Tùy bút: TIỄN BIỆT DÌ SÁU PHỞ

11/03/20195:47 SA(Xem: 2533)
Tùy bút: TIỄN BIỆT DÌ SÁU PHỞ

Tùy bút

TIỄN BIỆT DÌ SÁU PHỞ

blank


Môt người quen
Đã đi rồi
Nếp nhăn còn đọng, nụ cười còn vương
Bóng hình loáng thoáng trong gương
Chập chờn cõi mộng
Trời buồn
Đất im...


         Dì Sáu, chủ nhân "Quán Phở Cứu Đói", dân lao động nghèo thường gọi vậy với lòng mến thương yêu quý. Những năm sau 1975, nhất là thời bao cấp gạo châu cũi quế, quán phở xuất hiện với giá "rẻ gần như cho" mà ăn vẫn ngon miệng, vẫn no bụng, đã trở nên nổi tiếng nhất Nha Thành. Cả gia đình của Dì hợp lực từ già đến trẻ dồn hết tâm huyết cho cái quán Phở "lấy công làm lời" này.

         Thoạt đầu, quán bán ở đường Sinh Trung, mặt sau của nhà từ đường, là nơi đến từ lúc mờ sương của những tài xế xe lam, xe ngựa, xích lô, ba gác... và những người nông dân lam lũ từ ngoại thành chở rau cải hoa quả về bỏ các vựa ở Chợ Đầm. Sau, quán dời về mặt tiền nhà từ đường 67 Nguyễn Thái Học, gần chợ hơn, thu hút khách ở "'chợ âm phủ" họp từ nửa đêm về sáng, mới bắt đầu “lừng danh”.

         Năm 1992, tôi viết bài phóng sự xã hội "Phở Bình Dân: bạn của dân nghèo" được đăng trên trang nhất báo Khánh Hòa Chủ Nhật, minh họa rõ đẹp với hình ảnh của quán có hai cây trứng cá xòe tàn mát rượi trên đầu thực khách. Từ đó, không chỉ có dân nghèo đến thưởng thức "Phở Cứu Đói", mà người khá giả đi xe máy, xe ô tô biển số xanh số đỏ, và khách du lịch phương xa cũng ghé lại, xe đậu tràn lòng đường...

         Dì Sáu là Mẹ của mấy anh chị em hàng xóm thân thiết với anh chị em nhà tôi. Hai ngôi nhà từ đường sát bên nhau, có kiến trúc hao hao giống nhau, nên chúng tôi chơi với nhau từ thuở còn ấu thơ, niên thiếu, đương nhiên giữa hai nhà có mối thâm giao cố cựu.

        Năm 2014, quán “Phở Cứu Đói” nổi tiếng Nha Trang đóng cửa, gia đình bán nhà dời ra ngoại thành an cư. Nhân duyên đưa đẩy đến năm 2018, tôi dời nhà từ phố trung tâm về ngoại thành yên tĩnh, lại làm hàng xóm với gia đình của Dì Sáu..

Dì Sáu, Phật tử pháp danh Diệu Chơn, mới ra đi vào sớm ngày mồng 3 tháng 2 Kỷ Hợi (08/3/2019), sau một giấc ngủ yên lành, thọ 82 tuổi.

        Dì Sáu. Đó là một người Mẹ đôn hậu, chất phác, chân quê.
        Những người con của Dì đã vĩnh viễn mất đi cả một bầu trời đầy trăng sao lung linh lấp lánh, mất đi cả một đại dương mông mênh dạt dào tình yêu thương...
"Mồ côi Mẹ"!
          Nghe thật xót xa điếng lòng...

          Đám tang của Dì Sáu vào sáng nay (10/3/2019), có sự  quang lâm hộ trì của chư tăng chùa Thiên Phú (Thượng tọa trụ trì Thích Tâm Tịnh, sám chủ lễ), và chư ni chùa Sư Nữ Vạn Thạnh (75 Nguyền Thái Học), là hai “chùa hàng xóm” mới và cũ của gia đình Dì, nên buổi tiễn đưa Dì ra nghĩa trang phía Bắc để hỏa táng thật trang nghiêm, ấm cúng.

          Nam mô Tiếp Dẫn Đạo sư A Di Đà Phật.

          Cầu nguyện cho hương linh của Dì Sáu sớm siêu thoát về cõi An Lành.

blank

Một người lạ
Cũng như quen
Cuộc vui rời bỏ
Cuối đêm
Đầu ngày
Trống tang dội tận nơi này
Nhịp tim thùm thụp 
Gió bay lá vàng...

Tiễn người thân
Đã bao lần
Biệt tăm mất dạng 
Hồng trần xôn xao
Lệ tuôn rơi
Tiếng nghẹn ngào
Ái biệt ly khổ 
Ôi chao ngậm ngùi...

Trời tây sắp tắt mặt trời
Dòng thơ ly biệt tiễn người ra đi
Nghĩa tình để mắt cay cay
Nén hương rung cảm
Xước trầy
Con tim.

Tâm Không - Vĩnh Hữu

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/01/2022(Xem: 3161)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.