bệnh sau khi đi tập huấn từ Vũ Hán trở về, đã được lành bệnh và xuất viện.

Bà mẹ chị D. chia sẻ, quãng thời gian 'chiến đấu' với Covid-19 vừa qua với bà đầy  "áp lực khủng khiếp" từ tâm lý lo sợ cũng như sức nặng của dư luận ập xuống gia đình bà. Hai vợ chồng bà làm ruộng tại, có con gái lớn là cô D. (23 tuổi), làm công nhân tại khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Trước Tết, cô được công ty đưa đi tập huấn ở Vũ Hán 2 tháng, tuy nhiên không may khi trở về cô đã dương tính với virus Covid-19 và lây nhiễm sang 5 người khác, gồm: bố, mẹ, em gái, dì và một người hàng xóm.

Lúc biết con mắc bệnh và sau đó các thành viên trong gia đình cũng bị lây nhiễm, bà mẹ cô D. cho biết bà thức trắng 7 đêm liền không sao ngủ được. Bà nói bản thân đau khổ, lo lắng, hoang mang, không biết sẽ ra sao:

"Đặc biệt là khi đọc những dòng chia sẻ tiêu cực trên mạng xã hội về căn bệnh, tôi rất chạnh lòng. Đến khi vào cơ sở y tế để cách ly điều trị, tôi được bác sĩ giải thích về bệnh, động viên rất nhiều nhờ vậy tâm lý tốt lên, ngủ lại được".

cho biết trong thời gian bản thân bà phát hiện bị bệnh, thì cô D. lúc này đang điều trị tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung Ương, nhưng cũng liên tục gọi về động viên bà cần cố gắng. Nhờ những động viên của mọi người, hai mẹ conđiều trị tại Phòng khám Đa khoa Quang Hà đã yên tâm hơn, không còn hoang mang nữa.

Khi biết Covid-19 là căn bệnh mới mà cả thế giới đang lo sợ, dễ lây lan nên mẹ con bà đã xác định rõ tư tưởng phải cách ly, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của y bác sĩ, để không lây bệnh cho người khác. Bà tâm sự:

"Trong khu vực cách ly, chúng tôi được ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt bình thường và các bác sĩ rất tận tình, không có gì khó khăn. Dù gia đình 4 người bị nhiễm Covid-19 phải đi cách ly điều trị nhưng người thân, bạn bè vẫn liên tục điện vào hỏi thăm, y bác sĩ cũng động viên, nên chúng tôi rất yên tâm điều trị…”

Ngoài lòng biết ơn gởi đến mọi người, bà nói thêm, con gái lớn nhiễm virus gây bệnh Covid-19 và lây cho cả gia đình, người thân là điều không ai mong muốn nên xin được gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, vì đã để lây lan virus, khiến mọi người lo lắng. (Hết phần trích báo).

                               Lời dạy của đức Phật

Những trường hợp nói trên cho chúng ta thấy rõ duy trì được tinh thần tích cực trong hoàn cảnh khó khăn thay vì lo lắng, sợ hãi hay buồn rầu là điều rất tốt. Đức Phật ví người có phản ứng sầu muộn, buồn rầu, than khóc phát sinh từ nỗi lo lắng, sợ hãi và khổ đau không khác gì họ bị bắn thêm một mũi tên thứ hai làm gia tăng sự đau dớn lúc gặp những khó khăn trong tuổi già. Ngài cũng dạy cần thực hành như thế để tâm được bình an khi đối diện các thứ bệnh tật hay chết chóc có thể xuất hiện bất ngờ nên không bị mũi tên thứ hai là sự lo lắng, sầu muộn làm tăng thêm khổ đau không cần thiết:

“Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vị Thánh đệ tử có học, được nhổ lên là mũi tên sầu muộn có tẩm thuốc độc, mà kẻ phàm phu không học bị bắn trúng, tự làm mình ưu não. Không sầu muộn, không bị tên bắn, vị Thánh đệ tử làm cho chính mình được hoàn toàn tịch tịnh.” (10)

Tịch tịnh là tâm trở về với sự vắng lặng, không còn có phiền não do lo lắng hay sợ hãi làm phát sinh như trước đây. Tiếp theo, đức Phật dạy một bài kệ giúp người Phật tử thực hành những điều rất cụ thể để có được sư bình an lúc đối diện với già, bệnh và chết cùng rất cần thiết để áp dụng trong những hoàn cảnh khó khăn này:

“Chớ sầu, chớ than khóc,
Lợi ích được thật ít…
Do vậy, bậc Hiền trí,
Giữa các sự bất hạnh,
Không hoảng hốt run sợ,
Biết phân tích, lợi ích…
Với tụng niệm văn chú,
Với lời thật khéo nói,
Với bố thí chân chánh,
Với truyền thống khéo giữ.
Chỗ nào được lợi ích,
Chỗ ấy gắng tinh cần.
Nếu biết lợi không được,
Cả ta và người khác,
Không sầu, biết chịu đựng,
Mong vị ấy nghĩ rằng:
Nay ta phải làm gì?
Phải kiên trì thế nào?”
(11)

đức Phật chuyên tu thiền định nhưng Ngài cũng biết rõ người Phật tử, mà Ngài gọi là Thánh Đệ Tử, là những người theo đạo cao quý, hướng đến sự thành tựu trí tuệtừ bi, thực hành các pháp môn tu tập khác nhau nên Ngài dạy điều quan trọng cần nhớ trong hoàn cảnh khó khăn là duy trì cách thức mình đang tu tập theo truyền thống của mỗi ngươi như tụng kinh, trì chú, ngồi thiền, nói lời hòa nhã, bố thí giúp người đang ở trong hoàn cảnh bị dịch bệnh và việc làm gì thấy có hiệu quả thì cố gắng làm.

Qua sự thực hành tốt đẹp truyền thống tu tập của chính bản thân nên mình không bị buồn khổ hay sợ hãi khi đối diện với tuổi già, bệnh dịch hay cái chết, cần cố gắng siêng năng học hỏi và thực hành đạo Phật để biết rõ tính cách vô thườngvô ngã của mọi hiện tượng để tâm được bình an. Do vô thường, là có sự thay đổi do duyên hợp, mà cuộc sống đang bình yên bị sóng gió, thì cũng do vô thườngsóng gió sẽ trở lại bình yên. Như thế, vô thường có thể từ tích cực đến tiêu cực hay ngược lại từ tiêu cực đến tích cực. Và để làm cho vô thường tích cực chóng xuất hiện, để cho mau trở về trạng thái tốt, chúng ta cần chung sức đóng góp vào các hành động tích cực.

Bài kệ nói trên đã được đức Phật giảng trên 2. 500 năm trước nhưng chúng ta có thể ứng dụng tốt đẹpích lợi trong việc góp phần vào sự chữa trị dịch bệnh cùng giúp cho bớt đi những lo âu sợ hãi làm cho đời sống nhiều người bị xáo trộn như hiện nay ở nhiều nước. Những lời đức Phật dạy trong bài kệ nói trên gồm có năm điều Ngài khuyến khích thực hành khi đối diện với các tai ương tật bệnh mà chúng ta có thể cập nhật và ứng dụng để góp phần tích cực vào việc chữa trị dịch bệnh Covid-19 hiện nay là:

Thực hành tu tập để tâm bình an và thân khỏe mạnh.
Thực hành những điều tốt theo truyền thống của mình.
-  Biết rõ điều gì cần phải làm để có lợi ích cụ thể lúc chữa trị hay phòng bệnh theo các sự chỉ dẫn.
-  Phát triển sức chịu đựnggia tăng lòng kiên trì để đối phó với những khó khăn và tránh buồn rầu, lo sợ.        
-  Dùng trí tuệ để nhận thức và biết rõ điều gì cần phải làm để giúp cho giảm dịch bệnh cùng giúp cho hoàn cảnh bản thân, là trường hợp riêng của mình, và mọi người tốt hơn.

Điều 1. Thực hành tu tập để tâm bình an và thân khỏe mạnh

Trước hết, chúng ta thấy rõ lời đức Phật dạy Chớ sầu, chớ than khóc, Lợi ích được thật ít…” thật phù hợp với sự chia sẻ kinh nghiệm chữa trị dịch bệnh Covid -19 của các bác sĩ y khoa đang ở trong tuyến đầu ngăn chặn dịch bệnh hiện nay là cần duy trì sự bình tĩnhtâm bình an để giúp cho hệ miễn dịch gia tăng sức đề kháng hầu đủ sức tiêu diệt virus corona mới này. Chúng ta đã biết bác sĩ Bình chia sẻ kinh nghiệm tự chữa bệnh Covid -19: "Về nguyên tắc thì hiện nay virus này chưa có thuốc để chữa trị. Thân thể tốt, tinh thần tốt, ăn tốt ngủ tốt mới chính là cách điều trị tốt nhất." Như thế, chính tinh thần mạnh mẽ, tích cực, lạc quanniềm tin mình sẽ lành bệnh đem đến sự bình an trong tâm, điều này làm cho giảm căng thẳng nên giúp cho hệ miễn dịch gia tăng sức đề kháng để tiêu diệt vi-rút. Và đây là điều đóng góp tích cực nhất của chính bản thân người bệnh trong thời gian điều trị

Để có được lòng bình antinh thần tích cực nói trên thì sự tu tập theo thời khóa hàng ngày của mỗi người con Phật vốn rất cần thiết để đem lại niềm tin vững chắc nơi ngôi Tam Bảo (Phật, Pháp và Tăng). Bằng sự thực hành tụng kinh, lạy Phật, trì chú, ngồi thiền người Phật tử trở về với tâm bình an, mà đức Phật gọi là tịch tịnh, là tâm vắng lặng, vốn là Phật tánh bất sinh bất diệt có sẵn nơi mỗi người. Qua lời khuyến khích tụng kinh trì chú, chúng ta thấy đức Phật có lòng rất bao dung đối với những người Phật tử thực hành các pháp môn tu tập khác nhau. Tuy Ngài chuyện thực hành thiền định nhưng Ngài vẫn khuyến khích những người tu theo pháp môn tụng kinhtrì chú tiếp tục thực hành nếu thấy hợp với mình và nhất là trong hoàn cảnh đang bối rối, lúc phải đối diện với sự già nua, bệnh tật và chết chóc. Do đó, dù theo tông phái nào Thiền, Tịnh hay Mật, người Phật tử thực hành tu tập theo truyền thống của mình hàng ngày sẽ đem lại lợi ích cho bản thân, tâm được bình an và giảm bị căng thẳng do lo sợ, trong hoàn cảnh đối diện với tai ương dịch bệnh. Điều này đóng góp rất nhiều cho sự chữa bệnh như bác sĩ Bình đã nhắc nhở: “Thân thể tốt, tinh thần tốt, ăn tốt ngủ tốt mới chính là cách điều trị tốt nhất." Đó là cách hay nhất giúp cho hệ miễn dịch nơi chúng ta gia tăng sức đề kháng chống lại virus để phục hồi sức khỏe thoát khỏi bệnh tật.

Hiện nay, nhiều vị Phật tử trong gia đình đều có thiết trí bàn thờ Phật cùng bàn thờ gia tiên. Mỗi ngày trước khi ra khỏi nhà đi làm hoặc đi học, cha mẹ hay con cái chắp tay đứng trước bàn thờ đọc lời cầu nguyện cũng giúp cho lòng được bình an. Mỗi người cầu nguyện theo lòng thành của mình hay chỉ nói một cách giản dị như sau:

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô đại từ đại bi linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát, xin từ bi gia hộ cho con, những người trong gia đình con, cộng đồng và xứ sở con cùng tất cả mọi người được an lành khỏe mạnh.”

Chúng ta cầu nguyện với tâm thành cùng lúc hướng tình thương trong lành và ấm áp đến bản thân, gia đìnhmọi người thì lòng trở nên êm dịu và bình an, năng lực từ bi trong tâm chúng ta giúp mình gia tăng sức mạnh tinh thầnthể chất. Điều này đã được các nhà khoa học về thần kinh xác nhận trong cuộc nghiên cứu về thực hành Thiền từ bi quán (12) giúp phát triển hạnh phúchạnh phúc làm cho sức khỏe gia tăngchúng ta sẽ đi vào chi tiết ở phần sau.

Điều 2. Không chỉ trích kỳ thị lẫn nhau

Trong bài kệ đức Phật dạy có các câu: “Với lời thật khéo nói” và “Chỗ nào được lợi ích, Chỗ ấy gắng tinh cần”  là cần thực hành nói với nhau những lời tốt đẹp để cho có lợi ích chung. Lời khuyên này cần áp dụng mọi nơi trong hoàn cảnh cả thế giới phải đối diện với sự lây lan của virus corona mới. Chúng ta đã thấy nhiều chuyện không may xảy ra như nhiều người bị la mắng, nguyền rủa hay cả bị đánh đập phát xuất từ nỗi lo sợ bị lây nhiễm dịch bệnh. Ngay cả nhiều người ở các nước được xem có nền văn hóa cao, do bị hoảng hốt lo sợ, nên không còn nhớ nói những lời khéo nói, là những lời nói lịch sự hay cảm thông với nhau. Như trong một ngày vào tuần lễ thứ hai của tháng 2, năm 2020, tờ báo Observer ở Anh quốc cho biết một người Thái Lan 24 tuổi bị hành hung trên bến xe bus và bị mắng là 'đồ virus corona' và bị đánh bởi vì có gương mặt người Á châu. Đó là hậu quả của sự lo sợ bi lây dịch bệnh. Một tờ báo khác, The Guardian ở Anh, vào ngày  16 tháng 2 năm 2020, cho biết trong một điều tra dư luận toàn cầu của Ipsos Mori cho thấy 14% người được phỏng vấn cho biết "muốn tránh không tiếp xúc với người Trung Hoa hoặc có hình dáng giống người dân Trung Hoa". Ở Pháp cũng đã xảy ra hiện tượng trên đưa đến phản ứng của một người Pháp  gốc Việt phản đối: “Tôi không phải là virus corona”. Những lời nói xầm xì hay 'đổi ghế' tránh xa người Á châu nơi các tiệm ăn hay trên tàu xe tại Anh, Pháp, Đức được các cộng đồng dân cư gốc Á chia sẻ trên Facebook.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương ở Việt Nam, là vị bác sĩ đã trực tiếp điều trị lành bệnh cho nhiều  bệnh tại tuyến đầu chống dịch Covid-19 và là chuyên gia y tế có nhiều kinh nghiệm trong việc chữa trị các chứng bệnh lây lan hiễm nghèo trước đây nhắc nhở mọi người như sau: “Khi mà chúng ta càng kì thị, thì quá trình chống dịch sẽ càng kém hiệu quả. Bởi vì càng kì thị, bệnh nhân sẽ có tâm lí sợ bị cách ly, sợ cộng đồng xa lánh, kì thị nên không dám đi khám, thậm chí có trường hợp dấu bệnh”. (13)

Theo chuyên gia ở tuyến đầu chữa trị bệnh truyền nhiễm này thì nếu không giải quyết được tâm lý kỳ thị do sợ hãi ấy thì việc khoanh vùng điều trị sẽ rất khó khăn. “Tôi thấy để làm tốt được việc chống dịch thì cần phải dẹp bỏ những kì thị đó đi”. Nguyên do là càng đối diện với sự kỳ thị thì càng làm cho những người mắc bệnh càng sợ hãi nên càng giấu bệnh. Càng nhiều người (càng) giấu bệnh thì bệnh sẽ bùng nổ trong cộng đồng kỳ thị.

Sự lo lắng sợ hãi làm phát sinh ra sự giận dữ đưa đến những lời nói và hành động kỳ thị, chỉ trích lẫn nhau làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn cho nên việc đầu tiên là mỗi người cần thực hành phương pháp để tâm được bình an, (do) không sợ hãi. Điều này rất cần thiết, nó (vì) sẽ giúp chúng ta bớt bị căng thẳngcăng thẳng lâu dài thì thành loại căng thẳng độc hại làm gia tăng lượng cortisol trong cơ thể kéo dài dễ (nên) sinh ra nhiều bệnh tật trong đó có các chứng tim mạch và những người này lúc bị dịch Covid-19 lại dễ chết hơn người giữ tâm bình tĩnh. Riêng đối với người Phật tử, tu tập tâm sẽ bình an, một khi tâm bình an thì nhận thức của chúng ta rõ ràngchân thật nên tự nhiên sẽ giảm bớt hay ít bị lo lắng, sợ hãi. Đó là không bị mũi tên thứ nhì bắn thêm vào người.

Những điều nói trên là sự biểu lộ Chánh Kiến (sự thấy biết rõ ràng), chân thật, đưa đến Chánh Tư Duy (suy nghĩ đúng) làm phát sinh Chánh Ngữ (lời nói đúng) và hợp với hoàn cảnh. Lúc tâm bình an, người ta dễ dàng nói những lời tốt với nhau, tỏ mối quan tâm với những người đang bị bệnh tật hay bị nghi là có bệnh và không nói lời kỳ thị hay bạo động. Những sự kiện tiêu cực chúng ta thấy đang xảy ra nhiều nơi trên thế giới, gây thêm giận hờn, thù hận và khổ đau cho nhau một cách vô ích, điều đó sẽ làm khó khăn thêm trong việc chữa trị và ngăn chặn dịch bệnh. Thế nên, đức Phật nhắc nhở cần nói lời khéo nói với nhau. Không những vậy mà còn biết giúp đỡ lẫn nhau trong cơn hoạn nạn, là “bố thí chân chánh”, bằng sự thực hành giúp đỡ người thân trong cùng gia đình, bạn bè, người cùng làm việc, cộng đồng, quốc gia hay viện trợ giúp đỡ các quốc gia bị hoạn nạn như nhiều người và nhiều nước đang làm hiện nay. Làm được điều ấy là đang tu tập Chánh Nghiệp, tức thân có hành động tốt, miệng nói lời tốt và ý suy nghĩ điều tốt.

Điều 3. Thực hành những điều tốt theo truyền thống của mình

Đức Phật cũng nói đến “truyền thống khéo giữ”cần được thực hành trong cơn hoạn nạn. Mỗi người đều có những truyền thống tốt đẹp từ dân tộc, tôn giáo, cộng đồng chủng tộcgia đình của mình như tình tương thân tương ái, lòng từ bi, hỷ, xả, tinh thần trách nhiệm chung hay sự cưu mang lẫn nhau như trong câu “chị ngả em nâng” thì cố gắng thực hành những điều tốt đẹp của các truyền thống ấy để đem lại lợi ích cho bản thânmọi người.

Điều 4. Biết rõ điều gì cần phải làm để có lợi ích cụ thể lúc chữa trị hay phòng bệnh.

Đức Phật dạy: “Chỗ nào được lợi ích, Chỗ ấy gắng tinh cần.” có thể ứng dụng cụ thể vào việc góp phần chữa trị dịch bệnh như lúc ngăn ngừa bệnh tật lây lan thì quan sát và phân tích, là trạch pháp, thấy sự thực hành nào có lợi ích thật sự giúp giảm bệnh, giảm lây và chóng hồi phục thì cố gắng làm phần ấy. Ví dụ, các biện pháp cách ly vùng bị dịch bệnh lan nhiều như thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc, một số xã trong tỉnh Vĩnh Phúc hay một vài khu vực trong đô thị Hà Nội ở Việt Nam, toàn thể nước Ý hiện nay,  vài khu vực ở thành phố New York, hay nguyên thành phố San Francisco bang California ở Hoa Kỳ, v.v… giúp việc ngăn chặn lây lan rất có hiệu quả và hữu ích nên các cơ quan chức năng liên hệ đã cố gắng thực hành kiên trì cho đến lúc thành công. Nghe đến chữ “bị cách ly” ai cũng sợ, nhưng cách ly từ hai tuần lễ đến cả tháng hay hơn nữa để ngăn chặn sự lây lan dịch này là một trong các “tiêu chuẩn vàng” hiện nay được rất nhiều nước từ Đông sang Tây áp dụng.

Điều 5. Phát triển khả năng chịu đựnggia tăng lòng kiên trì để đối phó với những khó khăn và tránh buồn rầu, lo sợ trong cơn dịch bệnh.

Những lời đức Phật dạy tiếp là ”Nếu biết lợi không được, Cả ta và người khác, Không sầu, biết chịu đựng.” có thể áp dụng cho hoàn cảnh những người không may đã lỡ bị bệnh bị cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác. Ngay cả những người chưa bệnh mà bị cách ly cá nhân do có tiếp xúc với người bệnh hay cách ly từng vùng cũng như cách ly xã hội áp dụng cho một khu vực hay cho toàn thể người dân trong một nước - như đang được nhiều quốc gia thực hành - để chận đứng sự lây lan, thì dù bản thân bị nhiều khó khăn cũng cần gia tăng sự hiểu biết, chịu đựngkiên nhẫn để mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình, cộng đồng và cho mọi người trong xã hội.

Sự thực hành này đặt trên nền tảng của sự thấy biết chân thật, là Chánh Kiến, một thành phần của Bát Thánh Đạo Phần, hay Bát Chánh Đạo, nên đức Phật đã dạy: “Do vậy, bậc Hiền trí, Giữa các sự bất hạnh, Không hoảng hốt run sợ, Biết phân tích lợi ích.”Chánh Kiến cũng là có trí tuệ và nhờ có trí tuệ nên thấy sự thực hành nào có lợi ích (như làm giảm bệnh, giảm lây và chóng phục hồi) thì quyết tâm nỗ lực làm điều ấy. Đó là Chánh Nghiệp.

Qua sự thực hành này thì chúng ta có duyên lành trở về với tâm bình an, dùng trí tuệ để nhận thức phân tích tình hình và biết rõ điều gì cần phải làm để giúp cho hoàn cảnh bản thânmọi người được tốt hơn.

Điều quan trọng kế tiếp đức Phật dạy là những người ở trong hoàn cảnh đối diện với bệnh tật và chết chóc là: “Mong vị ấy nghĩ rằng, Nay ta phải làm gì?Phải kiên trì thế nào?”

Như thế, Ngài khuyến khích chúng ta phải tích cực suy nghĩ, lập chương trình hành động và kiên trì thực hành cho thành công để làm cho hoàn cảnh bản thânmọi người thành tốt hơn. Điều này chúng ta đã nghe các chuyên gia dịch tễ cùng các vị có trách nhiệm trong các cơ quan chức năng liên hệ và nhất là từ các chuyên viên trong ngành y tế, các bác sĩ và y tá có kinh nghiệm trong việc chữa trị cho bệnh nhân cũng như bản thân họ (nếu bị dương tính) trong lúc dịch bệnh Covid-19 chưa có thuốc chữa.      

Đức Phật dạy: “Nay ta phải làm gì?Phải kiên trì thế nào?”rất phù hợp với lời nhắc nhở của các chuyên gia chữa trị dịch bệnh là chúng ta cần làm gì cùng duy trì sự kiên trì trong việc phòng chống dịch bệnh. Để phòng ngừa bệnh tật cho bản thân và góp phần vào sự bảo vệ cộng đồng chống lại dịch Covid-19, các chuyên gia y tế đã khuyến khích chúng ta:

 Đức Phật dạy: “Nay ta phải làm gì?Phải kiên trì thế nào?”rất phù hợp với lời nhắc nhở của các chuyên gia chữa trị dịch bệnh là chúng ta cần làm gì cùng duy trì sự kiên trì trong việc phòng chống dịch bệnh. Để phòng ngừa bệnh tật cho bản thân và góp phần vào sự bảo vệ cộng đồng chống lại dịch Covid-19, các chuyên gia y tế đã khuyến khích chúng ta:

1. Cần hiểu rõ về corona và mức độ nguy hiểm của bệnh.
2. Cần biết cách phòng ngừa lây lan.
3. Cần có chế độ dinh dưỡng tốt để gia tăng sức khỏe trợ sức cho cơ thể chống lại bệnh.
4. Cần thực hành phương pháp giúp hệ miễn dịch gia tăng sức mạnh chống virus.

Chúng ta sẽ đi vào chi tiết các điều trên trong chương 2.

Tài liệu tham khảo

1.Tin tổng hợp các điện tử báo ở nhiều nước và nhiều báo điện tử Việt Nam, ví dụ như Cafebiz: <https://cafebiz.vn/2-tuan-mac-ket-tren-du-thuyen-nhat-ban-bi-cach-ly-giua-bien-khoi-am...>
2. Như trên.
3. Quang Dũng/VOV-Paris. Italy phong tỏa toàn bộ đất nước với 60 triệu dân vì dịch Covid-19. https://baomoi.com/italy-phong-toa-toan-bo-dat-nuoc-voi-60-trieu-dan-vi-dich-covid-19/...
K4. Kinh Ví Dụ Hòn Núi, Kinh Tương Ưng Bộ, Tương Ưng Kosala, chương III, I. Phẩm Thứ Nhất,  (S.i,100). H.T. Thích Minh Châu dịch.

5. Báo điện tử Tin Tức (2020). <https://tintuc.vn/bac-si-vu-han-om-nang-vi-nhiem-virus-corona-sap-ra-vien-neu-dieu.>
6. Kinh Ba Pháp, Tạp A Hàm. Quyển 46. Kinh 1240. T.K. Thích Đức Thắng  dịch.                                     
7. Như trên. 
8. Kinh Sự Kiện Không Thể Có Được, Kinh Tăng Chi Bộ, Chương V. Năm Pháp, Phẩm Vua Munda, H.T. Thích Minh Châu dịch.
9. Hoàng Đan (2020). Nữ bệnh nhân ở Thanh Hóa dương tính với corona được xuất viện. https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/nu-benh-nhan-o-thanh-hoa-duong-tinh-voi-corona.                                                                                                      
10. Kinh Sự Kiện Không Thể Có Được, tài liệu đã viện dẫn .                                                           
11. Như trên.                                                                                                                            
12. Xin xem chi tiết trong: Huấn luyện để gia tăng dũng cảmtừ bi trong sách Thiền Phát Triển Tâm Để Phát Triển Bộ Não (2015). Tác giả Thích Phụng Sơn, nhà xuất bản Hồng Đức.                                                                                                                     
13. Báo điện tử Dân Trí .Thứ Tư 19/02/2020.    

 

Chương 2.
Chuyên Gia Y Tế:
Chúng Ta Cần Làm Gì Trong Hoàn Cảnh Hiện Nay?

Ở Hoa Kỳ, Việt Nam cũng như hầu hết các nơi trên thế giới hiện nay, có đại đa số dân chúng đang rất lo âu trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Đáp ứng lại điều này, theo các chuyên gia ở nhiều nước đang chữa trị dịch bệnh, hay ở Việt Nam như bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương là một trong những người ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở Việt Nam, nhắc nhở cách tốt nhất để đối phó với nỗi lo sợ chính là phải hiểu biết về nó. Các thông tin về dịch bệnh đã có rất nhiều trên báo, đài, TV hay các tờ rơi và bảng hướng dẫn được Bộ Y tế và cơ quan y tế địa phương ban hành. Chúng ta cần tiếp nhận những thông tin ấy và bình tĩnh đối phó, thay vì thái độ sợ hãi, xa lánh và làm tình trạng dịch bệnh trầm trọng thêm.

Để phòng ngừa bệnh tật cho bản thân và góp phần vào sự bảo vệ cộng đồng chống lại dịch Covid-19, các chuyên gia y tế đã khuyến khích chúng ta:

1. Cần hiểu rõ về corona và mức độ nguy hiểm của bệnh.
2. Cần biết cách phòng ngừa lây lan.
3. Cần có chế độ dinh dưỡng tốt để gia tăng sức khỏe trợ lực cho cơ thể chống lại bệnh.
4. Cần thực hành phương pháp giúp hệ miễn dịch gia tăng sức mạnh chống virus.

Chúng ta đi vào chi tiết các lời khuyên nói trên:

1. Cần hiểu rõ về virus Covid-19 và mức độ nguy hiểm của bệnh dịch này.

Hiện nay có rất nhiều thông tin về bệnh Covid-19 được báo diện tử Quản Trị Mạng  tóm tắc như sau:

Virus corona hay Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là tên ban đầu được giới truyền thông quốc tế  cũng như Trung Quốc sử dụng để nói tới một loại virus mới chưa từng được phát hiện trước đây, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nơi người. 

Đến ngày 11 tháng 2, 2020, cơ quan sức khỏe Liên Hợp Quốc WHO có tên gọi chính thức của virus và dịch bệnh mới này. Tên bệnh là Covid-19 (chữ "Co" là viết tắt của corona, "vi" của virus và "d" là disease - bệnh) và tên con virus gây bệnh là SARS-CoV-2. SARS là hội chứng suy hô hấp cấp nặng. Các tin tức tổng quát và sơ khởi về sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2 qua:
- Tiếp xúc gần với người mang virus gây bệnh (trong khoảng 1, 8m, do đó phải đứng cách xa nhau 2 m). 
- Tiếp xúc hoặc hít phải các giọt dịch tiết hô hấp từ người bệnh khi họ ho, hắt hơi hay chảy nước mũi.
- Tiếp xúc với bề mặt hoặc đồ vật có dính virus rồi đưa tay chạm lên mắt, mũi hay miệng.

Một cách chi tiết hơn thì:

  • Virus corona chủng mới lây truyền từ người bệnh sang người chưa bệnh qua mắt, mũi và miệng.
  • Virus corona chủng mới sẽ bị tiêu diệt trong 30 phút khi ở trong môi trường trên 57 độ C. Chúng vẫn sống khỏe tới 5 ngày khi ở nhiệt độ phòng 22-25 độ C, độ ẩm 40-50%, sau đó sẽ giảm từ từ.
  • Ở nhiệt độ từ 28-33 độ C, virus này không bị ảnh hưởng nhiều bởi độ ẩm và chúng có thể sống trong môi trường (nơi các giọt bắn từ người bệnh bám vào như mặt bàn, ghế hay các thứ thẻ nhựa) tới 4-5 ngày.
  • Số lượng virus sẽ giảm mạnh sau 24 giờ trong môi trường nhiệt độ đạt tới 38 độ C và độ ẩm đạt tới 80-90%. Chúng sẽ giảm nhanh hơn nữa nếu độ ẩm đạt tới 95%. (1)

Các cơ quan ý tế nhiều nước đã cho dân chúng nhiều tin tức chi tiết hơn. Trước hết, chúng ta đọc những lời thông báo và khuyến cáo của Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh British Columbia, Canada, vào ngày 11 tháng 2, 2020 đã tổng hợp lại 11 điều cần biết về bệnh dịch Covid-19 như là bước đầu để tìm hiểu về bệnh và sau đó đọc thêm các tin tức được cập nhật thông báo những khám phá mới sau này. 11 điều thông báo nói trên có cái hoàn toàn đúng nhưng có những khám phá mới cho thấy có những điều không còn đúng và cần được bổ túc thêm nên chúng tôi xin ghi thêm chữ: “Xin xem thêm phần bổ túc” mà chúng ta có thể đọc ở sau phần 11 điều nói trên.

11 điều cần biết về bệnh Covid-19 của Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh British Columbia, Canada:

#1: Thụ thể (núm tiếp nhận) của vi khuẩn Corona nằm rất sâu trong phổi con người. Một người phải hít đủ một lượng vi khuẩn nhất định thì những vi khuẩn này mới có cơ hội bám vào các thụ thể nằm sâu trong phổi.
#2: Vi khuẩn Corona truyền nhiễm thông qua các hạt nước li ti bắn ra ngoài không khí (ví dụ, nước mũi sau khi hắt hơi). Vi khuẩn này không truyền trong không khí. “Xin xem thêm phần bổ túc”  

#3: Tiếp xúc thông thường không làm lây nhiễm vi khuẩn Corona. Một người phải ở trong tầm ngắn hơn 2 mét với người bị bệnh để có thể hít phải những hạt nước li ti bắn ra không che chắn từ ho hoặc hắt hơi trước mặt họ. “Xin xem thêm phần bổ túc
#4: Các hạt nước có thể rơi xuống đất sau khi một người hắt hơi. Nếu người khác chạm phải những hạt nước này bằng tay, khả năng nhiễm bệnh vẫn thấp, vì những hạt này phải đủ to và chứa đủ nhiều vi khuẩn để tới được các thụ thể nằm sâu trong phổi con người. “Xin xem thêm phần bổ túc
#5: Nếu chạm phải một bề mặt với các hạt nước li ti chứa vi khuẩn Corona thì nếu bạn rửa tay trước khi sờ vào mồm hoặc mặt, bạn sẽ tránh được khả năng bị nhiễm khuẩn.
#6: Vi khuẩn Corona không lây qua đường da. Vi khuẩn này đi theo các hạt nước li ti qua đường hô hấp mà vào phổi.
#7: Người bị ốm nên đeo khẩu trang để tránh lây sang cho người khác. Khẩu trang sẽ giúp chặn các hạt nước bắn ra.
#8: Người khoẻ mạnh đeo khẩu trang không giúp được gì nhiều. Khi đeo khẩu trang, mọi người lầm tưởng là mình chỉ cần vậy là đã an toàn, từ đó sẽ kém thận trọng - thí dụ sẽ không cẩn thận khi dùng tay chạm vào mặt, thậm chí còn chạm vào mặt nhiều hơn để chỉnh lại khẩu trang. “Xin xem thêm phần bổ túc
#9: Điều quan trọng nhất một người có thể làm để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn Corona là rửa tay thường xuyên và tránh sờ vào mặt.
#10: Che miệng khi ho để không lây nhiễm sang người khác. Nếu bạn bị ốm, hãy tránh xa mọi người. Liên lạc ngay nhân viên y tế để được trợ giúp kịp thời.
#11: Và cuối cùng, rất nhiều câu hỏi về việc vi khuẩn Corona có truyền qua mắt, mũi và cổ họng hay không. Câu trả lời là có! Vi khuẩn này truyền nhiễm qua các hạt nước li ti. Nếu các hạt nhỏ này bắn vào mắt hoặc hít vào qua đường mũi, miệng, bạn sẽ có thể nhiễm bệnh.

(Tài liệu do Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh British Columbia, Canada phổ biến giúp phòng ngừa bệnh Covid-19 lây lan)

Những khám phá mới bổ túc thêm

Các nhà dịch tễ học có những khám phá mới cần được bổ túc thêm cho 11 điều nói trên:

#2: Vi khuẩn Corona truyền nhiễm thông qua các hạt nước li ti bắn ra ngoài không khí (ví dụ, nước mũi sau khi hắt hơi). Vi khuẩn này không truyền trong không khí. 

Phần bổ túc: 

Ông Hồ Thế Hùng, nhà nghiên cứu chính của nhóm, hiện làm việc tại Trung tâm phòng ngừakiểm soát dịch bệnh tỉnh Hồ Nam, đã trình bày kết quả nghiên cứu về trường hợp bị lây nhiễm bệnh của các hành khách xe buýt trên Tạp chí Y học Dự phòng Thực tiễn ngày 6 tháng 3, 2020. Qua cuộc nghiên cứu những người bị lây bệnh trên chuyến xe buýt này, các chuyên gia kết luận:

"Có thể khẳng định rằng trong môi trường kín có điều hòa nhiệt độ, khoảng cách lây lan của virus corona xa hơn khoảng cách an toàn thường được công nhận"  

Ông cho biết hình ảnh camera an ninh cho thấy bệnh nhân A không tiếp xúc với bất cứ người nào trong suốt chuyến đi kéo dài 4 giờ trên xe buýt. Tuy nhiên, vào thời điểm xe buýt dừng lại tại thành phố kế tiếp, virus bệnh Covid-19 đã lây từ hành khách A sang 7 hành khách khác. Bảy người này không chỉ bao gồm những người ngồi tương đối gần A, mà còn có 2 người ngồi cách A 6 hàng ghế, tức là cách khoảng 4,5 m. Tất cả họ sau đó đều có kết quả dương tính với virus này, trong đó có một hành khách không có triệu chứng bệnh.

Như thế, theo các nhà nghiên cứu dịch tễ này, trong môi trường kín có máy điều hòa không khí, khả năng lây nhiễm bệnh Covid-19 có thể cao hơn mức bình thường vì: "Một lý do tiềm tàng là trong một không gian hoàn toàn kín, luồng không khí chủ yếu được đẩy đi bởi khí nóng tạo ra do điều hòa nhiệt độ. Sự gia tăng của khí nóng có thể đưa các hạt nhỏ chứa virus đi xa hơn".(2)

Do đó cần phải đeo khẩu trang.

#3: Tiếp xúc thông thường không làm lây nhiễm vi khuẩn Corona. Một người phải ở trong tầm ngắn hơn 2 mét với người bị bệnh để có thể hít phải những hạt nước li ti bắn ra không che chắn từ ho hoặc hắt hơi trước mặt họ.  

Phần bổ túc:                                                                                                                                     

Như chúng ta đã biết trong phần bổ túc điều #2  ở trên, báo điện tử tintuconline.com loan tin cuộc nghiên cứu của các nhà dịch tễ học tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vào đầu tháng 3, 2020, đã phát hiện khi nghiên cứu vụ lây nhiễm đến nhiều người từ một người đi xe buýt công cộng. Kết quả nghiên cứu này có lời báo động cao hơn với lời khuyên từ giới chức y tế khắp thế giới rằng mọi người nên giữ khoảng cách an toàn 2 thước.

Tuy nhiên trong môi trường kính, như trong xe buýt có máy điều hòa không khí, họ thấy virus corona chủng mới làm phát sinh bệnh Covid-19 có thể tồn tại trong không khí ít nhất 30 phút và có thể bay xa 4,5 thước, xa hơn khoảng cách an toàn mà các giới chức y tế đưa ra là 2 thước trong môi trường kín. Virus này có thể bám nhiều ngày trên các bề mặt, như mặt bàn, gói hàng hay ghế trên xe, nơi những giọt bắn li ti của người bệnh rơi xuống, làm gia tăng nguy cơ lây lan nếu một người không biết chạm vào tay, rồi tay họ lại chạm vào mặt của họ.

Thời gian virus tồn tại trên bề mặt một thứ nào đó phụ thuộc vào các yếu tố như thời tiết hay loại bề mặt, ví dụ như trong nhiệt độ khoảng 37 độ C, có thể tồn tại trong 2-3 ngày trên bề mặt kính, vải sợi, kim loại, nhựa hoặc giấy cứng lam thùng chứa mọi thứ từ thực phẩm đến đồ dùng. Nguy cơ virus có thể vẫn tồn tại thậm chí sau khi người nhiễm bệnh rời khỏi xe buýt. Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng virus có thể sống sót hơn 5 ngày trong dịch cơ thể hoặc chất thải của người bệnh (như phân). (3)

Chúng ta cần gia tăng sự đề phòng tránh lây nhiễm vì các tin tức tổng hợp cho thấy virus làm phát sinh bệnh Covid-19 có thể sống:

-  Trong không khí nửa giờ (hay hơn tùy theo môi trường?).
-  4 giờ trên mặt kim loại.
-  24 giờ trên giấy cứng (thùng bìa cạt tông).
-  2-3 ngày trên nhựa plastic hay kim loại không sét rỉ (inox).

Do đó, lúc mua các gói hay hộp giấy thực phẩm mang về nhà, từ các quán ăn hay trong chợ hay do người mang tới theo dịch vụ giao hàng, v.v… chúng ta cần phải gia tăng cảnh giác đề phòng tránh lây nhiễm qua mắt, mũi và miệng như đun sôi lại thực phẩm ăn liền, lấy thực phẩm ra khỏi bao bì và rửa lại trước khi cho vào tủ lạnh, cho các bao bì vào thùng rác hay nơi cách biệt không chạm đến trong nhiều ngày .  

#8: Người khoẻ mạnh đeo khẩu trang không giúp được gì nhiều. Khi đeo khẩu trang, mọi người lầm tưởng là mình chỉ cần vậy là đã an toàn, từ đó sẽ kém thận trọng - thí dụ sẽ không cẩn thận khi dùng tay chạm vào mặt, thậm chí còn chạm vào mặt nhiều hơn để chỉnh lại khẩu trang.            
Phần bổ túc:
Điều 8 này không còn đúng với tình trạng lây lan hiện nay. Cuộc nghiên cứu của các nhà dịch tễ học tỉnh Hồ Nam nói trên cho thấy rất rõ không ai trong số các hành khách đeo khẩu trang đi trên hai xe buýt bị nhiễm bệnh. Đó là bằng chứng cụ thể đưa đến quyết định bắt buộc hay đề nghị mọi người đeo khẩu trang ở nơi công cộng nhất là khi đi trên các phương tiện công cộng kín cửa như tàu điện ngầm, xe ô tô, máy bay. Tóm lại, tốt nhất là mọi người nên đeo khẩu trang lúc ra đường, đồng thời hạn chế tiếp xúc tay (như bắt tay) với các người khác và tránh sờ tay lên mặt trước khi rửa sạch tay. (4) Rất nhiều nước hiện nay khuyến khích người dân đeo khẩu trang lúc ra đường hay đến nơi có nhiều người để mua sắm thức ăn, thuốc men hay sở làm. Điều này là kết quả của nhiều tháng nghiên cứu số các bệnh nhân bị nhiễm bệnh Covid -19 ở các nơi mà người dân đeo khẩu trang nhiều như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, v.v… và thấy số người bị nhiễm bệnh Covid -19 đã giảm xuống hay đã ngăn chặn được sự lây lan của bệnh so với thời gian bệnh lây nhanh chóng lúc ban đầu. Đối chiếu với các nước ở Châu Âu như Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh và Châu Mỹ như Hoa Kỳ, nơi người dân không đeo khẩu trang thì con số người bị nhiễm bệnh Covid-19 gia tăng rất nhanh chóng. Do đó, lời cảnh báo mới nhất của các chuyên gia y tế khắp nơi trên thế giớicần phải đeo khẩu trang lúc ra khỏi nhà khi có chuyện cần thiết và nhiều nơi đã xử phạt người nào không tuân hành lệnh đeo khẩu trang này.

2. Cần biết cách phòng ngừa lây lan.

Điều quan trọng nhất hiện nay là mọi người muốn biết các nhà nghiên cứu cho biết loại virus corona gây bệnh Covid-19 này được lây truyền như thế nào. Đối với những người khỏe mạnh, đa số các chuyên gia y khoa có lời khuyên tốt nhất được các Trung tâm kiểm soátphòng ngừa dịch bệnh khắp nơi trên thế giới (CDC) phổ biến như:

-  Rửa tay kỹ thường xuyên trong suốt cả ngày.
-  Đeo khẩu trang lúc ra ngoài.
-  Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng khi chưa rửa tay.
-  Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh.
-  Tránh những chỗ đông người.
-   Người cao niên tránh ra ngoài càng nhiều càng tốt.
-   Nếu cần phải đi ra ngoài thì cần đeo khẩu trang theo lời khuyến cáo của các viên chức y tế.
-  Dinh dưỡng lành mạnh giúp cho hệ miễn dịch gia tăng sức đề kháng.
- Duy trì được tinh thần vững mạnh và tâm bình an để duy trì sức khỏe, làm tốt đẹp những công việc thường ngày và cùng góp sức vào việc chống dịch bệnh.

Chúng ta thường nghe nói tình hình lây lan dịch bệnh Covid-19 rất phúc tạp, có thể thay đổi từng ngày. Do đó, ngoài những kiến thức căn bản nói trên, chúng ta cần cập nhật tin tức hàng ngày để nhận được lời khuyên đúng nhất của các chuyên gia y tế nhằm phòng ngừa và chữa trị bệnh. Thực hành những lời khuyên ấy sẽ giúp chúng ta bảo vệ mình và mọi người phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 hữu hiệu.

                              

 3. Chắp tay chào nhau để tránh chạm vào người

chap tay chao nhau 0Thủ tướng Do Thái Netanyahu và thủ tướng Ấn Độ Modi chắp tay chào nhau thay vì bắt tay. Hình từ internet.

Chắp tay chào nhau là một cách chào hỏi thân thiện và trang trọng hơn là hích cùi chỏ hay hích hông nhau. Các nhà lãnh đạo tránh bắt tay nhau để phòng ngừa bệnh tật lây lan như trên là những gương sáng cho chúng ta thực hành. Người con Phật chào hỏi nhau ở chùa bằng cách chắp tay và cúi mình bày tỏ sự kính trọng người mình gặp gỡ có Phật tánh như mình và sẽ đạt được quả giác ngộ, hay thành Phật, trong kiếp này hay một kiếp khác trong tương lai.

Các chuyên gia y tế nhắc nhở chúng ta tránh tiếp xúc với người bệnh. Điều khó là có những người bị bệnh hay đang ủ bệnh nhưng không biết mình đang có bệnh, đi lại nhiều nơi và gặp gỡ nhiều người. Những người này được gọi là bệnh nhân 0 (zê rô), lây lan cho rất nhiều người mà không ai biết mình bị lây bệnh từ đâu. Do đó, các bác sĩ nhắc nhở tránh bắt tay nhau khi chào hỏi do sau khi bắt tay - rồi nhận virus gây bệnh Covid-19 nơi tay người bệnh qua cái bắt tay - chúng ta có thể vô tình chạm vào mắt, mũi và miệng lúc bàn tay chứa virus nên bị lây bệnh. Do vì nếu không bắt tay khi chào hỏi thì thấy còn thiếu thốn nên người ta để nghị là huých khủy tay hay hông. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo khó có thể làm như thế trước ông kính của phóng viên nên có những nhà lãnh đạo chánh phủ chắp hai tay để chào nhau như trong các hình sau đây:

chap tay chao nhau 1Tổng thống Mỹ Donald Trump (hình trái) và Thái tử Anh Charles (hình phải) chắp tay trước ngực và chào khi gặp gỡ quan khách là cách hay nhất để khỏi chạm vào người nhau lúc bắt tay. Ảnh: Reuters

Báo điện tử Báo Mới ngày 14 tháng 3 năm 2020 và nhiều báo khác ở các nước đã loan tin trong cuộc gặp với Thủ tướng Ireland  là ông  Varadkar tại Nhà Trắng vào ngày 12 tháng 3, 2020, thay vì bắt tay chào hỏi, Tổng thống Trump đã đưa hai tay chắp trước ngực và thủ tướng Varadkar cũng chắp tay đáp lại như trong hình trên (hình trái). Tổng thống Trump phát biểu:

“Hôm nay chúng tôi không bắt tay. Chúng tôi nhìn nhau, và nói: ‘Chúng ta sẽ làm gì nhỉ? Bạn biết đấy, đó là một cảm giác kỳ lạ. Và rồi, chúng tôi làm như thế này” và tổng thống Trump lập lại lại động tác chắp tay trước ngực cho các phóng viên xem tại trong cuộc phỏng vấn ở dinh tổng thống có tên là Nhà Trắng.

Trong hình dưới, Thái thái tử Charles cũng kịp nhớ ra cách chào chắp tay khi một số quan khách đưa tay ra bắt tại lễ trao giải Prince's Trust Awards 2020 tổ chức ở thủ đô London, nước Anh vào ngày 11 tháng 3 năm 2020.

chap tay chao nhau 3Thái tử Charles và ông Pierce Brosnan chào nhau trong sự kiện nói trên. Hình từ Yui Mok - WPA Pool/Getty.

chap tay chao nhau 4Thái tử Charles chào các quan khách trong sự kiện nói trên. Hình từ Yui Mok - WPA Pool/Getty.

Thái tử Charles, thay vì bắt tay như thường lệ trong các cuộc lễ lớn, đã chắp tay chào đón các quan khách trong buổi lễ của Khối Thịnh Vượng Chung ở Anh quốc. Những người tham dự gồm có các vị chức sắc tin lành, đại diện các nước, thái tử Harry và các công nương Meghan MarkleKate Middleton cùng thái tử William. Hình từ internet.

Chúng ta thấy thái tử Charles đã thực hành chắp tay chào nhiều người thay vì bắt tay để khỏi chạm vào người khác là một sự thực hành chào nhau thích hợpcần thiết để tránh bệnh lây lan. Tuy nhiên, qua các tấm ảnh trên, chúng ta thấy thái tử Charles đã không làm theo đúng ba điều khuyến cáo quan trọng của các chuyên gia y tế mà ai cũng thấy rõ:

Thứ nhất: Ông đã tiếp xúc với quá nhiều người trong thời dịch bệnh.     
Thứ hai: Ông không đeo khẩu trang lúc gặp đám đông người.                                                    
Thứ ba: Ông không theo lời khuyên đứng cách xa nhau từ 2 thước.

Ngày 25 tháng 3 năm 2020, Điện Clarence, dinh thự chính thức của Thái tử Charles, ra thông báo cho biết thái tử Charles, người đứng đầu trong danh sách kế vị ngai vàng Vương quốc Anh, năm nay 71 tuổi, đã bị lây nhiễm bệnh Covid-19 nhưng tình trạng sức khỏe tốt. Như thế, ông đã bị bệnh Covid-19 nhưng bệnh nhẹ.
4.  Dinh dưỡng lành mạnh giúp hệ miễn dịch gia tăng khả năng chống bệnh

Trước diễn tiến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Bác sĩ Trần Thị Minh Hạnh, bác sĩ chuyên về dinh dưỡng, có lời khuyên rất cụ thể là cần thực hành dinh dưỡng lành mạnh giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng để chống lại tác nhân gây bệnh, là virus xâm nhập cơ thể, được báo diện tử nguoiduatin và nhiều báo điện tử khác đăng tải như sau:

Để cơ thể khỏe mạnh thì trước tiên cần ăn đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết, uống đủ nước. Trong đó, cần lưu ý các chất giúp tăng cường hệ miễn dịch:

- Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây tươi họ cam quýt, kiwi, dâu tây, đu đủ chín, ớt chuông, bông cải xanh... Mỗi ngày một người trưởng thành cần khoảng 300g rau và 2-3 phần trái cây tươi là sẽ cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể. Một phần trái cây tươi tương đương với 1 trái cam cỡ vừa, hoặc 1 trái táo, 1 trái kiwi...

- Vitamin E có nhiều trong các loại hạt, ngũ cốc, dầu thực vật, mầm giá đỗ...

- Beta-caroten có trong các loại rau xanh đậm, củ quả vàng cam đậm như cà rốt, bí đỏ, rau muống, rau giền, cà chua, bông cải xanh, đu đủ chín...

- Kẽm có nhiều trong thức ăn động vật như con hàu, cá...

- Acid béo omega-3 có nhiều trong cá biển sâu như cá hồi, cá trích, cá ngừ, hạt óc chó...

Lưu ý rằng việc tăng cường miễn dịch không chỉ trong mùa dịch mà nên là thói quen ăn uống lành mạnh hàng ngày. Rèn luyện thể lực, ngủ đủ giấc, lối sống tích cực, vui vẻ, hạn chế căng thẳng là rất quan trọng để có hệ miễn dịch khỏe mạnh. (5) 

(Hết phần trích báo.)

5. Chấp nhận thực hành khi có lệnh cách ly cá nhân hay tập thể

Hiện nay có nhiều bang ở Hoa Kỳ đã ra lệnh người dân ở trong nhà, tránh đi ra ngoài ngoại trừ phải làm những điều cần thiết như đi đến các dược phòng lấy thuốc hay mua thực phẩm , nhằm phòng chống bệnh dịch lây lan. Nhà biên tập Hồng Anh, trong báo điện tử autopro.com ngày 16/03/2020 đã dịch lại tài liệu Các biện pháp "cách ly xã hội" có hiệu quả thế nào đối với việc ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan? Đây là bài phân tích giá trị cần đọc được đăng tải trên báo Vox về hiệu quả của các biện pháp "cách ly xã hội" đang được chính quyền nhiều bang ở Mỹ kêu gọi người dân tuân thủ, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gia tăng cùng những mối lo ngại về khả năng ứng phó dịch bệnh của hệ thống y tế Hoa Kỳ như sau:

 

Trong cuộc họp báo ngày 9/3, Tiến sĩ Nancy Messonnier, Giám đốc Trung tâm Phòng ngừaKiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã cảnh báo rằng "rất nhiều người Mỹ có thể sẽ phơi nhiễm với loại virus này vào một thời điểm nào đó trong năm nay hoặc năm sau".

Còn ông Marc Lipsitch, nhà dịch tễ học - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại đại học Havard, cho rằng "có khả năng" sẽ có từ 20% đến 60% số người trưởng thành ở Mỹ sẽ nhiễm COVID-19.

                               "Làm phẳng đường cong"

Cho tới nay, khoảng 80% số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đều ở thể nhẹ, nhưng nếu tỉ lệ tử vong do dịch bệnh này ở Mỹ tăng lên khoảng 1% (theo dự đoán của một số chuyên gia), thì viễn cảnh hàng chục, hàng trăm ngàn người tử vong do COVID-19 tại Mỹ là hoàn toàn có thể xảy ra.

Tuy nhiên, nếu nói về những hậu quả của dịch bệnh, thì tốc độ lây lan của virus là một trong những yếu tố quyết định. Điều khiến các nhà dịch tễ học lo sợ nhất là hệ thống y tế trở nên quá tải khi dịch bệnh bùng phát, và số người cần nhập viện chữa trị vượt quá tầm khả năng xử lý của các bệnh viện. Nếu điều đó xảy ra, thì rất nhiều người sẽ phải bỏ mạng do không đủ giường bệnh hay máy thở để giúp họ duy trì mạng sống.

Nhưng tất nhiên là nguy cơ các bệnh viện quá tải có thể được hạn chế bằng các biện pháp phòng dịch đang được áp dụng ngày càng phổ biến như tạm thời đóng cửa trường học, hủy các sự kiện/buổi tụ tập đông người, làm việc từ xa, tự cách ly, tự tránh xa các đám đông... nhằm ngăn chặn nguy cơ virus lây lan nhanh.

Các nhà dịch tễ học Mỹ gọi chiến lược phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh này là "flattening the curve" (tạm dịch: làm phẳng đường cong), được thể hiện trong biểu đồ sau đây:

                                  "Làm phẳng đường cong”

 

chap tay chao nhau 6Hình từ báo điện tử Doanh Nghiệp vẽ lại theo Businessinsider. Xin cám ơn tác giả.

Ý nghĩa của biểu đồ “Làm Phẳng Đường Cong”:

"Đường cong dịch" là đường cong trình bày số lượng ca nhiễm bệnh mới theo từng ngày (là đường thẳng) trong một khoảng thời gian nhất định (là đường ngang dưới cùng của hai hình vàng và xanh).

Đường cong tăng mạnh là đường cong nơi hình màu vàng cho thấy bệnh lây lan quá nhanh. Hậu quả của điều này sẽ dẫn đến nhiều người bị nhiễm bệnh cùng lúc làm cho hệ thống y tế trở nên quá tải, không còn có khả năng tiếp nhận và chữa trị bệnh nhân.

Làm cho đường cong phẳng hơn là làm cho tốc độ lây nhiễm chậm lại nên giảm số người bị dịch bệnh cùng với quá trình lây nhiễm diễn ra trong một khoảng thời gian dài hơn. Nhờ đó, hệ thống y tế không bị quá tải và có khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc thích hợp.

Các biện pháp như giãn cách xã hội, cách ly hay phong tỏa được thực hiện thành công làm cho giảm tỷ lệ lây nhiễm được gọi là "làm phẳng đường cong".

"Cho dù tổng số ca bệnh không thể giảm xuống, thì việc làm giảm tốc độ lây lan của dịch bệnh vẫn rất quan trọng", ông Carl Bergstrom, nhà sinh vật học tại Đại học Washington chia sẻ trên Twitter về biểu đồ nói trên. Sau đó, nhờ hashtag #FlattenTheCurve, biểu đồ này đã được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội.

Vậy, làm thể nào để "làm phẳng đường cong"? Theo Vox, đó chính là những biện pháp "cách ly xã hội" (social distancing) đang được triển khai tại những quốc gia như Italy, Hàn Quốc, hay một số khu vực có quy mô nhỏ hơn như thành phố Seattle (bang Washington) và Hạt Santa Clara (bang California), Mỹ. Các biện pháp này không hẳn là phòng ngừa dịch bệnh, mà mục đích của chúng là làm chậm tốc độ lây lan của dịch bệnh.

CDC đã khuyến nghị những người dân trên 60 tuổi và những người có bệnh mãn tính - hai nhóm người dễ nhiễm COVID-19 nhất - nên "tránh xa đám đông nhiều nhất có thể".

"Càng có nhiều người làm điều đó, thì dịch bệnh càng chậm lây lan", bà Emily Landon, một nhà dịch tễ học và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y Chicago, cho biết. "Điều đó có nghĩa là mẹ tôi và mẹ bạn sẽ có giường bệnh nếu họ cần".

Vì vậy, ngay cả khi bạn là người trẻ và khỏe mạnh, thì bạn vẫn có trách nhiệm tuân thủ các biện pháp cách ly xã hội để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác, và giảm tốc độ lây lan của dịch bệnh. "Càng có nhiều người trẻ, khỏe mạnh bị nhiễm bệnh trong cùng một thời điểm, thì sẽ càng có nhiều người lớn tuổi nhiễm bệnh, và sức ép đối mà hệ thống y tế phải đối mặt sẽ càng lớn hơn", bà Landon giải thích.

Các bệnh viện quá tải vì bệnh nhân COVID-19 sẽ không chịu được sức ép này - và khi đó các bác sĩ có thể sẽ phải lựa chọn ưu tiên chữa trị cho một nhóm đối tượng nhất định. "Hiện tại, các bác sĩ vẫn sẵn sàng chữa trị nếu bạn cần, nhưng nếu chúng ta [nước Mỹ] không cẩn thận thì điều đó sẽ không còn nữa".

Việc tự cách ly tại nhà có thể giúp hệ thống y tế Mỹ tránh được tình trạng quá tải

Hiện tại, khi virus corona lây lan tại Mỹ, ưu tiên hàng đầu là đảm bảo cho hệ thống y tế không bị quá tải vì số lượng bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng - cần dùng máy thở và cần chăm sóc đặc biệt - quá lớn.

"Quan điểm của nước Mỹ là ngăn ngừa nguy cơ khiến bất cứ khu vực nào trở thành Vũ Hán tiếp theo", ông Tom Frieden, từng là người đứng đầu CDC dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama, nhận định. "Điều đó có nghĩa là ngay cả khi chúng ta không thể ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm diện rộng, thì chúng tôi vẫn muốn ngăn chặn nguy cơ bùng phát mạnh và bất cứ rủi ro nào khiến hệ thống y tế trở nên quá tải".

Hãy nhớ rằng các bệnh viện và nhân viên y tế của Mỹ vốn đã phải đối mặt với số lượng lớn bệnh nhân nhập viện trong mùa cúm được đánh giá là khá tồi tệ vào cuối năm 2019 - đầu năm 2020. Giờ đây họ lại phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để tiếp nhận điều trị cho bất cứ bệnh nhân nhiễm Covid-19 nào nhập viện.

Nhiều người đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về khả năng xử lý dịch bệnh của hệ thống y tế Mỹ, nếu tình hình trở nên nghiêm trọng. Covid -19 là bệnh về đường hô hấp, và những bệnh nhân mắc Covid -19 trong tình trạng nghiêm trọng/nguy kịch sẽ cần đến máy thở. Nhưng có thể số máy thở Mỹ hiện có sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu này, nếu dịch bệnh lây lan quá rộng.

Trong một báo cáo năm 2018, trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins cho biết theo ước tính của chính phủ Mỹ, sẽ có khoảng 65.000 người tại Mỹ cần sử dụng máy thở nếu một dịch bệnh giống như đại dịch cúm năm 1957-1958 (từng khiến 116.000 người thiệt mạng tại Mỹ) và đại dịch năm 1968 (khiến 100.000 người Mỹ tử vong).

Hiện nay, Mỹ chỉ huy động được tối đa 160.000 máy thở. Như vậy, trên lý thuyết, hệ thống y tế Mỹ có thể đáp ứng được các kịch bản nêu trên. Tuy nhiên, nếu dịch Covid -19 tại Mỹ trở nên tồi tệ hơn, thì số máy thở đó sẽ không thể đáp ứng nhu cầu. Trong một tình huống tương tự như đại dịch cúm Tây Ban Nha (từng khiến 675.000 người tử vong tại Mỹ), chính phủ Mỹ ước tính sẽ có khoảng 742.500 bệnh nhân trong nước cần sử dụng máy thở. Nhưng nước Mỹ đâu có nhiều máy thở đến vậy.

Tất nhiên, hệ thống y tế không chỉ có mỗi vấn đề máy thở, và mọi người cũng lo lắng về những khía cạnh khác. Theo phóng viên Jonathan Cohn của HuffPost, các bệnh viện Mỹ có khoảng 45.000 giường bệnh trong các khoa chăm sóc đặc biệt (ICU). Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát ở mức độ ôn hòa, khoảng 200.000 bệnh nhân sẽ cần được chuyển đến khoa chăm sóc đặc biệt, nhưng nếu dịch bệnh trở nên nghiêm trọng, thì con số đó có thể lên đến 3 triệu người.

Ngay cả trong trường hợp 3 triệu người theo tính toán trên không cần điều trị cùng lúc, thì chúng ta [Mỹ] cũng cần tính đến những bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt trước khi Covid -19 xuất hiện. Ông Cohn phân tích rằng hiện nay các khoa chăm sóc đặc biệt tại các bệnh viện Mỹ cũng không còn nhiều chỗ trống, khi bác sĩ phải điều trị cho các bệnh nhân nhiễm cúm mùa và những người bị bệnh nặng khác.  (Hết phần trích báo.)

Trong mục đích làm phẳng đường cong, làm giảm bớt số lượng người bị lây nhiễm dịch bệnh, thủ tướng Ấn Độ Modi tối thứ Ba ngày 24 tháng 3 năm 2020 đã thông báo lệnh phong tỏa toàn quốc trong 21 ngày. Lệnh phong tỏa toàn quốc nước Ấn Độ đặt 1,3 tỷ người Ấn vào tình trạng cô lập để phòng bệnh . Ông Modi cảnh báo bất cứ ai ra ngoài cũng đều gặp rủi ro mang bệnh Covid-19 về nhà. Chính phủ cũng cam kết chi 2 tỷ USD để củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn quốc. 

Các báo điện tử ở Việt Nam và nhiều nước đã loan tin vào ngày 31tháng 03 năm 2020, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ban hành chỉ thị cách ly toàn xã hội trên toàn quốc trong 15 ngày trong nỗ lực nhằm ngăn chận đà lây lan của dịch Covid-19 như sau: 
Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.”             

Cũng trong mục đích làm phẳng đường cong, nhiều nước đã quyết định cho ngưng nhập cảnh người nước ngoài ngoại trừ những công dân nước họ đang bị kẹt trong các chuyến đi ra ngoài nước. Tuy nhiên, nếu hoàn cảnh cho phép những người làm việc hay học hành nước ngoài ở lại an toàn thì các tòa đại sứ những nước liên hệ khuyên công dân mình nên ở tại chỗ vì lúc đi đến phi trường, thông qua các thủ tục khám xét, ngồi trên máy bay, quá cảnh những phi trường tiếp theo, nguy cơ bị lây nhiễm gia tăng.

Việt Nam, báo chí phổ biến ý kiến các chuyên gia sức khỏe cảnh báo nếu khi có một người khi đã bị lây nhiễm trên các chuyến bay từ ngoại quốc vào trong nước, dù chỉ một người thôi, thì làm cho hàng trăm người ở nước đón nhận phải làm việc ngày đêm để truy tìm các hành khách cùng đi chung chuyến xe đưa đón, các người cùng ngồi trên máy bay, phi hành đoàn, nhân viên tại các cửa khẩu cùng những người đứng xếp hàng gần lúc làm thủ tục nhập cảnh. Sau đó, những người này sẽ được tiến hành cách ly và áp dụng các biện pháp y tế. Nếu không may người bị nhiễm dịch bệnh Covid-19 “lọt sổ” và về nhà mình thì sau đó, lúc các cơ quan chức năng tìm ra được họ, hay lúc họ được thử nghiệm và xác nhận bị bệnh dịch, thì nguyên cả gia đình họ, khu phố họ ở hay lớn hơn nữa là cả một xã, một huyện, trong tỉnh hay thành phố bị cô lập như Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Văn Lâm (Ninh Thuận), Trúc Bạch (Hà Nội) hay một khu dân cư ở Quận 8 (TP. Hồ Chí Minh).

Tại Mỹ, đứng trước những mối đe dọa nghiêm trọng thực sự đến sức khỏe và sinh mạng người dân, chính quyền Hoa Kỳ, từ cấp trung ương đến cấp địa phương thuộc 50 bang, đã ban hành các chỉ thị nhằm phòng ngừa và chữa trị bệnh Covid-19.

Tin tức về dịch bệnh Covid-19 được cập nhật từng giờ trong mỗi ngày. Bài viết về “Người Phật Tử Tích Cực Chung Sức Vào Việc Ngăn Ngừa Dịch Bệnh” cũng cần được cập nhật thêm qua tin tức mới nhất chúng ta đọc hàng ngày ở khắp nơi. Mỗi ngàylúc đọc tin tức, chúng ta đọc được nhiều tin vui buồn xen nhau - nhưng tin buồn nhiều hơn tin vui - và càng nhận thứclợi ích về lời đức Phật dạy cần thực hành tu tập mỗi ngày, sống có chánh niệm, là có chú ý và thấy biết rõ ràng nhưng không bị các phản ứng ưa ghét, lo lắng hay sợ hãi trói buộc, để phát triển tâm bình an giúp gia tăng sức khỏe, cùng duy trì tâm từ, bi, hỉ và xã để gia tăng sự đồng cảm với mọi người trong cộng đồng, xứ sở và các nước trong hoàn cảnh khó khăn cùng phát triển trí tuệ, là tâm sáng suốt thấy biết rõ ràngchân thật  các sự kiện đang xảy ra để bảo vệ bản thân, những người trong gia đìnhcộng đồng cùng đóng góp phần mình vào việc chung sức bảo vệ sức khỏe mọi người trong xã hội.

Làm sao chúng ta có thể thực hành những điều nói trên trong hoàn cảnh bệnh dịch Covid-19 đang lây lan ra toàn thế giới như hiện nay? Đức Phật đã dạy vua Ba-Tư-Nặc về ví dụ ngọn núi lớn đổ ấp xuống và nghiền nát mạng sống con người khắp nơi. Từ đó, nhà vua đã nhận thức được trong hoàn cảnh ấy cần phải tu tập để duy trì được tinh thần vững mạnh và lòng bình an.

Trong Tập 2, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về cách tu tập nhằm duy trì được tinh thần vững mạnh và lòng bình an trong hoàn cảnh dịch bệnh.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát.
Đệ tử thành kính nguyện cầu chư Phật, chư Bồ tát từ bi gia hộ tất cả chúng sanh đều được an lành như ý nguyện.

Đệ tử Thích Phụng Sơn Cẩn Bái.

Tài liệu tham khảo

1. Covid-19 là gì? Virus Corona là gì? - Quantrimang.com, <https://quantrimang.com/cach-phong-tranh-de-khong-mac-benh-viem-phoi-la-tu-trung-quoc...htm.>
2. H.Bình (2020). Covid-19: Virus có thể "lan xa 4,5 m, tồn tại trong không khí ít nhất 30 phút" https://tintuconline.com.vn/suc-khoe/covid19-virus-co-the-lan-xa-45-m-ton-tai-trong không khí. htm.
3. Như trên.
4. Như trên.
5. Báo điện tử Người Đưa Tin. <https://www.nguoiduatin.vn/bac-si-khuyen-cao-cach-tang-cuong-dinh-duong-de-gop-phan.> cùng các báo điện tử khác.
6. Hồng Anh. Báo Mỹ: Các biện pháp "cách ly xã hội" có hiệu quả thế nào? https://autopro.com.vn/bao-my-cac-bien-phap-cach-ly-xa-hoi-co-hieu-qua-the-nao-doi-voi...htm.

 

Còn tiếp:

Tập 2. Cách ly: Cơ hội tốt tu tập để phát triển tinh thần vững mạnh và lòng bình an.

 

MỤC LỤC
PHẬT GIÁO & CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/07/2021(Xem: 3602)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.