Bồ tát Quán Thế Âm

19/12/20143:08 SA(Xem: 19627)
Bồ tát Quán Thế Âm

BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM

John Blofeld - Như Tâm dịch

 

blankTrải qua những chuyến du hành khắp châu Á, nhà học giả Phật giáo người Anh John Blofeld đã trở thành một chuyên gia về Bồ – tát Quán Thế Âm. Trong thời gian lưu lại trên đất Trung Hoa vào thập niên 1930, ông đã gặp một vị Ni già đang hành đạo tại một tu viện hoang tàn. Sau khi từ chối vì cho rằng Blofeld sẽ chẳng học được gì từ một người thất học như mình, cuối cùng vị Ni già ấy bằng lòng thuật lại chuyện đời của ngài và hướng dẫn Blofeld hình dung ra Đức Quán Thế Âm theo phương pháp của ngài. Sự việc được John Blofeld thuật lại trong bài viết dưới đây, đã được đăng tải trên tạp chí Tricycle, số mùa Xuân năm 1996.

Nói huyên thuyên như hầu hết những người lớn tuổi, bà kể lể một câu chuyện không đầu không cuối về thời tuổi trẻ của mình, nhắc đến địa danh và quang cảnh làng quê của bà, thuật lại tính cách của những người anh em trai, những chị em gái, và rất nhiều những điều khác nữa…. Khi còn là một thiếu nữ, bà đã đính hôn, nhưng rồi vị hôn phu của bà lại bị giết chết trong một cuộc cãi vã không đâu, và thế là bà phải tìm đến Quảng Đông để mưu sinh với tư cách một người giúp việc. Chẳng có điều gì đáng kể xảy ra cho bà đến tận lúc bà bước vào tuổi ngũ tuần; khi ấy, người chủ của bà khiển trách bà về tội làm mất của bà ta một chiếc vòng bằng ngọc phỉ thuý, đã ra lệnh cho gia nhân đánh đập bà rồi đuổi bà ra khỏi nhà. Sau chuyện đó, bà Trương, như người ta vẫn gọi bà, đã phải lang thang để tìm việc ở một nơi thật xa Quảng Đông vì lời buộc tội bất công về việc trộm cắp vẫn gắn chặt với nhân thân của bà. Một buổi tối, bà vào nghỉ trong một ngôi đền được lập ra để thờ Đức Bồ – tát Quán Thế Âm, nơi đó có hai vị Ni đang hành đạo. Vào nửa đêm, bà bò đến tận giữa điện thờ và hướng về tượng Đức Bồ – tát để dâng lời cầu nguyện, một lời cầu nguyện pha trộn sự tuyệt vọng tột cùng với sự láu cá vặt của người nông dân:

“ Kính lạy Đức Quán Thế Âm, cuộc đời con như thế là hết. Không có tiền để sáng mai lên tàu, không có đủ sức khoẻ để tiếp tục đi bộ đến một thị trấn khác, cũng chẳng có tiền để ở lại nơi này. Con chẳng có gì cả. Người ta bảo rằng Ngài luôn giúp đỡ. Không chắc là con có thể tin họ, vì thế, xin Ngài hãy cho con thấy điều người ta nói là sự thật!”.

Khi bà đang kiếm bữa điểm tâm của mình bằng cách quét dọn một khoảnh sân và làm một số những công việc không tên vào buổi sáng sớm hôm sau, một vị thương gia trông có vẻ giận dữ tình cờ đi ngang qua, gào tướng lên một cách trống không, chẳng nhắm vào ai, “Bọn bất lương này đã bỏ ta mà đi. Tổ cha chúng nó chứ! Bây giờ lấy ra ai trông con nhãi con này đây? Cứ phải trông nom nó suốt cả ngày. Ta sẽ bỏ con bé này ở đây cho kẻ nào trong đám chúng bay bằng lòng trông nom nó với một giá phải chăng và một chút tiền thưởng cho đến khi ta trở về. Có kẻ nào trong đám phụ nữ áo đen kia sẵn lòng không?”.

Đó là một tình trạng bối rối thật sự. Người đàn ông độc mồm độc miệng nhưng có vẻ không có bản chất xấu xa kia đang rơi vào tình trạng khó xử với một đống hàng hoá là những bành vải to tướng cùng với một đứa cháu gái mới hai tuổi phải chăm sóc cách chỗ ở của họ đến hơn trăm dặm đường sông. Bà Trương đã tự nguyện đến với vị thương gia ấy để trông nom đứa bé, và đã làm ông ta hài lòng đến nỗi bà được giữ lại làm người bảo mẫu kiêm quản gia cho gia đình ông ta đến tận khi ông ta qua đời vài năm sau. Trong suốt thời gian ấy, bà đã được đối xử tử tế và được trả tiền công hậu hĩ, từ đó trở đi, không bao giờ bà còn nghi ngờ rằng tất cả những chuyện đó không phải là kết quả của sự can thiệp của Đức Quán Thế Âm cũng như không bao giờ bà quên cầu nguyệntạ ơn Bồ – tát mỗi sáng sớm và mỗi chiều tối.

Thưa ông, ban đầu thì tôi chỉ niệm danh hiệu Ngài mà thôi. Nhưng như vậy không đủ. Tôi muốn được nhìn thấy Ngài. Thế là tôi đến ngôi đền ở huyện Khai Bình hỏi xem phải làm thế nào và đã được một vị sư ở đây hướng dẫn tôi một phương pháp thích hợp. Ông chỉ cần ngồi trên một đỉnh đồi hay một nơi nào đó đủ cao để không nhìn thấy gì khác ngoài bầu trời xanh trước mặt. Nếu không thì có một mảng tường trống cũng được. Bằng cái tâm của mình, ông hãy làm cho mọi việc trống rỗng. Ông bảo rằng, nào có gì đâu. Và ông thấy nó như vậy, chẳng có gì cả, trống không. Rồi ông tự nhủ, À, có một cái gì đó. Hãy nhìn kỹ, đó là mặt biển với một vầng trăng đang dần nhú lên, tròn đầy, trắng bạc. Và ông nhìn thấy đúng như vậy, mặt biển ánh sáng bàng bạc của vầng trăng và những lượn sóng bạc đầu lăn tăn. Giữa bầu trời xanh đen ở trên cao, lửng lơ một vầng trăng vàng to – sáng nhưng không làm loá mắt – một ánh sáng dìu dịu, ông có thể tự nhủ. Ông cứ nhìn thẳng vào vầng trăng một lúc lâu, với cảm giác an bình, hạnh phúc. Thế rồi vầng trăng nhỏ dần, nhưng sáng hơn, sáng hơn cho tới khi ông thấy hình ảnh đó giống như một hạt ngọc trai hay là một mầm sáng rất sáng mà ông chỉ có thể cố gắng lắm mới nhìn thẳng vào đó được. Hạt ngọc trai ấy bắt đầu nở lớn, và trước khi ông biết điều gì xảy ra, thì đó chính là Đức Quán Thế Âm đang đứng giữa bầu trời, y phục lộng lẫy trong một màu trắng sáng, chân đặt lên một đoá sen bập bềnh trên mặt sóng. Một khi mà ông đã biết cách làm thế nào để thấy được Ngài, thì ông thấy Ngài, cũng rõ như tôi thấy ông ngồi đây trước khung cửa sổ – thật là rõ – vì gương mặt của Ngài không hề bị che khuất; cũng thế, y phục lộng lẫy của Ngài toả sáng và một vầng hào quang toả tròn quanh đầu Ngài, bên cạnh đó là cả một vầng hào quang hình bầu dục toả khắp thân Ngài. Ngài mỉm cười với ông – nụ cười sao mà đầy từ ái. Ngài rất hài lòng trông thấy ông đến nỗi lệ Ngài ứa ra. Nếu ông giữ được tâm mình tĩnh lặng bằng cách chỉ niệm thầm danh hiệu Ngài và không cố gắng quá, Ngài sẽ hiển hiện ở đấy lâu, thật lâu. Khi Ngài biến đi, hình ảnh Ngài sẽ nhỏ dần. Ngài không biến trở thành hạt ngọc trai mà Ngài chỉ hiện ra nhỏ dần nhỏ dần khiến ông còn thấy rõ hình ảnh của Ngài cho đến lúc cuối cùng ông không còn trông thấy Ngài nữa. Thế rồi ông nhận ra rằng cả bầu trời và mặt biển đều biến mất theo. Thực ra chỉ có khoảng không là biến mất mà thôi. Chứ còn cái không gian từ ái vẫn hiển hiện mãi mãi. Không gian từ ái ấy còn mãi nếu ông có thể hành động với thái độ vô ngã. Không hề có ông đối với không gian từ ái ấy; ông thấy đấy, chỉ có không gian ấy mà thôi, không có ông”.

Cho đến lúc chấm dứt lời kể, đôi mắt của vị Ni già vẫn nhắm chặt; chẳng có gì nghi ngờ là vị Ni già đã thực sự nhìn thấy đúng những gì mà ngài vừa mô tả. Đó là một trong những kinh nghiệm cảm cảm xúc sâu sắc nhất mà tôi đã trải qua trong đời. Nhìn thấy vị Ni già ngồi tựa vào lưng chiếc ghế dựa, tôi quyết định bằng mọi giá không thể quấy rối trạng thái an bình của ngài; vì thế, tôi lặng lẽ đặt lên mặt bàn một “khoản tiền hương khói” rồi len lén rút lui. (TC. Văn Hóa Phật Giáo)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20178)
12/10/2016(Xem: 18124)
26/01/2020(Xem: 10629)
12/04/2018(Xem: 18873)
06/01/2020(Xem: 9588)
24/08/2018(Xem: 8425)
12/01/2023(Xem: 2735)
28/09/2016(Xem: 24084)
27/01/2015(Xem: 23250)
11/04/2023(Xem: 1985)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.