Hai ngã Đạo Đời và bổn phận người Phật Tử trước cửa ngõ thời đại

03/09/20225:09 SA(Xem: 1501)
Hai ngã Đạo Đời và bổn phận người Phật Tử trước cửa ngõ thời đại
HAI NGÃ ĐẠO ĐỜI
VÀ BỔN PHẬN NGƯỜI PHẬT TỬ
TRƯỚC CỬA NGÕ THỜI ĐẠI

Thích Đức Nhuận

thich duc nhuanNếu quan niệm rằng: Phật giáo chỉ như một tôn giáo không thôi, thì đạo Phật chỉ là đất dung thân của những người chán đời hay thất vọng tình đời đi tu, mong thoát cảnh khổ não của cõi thế gian này. Hay nói một cách khác là Đạo Phật chỉ chủ trương xuất thế chứ không nhập thế. Chỉ giải quyết nhân tử quan chứ không giải quyết nhân sinh quan. Sở dĩ có những hiểu lầm trên, vì dưới chế độ thực dân thống trị gần một thế kỷ, các nhà tu hành chỉ được phép phát triển khía cạnh tôn cạnh tôn giáo trong một phạm vi rất nhỏ hẹp, rất thiếu thốn, và rất vô tổ chức, nên riêng về khía cạnh đạo cũng đã bị xuyên tạc, nói gì đến việc chuyển hiện đạo Phật vào cuộc đời.

Sự thực cho ta thấy Phật giáo đã là lẽ sống muôn thuở của con người rồi, nên người theo ngã Đạo, tất phải tu hành theo phương phápđức Phật đã chỉ dạy trong các kinh điển: diệt tham, sân, si để thân tâm trở nên trong sáng; không bị phiền não dục vọng ràng buộc, hầu thoát kiếp luân hồi, thành bất sinh bất diệt. Còn phần Đời, theo Phật giáo, là lẽ sống hiện tại của con người, con người cần giác ngộ lập trường Người từ tiểu ngã đến đại ngã, để giải thoát cho con người khỏi những đè nén của tự nhiên, giải thoát cho con người khỏi những khổ não bởi con người gây ra, hầu xây dựng một xã hội công bình, hạnh phúc trên căn bản vì người. Nói tóm lại, Phật giáo là đạo GIẢI THOÁT cho co người về mọi mặt.

1. ĐỨNG VỀ PHƯƠNG DIỆN ĐẠO:

Phật giáo chủ trương giải thoát con người khỏi tự nhiên chi phối trong kiếp sống hiện tại để tạo nên một lý tưởng sống muôn thuở. Cho nên người tu hành phải hy sinh cái hiện tại giả tạo để tiến tới tương lai vĩnh cửu. Đức Phật Thích Ca tuy đang ở ngôi vị cao sang Ngài cũng đã nghĩ tới lẽ sống trường cửu cho con người, bỏ đi tu để mong thoát cảnh luân hồi. Ngài muốn vươn lên, muốn thoát khỏi tất cả mọi lẽ sống, già, bệnh, chết củ vô thường. Ngài đã thành công và truyền lại những phương pháp hữu hiệu để hướng dẫn cho con người tìm về với ánh sáng Đạo.

Đạo của Ngài cao siêu quá. Tập tài liệu nhỏ này không dám lạm bàn tới lẽ Đạo, mà chỉ muốn nói đến lẽ Đời trong Phật giáo để góp phần xây dựng một xã hội lý tưởng trên nền tảng Phật mà thôi.

2. ĐỨNG VỀ PHƯƠNG DIỆN ĐỜI:

Phật giáo chủ trương giải thoát con người về cả hai phương diện: Khổ não tự nhiênkhổ não do con người.

a. Khổ não của tự nhiên:

Sự đau khổ của con người ngay từ khi có loài người, là những khổ não của tự nhiên đã đè nặng lên kiếp sống của con người. Cho nên, công việc đầu tiên của con người là phải chống lại tất cả những khổ não tự nhiên đó, như nghĩ cách làm nhà để tránh mưa nắng, may quần áo che gió rét, kiếm thuốc men trị bệnh tật. Rồi từ chỗ tạm ổn định được nơi ăn, chỗ ở, con người còn phải lo trồng cây trái, đào kinh dẫn nước, đắp đập ngăn sông bảo vệ mùa màng, chăn nuôi gia súc. Từ hình thức sống thấp nhất đến trình độ kỹ thuật cao nhất ngày nay. Con người vẫn còn phải mang bộ óc và bàn tay ra cho đời sống loài người sinh sản ngày một nhiều. Cái mục tiêu tranh đấu với tự nhiên để giúp ích cho đời sống người, dù chưa đạt tới mức độ thắng hẳn tự nhiên, như Phật đã thắng ở khía cạnh Đạo dù đứng ở cương vị Đạo hay Đời, con người của hiện đại cũng phải công nhận tinh thần Phật giáotinh thần khoa học.

b. Khổ não do con người:

Sau khổ não của tự nhiên, con người còn làm khổ lẫn nhau. Vì thiếu giác ngộ Phật tính, vô tổ chức trong việc gieo nhân, khiến lòng tham của thú tính nổi dậy giằng xé nhau, giết hại nhau để tạo nên những nền văn minh rất dã man của kẻ thắng lẫn người bại.

Lịch sử loài người ghi chép toàn chuyện chiến tranh, hết chiến tranh này tới chiến tranh khác. Cuộc đời là một trường tranh đấu thiên diễn tối vô tình. Nhiều nhà Đạo đức đã bi quan đến độ cho rằng: Loài người sắp đến ngày tận thế, khi thấy khoa học tự nhiên đã tiến tới chỗ có thể làm tan trái đất thành tro bụi, bởi vũ khí hạch tâm do con người sáng chế ra, để rồi quay lại tàn sát chính con người. Hình ảnh chết chóc của loài người đã hiện ra trước mắt mà chính những kẻ gây ra sẽ phải lãnh trước. Luật nhân quả của nhà Phật một lần nữa được chứng minh ngay ở quốc giatôn giáo và khác tôn giáo. Tinh thần khoa học Phật giáo đang được các nhà thức giả phục hưng để giải quyết mâu thuẫn tư tưởng, cứu vớt loài người khỏi ngày tận thế đó.

Thể nghiệm trong đau thương và là nạn nhân của thời đại, Phật tử Việt quyết giơ cao đuốc tuệ soi đường giải thoát cho mình, cho người, tìm về chân lý.

Lý tưởng Phật trong đời sống sẽ vạch ra một phương châm chính trị đúng đắn nhất. Tinh thần Phật sẽ giác ngộ con người sử dụng mọi phát minh khoa học phụng sự nhân sinh, chứ không phải để tiêu diệt nhân loại. Phật tính trong con người sẽ sống dậy, xua đuổi hết thú tính, và giải thoát hết mọi khổ não của tự nhiên cũng như tự thể của mỗi người. Phật giáo đã sống dậy bởi cái khổ cùng cực của con người không muốn bị tiêu diệt.

3. BỔN PHẬN CỦA PHẬT TỬ TRƯỚC CỬA NGÕ THỜI ĐẠI:

Người theo Phật giáo sau khi nhận định rõ hai ngã đạo đời chỉ là một. Dù lẽ Đời là một giai đoạn của lẽ Đạo, hình thức sinh hoạt của tu sĩ theo Đạo và hình thức sống của dân chúng vẫn không khác nhau, nhất là cái tinh thần không câu chấp của Phật giáo, đôi khi đã khiến các tu sĩ làm việc đời như những chiến sĩ khi lâm biến.

Để giữ vững lập trường Đạo để giúp việc Đời, hai nhà cách mạng đạo đức Huỳnh Phú Sổ và Lý Đông A cũng đã khơi nguồn từ lẽ Đạo để nhập thế theo ngã đời, và sẽ xuất thế theo ngã Đạo khi việc Đời đã giải quyết xong.

Vị lãnh tụ họ Huỳnh, người sáng lập ra Phật giáo Hòa Hảo và Đảng Dân Xã đã cương quyết vung bảo kiếm vào đời:
“Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha
đền xong nợ nước thù nhà
Thiền môn trở gót Phật đà nam mô.”

Còn vị thủ lãnh họ Lý, người đã dựng lên học thuyết D.D thắng nghĩa cũng chủ trương tương tự như thủ lãnh họ Huỳnh, là:
“Chèo sang một bến Cực lạc
vớt lấy trăm bể trầm luân
làm tròn giấc mộng tiền sinh ấy
trở lại hang sâu nhập niết bàn”

Những phương pháp tranh đấu cao độ của các nhà lãnh tụ tôn giáo từ ngã Đạo qua ngã Đời, hoặc từ ngã Đời sang ngã Đạo chứng minh rõ Phật giáo như thế nào rồi.

Riêng đối với những người đã giác ngộ hay chưa giác ngộ chủ trương của Phật giáo, cần lưu ý hành động của mình trước hai ngã Đạo và Đời.

1. Khi lâm biến, việc Đời phải lo trước việc Đạo. Vì đời có thịnh Đạo mới hưng. Xã hội có yên việc tu hành mới không bị phá hoại.

2. Lúc bình thường, việc tu dưỡng đạo đức để nâng cao giá trị con người của mỗi người cũng rất cần thiết, dù người đó chỉ hành nghiệp của Bồ Tát mang thân mình ra phụng sự Đời.

Tại sao vậy?

Vì: “Đạo Phật là một phương pháp để giác ngộ con người tới chân lý.” Phương pháp đó có thể làm lợi cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ dành riêng cho các tu sĩ trong Phật giáo.

Để kết luận, đặt ra vấn đề Minh danh Phật, là nhằm mục đích mở đường cho việc tìm hiểu “Tinh thần Nhân chủ xã hội Phật giáo,” tuy chưa đủ sáng tỏ đối với một giáo lý như giáo lý của Phật. Nhưng, với cái nhìn ở một góc cạnh chính trị về Phật giáo, tưởng cũng không phải là vô ích, đối với phong trào cách mạnh dân tộc hiện nay.

THÍCH ĐỨC NHUẬN

 

___________________________________
Trích “Xây Dựng Nhân Sinh Quan Phật Giáo” của Thái Đạo Thành, Tu Thư Vạn Hạnh xuất bản 1973.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2018(Xem: 7164)
06/06/2019(Xem: 13952)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.