Thư Viện Hoa Sen

Phần 2: Bức thư "tế nhị" đầu đời của tiểu Pháp Đăng

23/03/20167:18 SA(Xem: 7249)
Phần 2: Bức thư "tế nhị" đầu đời của tiểu Pháp Đăng
 photo 111_zpsnx1hibke.jpg - Dậy dậy...Huynh ơi!
 
  Pháp Bảo kêu to:
 - Tới giờ công phu sáng rồi kìa sư huynh Pháp Đăng. Mau dậy để còn      chuẩn bị đi học sớm, hôm nay là ngày đầu tuần khai giảng làm lễ chào  cờ nữa đó. À! Huynh là lớp trưởng nên phải càng đến sớm hơn để làm  gương "mở hàng" đầu năm học á nha.
 Nhìn đồng hồ báo thức chỉ mới đúng 3 giờ sáng.
 Pháp Đăng bảo:
 - Sư huynh kí đầu bây giờ. Làm gì mà dậy sớm vậy, còn gần 1 tiếng  đồng hồ nữa mới tới giờ công phu mà.
 Pháp Bảo cười:
 - Thì đệ lo xa vậy thôi! Vì hôm nay được đi học lại, nên đệ mừng quá    không ngủ được, cứ nằm mong cho trời mau sáng. Thấy huynh nằm ngủ ngon quá, đệ phát hờn và ganh tị vậy thôi!
Pháp Đăng xoa đầu Pháp Bảo và nói:
- Thôi! Ngủ tiếp đi ông tướng. Làm như ham học lắm vậy. Bộ tính sau này làm Pháp sư hả.
Năm nay, Pháp Bảo chuyển trường sang học lớp 8 nên được nhà trường sắp vào học chung với sư huynh Pháp Đăng để tiện việc đưa rước và kèm cho Pháp Bảo trong việc học tập. Vì Pháp Đănghọc sinh giỏi 7 năm liền với đạo đức tốt và nhất nhì trong danh sách học sinh giỏi cấp trường.
Pháp Đăng hô to:
- Nguyễn Thị Cái Út,....Có. Trần Trung Kiên,....Có. Lê Đình Quốc Bảo, Pháp Bảo đáp:
- Dạ có....
Thưa cô: Báo cáo, hôm nay tỷ số 30. Hiện diện 29, vắng 1. Báo cáo hết. Pháp Đăng nói trong vẻ nghiêm nghị và đầy oai phong của một vị lớp trưởng vốn dày dặn kinh nghiệm.
- Cô cảm ơn tiểu. Cô đáp.
Cô nói tiếp:
- Hôm nay ngày đầu năm học, lớp ta sẽ bầu thêm cán bộ lớp để phụ với lớp trưởng điều hành lớp. Bây giờ đầu tiên là bầu lớp phó văn nghệ, em nào tự nguyện thì giơ tay lên.
Cái Út chưa gì đã vội giơ tay thật cao để tranh thủ giành lấy cái chức vụ sở trường mà mình vốn đã đợi chờ bấy lâu. Với nước da đen sạm nắng, mái tóc đuôi gà và đôi mắt một mí, đặc biệt là hàm răng sún cái nhô ra, cái thụt vào không chút hàng ngũ đã tạo cho Cái Út một nét đẹp thôn quê riêng biệt của cô học trò ở tuổi mới lớn. Còn giọng hát thì không chê vào đâu được khi mức độ nổi tiếng tầm khối lớp cấp 2, nên được mọi người đặt cho cái biệt hiệu là "Giọng hót chim Oanh Vũ ở tuổi xế chiều" vì khi hát chỉ có nốt trầm chứ không có nốt bổng.
Vậy mà Cái Út vẫn tự tin để thử sức cạnh tranh với các đối thủ còn lại mà tranh cử với chức danh lớp phó văn nghệ với niềm tin cháy bỏng.
Pháp Đăng:
- Thưa cô, có bạn Nguyễn Thị Cái Út giơ tay ạ.
- Vậy bầu bạn đó làm lớp phó văn nghệ, các em đồng ý thì vỗ tay. Cô nói to.
Cả lớp ai cũng háo hức với những tràng pháo tay thật to, còn Cái Út thì lòng như trẩy hội, hớn hở và vui cười trong niềm sung sướng vô biên kèm theo đó là những lời chúc mừng của các bạn ngồi chung bàn, rồi Cái Út thầm nghĩ: "Đúng là Phật trời không phụ lòng cho người có tâm". Nghĩ thế rồi tự cười một mình trong niềm hãnh diện.
- "Hình như trong từng tia nắng có nét tinh nghịch bạn trai - Hình như trong từng hạt mưa có nụ cười riêng bạn gái" (Bài Tia nắng hạt mưa - NS Khánh Vinh) 2 - 3. Cái Út bắt nhịp cho các bạn hát ở mỗi đầu giờ sinh hoạt mà bạn nào cũng ôm bụng cười đáo để. Không phải vì chê Cái Út hát dở, mà vì vẻ mặt Cái Út mỗi lần bắt nhịp là cứ nhắm mắt lại, đưa hai tay làm điệu như một ca sĩ chuyên nghiệp thực thụ, cộng thêm hàm răng súng làm tôn lên vẻ hài hước ngộ nghĩnh của mình. Mấy đứa con trai trong lớp thì cứ liên tục trêu chọc:
- Cái Út ơi! Nghe Cái Út hát xúc động quá. Làm mấy bạn không kèm được dòng nước mắt nè. Rồi lại úa lên cười.
Đã nhiều lần Pháp Đăng phải đứng lên cứu vãn tình hình, nói đỡ Cái Út khỏi bị mắc cở trước những lời trêu chọc của các bạn. Thấy lớp trưởng lên tiếng là bạn nào cũng im, còn Cái Út thì những lúc như thế luôn nhìn Pháp Đăng trong niềm cảm phục.
"Bụi trần trên vạc áo nâu"...
Trên con đường quen thuộc của những buổi chiều tan học, Pháp Đăng vẫn đèo Pháp Bảo ngồi sau trên chiếc xe đạp cọc cạch băng qua những con đường làng đất đá với những cánh đồng lúa vàng trĩu nặng hạt.
Nhưng trong lòng Pháp Đăng thì luôn nghĩ ngợi với những chuyện vu vơ khó tả, lúc thì buồn, lúc thì tự cười và có khi lại cảm thấy lo sợ một điều gì đó mà con tim cứ đập liên hồi trong thổn thức.
Pháp Bảo ngồi sau ôm chặt sư huynh mà cứ liên hồi hô to:
- Sao huynh lựa ổ gà mà chạy vào không vậy! Coi chừng lát nữa cả hai "ăn trầu" bây giờ.
- Ừ! Lo mà ôm chặt vào đi nha. Hôm nay huynh cho đệ biết "nơi nao là bến bờ". Pháp Đăng đáp.
- Là sao? Bến bờ gì, huynh nói gì vậy. Pháp Bảo hỏi trong hụt hơi.
- Ừ! Thì là bến bờ chứ bến bờ gì? Vừa đáp mà Pháp Đăng vừa cười hít mắt trong hơi thở hỗn hễn. Làm quên đi những suy nghĩ lo lắnghồi hộp phút ban đầu.
Về tới cổng chùa. Pháp Đăng bảo:
- Tới bến bờ rồi kìa ông tiểu nhí của tôi ơi! Pháp Đăng cười.
- Trời! Về tới chùa thì nói về chùa, ở đó mà bến bờ, bến đậu.
- Ừ! Thì huynh ví dụ nha: Khi huynh chở đệ thì coi như vị thuyền trưởng, chiếc xe đạp là con thuyền bát nhã, đường làng gập ghềnhsóng gió phong ba, còn về tới chùa là bến bờ giác ngộ, đúng rồi còn gì nữa. À quên, còn đệ ngồi sau là chúng sanh đau khổ đã được huynh cứu vớt. Thấy huynh phân tích Phật pháp cao sâu không nè! Vừa nói mà Pháp Đăng ôm bụng cười.
- Huynh dám nói đệ là chúng sanh đau khổ hả! Mà sao huynh "sến" quá vậy. Hôm nay dám "thuyết pháp chợ đen" cho đệ nghe nữa chứ. Pháp Bảo đáp trong nụ cười hít mắt.
Nói xong, hai huynh đệ vào làm lễ thưa Thầy trụ trì và các huynh lớn sau khi đi học về. Như một lễ nghi thiết yếu của thiền môn.
Chiều nay, Pháp Đăng lại ra ngồi bên gốc cây Sala. Nhưng lần này không phải buồn khóc nhớ mẹ sau những thời kinh nữa. Mà Pháp Đăng đang rung rung lấy trong túi áo mình ra một bức thư mà sáng nay trong giờ ra chơi đã được Pháp Bảo gởi với lời nhắn:
 
"Có một cô bé nhờ đệ gởi cho huynh! Lúc đầu đệ không nhận nhưng cô ta năn nỉ quá, còn hứa sẽ khao đệ bọc trà đá đường để hậu tạ nên thôi đệ thực hành theo lời Phật dạy đức hạnh từ bi giúp người đang cần giúp. À! cô bé nhờ đệ là dấu danh tính và cấm mở ra đọc nữa chứ, làm như nghiêm trọng lắm vậy".
 
Pháp Đăng nhớ lại những lời nói của đệ Pháp Bảo sáng nay mà hồi hộp cằm lá thư trên tay với những suy nghĩ vu vơ, ngượng ngùng. Vì đây là lần đầu tiên trong đời có người viết thư cho mình. Cái cảm giác khó tả làm sao, vừa mừng vừa lo, vừa hạnh phúc.
Lấy lại bình tỉnh Pháp Đăng từ từ mở lá thư ra xem:
- Xin chào Anh tiểu thân mến!
Đây lần đầu tiên con viết thư cho anh tiểu. Nên mong anh tiểu hiểu, có gì không hiểu thì anh tiểu bỏ qua.
 
Con không biết phải xưng hô với anh tiểu thế nào, nhưng anh tiểu lớn tuổi hơn con, nên xưng bằng anh tiểu, đúng ra con phải xưng là Thầy tiểu nhưng nghĩ lại hơi ngại. Vì mỗi khi mẹ dắt con đến chùa, gặp các tiểu thì Mẹ chào mấy anh tiểu bằng Thầy và đáp lại bằng con. Nên mẹ mình mà còn xưng bằng con với mấy anh tiểu, thì mình có nghĩa lý gì đúng không anh tiểu. Nên mình quyết định xưng mình bằng con với anh tiểu.
Thưa anh tiểu!
Con không biết phải nói sao với anh tiểu, những gì con muốn nói cũng đã nói hết rồi. Con mong anh tiểu hiểu cho mình nha anh tiểu.
 
Vì con đang bị muỗi chít nhiều quá, với lại cúp điện tối hù nữa nên con đã thắp đèn dầu viết lá thư này cho anh tiểu để anh tiểu đọc mà hiểu tấm lòng của mình với anh tiểu.
Mẹ mới gọi bảo tại sao không vô ngủ mà còn ngồi làm gì đó! Nhưng con nói dối với mẹ là đang học bài mai kiểm tra, nhưng thật sự là con đang viết thư cho anh tiểu đó. Con vì anh tiểu mà nói dối với mẹ á nha.
Muỗi ở nhà con bự lắm, nên mỗi lần chít là xưng to phù, có khi chảy máu luôn ghê lắm. Nhưng con chấp nhận luôn để nói cho anh tiểu một điều là:
 
- Con đã để ý anh tiểu rồi đó!
 
Anh tiểu có thể cho con một cuộc hẹn tại quán chè đậu đen của bà Tư trước cổng trường vào sáng mai không. Anh tiểu nhớ phải đồng ý á nha! Không là con giận anh tiểu luôn, vì anh tiểu không có hiểu mình để ý anh tiểu thế nào đâu.
Thôi! Chào anh tiểu nha. Mẹ la nãy giờ á. Hu hu
Kính thư: Cái Út (Lớp phó văn nghệ 8A1 á nha).
Vừa đọc xong, tiểu Pháp Đăng cười nhẹ với vẻ ngượng ngùng và e dè nhìn chung quanh sợ người khác bắt gặp, mà nhất là Thầy trụ trì mà phát hiện là coi như xong đời.
 
Nghĩ đến thế, Pháp Đăng liền có cảm giác hơi sợ nên liền xếp lá thư lại một cách cẩn thậnthận trọng bỏ lại trong túi áo.
Đúng lúc, Pháp Bảo chạy đến hô to:
- Sư huynh Pháp Đăng! Vào cho Thầy trụ trì gặp.
CÒN TIẾP PHẦN 3...
 
 
Giác Minh Luật
 Dựa trên câu chuyện có thật của tiểu Pháp Đăng.
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21567)
12/10/2016(Xem: 19494)
26/01/2020(Xem: 12163)
12/04/2018(Xem: 20444)
06/01/2020(Xem: 11247)
24/08/2018(Xem: 9635)
12/01/2023(Xem: 4153)
28/09/2016(Xem: 25342)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: