Phật Tử Nghĩ Gì Khi Tăng Sĩ Tham Gia Các Hội Đoàn Thế Tục

19/10/20224:26 SA(Xem: 2803)
Phật Tử Nghĩ Gì Khi Tăng Sĩ Tham Gia Các Hội Đoàn Thế Tục

PHẬT TỬ NGHĨ GÌ
KHI TĂNG SĨ THAM GIA CÁC HỘI ĐOÀN THẾ TỤC
Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

 

IMG_1762
Ngày hôm qua tình cờ tôi được đọc bản tin thành lập Chi hội Phụ nữ Phật giáo tình Bình Dương. Trong bản tin cho biết ngày 16/10/2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Bình Dương phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) tỉnh tổ chức thành lập và ra mắt Chi hội Phụ nữ Phật giáo Bình Dương. Đây là chi hội trực thuộc Hội LHPN tỉnh, là chi hội đặc thù đầu tiên được thành lập trong cả nước. Tham dự buổi lễ ra mắt có các ông bà  chức sắc của các ban ngành đoàn thể nhà nước như lãnh đạo hội Liên hiệp Phụ Nữ VN, ban Dân vận Tỉnh ủy, chủ tịch Uỷ ban Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh Bình Dương, về phía giáo hộiChư tôn đức chức sắc trong Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh.

Được biết trong buổi lễHòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Chánh văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, Trưởng Ban Trị sự Giáo Hội Phật giáo tỉnh cũng đã tặng hoa, chúc mừng nhân sự kiện này và nói chuyện với đại biểu tham dự về vai trò của phụ nữ trong tư tưởng Phật giáo.

Đọc xong bản tin tôi thật sự bàng hoàng hết sức, là một phật tử tại gia tôi không dám luận bàn việc làm của  Chư Tăng, Ni nhưng sự việc diễn ra tôi thấy có gì đó băn khoăn.

Tôi băn khoăn vì biết rằng Phật giáo từ xưa đến nay không hề có  tổ chức giáo quyền, trong Tăng đoàn Phật giáo có tình đặc thù là sinh hoạt theo tông môn pháp phái. Ngoài nhiệm vụ phải nghiêm trì giới luật của Phật chế ra mỗi tông phái có những thanh quy riêng để Tăng, Ni trong môn phái y cứ theo đó mà hành hoạt. Với nếp sống  trong khuôn khổ thiền môn như thế hầu như các sinh hoạt của Tăng sĩ đều thoát ra ngoài lối sống, sinh hoạt thế tục, mà chỉ chuyên về tu họcthực hành các phương tiện hóa độ chúng sanh.

 Ở Việt Nam sau thời kỳ Chấn hưng Phật giáo vào thập niên 1930s-1940s và nhất là sau pháp nạn 1963 Chư tôn đức đã quyết định quy tụ 11 hội đoàn, pháp phái cả Bắc Tông  và Nam Tông hiện đang sinh hoạt riêng lẻ thống nhất trong một tổ chức chung lấy danh hiệuGiáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) để cùng sinh hoạt dưới một tổ chức được điều hành bởi hai viện là Viện Tăng ThốngViện Hóa Đạo. Mặc dù vậy hiến chương của giáo hội ghi rõ: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không đặt sự tồn tại của mình nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc. Quan niệm thống nhất Phật giáo Việt Nam để thực hiện theo chủ trương điều hợp, nghĩa là giáo lý, giới luậtnếp sống của hai tông phái cũng như của hai giới Tăng sĩ và Cư sĩ chẳng những được tôn trọng mà còn phải nỗ lực phát triển trong sự kết hợpchỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc biệt của nền Phật giáo thống nhất tại Việt Nam”..Mục đích của GHPGVNTN ghi trong hiến chương là: “GHPGVNTN điều hợp hai tông phái Phật giáo tại Việt Nam để phục vụ nhân loại và dân tộc bằng cách hoằng dương Chánh pháp”.

Hầu như Tăng sĩ trong Giáo hội không hề tham gia bất kỳ hội đoàn thế tục nào ngoài Giáo hội. thông tư tối mật Số 150-VHĐ/VP/TT ngày 22 tháng 01 năm 1975 Viện trưởng Viện Hóa Đạo, kiêm Phụ tá Tăng Thống, bấy giờ là Hòa thượng Thích Trí Thủ, gửi đến giáo hội các cấp, để nhìn ra phần nào thực trạng và hướng đi nhất quán của giáo hội trong buổi giao thời ấy có nội dung: “Để tránh mọi ngộ nhận có thể có đối với lập trường và đường hướng cố hữu của Giáo Hội, Viện Hóa Đạo kính yêu cầu quí vị hãy thận trọng, không nên tham gia bất cứ tổ chức nào ngoài tổ chức Giáo Hội, nhất là những tổ chức có tính cách chính trị. Trong trường hợp vị nào đã tham gia những tổ chức như thế thì hãy tự nguyện chấp trì nghiêm chỉnh tinh thần Thông tư này”.

Tinh thần của GHPGVNTN là thế nhưng  do biến động thời cuộc, năm 1981 nhà nước thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam là một thành viên trong Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (MTTQVN) với phương châm hành hoạt; “Phật Giáo-Dân Tộc-Chủ Nghĩa Xã Hội”. Sự việc GHPTVN là một thành viên trong MTTQVN và phương châm hành hoạt như trên đã khiến cho rất nhiều Tăng NiPhật tử không tán thành vì một Giáo hội lãnh đạo Phật giáo  nhuốm màu sắc chính trị như thế. Đã có nhiều bậc cao tăng Phật giáo kiến nghị với nhà nước không nên để GHPGVN trong MTTQVN và nhà nước không nên can thiệp sâu vào nội tình Phật giáo. Thế nhưng đây là chủ trương của nhà nước nên họ không từ bỏ. Với chủ trương này GHPGVN ngày càng bị chi phốilệ thuộc vào chính quyền, mọi hành hoạt của Giáo hội kể cả cơ cấu nhân sự điều hành GH đều được chính quyền đồng thuận mới được thực hiện.

Sự kiện thành lập Chi hội Phụ nữ Phật giáo tỉnh Bình Dương mà người đứng đầu chi hội là một vị Ni sư  Phó Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh làm Chi hội trưởng đã cho thấy GHPGVN đang bị thế tục hóa. Tôi thật sự ngỡ ngàng không hiểu vì sao mà chư Ni  tham gia vào hội và một vị Ni sư đứng ra làm chi hội trưởng một hội đoàn như thế? Chẳng lẽ chư Ni cũng đánh đồng mình với các tầng lớp quần chúng bên ngoài thế tục hay sao?. Nếu cứ lấy việc thành lập hội Phụ nữ Phật giáo tỉnh Bình Dương mà suy luận thì tương lai cũng sẽ có những vị Tăng trẻ tham gia trong Đoàn Thanh Niên Cọng Sản Hồ Chí Minh, và những bậc Tăng, Ni cao niên sẽ  tham gia Hội Người Cao Tuổi Phật Giáo…Liên tưởng tới đây tôi thấy quá hãi hùng !

Đại nguyện của Chư Tăng, Ni là “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”. Nhưng hóa độ chúng sanh như thế nào cho đúng chánh pháp thì như trong mục đích của GHPGVNTN là phục vụ nhân loại và dân tộc bằng cách hoằng dương Chánh pháp. Chứ không phải phục vụ chúng sanh bằng cách tự thế tục hóa hình ảnh Tăng sĩ cao quý như vậy. Trong một cộng đồng xã hội thì mỗi giới, mỗi thành phần sẽ có cách cống hiến cho xã hội theo chức năng của mình , ví như ông thợ nề thì xây nhà, ông thợ mộc thì sẽ  tạo ra đồ vật gia dụng như bàn, ghế…Trong vạn vật thì cây lúa cung cấp gạo, cây mía cung cấp đường cho loài người chứ không thể nào bắt cây lúa phải cho đường và ngược lại. Cho nên Tăng sĩ chỉ có thể phục vụ nhân loại và dân tộc bằng cách hoằng dương Chánh pháp. Đó là điều cao cả nhất để thực hiện đại nguyện “thượng cầu phật đạo, hạ hóa chúng sanh” mà quý ngài  đã phát nguyện.

Bài tham khảo: www.phattuvietnam.net/thanh-lap-chi-hoi-phu-nu-phat-giao-binh-duong/

Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

IMG_4410


Ghi chú của người post:

Theo hệ thống chính trị của nhà nước Việt Nam thì Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.[4]

Trong hiện tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm có 48 thành viên trực thuộc, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội Thánh Tin Việt Nam sát cánh cùng với các hội phụ nữ, trẻ em, cây kiểng.

Theo tổ chức như thế thì GHPGVN hoàn toàn bị lãnh đạo bởi nhà nước, trực tiếp nhận chỉ thị từ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Ban Tôn giáo chính phủ các cấp. Vì thế chúng ta thấy rằng trong tất cả các hoạt động Phật sự của GHPGVN đều có mặt các quan chúc MTTQVN và Ban Tôn giáo nhà nước. Thật bất hạnh cho Phật Giáo Việt Nam.

Có một điểm ghi nhận là trong danh sách thành viên khôngGiáo hội Công giáo tại Việt NamGiáo hội Công giáo tại Việt Nam chỉ trực thuộc Giáo hội Công giáo La Mã dưới sự chỉ đạo từ tòa thánh Vatican.
Xem thêm:
*Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Sau 40 Năm Thành Lập
*40 Năm Thành Lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam: 40 Năm Độc Quyền Phật Giáo
*Khủng Hoảng Phật Giáo Việt Nam Và Sự Suy Tàn Đế Chế Chính Trị (Nguyễn Hữu Liêm)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.