Như vẫn là tôi

19/05/20168:49 CH(Xem: 6354)
Như vẫn là tôi
NHƯ VẪN LÀ TÔI 
Hồi ký tuổi trẻ của Thiên Hạnh

appolo 11
Phi thuyền Appolo 11 đổ bộ lên mặt trăng
Năm 1969 lúc đang học lớp hai, tôi vô tình đọc được cuốn tạp chí (không nhớ tên) phát hành bởi Trung Tâm Văn Hóa Hoa Kỳ. Những trang đầu tiên đập vào mắt tôi là hình ảnh của phi thuyền Appolo 11 đáp xuống bề mặt Mặt Trăng (tôi đã quên mình đã đọc gì nhưng hình ảnh chiếc phi thuyền và dáng vẻ đi bộ trên mặt trăng của các phi hành gia tôi vẫn nhớ rõ cho đến tận bây giờ). Tôi ngạc nhiên lẫn thú vị. Thế là ý niệm bắt đầu khai mở trong tôi về một thế giới, một vũ trụ bao la là có thật. Tôi vẫn ăn bánh Trung Thu mỗi độ trăng tròn tháng Tám, vẫn cùng bạn bè nhảy múa hát bài "bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già,..". Cái hồn nhiên trong trắng vô tư đầy tưởng tượng mộng ảo về những thế giới huyền bí thần thoại cổ tích vẫn dung hòa chung sống cùng ý niệm khoa học khô khan về vũ trụ quan. Con người là thế, nhất là tuổi thơ, sống bằng cả những đường cong tâm lý uẩn xúc bên cạnh khối óc vô cảm rạch ròi.

Sau biến cố ngày 30 tháng Tư năm 1975, tôi đã vào những năm cuối trung học đệ nhất cấp (cấp hai bây giờ). Vẫn là ngôi trường trung học cũ thân yêu ấy, vẫn là con đường đến trường ngót 5 cây số ấy, nhưng tôi lại có thêm những trải nghiệm mới. Tôi có dịp nhìn quanh, cảm nhận phong cảnh cuộc sống trên đường tới trường (con đường này tôi đã đi lại lắm lần sao hôm nay tôi bỗng nhiên thấy lạ", như câu văn của nhà văn Thanh Tịnh trong tác phẩm Tôi Đi Học). Chả là trước đây ngồi xe lam hai chuyến đi về, bây giờ chúng tôi cuốc bộ 10 cây số cho một buổi học. Thời buổi khó khăn mà!_ như lời người ta vẫn chép miệng để tự an úi cho hoàn cảnh thiếu thuận lợi. Sau này khi đã học qua nhiều trường lớp Phật học, cảm nhận phần nào lời dạy của Đức Phật, tôi càng tri ân Ngài về những giá trị trải nghiệm mà Ngài để lại cho đời qua hình ảnh chính cuộc đời Ngài. 

Năm 1979, tôi lần đầu đọc cuốn Nói Với Tuổi Hai Mươi của thầy Nhất Hạnh. Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần, cố gắng thẩm thấu, có khi cả trong lớp học. Lắm người bạn đồng học ngồi cạnh tôi tò mò lấy đọc thử. Một người buột miệng: " Sách này đọc thấy buồn quá!". Cũng đúng thôi, văn phong tùy bút của tác giả uyển chuyển, nhẹ nhàng, đánh động cảm xúc, khơi gợi những nỗi niềm để cuối cùng đưa người đọc vào quỹ đạo của sự hướng thượng trong phạm trù trách nhiệm với chính bản thâncộng đồng. Chỉ tiếc là cuốn sách đến với tôi hơi muộn màng, vì trước đó tôi đã có duyên đọc một số sách và bài viết khác của thầy.


Tuổi thanh niên để tôi đi tìm những giả định của cuộc sống. Cuộc sống tôi kinh qua những biến cố. Những ai đã chọn cho mình những chính kiến, có kẻ hoan hô đắc thắng, người thì trầm ngâm thất vọng, không ít người dửng dưng hay chao đảo theo những cái lắc lư cơ hội. Cái no thân ấm cật có khi như bó cỏ dẫn dắt loài nhai lại bước đi không cần ý thức việc mình làm. Tôi vẫn thích Trịnh Công Sơn trong những ca khúc hát về thân phận kiếp người. Những năm bom đạn cày nát quê hương, màu tang trắng những cánh đồng sau những trận thảm sát, máu loang trên đồi núi ruộng đồng quê hương. Những cấu tứ ca từ mộc mạc, có khi bác học mà lại rất gần gũi, lại có khi với cú pháp lạ nhưng uyên áo tạo hiệu ứng và khoái cảm thẩm mỹ nhiều tầng bậc. Đó là những trải nghiệm như những tiếng dội lại từ cuộc sống quanh tôi. Hiện thực đấy, sống động đấy, mà nghe sao khắc khoải đượm buồn.

Về sau, trong quá trình tư duy về Phật Pháp, tôi hiểu nhạc Trịnh là sự phản ánh hiện thực về cuộc đời, kiếp người, vũ trụ,...có chăng là đưa thêm vào những cảm xúc, thái độ, nỗi cảm thông, ta thán về hiện thực. Chỉ có những lời dạy của Đức Phật mới đưa con người đến với phương cách nhìn nhận và lối sống tích cực trước những hiện thực thăng trầm đó. Những cách hành xử tích cực nhất con người có thể làm trong những môi trường nhất định, từ ý thức đến hành động. Phật Pháp tại thế gian!

Rồi tôi đi. Đi qua những mùa nhân sinh biến đổi. Nhân tình thế cuộc xảy ra trước mắt như một diễn trình không hồi kết. Phật Pháp trong thể uyên nguyên trong suốt từ lúc Đức Thế tôn khai thị có khi đã bị ít nhiều khúc xạ bởi người trong cuộc hay kẻ ngoại cuộc (tương đối) do cố ý hay vô tình. Có khi bị bẻ cong có chủ ý phục vụ cho điều người ta thường gọi: " lợi ích nhóm". Mọi điều đều có thể xảy ra trong thế giới nhân sinh này, nhưng những cái gì mang tính tình thế thì chỉ tồn tại trong phạm vi tạm thời, đó là những sự dấy động có phát khởi rồi biến mất theo quy luật sinh diệt. Rốt cục, chân lý muôn đời vẫn sáng, tựa như ánh dương dù bị mây đen che khuất cuối cùng vẫn tỏa sáng giữa vòm trời cao.

(20.5.2016)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20178)
12/10/2016(Xem: 18123)
26/01/2020(Xem: 10628)
12/04/2018(Xem: 18873)
06/01/2020(Xem: 9586)
24/08/2018(Xem: 8424)
12/01/2023(Xem: 2734)
28/09/2016(Xem: 24084)
27/01/2015(Xem: 23249)
11/04/2023(Xem: 1985)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.