Người Xuất Gia Cần Tránh Những Cơ Hiềm, Tổn Hại Cho Đạo

10/07/20234:27 SA(Xem: 2244)
Người Xuất Gia Cần Tránh Những Cơ Hiềm, Tổn Hại Cho Đạo
NGƯỜI XUẤT GIA
CẦN TRÁNH NHỮNG CƠ HIỀM, TỔN HẠI CHO ĐẠO

Đăng Tâm (Thích Quảng Kiến)

img-6170-8079
Một số người lạm xưng là "sư thầy", cũng có một số Tăng Ni hẳn hoi đã tham dự, thậm chí đứng ra tổ chức các hoạt động giải trí nơi công cộng, mua vui cho khán giả, được sử dụng như một yếu tố "lạ", gây nên nhiều bức xúc trong dư luận, đặc biệt là trong mùa An cư kiết hạ - Ảnh: Internet

Gần đây, trên mạng xã hội rộ lên hình ảnh một vài tu sĩ trẻ tổ chức các hoạt động giải trí, tiệc chay nhân danh gây quỹ từ thiện, tổ chức khóa tu..., khiến dư luận bức xúc, nhất là đang trong mùa An cư kiết hạ. Dịp này,  xin giới thiệu lại bài của Đăng Tâm (TT.Thích Quảng Kiến), chia sẻ cùng bạn đọc.

Tăng-già là một đoàn thể thanh tịnh, tuy hướng đến mục đích giải thoát, giác ngộ song vẫn sống giữa trần thế. Thế nhân đầy những xúc xiểm, cơ hiềm; Tăng-già thì ngược dòng đời, thong dong giữa hai bờ, tránh cực đoan hay thái quá. Tăng lấy giới làm hương, lấy định làm áo, lấy tuệ giác làm hoa tô điểm, lấy nhẫn nhục làm sàng tòa…

Trước khi nhập Niết-bàn, Đức Phật đã ân cần dặn dò: “Các thầy Tỳ-kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như Lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy”.

Tịnh giớiĐức Phật chế định cho các thầy Tỳ-kheo, theo Tứ phần luật, gồm 250 giới (Tỳ-kheo-ni 348 giới), trong đó có thể tạm phân định làm 2 phần: giới luật (những giới điều cấm tội lỗi thực sự) và oai nghi (những giới điều cấm hành vi bất xứng). Việc giữ gìn giới luậtoai nghi ấy khiến cho Tăng được gọi là Chúng trung tôn - bậc đáng được kính trọng.

Có thể thấy, Tăng-già là một đoàn thể, trong đó mỗi một thành viên đều phải nỗ lực tôn kínhgiữ gìn tịnh giới, thuộc về tự nội; bên cạnh đó, để cho đoàn thể này trở thành tấm gương cho đời, mỗi thành viên còn phải biết giữ gìn hình ảnh của đoàn thể, bằng cách tránh những cơ hiềm không đáng có - tức đối ngoại.

Trong giới luật Phật chế, có rất nhiều điều giới liên quan đến tị hiềm như thế, phần lớn thuộc về oai nghi của các vị Tỳ-kheo, chứng tỏ Đức Phật luôn xem trọng mối tương tác giữa đoàn thể Tăng-già và cộng đồng xã hội.

Tị hiềm nghĩa là tránh trước đi, không làm việc gì đó vì sợ dễ bị nghi ngờ, hiểu lầm, ghét bỏ. Do đó, để thế nhân không nghi ngờ mình, bản thân mỗi vị Tăng phải biết cẩn trọng trong mỗi hành vi, cho dù hành vi đó không trực tiếp gây ra tội, ví như nói năng hay ăn mặc phải trang nghiêm, chỉnh tề; thầy Tỳ-kheo không vào khất thực ở những nhà chỉ có mỗi phụ nữ v.v…

Theo sự phát triển của xã hội, nhiều điều giới thời Đức Phật khó có thể áp dụng triệt để trong thời đại ngày nay, do đó theo tinh thần “khai giá” (linh hoạthạn chế), những “khinh giới” (giới nhẹ), như có thể thấy, đã được gia giảm, linh hoạt phần nào trong đời sống Tăng-già hiện đại. Tuy nhiên, dù linh hoạt thế nào thì cốt yếu của giới luật vẫn là xây dựng đạo đức trên nền tảng giải thoát, nên “thiểu dục tri túc” và “tàm quý” là điều không thể “linh hoạt”.

Những điều nói trên ít nhiều liên quan đến sự việc trước đây trên truyền hình và internet xuất hiện “hai nhà sư hát triệu view” tham gia chương trình Tuyệt đỉnh song ca 2017 gây xôn xao dư luận. Dù đã được các cơ quantrách nhiệm đính chính rằng họ chỉ mang hình thức tu sĩ chứ không phải Tỳ-kheo, song qua đó, sự việc vẫn khiến cho cộng đồng xã hội quan tâm nhiều hơn đối với các hành vi của người tu sĩ Phật giáo.

Dù trong thời đại nào đi nữa, thiết nghĩ, người tu sĩ Phật giáo cũng cần phải gìn giữ hình ảnh tốt đẹp cho đoàn thể Tăng-già thanh tịnh. Vì lẽ, giới luật chính là thọ mạng của Tăng-già, giới luật còn là Phật pháp còn, giới luật mất là Phật pháp mất.

Người tu cũng không nên bất cẩn, phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”. (Theo báo Giác Ngộ)






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/07/2021(Xem: 3641)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.