Hoa sen trong biển lửa: Cuốn sách tiếng Anh đầu tiên của thiền sư Thích Nhất Hạnh

28/08/20224:33 SA(Xem: 2678)
Hoa sen trong biển lửa: Cuốn sách tiếng Anh đầu tiên của thiền sư Thích Nhất Hạnh
HOA SEN TRONG BIỂN LỬA:
CUỐN SÁCH TIẾNG ANH ĐẦU TIÊN CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH
CŨNG LÀ CUỐN SÁCH GÂY TRANH CÃI NHẤT CỦA ÔNG.
Văn Tâm

Các bìa sách cuốn “Hoa sen trong biển lửa” của thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Các bìa sách cuốn “Hoa sen trong biển lửa” của thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Vào năm 1966, Thượng tọa Thích Nhất Hạnh, 40 tuổi, dáng dấp mảnh khảnh, đáp máy bay trở lại Hoa Kỳ để kêu gọi ngừng chiến tranh tại Việt Nam. Một năm sau, ông xuất bản cuốn sách viết bằng tiếng Anh đầu tiên trong đời mình.

“Vietnam: Lotus in a Sea of Fire”, tựa tiếng Việt là “Hoa sen trong biển lửa”, được xuất bản lần đầu ở hải ngoại vào tháng 2/1967. [1] Sau 55 năm, dù đã được ra mắt dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau, cuốn sách này vẫn chưa được phát hành chính thức tại Việt Nam, cả giai đoạn trước lẫn sau năm 1975.

Nhà xuất bản nổi tiếng Random House nhận định đây là cuốn sách bình luận về bối cảnh văn hóa, chính trị gây được tiếng vang của một tác giả người Việt về Chiến tranh Việt Nam. [2]

Cuốn sách khiến chính quyền Việt Nam Cộng hòa cấm ông trở về nước. Và có lẽ nó cũng góp phần khiến chính quyền Việt Nam sau 1975 cân nhắc không cho ông về nước mãi đến tận năm 2005.

Cho đến nay, nhiều người vẫn dùng tác phẩm này để cáo buộc ông tiếp tay cho miền Bắc, phá hoại chính quyền miền Nam. Cuốn sách đã được viết trong bối cảnh như thế nào, và vì sao nó gây tranh cãi trong suốt hơn năm thập niên qua?

Bối cảnh ra đời

Khó có thể đọc sách mà tách rời bối cảnh chính trị, xã hội khi đó. Biết nó được sinh ra trong thời kỳ như thế nào, bạn sẽ hiểu rõ hơn, có cái nhìn rộng hơn về cuốn sách.

Giai đoạn 1966 – 1967 là lúc tình hình chính trị ở miền Nam rất căng thẳng. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn chính quyền quân quản sang chính quyền dân sự, tức nền Đệ nhị Cộng hòa. Miền Nam khi ấy đang chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử tổng thống và quốc hội vô cùng quan trọng, diễn ra vào năm 1967. Đây cũng là lúc Mỹ vừa mới đổ quân vào Việt Nam, trực tiếp tham chiến.

Tình hình chính trị đã khiến các hội đoàn Phật giáo bị phân hóa thành các phe phái khác nhau: phe chỉ đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo, phe thân cộng sản, phe thân chính quyền, phe chủ chiến, phe chủ hòa, v.v.

Năm 1966, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tạm chia thành hai khối đối lập, tách ra thành hai viện hóa đạo (tức cơ quan điều hành của giáo hội). Một là của khối Việt Nam Quốc Tự và một của khối Ấn Quang.

Thượng tọa Thích Nhất Hạnh lúc này theo khối Ấn Quang, phe bị cho là “hòa bình khuynh tả”, kêu gọi chấm dứt chiến tranh và tiến đến thống nhất với miền Bắc.

Khối Ấn Quanguy tín rất lớn đối với giới Phật tử, đặc biệt sau sự kiện lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Từ đấu tranh cho tự do tôn giáo, các nhà sư khối này đã tiến lên một tầm cao mới, đấu tranh cho một nền chính trị mà họ mong muốn.

Hòa thượng Thích Tâm Châu, người đứng đầu khối Việt Nam Quốc tự, sau này cho biết trong một bức thư: “Viện hóa đạo Ấn Quang [sau khi vừa mới tách ra] đã cử các vị ra nước ngoài liên lạc với các nhóm phản chiến, yêu cầu Mỹ rút quân, phản đối chính sách chống cộng của Việt Nam Cộng hòa, đòi hòa bình. Viện hóa đạo Ấn Quang cử Thượng tọa Nhất Hạnh làm trưởng phái đoàn Hòa bình bên cạnh Hòa đàm Paris”. [3}



Thích Nhất Hạnh lên đường sang Mỹ để vận động ngừng chiến tại Việt Nam.Thích Nhất Hạnh lên đường sang Mỹ để vận động ngừng chiến tại Việt Nam. Ảnh: PVCEB.


Hoa sen trong biển lửa” có thể được xem là một dấu mốc lớn cho nhiệm vụ vận động hòa bình của Thượng tọa Thích Nhất Hạnh khi ấy. Cuốn sách không những cho độc giả quốc tế biết rõ về tình cảnh của người dân trong cuộc chiến đang diễn ra mà còn đưa ra một giải pháp chính trị rõ ràng theo quan điểm của tác giả.

Có gì trong cuốn sách?

Sách có thể được đọc xong chỉ trong một buổi. Bạn cũng không cần phảikiến thức của một nhà sử học để đọc nó.

Cuốn sách chia thành năm phần chính. Mở đầu bằng chương “Nền tảng thực hiện”, tác giả viết về vai trò của đạo Phật với độc lập dân tộc, cùng với các phân tích về đạo Lão, đạo Khổng.

Trong ba chương tiếp theo, ông phân tích về lý do dẫn đến kháng chiến chống Pháp, khả năng đạo Công giáo tham gia vận động cho hòa bình, sự nảy mầm không hề được mong đợi của chủ nghĩa cộng sản ở miền Bắc, những sai lầm của chính quyền Ngô Đình Diệm, lý do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) ngày càng thu hút được quần chúng, và sự thất bại trong chính sách của Hoa Kỳ.

Cuốn sách khép lại với chương “Con đường thực hiện”. Chương này phân tích về thảm cảnh của chiến tranh và mong ước hòa bình của người dân nghèo. Phần quan trọng nhất của cuốn sách – “Con đường đấu tranh của những người Việt không Cộng sản” – đã vạch ra những bước đấu tranh chính trị cụ thể, bao gồm thành lập một chính phủ lâm thời mới, ngừng chiến toàn bộ tại hai miền, Hoa Kỳ rút quân, hòa đàm với Mặt trận (Việt Cộng) và cuối cùng là hiệp thương với miền Bắc tiến tới thống nhất.

Bối cảnh chính trị khi đó khiến cuốn sách vô cùng nhạy cảm. Không lạ gì nếu có người cho rằng thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dấn thân vào con đường chính trị từ trước năm 1975.

Ai nên đọc quyển sách này?

Nếu bạn đã quen với các sách về chánh niệm, từ bi, tình yêu thương của thiền sư Nhất Hạnh thì tác phẩm này của ông sẽ làm bạn ngạc nhiên. Đó cũng là một trong những lý do bạn nên đọc, để tìm hiểu vì sao một nhà sư như ông phải tham gia vào chính trị một cách trực diện như vậy (câu trả lời ở chương thứ tư của sách).

Nếu bạn muốn tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam thì đây là cuốn sách đầy hứa hẹn. Nó mang đến góc nhìn đa dạng về cuộc chiến đầy tang thương giữa hai miền qua lăng kính của một nhà sư. Đặc biệt, bạn có thể nghiền ngẫm sách với các sự kiện chính trị đã xảy ra trong thực tế.

Nếu bạn là một học trò của thiền sư Thích Nhất Hạnh, cuốn sách có thể là thứ cần phải đọc để biết ông nghĩ, làm gì ở độ tuổi trung niên khi đất nước điêu đứng vì chiến tranh.

Đây cũng là một quyển sách phù hợp nếu bạn muốn học cách viết bình luận chính trị. Khả năng quan sát tinh tế, sắp xếp hợp lý các dữ kiện, lập luận sắc bén là điều có thể học được từ sách.


Bạn có thể đọc “Hoa sen trong biển lửa” (bản tiếng Việt) trên website của Thư Viện Hoa Sen theo đường link tại đây.

(Tạp chí Luật Khoa)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2018(Xem: 7259)
06/06/2019(Xem: 14158)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.