Đức Phật Có Cấm Bỏ Âm Nhạc Không?

06/12/20224:19 SA(Xem: 3032)
Đức Phật Có Cấm Bỏ Âm Nhạc Không?
ĐỨC PHẬT CÓ CẤM BỎ ÂM NHẠC KHÔNG?
Tác giả: Venerable Sayadaw Dr. 
Nandamālābhivaṃsa
Biên dịch: Pháp Triều

Khi tôi còn ở Sagaing, một hiệu trưởng của một trường đại học dạy âm nhạc có đến hầu chuyện tôi. Sau đó, ông có hỏi: “Bạch ngài! Đức Phật có cấm chơi âm nhạc và ca hát không ạ?” Ông ta hỏi như vậy vì những người thọ bát quan trai giới thì không được phép ‘múa hát, thổi kèn đờn, xem múa hát, nghe đờn kèn’ (nacca- gīta-vādita-visuka-dassana). Đức Phật đã nói những hoạt động này sẽ làm gia tăng tham ái. Trong khi trì giữ bát quan trai giới (uposatha), chúng ta không nên thực hiện hoặc tham gia những hoạt động như vậy.

Tuy nhiên, chúng ta không thể nói rằng không có ca nhạc trên thế gian này. Do đó, mọi người luôn luôn hỏi những tu sĩ chúng tôi rằng: “Đức Phật có cấm bỏ âm nhạc không?” Câu trả lời của tôi là: “Đức Phật không cấm bỏ âm nhạc, nhưng Ngài cấm bỏ tham ái và dính mắc vào âm nhạc.”

Nếu Đức Phật cấm bỏ âm nhạc, Ngài đã nói với Pañcasikha rằng: “Này Pañcasikha! Ngươi thật là ồn ào! Đừng trình diễn nữa!” Nhưng mà Ngài đã lắng nghe cho đến cuối buổi trình diễn. Đức Phật đã không cấm chế việc trình diễn đàn hát của vị thiên nhân đó. Nhưng Ngài đã khuyên dạy các tu sĩ không nên tụng đọc Pháp (Dhamma) như một bài hát. Tại sao? Vì khi thực hiện việc làm như vậy, vị tu sĩ sẽ dính mắc vào chính âm giọng của mình. Nếu nghĩ rằng âm giọng của những người khác là tốt là hay, thì tham ái cũng sẽ sanh lên. Đó là lý do tại sao Đức Phật cấm chế việc phổ nhạc Pháp bảo (Dhamma), tức là tạo ra các bài hát dùng Pháp bảo làm lời.

Đức Phật cũng có nói: “Các tu sĩ có thể nghe các bản nhạc có liên quan đến Pháp bảo (Dhamma).” Nhưng các tu sĩ lại không nên phổ nhạc Pháp bảo (Dhamma), tức là biến Pháp bảo (Dhamma) thành các bài hát. Điều này được nói dựa theo câu văn Pāḷi “Dhammūpasaṃhitaṃ gītaṃ vaṭṭati”, có nghĩa là “Bài hát liên quan đến Pháp Bảo thì thích hợp”. ‘Dhammūpasaṃhita’ có nghĩa là có liên quan đến Pháp Bảo (Dhamma), ‘gīta’ là bài hát hay ca hát, và ‘vaṭṭati’ là thích hợp. Khi ca hát các bài kệ về Tám Chiến Thắng Cao Thượng của Đức Phật, tâm tham (lobha-citta) và tâm sân (dosa-citta) không thể sanh lên. Trong khi thực hiện kim thân của Đức Phật cũng như vẽ họa các hình ảnh Đức Phật, tâm trí tập trung vào các Ân đức của Đức Phật sẽ trở nên hân hoanhạnh phúc.


Nếu một ai đó ca hát một bài hát vô nghĩa, chẳng hạn như: “Người yêu ơi! Tôi đang điên cuồng! Tôi đang điên cuồng!” thì nó chẳng có ích lợi gì cả, và những tâm bất thiện có thể sanh lên. Cho nên, chúng ta không nên ca hát bằng cách biến Pháp bảo (Dhamma) thành bài hát, tức là phổ nhạc Pháp bảo (Dhamma). Tuy nhiên, những bài hátliên quan đến Pháp Bảo (Dhamma) mà có thể mang lại lợi íchhạnh phúc thì nghe vẫn tốt, chẳng hạn như những bài kệ về Tám Chiến Thắng Cao Thượng hoặc bất kỳ bài hát tiếng Miến nào có liên quan đến Đức Phật và các Ân đức của Pháp Bảo (Dhamma).

Những người vẫn còn ước muốn nghe nhạc hoặc xem phim ảnh, v.v..., có thể nói: “Tham ái sẽ sanh lên nếu tôi không biết cách nghe hoặc cách xem một cách hợp lý. Nếu tôi biết cách nghe hoặc cách xem một cách hợp lý, thì nó lại là một dạng thiền.” Thật ra, họ muốn giả vờ rằng họ đang thực hành thiền khi nghe hoặc xem một buổi diễn. Cách suy nghĩ này hoàn toàn không nên có. Họ nên quan sát chính thân và tâm của mình và tự hỏi: “Cái này có phải là tham không? Cái này có phải là hành thiền không?”

Đức Phật không cấm chế ca nhạc và vẻ đẹp. Có một cuốn sách được viết tại một quốc gia khác có tên gọi “Buddhism In Beauty”. Phật Giáo ghi nhận vẻ đẹp. Đức Phật cho phép các hình ảnh trang trí trong tự viện. Nhưng không phải các hình ảnh của phụ nữ vì nó có thể làm gia tăng sự luyến ái (taṇhārāga). Ngài cho phép những thiết kế hoa văn và các tranh vẽ trong tự viện. Ngài cho phép trang hoàng tự viện. Ngài đã không cấm việc trang hoàng tự viện.
(Phân Tích Duyên Khởi Theo Duyên Hệ)

Trích từ: Phân Tích Duyên Khởi Theo Duyên Hệ



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2018(Xem: 7290)
06/06/2019(Xem: 14207)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.