Thư Viện Hoa Sen

Thân Đâu Tâm Đó

01/07/20144:14 CH(Xem: 8095)
Thân Đâu Tâm Đó

Thân đâu tâm đó
Trần Kiêm Đoàn

Thật không ngờ cái thói quen nó lại ngang bướng đến như thế. Khi người ta đã quen với nó rồi thì bỗng một ngày đẹp trời nào đó, cái thói quen đứng lên kèn cựa với cuộc sống đang trôi chảy ngoài kia. Cái thói quen đầy ngã mạn, chống nạnh, nhìn cái thân im lặng đầy kham nhẫn và lớn tiếng tuyên bố “Ta là vậy đó!”. Hèn gì Homère từng kêu lên: “Ôi, thói quen là một thiên tính thứ hai!”. Được dịp đến chùa Diệu Nhân ở thành phố Rescue, miền Bắc California nước Mỹ, để tham dự khóa tu học ba ngày với tiêu đề “Thân đâu tâm đó”, tôi muốn ghi lại sự xung đột nội thân tâm của chính mình trong khung cảnh “vô môn quan” của suy niệm và thực tế.

DieuNhan_hinh_14
Một góc chùa Diệu Nhân - Ảnh: dieunhan.net

Chúng tôi đến chùa Diệu Nhân: Chùa ở trên đồi cao, xung quanhnúi rừng trùng điệp. Những giờ tọa thiền tĩnh lặng như mất hút trong rừng thu. Sự im ắng của suối thiền, tâm định đôi khi chợt lao xao với tiếng gió qua đồi, tiếng lá xào xạc, tiếng chim gọi bầy, tiếng phong linh lắt lay ngoài hiên. Chín giờ tọa thiền, cộng lại là hơn một ngày từ sáng đến chiều ngồi trầm tư mặc tưởng! Vì đã có thói quen ngồi tĩnh lặng hàng ngày - thường là 30 phút - ở nhà, nên khi ngồi ở chùa đâu được chừng nửa giờ là sau đó tôi bắt đầu cảm thấy “không yên”. Cảm giác ngứa ngáy từ đâu hiện về trên da thịt. Những vọng tưởng nối đuôi nhau khởi lên. Cảm giácý nghĩ hợp lại (có thể gọi là “Tâm” chăng) tấn công khối thân thể ngồi xếp bằng theo thế bán-già. Tôi cố sức muốn đuổi cái “tâm” đi cho thân xác được ngồi yên mà… thiền định. Nhưng cái tâm đeo riết cái thân, càng muốn định tâm thì thân tâm càng hỗn loạn. Sau buổi ngồi “thiền” một giờ đầu tiên với đại chúng ở chùa tôi cảm thấy mệt nhoài.

Nhưng nghĩ xa, nghĩ gần, rồi cũng phải dọn mình để tiếp tục “vào thiền” theo đại chúng.

Nửa giờ sau của buổi ngồi thiền kế tiếp, tôi thử dùng “trí” để chọi với cái “tâm”. Mở đầu cuộc… phản công, tôi bắt cái thân mình phải ngồi yên, nhắm mắt. Tôi cố duyệt lại ba chưởng lực căn bản của Thiền có dạy trong kinh Viên giác là: Chỉ (chặt đứt mọi ý tưởng, cảm nhận, cảm xúc vừa dấy lên), quán (đắm mình suy tưởng về một hình ảnh, ý tưởng, chuyện, hay đề tài nào đó), tịnh (dọn sạch đầu óc và giữ cho thân tâm hoàn toàn rỗng lặng). Tôi cố nhớ lại 25 vị thế tương tác của chỉ <> quán <> tịnh khi tọa thiềncảm thấy cả thân và tâm của mình như hai đứa trẻ chơi trò cút bắt nhau. Chúng chỉ tạm ngừng lại khi đứa này bắt được đứa kia. Tâm tôi láu lỉnh chạy nhảy tung tăng trong lúc thân tôi bị buộc lại. Chân co, tay xếp, mắt nhắm, tai mắt mũi lưỡi đều ở thế “tịnh” như thế này thì làm sao tôi có thể chụp bắt được “thằng tâm” hiếu động vừa ở trong tôi, vừa ở ngoài tôi, vừa nhảy tưng tưng quanh địa cầu, vũ trụ.


tuong phat thich ca
Tâm không điểm tựa mới là chân tâm

Tâm không điểm tựa mới là chân tâm - ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm 

Hay bởi tôi chưa biết mặt mũi tâm tôi như thế nào nên không biết nó giống cái gì và diện mạo ra làm sao nên nó đứng sờ sờ bên cạnh tôi mà không cách nào tóm nó được?

Cũng giống như quan niệm của phần đông đại chúng, tôi thường nghĩ một cách “chỉn chu” rằng, tâm cũng là một “thực thể” dễ nắm bắt như thân; nhưng chỉ có khác là ở phạm trù tinh thần. Mỗi người đều có một cái tâm như có một trái tim ở trong người. Người Trung Quốc đồng hóa khái niệm “tâm” với trái tim. Người phương Tây cũng diễn đạt cảm xúc yêu thương với “love with all my heart - yêu thương với cả trái tim”. Nhưng khi họ dịch chữ tâm trong đạo Phật thì lại dịch là “mind: tâm trí và mindfulness: chánh niệm”. Nói tóm lại là người ta nói đến tâm cũng như nói đến Trời và Đất. Nó trên đầu ta, trong lòng ta, dưới chân ta mà chẳng ai với tới. Người ta cứ tưởng tâm, Trời, Đất là của mình vì lúc nào cũng có nó bên cạnh nhưng chẳng có ai nắm được trong lòng bàn tay.

Sáu lần ngồi thiền còn lại trong khóa tu học, tôi nhất định phải dùng một nửa ba mươi phút sau của “cảm giác ngứa ngay bất an” để đè cái tâm bất an của mình xuống. Tôi kiếm cái đầm tư tưởng mà nện xuống cho chặt cái tâm vượn lăng xăng của mình bằng cách nhớ lại những câu hỏi đậm nét nhất trong chương trình tu học.

Tâm là gì?

Có lẽ đây là câu hỏi lớn nhất chiếm lĩnh tâm trí mọi người nhiều mặt mà nhất là trong lĩnh vực tôn giáotriết học. Ai cũng ngỡ là mình biết rõ cái tâm của mình qua những cảm xúc, cảm thọ nhất thời. Nhưng khi đặt nó trong mối tương quan “Thân đâu tâm đó” thì tìm mặt mũi cái tâm như thế nào mà kiếm hoài không ra. Cũng chẳng có gì lạ. Từ thời Vệ Đà Ngữ Tuệ, mấy nghìn năm trước khi Đức Phật ra đời, các đạo sư Ấn Độ đã cất công đi tìm cái tâm ngoài thân xác mà tìm không ra. Phái Khổ Hạnh thì cứ tưởng diệt thân xác là tâm hiển lộ. Phái Hưởng Lạc thì cứ nghĩ là chăm bón cho cái thân xác căng phồng lên thì tâm sẽ hớn hở bày ra đứng trên thân xác mà ca bài hành lạc thú. Nhưng tâm vẫn cứ nằm trong góc khuất của một vùng trời bí ẩn. Trong đợt tu học này, tuy tìm tâm chưa ra, nhưng tôi quyết phải tìm tâm - ít nhất là cái tâm bé nhỏ như hạt cát, hạt bụi của mình - để đóng vào khung “Thân đâu, tâm đó” cho khỏi trễ tràng chuyện công phu!

Tôi cũng ngồi xếp bằng, nhắm mắt quan sát hơi thở theo cả trăm người đang ngồi trong tiền đường nhà chùa lặng lẽ như nhau. Ba mươi phút trôi qua. Cơn ngứa ngáy bắt đầu. Tôi hé mắt nhìn qua khung cửa kính. Là mùa thu đủ màu xanh, nâu, vàng, đen, trắng đỏ... cái rụng chao mình xuống đất, cái lắt lay nương mình theo gió. Tôi nghĩ cái tâm của tôi đã ra ngoài khung cửa sổ, đến bên những ngọn lá và chờn vờn theo gió, tắm gội nắng vàng và say sưa bay nhảy. Rồi gió mạnh, thổi rạp những ngọn cây, cả bầu trời xanh thăm thẳm và từng dải mây hồ hải bay qua. Thiên nhiên bao la quá và tôi nghĩ đến “tam thiên đại thiên thế giới, hằng hà sa số chư Phật...”. Tôi cảm thấy như đôi mắt mình đang đưa tiễn, nâng cao cái tâm của mình trở thành rộng bao la như vũ trụ. Tôi bay theo tâm và rời thân xác lúc nào không hay. Bỗng có tiếng động nhè nhẹ và cái thước gỗ bảng lớn như cái quạt giấy đụng vào vai tôi, rồi có tiếng nhắc êm nhẹ của một vị sư cô hộ thiền: “Chú ngồi thẳng lên và nhích đầu về phía bên trái một chút.” Tâm tôi bay vút từ không gian mơ mộng ngoài kia và nhỏ lại thành một điểm trên vai. Tâm (hay ai, hay lực gì) truyền lệnh cho tôi phải vâng lời sư cô ngồi thẳng lưng và nhích đầu về bên trái. Rồi nhéo một cái như kim đâm trên má phải. Tôi xòe tay đánh “bép” vào chỗ đau trên má. Ồ thì ra con muỗi từ ngoài sân bay vào đốt trên má tôi. Trong một thoáng rất nhanh, tôi có cảm giác như tâm tôi co rúm lại thành một điểm trên má...

Cứ thế, cảm xúc, suy nghĩcảm giác của tôi thay đổi và biến hiện không ngừng. Thân tôi ngồi yên một chỗ; trong khi tâm tôi bay khắp mười phương và mơ tưởng tới ba nghìn thế giới hay co lại thành một chỗ trên vai, một điểm trên má. Đó là tâm, một mảnh của tâm hay không phải là tâm. Nếu là tâm thì tâm là gì; nếu không là tâm thì tâm là gì?

Chẳng có một định nghĩa hay một khái niệm nào về tâm được xác định hay trở thành khuôn thước cả.

Trong im lặng, một ý tưởng dấy lên: tâm là một trạng thái của tánh KhôngDuyên khởi chăng? Nghĩa là tâm khônghình tướng thường hằng, nhưng tâm lại xuất hiện dưới thiên hình vạn trạng tùy theo những điều kiện khởi lên và tác hợp gọi là “duyên” mà thành, mà hiện, mà biến chuyển không ngừng. Thân như đáy giếng sâu, như mặt hồ phẳng lặng. Tâm như một đêm trăng, một buổi chiều, một cơn bão, một chiếc đò ngang dọc trên sông. Sông ngời bóng trăng, tím lịm buổi chiều, dậy sóng quay cuồng trong cơn bão, đẩy nhẹ thuyền đi. Nhưng không bị cột buộc vào nhau. Tâm là tất cả, là một và không là gì cả. Rồi không vẫn hoàn không. Tôi cảm thấy một niềm vui nhẹ nhàng hiện đến khi có tiếng chuông xả thiền thanh thoát gióng lên. Thân đâu tâm đó hay thân đó tâm đâu hay thân tâm đâu đó làm sao xác định được và có gì quan trọng đâu mà phải gán ghép, mong cầu trói buộc hay tách rời nhau.


DieuNhan_hinh_16Chùa Diệu Nhân vào xuân - Ảnh: dieunhan.net

Tâm ở đâu?

Giờ ngồi thiền kế tiếp trong khóa tu học tôi cứ mong ba mươi phút đầu trôi qua cho nhanh để được sống hạnh phúc một mình trong nửa giờ còn lại. Cả mấy nghìn năm tri thức của nhân loại đuổi theo cái bóng của tâm mà chưa hề có ai bắt gặp. Những sự suy tư uyên áo nhất của nhân loại cũng phải buông tay hay phỏng đoán mơ hồ qua những diễn đạt “mờ mờ nhân ảnh”. Bởi một khi có bóng thì phải có hình, có gốc sinh ra, có nơi nương tựa. Nhưng tâm ở khắp nơi mà không ở đâu cả thì làm sao có thể chụp hình, vẽ bóng cho tâm.

Chuyện Đức Phật Thích Ca thuyết thiện giả A Nan định vị tâm ở đâu tới bảy trường hợp ghi lại trong kinh Lăng nghiêm quả thậtlinh độngthú vị. Đó là tâm cảnh trong ống kính vạn hoa: tâm ở trong ta, tâm ở ngoài ta, tâm ở giữa ta, tâm núp sau đuôi mắt ta... tất cả chỉ là những khái niệm khai mở mang tính giả định. Trong khi A Nan theo thói thường trần thế, quyết phải tìm cho tâm một chỗ dựa, một chốn nương thân thì Đức Phật dùng tuệ quang minh đuổi tâm chạy quanh cho đến khi A Nan buông tay không thể tìm cho tâm một điểm tựaTâm không điểm tựa mới là chân tâm - ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm - vì còn điểm tựa là còn dính mắc. Tâm là hạt bụi, là mảnh hình hài, là buồn vui thế sự, là tiếng sấm nổ bùng, là thiên võng khôi khôi - lưới trời lồng lộng - bao trùm vũ trụ mà còn dính mắc vào đâu thì tâm sẽ đông cứng lại thành tượng đài hay triết lý mà tan biến.

Mỗi thân xác, mỗi mảnh hình hài đóng vai một trợ duyên hay một nghiệp quả để soi bóng trong mặt hồ phẳng lặng của tâm. Tâm là dòng nước luân lưu vô tận. Thân thì có thể trợ duyên hay có khi đeo theo nghiệp quả để biến tâm thành tâm thiện, tâm ác, tâm tham, tâm xả, tâm tà, tâm định, tâm có, tâm không... Thân làm biến đổi tính chất của tâm thành vô cùng vô tận như một vụm nước trong có thể biến thành bát chè xanh, chén nước mắm, tô canh, hũ tương, chén thuốc độc, chén thuốc bổ... tùy theo chất dùng hòa tan trong đó. Tâm sẽ biến chuyển theo thân mạngnghiệp lực của sinh thể. Cái sinh thể còn phải đeo mang thân xác phải dựa vào tâm để có linh hồn. Nên khi tâm dính vào thân nào đó thì tâm trở thành “thuộc tính” của thân, của nhân vật nào đó mang cái thân tứ đạinghiệp báo trùng trùng. Tâm A Dục Vương thời chưa gặp Phật hòa tan với nghiệp sát mà biến ông thành bạo chúa. Nhưng khi tâm vua A Dục được Phật lực khai thị rồi thì cũng tâm đó nhưng lại được hòa tan với suối nguồn sám hối, từ bi, trí tuệ mà biến ông thành đại hiền vương hộ pháp, độ sinh. Cùng một thân xác nhưng tùy theo trạng thái của tâm mà thay đổi. Xưa Thượng toạ bộ chia ra làm 141 loại tâm (89 tâm vương và 52 tâm sở). Đến Tuệ Trung thượng sĩ, thầy của Phật hoàng Trần Nhân Tông, thì tâm là “bất khả thuyết - không thể nghĩ bàn”:

 Phật! Phật! Phật! Bất khả kiến!
 Tâm!Tâm!Tâm! Bất khả thuyết!
 Nhược tâm sanh thời thị Phật sanh.
 Nhược Phật diệt thời thị tâm diệt

 (Phật tâm ca - Tuệ Trung thượng sĩ)

Nghĩa là:

 Phật! Phật! Phật! Làm sao thấy rõ!
 Tâm! Tâm! Tâm! Rất khó nghĩ bàn!
 Có tâm, có Phật rõ ràng,
 Không tâm, không Phật hai đàng đều không.

Xưa, có lần tăng Huệ Giác hỏi đại sĩ Tuệ Trung:

“Các vị tôn đức ngày xưa nói: ‘Vô tâm tức là đạo’. Có phải vậy chăng?”

Tuệ Trung đọc bài kệ:

 Nguyên không tâm không đạo
 Có đạo chẳng vô tâm
 Tâm, đạo đều vắng bóng
 Biết nơi đâu truy tầm.
 (Bổn vô tâm vô đạo
 Hữu đạo bất vô tâm
 Tâm đạo nguyên hư tịch
 Hà xứ cánh truy tầm).

 Tăng hỏi tiếp:

 “Như vậy, kết luận là tâm ở đâu?”.

 Tuệ Trung:

 “Sắc chẳng phải không. Không chẳng phải sắc”.

 Vị Tăng lạy tạ lui ra và tự tìm kết luận, lẩm bẩm nói với mình:

 “Hỏi hay trả lời trong thế giới khái niệm không dính líu gì tới Đạo: Đạo phải được do chính mình thực chứng bằng thiền định, bằng nếp sống hành trì giới định tuệ”.

Lời kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa vang lên từ chánh điện. Chia tay. Nhưng không chia tâm vì thân tâm là một. Một hay muôn trùng có gì khác nhau khi không lại trở về không.

Rescue, California tháng 10 năm 2013

Trần Kiêm Đoàn

Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21566)
12/10/2016(Xem: 19492)
26/01/2020(Xem: 12163)
12/04/2018(Xem: 20444)
06/01/2020(Xem: 11247)
24/08/2018(Xem: 9635)
12/01/2023(Xem: 4153)
28/09/2016(Xem: 25342)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: