Nỗi buồn khi về già của người tu

19/09/20225:31 SA(Xem: 3669)
Nỗi buồn khi về già của người tu

NỖI BUỒN KHI VỀ GIÀ CỦA NGƯỜI TU
Thích Trung Hữu

hoang hon cuoc doi (2)Hôm qua tôi ghé thăm một vị Ni sư. Sư năm nay đã hơn 70 tuổi, đang sống ở nhà với cháu. Sư đi tu từ nhỏ và đã trãi qua gần hết cuộc đời ở chùa. Tuy nhiên, khi tuổi già sức yếu, ở chùa không ai chăm lo nên Sư đành phải về nhà nương nhờ các cháu.

Gặp Sư, tôi vừa mừng vừa ngậm ngùi, xúc động. Mừng vì lâu quá mới gặp lại và thấy Sư cũng khỏe mạnh, chỉ có hai chân là hơi yếu nên không đi đâu được, chỉ quanh quẩn trong nhà. Ngậm ngùi vì thấy rằng một người đã gắn bó với ngôi chùa mấy mươi năm, đã cống hiến tuổi trẻ và công sức của mình cho chùa nhưng cuối đời phải rời xa nơi đó, rời xa ngôi già lam mà mình đã từng xuất gia tu học, rời xa bao kỷ niệm thân thương với thầy tổ, huynh đệ và các sư cháu. Sư về nhà ở đã gần một năm. Tôi hỏi ở chùa có ai tới thăm Sư không? Sư cười nói “Ai cũng có công việc hết có rảnh đâu tới thăm. Ở đây có mấy đứa cháu nó lo”. Nghe vậy tôi thoáng buồn. Một người phụng sự cả cuộc đời cho chùa nhưng khi không còn có thể cống hiến được nữa, khi đã già yếu thì chùa không thể chăm lo. Cả đời người tu lo cho Phật Pháp chứ có lo cho gia đình được gì đâu mà khi về già gia đình phải cưu mang! Tính ra gia đình là người thế gian mà còn có nghĩa tình hơn người tu, không nở bỏ người thân, dù họ cũng không giàu có gì. Đức Phật dạy hàng đệ tử Phật phải chăm sóc cho nhau. Nếu mình không lo cho người già yếu thì khi mình già yếu cũng sẽ không có ai lo cho mình. Cứ như thế, người ta sống vô tâm với nhau….

Tôi thấy một số huynh đệ và sư cháu của Sư hành đạo cũng khá tốt. Làm từ thiện cũng nhiều. Tặng quà cho bà con vào các kỳ lễ lạc. Chỉ mùa Trung Thu vừa qua thôi, tôi thấy các vị ấy tặng hàng ngàn các bánh Trung Thu cho người nọ người kia, nhưng không có ai nhớ tới Sư. Không có ai đến thăm và cúng dường Sư cái bánh nào!

Trường hợp của Sư không phải là cá biệt. Có rất nhiều trường hợp giống như thế. Tức là cả đời đi tu ở chùa nhưng khi già yếu hay bịnh đau thì phải về nhà cho người thân nuôi. Đây thật sự là điều đáng buồn trong Phật Pháp. Phật giáo hàng năm tổng kết làm từ thiện hàng chục tỷ đồng, nhưng không ít những người đồng phạm hạnh của mình sống trong thiếu thốn, bệnh tật không ai quan tâm... Tôi nghĩ rằng Giáo HộiTrụ trì các chùa cần nên có những quy định và chính sách chăm lo, nuôi dưỡng tăng, ni khi họ về già. Chứ còn tu cả đời ở chùa mà khi về già thì phải trở về nhà để nương náo gia đình thì… buồn quá.

Thích Trung Hữu





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :