BUDDHA YOGA của THƯỢNG TỌA THÍCH HUỆ ĐĂNG Phóng sự của Lê Trúc
Nếu nói tập yoga chỉ để có sức khỏe thôi thì đó sẽ là một sai lầm lớn, bởi mới đâyThượng tọa Thích Huệ Đăng (Trụ trì chùa Thanh Quang, Đà Lạt) đã mở ra một trung tâm yoga gọi là Buddha yoga , tức yoga kết hợp với chân lýPhật giáo. Có lẽ đây là nơi duy nhất trên thế giới, trong một lớp tập yoga mà học viên sẽ được nghe một vị cao tăng truyền thụ giáo lý nhà Phật! Và có lẽ đây cũng là lớp yoga duy nhất mà học viên không chỉ được khỏe mà quan trọng hơn là được “giác ngộ”!
Hồ Tuyền Lâm cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 5km về phía nam, nằm gọn gàng giữa cánh rừng thông mênh mông xanh thẳm. Đường vào hồ mùa này, hoa mai anh đào bung nở đưa hương. Được biết, đây là một trong những thung lũng có nhiều hoa mai anh đào nhất, ngoài trung tâm thành phố Đà Lạt. Có anh bạn nào đó đã tếu táo đặt tên cho nơi này là “Đào hoa cốc”, nghe giống như trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung vậy. Mà phải thừa nhận rằng quang cảnh nơi đây đẹp tựa như tranh vẽ!
Phía trên đồi thông, cách Hồ Tuyền Lâm chừng vài trăm mét có một ngôi chùa tên là chùa Thanh Quang của Thượng Tọa Thích Huệ Đăng. Nơi đây cũng chính là trụ sở của Công ty TNHH Hoa lan Thanh Quangnổi tiếng của thầy. Thượng tọa Thích Huệ Đăng thì hẳn không xa lạ với mọi người, thầy chính là người đầu tiên trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng sáng chế độc quyền về quy trình trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.
Tôi đến chùa Thanh Quang vào lúc sáng sớm một ngày cuối tuần. Sau khi chào hỏi Thượng tọaHuệ Đăng vài câu thì đã đến giờ thầy lên lớp yoga để… thuyết Pháp. Năm trước đến đây, chúng tôi đã được nghe thầy nói về ý định mở một trung tâm yoga trong khuôn viên chùa. Và hiện tại thì trung tâm này đã hoàn thành và khai giảng được khóa thứ 2.
Tôi được thầy Huệ Đăng mời tham dự lớp để hiểu rõ được những nét đặc biệt của trung tâm này so với các trung tâm yoga khác là như thế nào. Đây là Trung tâm Buddha yoga, nghĩa là yoga kết hợp với chân lýPhật giáo. Hiện tại, đây là một mô hình yoga khá xa lạ, nếu không nói là độc nhất vô nhị ở Việt Nam và cả trên thế giới.
Phải thừa nhận, khung cảnh ở Thanh Quang tự đặc biệtthích hợp để tập yoga và tu thiền, nhất là thời điểm hiện tại khi thiên nhiên quanh đây vẫn còn xuân. Đó cũng chính là lý do để thầy Huệ Đăng cùng các đệ tử của thầy mở khóa tập ngay sau tết Nguyên đán là vậy. Phòng tập khá rộng lớn và thoáng đãng, xung quanh là đồi thông xanh ngắt, trăm hoa đua nở, không khí trong lành dễ chịu.
Khóa tập không quá đông học viên, khoảng 15 người, trong đó có đủ các đối tượng già, trẻ, trí thức, doanh nhân, hưu trí, nội trợ và cả một số tăng ni trẻ cũng tham gia. Họ đến từ nhiều nơi, người địa phương cũng có và từ Hà Nội, TP HCM cũng có. Trước khi thầy Huệ Đăng lên giảng, mỗi người tự vận động và tập thở bằng những động tác đã được học. Tác dụng của việc này là để tâm được thanh tịnh, sáng suốt từ đó có thể thấu hiểu giáo lý của Đức Phật.
Chia sẻ của anh Hải, anh Ngọc Long, vốn những người đệ tử của thầy Huệ Đăng đứng ra tổ chức lớp yoga này thì trong thời khóa biểu hằng ngày đều có phần thuyết giảngchân lýPhật giáo, ngoài thời gian tập các tư thế yoga, thở, thiền. Đây chính là nét đặc biệt nhất của cái gọi là Buddha yoga. Bởi thông thường, nói đến yoga người ta sẽ nghĩ ngay đến các động tác kết hợp với hơi thở để nâng caosức khỏe. Và hầu hết chỉ dừng lại như vậy.
Tuy nhiên, với Buddha yoga thì hoàn toàn khác. Sức khỏe chỉ là một mục tiêu mà thầy Huệ Đăng hướng đến, cái quan trọng hơn nữa chính là trí và tâm. Trí là sự hiểu biếtsáng suốt, tâm là tâm thanh tịnh và lòng từ bi.
Trong lớp Buddha yoga được chia ra làm ba phần, một là tập các động tác yoga mà ở đây là các tư thế Asana để điều thân cho khỏe. Hai là điều tức, tức là điều hơi thở bằng phương pháp Pranayama (thở) và thiền, giúp cho tinh thầnđi vàotrạng tháian tĩnh, không lo âu, không vọng động. Và sau đó là dùng chân lýPhật giáo để điều tâm.
Thượng tọa Thích Huệ Đănggiải thích rằng, sở dĩ thầy kết hợp điều thân, điều tức và điều tâm vào Buddha yoga là vì thầy đang thực hành đúng theo con đườngtu học của Đức Phật Thích Ca Mâu Ningày xưa. 5 năm cầu Pháp của Đức Phật là điều thân, 6 năm tu khổ hạnh là điều tức và 49 năm Ngài ôm bình bátkhất thực chính là điều tâm.
“Như vậy với Buddha yoga, mọi người vừa có sức khỏe, vừa có trí tuệ, vừa có tâm chân thật và tình thương. Rồi mọi người dùng cái tâm ấy về áp dụng vào cuộc sống đời thường, vào công việc hằng ngày của mình. Nếu xã hội này ai cũng đạt được như vậy thìtốt đẹp biết bao. Đó cũng là mục tiêu mà tôi hướng đến khi mở Trung tâm Buddha yoga này”, Thượng tọa chia sẻ.
Phương pháp yoga được thực tập trong lớp này cũng đặc biệt hơn so với tại các lớp yoga khác. Đó là Kria yoga, Sushumna yoga và Chakna yoga, đây là các pháp môn yoga chính thống nhưng đã bị thất truyền từ bao đời nay. Hiểu một cách nôm na thì các pháp môn yoga này giúp người tập thở bằng xương sống chứ không phải thở thông thường. Ngoài tác dụngtăng cườngsức khỏe thì nó sẽ tạo ra một nguồn năng lượng chạy dọc theo sống lưng lên não, làm bộ não trở nên khỏe khoắn, sáng suốt và giúp cải thiệntrí nhớ rất tốt.
Thượng tọaHuệ Đăng kể lại, phương pháp yoga này được thầy theo học từ mấy mươi năm trước khi thầy còn tu ở núi Cấm (An Giang). Nhờ tập luyện thường xuyên mà cho đến nay dù chuẩn bị bước sang tuổi 80 nhưng thầy vẫn rất khỏe. Mỗi sáng, thầy có thể tự lái ôtô đi chợ mua rau củ, thầy có thể tự tay trồng lan, trồng nhân sâm, thầy đi giảng giáo lýPhật pháp khắp nơi… Và đặc biệt, phương pháp yoga này giúp trí của thầy luôn sáng, nhờ đó mà có thể thầy vừa điều hành công việc của Công ty Hoa lan với hàng chục nhân sự, vừa giúp thầy nghiên cứuthành công về cao Callus sâm Ngọc Linh để làm thuốc giúp người bệnh…
Thầy Huệ Đăng nói, chính thầy là minh chứng hùng hồn nhất cho hiệu quả của pháp môn yoga trên! Và nay thầy muốn truyền lại cho hàng đệ tử cũng như cộng đồng để được lợi về sức khỏe và trí tuệ như thầy. Vì thế, mà trong khóa Buddha yoga đầu tiên cuối năm trước, ngoài giảng giáo lýPhật giáo thì thầy Huệ Đăng cũng chính là người đứng lớp truyền dạy về yoga cho học viên.
Phần chân lýPhật giáo mà thầy Huệ Đăngthuyết giảng trong lớp Buddha yoga được rút ra từ Kinh Bát Nhã Ba La Mật. Thầy dùng chân kinh này để làm phương tiện khai mở đại bi tâm, tức tâmtừ bi rộng lớn. Thầy nói, đến với lớp yoga của thầy mà chỉ đạt đượcsức khỏe thôi thì chưa đủ mà quan trọng đó là “điều tâm” để về áp dụng vào đời sống, công việc. Thầy mong muốn, tất cả các học viên sau khi hoàn thành khóa học về sẽ dùng tâm thành thật và tình thương để đối nhân xử thế, trong gia đình và ngoài xã hội. Đặc biệt đối với những người làm doanh nghiệp, phải làm sao cho vừa lợi mình và lợi người chứ đừng vì lợi íchcá nhân mà làm chuyện hại người.
Bát Nhã Ba La Mật cũng chính là pháp môn mà thầy Huệ Đăng tu trong suốt mấy mươi năm qua. Người tu theo Pháp môn này lấy ba tiêu chí làm đầu, đó là lấy tâm làm cha, trí tuệ làm mẹ và cộng đồng làm quyến thuộc. Và không ai khác, thầy là cao tăng đã tu hànhthành quả với pháp môn đó. Những gì thầy thực hành và để lại hôm nay chính là bằng chứng cụ thể.
Thầy là người tu hành không câu nệlễ nghi, hình thức, không cúng bái rườm rà. Từ Chánh điệnThanh Quangcho đến phòng tập Buddha yoga đều được thờ tự rất đơn giản, không nhang khói nghi ngút như cảnh thường thấy ở nhiều không giantâm linh khác. Thầy trừng tâm, luyện trí, thầy nhập thế để hành Bồ Tát Đạo; thầy trồng hoa lan để tự nuôi sống bản thân mình và đệ tử với tâm niệm “muốn tự do thì phải tự lo”. Rồi từ tiền bán lan thu được, thầy nghiên cứu trồng sâm Ngọc Linh. Trồng sâm Ngọc linh thành công, thầy mang tất cả đi tặng cho người bệnh chứ không bán lấy một đồng nào. Rồi thầy đi giảng khắp nơi từ năm 2003 đến nay, thầy đã viết 43 bộ luận kinh và dùng tiền bán lan in ra 7.000 nghìn hộp, mỗi hộp 22 bộ kinh để biếu khắp trong Nam, ngoài Bắc…
Thầy Huệ Đăng dạy rằng, khi tâm ta rộng lớn thì trí mới rộng lớn, trí rộng lớn thì đức rộng lớn, có đức rộng lớn thì uy tín sẽ lớn, uy tín lớn từ đó cộng đồng sẽ rộng lớn và cuối cùng là bản thânđạt đượcan lạc và hạnh phúc rộng lớn! Đó cũng chính là lộ trình mà thầy đang tích cực vạch ra cho đệ tử, cho cộng đồng để tìm đến sự an lạc hạnh phúc trong cuộc đời thông qua lớp Buddha yoga.
Để thành lập và vận hànhtrung tâm Buddha yoga như hiện tại, Thượng tọa Thích Huệ Đăng đã lập ra một quỹ riêng. Với tiêu chí “tự lo” để tự tại, thầy từ chối hết tất cả những thiện chí hùn phước xây dựng của Phật tử gần xa. Thầy nói, bản thân thầy có thể chu toàn được.
Có lẽ, chẳng ở đâu trên thế giới này mà có một lớp yoga trong đó học viên vừa được học miễn phí, vừa có chỗ ăn chỗ ở cũng miễn phí như tại Trung tâm Buddha yoga của thầy Huệ Đăng cả. Đặc biệt, hằng ngày mỗi học viên còn được thầy cho dùng sâm ngọc linh để tăng cườngsức khỏe, nhất là đối với những học viên lớn tuổi hay bị đau nhức trong những ngày đầu tập luyện. Kết hợp dùng sâm ngọc linh trong yoga cũng chính là một phát hiện tuyệt vời của thầy Huệ Đăng mà TS chuyên khoa gây mê hồi sức Nguyễn Sinh, giảng viên Đại học Havart - một học viên trong khóa 2 của lớp Buddha yoga đã xác nhận.
Chuyện là trước đây, TS Nguyễn Sinh được một người quen giới thiệu về thầy Huệ Đăng, về con đườngtu học và hoằng pháp của ngài. Cảm phục trước vị chân tu nên trong lần về Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm y học với các bác sĩ trong nước, TS Nguyễn Sinh đã đến gặp thầy. Và mới đây, anh lại đến thăm thầy và tham gia vào khóa 2 của lớp Buddha yoga.
Vào buổi sáng tinh sương của ngày tập thứ 6, anh Sinh đến gõ cửa phòng thầy Huệ Đăng để xin thử viên cao Callus sâm Ngọc Linh mà thầy cho là mạnh nhất xem tác dụng thế nào?! TS Nguyễn Sinh ngậm viên sâm khoảng 5 phút và cảm nhận, sau đó anh tỏ ravô cùng bất ngờ vì tác dụng của nó lên não bộ, lên hệ hô hấp và tủy xương cột sống. TS Nguyễn Sinh cho biết như có một nguồn năng lượng chạy lên não làm khai thông bộ não mà bản thân anh trong nghề chưa từng thấy thứ thuốc nào có tác dụng như vậy!
Anh từ từ kể lại cảm nhận của mình cho thầy Huệ Đăng nghe và được thầy xác nhận là chính xác, là hoàn toàn đúng với những gì mà thầy đã trải nghiệm khi dùng.
Cuộc hội ngộ với TS Nguyễn Sinh cũng đã tạo nên một bất ngờ thú vị khác liên quan đến những quyển sách mà thầy viết về bộ não, về tâm thức trong lúc thiền định ở núi sâu vào nhiều năm trước. Khi xem qua những quyển sách còn chữ viết tay này, TS Nguyễn Sinh đã đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Bởi anh cho biết, bản thân anh là một tiến sĩ y khoa chuyên về thần kinh nhưng cũng chưa từng tiếp xúc với một tài liệuhấp dẫn, kiến thứcuyên bác như thế này. Càng bất ngờ hơn khi thầy Huệ Đăng không phải là nhà nghiên cứu về y học thần kinh, cũng chưa từng học qua trường lớp nào về y học não bộ mà có thể viết ra những điều mà anh xác nhận bằng kiến thức của mình là hoàn toàn chính xác!
TS Nguyễn Sinh đã xin phép Thượng tọaHuệ Đăng tổ chức ngay một cuộc tọa đàm tại lớp yoga để cùng trao đổi với thầy và các học viên về tính ưu việt có một không hai của cao Callus sâm Ngọc Linh tác động lên não bộ. Anh Sinh chia sẻ, những động tác yoga, phương pháp thở, thiền định cùng với những kiến thức về chân lýPhật giáo mà anh đã thu hoạch được từ Thầy Thích Huệ Đăngtrong suốt khóa tập cộng với tác dụng của cao Callus sâm Ngọc Linh đã đưa anh vào một trạng tháian tĩnh kỳ lạ. Trạng thái đó được thầy Huệ Đăngxác nhận là sự chứng ngộ.
Nhưng không riêng gì TS Nguyễn Sinh, tôi có trao đổi với nhiều học viên trong lớp học và đều nhận được kết quả gần như tương tự, đó là sức khỏe và sự an tĩnh trong tâm thức mà mọi người cảm nhận được.
Chị Hà ở Hà Nội thì chia sẻ rằng, sau mỗi buổi tập, cảm xúc trong lòng chị như thăng hoa, chị cảm thấy yêu đời và yêu con người hơn bao giờ. Chị nói, cuộc đời mình như đã mở sang trang mới. Chị Hà tâm đắc rằng, lớp học này rất hữu ích với chị, yoga giúp chị biết cách tự chữa bệnh cho mình, chị biết thêm kiến thức về thiền định và các bài giảng chân lýPhật giáo của thầy Huệ Đăng giúp chị khai mở trí tuệ. Chính vì những cảm nhận sâu sắc ấy mà chị Hà đã xúc động rơi nước mắt trong buổi phát biểu cảm nghĩ sau khóa học.
Không riêng chị Hà, tôi nhớ hôm ấy ai cầm mic cũng đều xúc động như vậy! Họ xúc động không phải chỉ vì những điều lợi mà khóa học đã mang đến cho họ mà họ còn vì cảm kích trước tấm lòng Bồ Tát của thầy Huệ Đăng. Thầy đã tận tụy đến lớp hằng ngày để chỉ dẫn, để thuyết giảnggiáo lýPhật giáo cho học viên. Thầy quan tâm đến sức khỏe, từng miếng ăn, giấc ngủ của mọi người. Những trăn trở của thầy về việc hoàn thiệnchương trình lớp Buddha yoga, trăn trở về việc sản xuất, phát triển cao Callus sâm Ngọc Linh để giúp người chữa bệnh… Tất cả điều đó đã khiến bất cứ ai chứng kiến cũng đều cảm động.
Một ông thầy đã sắp 80 tuổi vẫn hết lòng với thế nhân!
Bên cạnh việc chăm lo cho Trung tâm Buddha yoga thì thầy Huệ Đăng và các đệ tử đang trong giai đoạn hoàn thiện những khâu cuối cùng của nhà máy sản xuất cao Callus từ sinh khối sâm Ngọc Linh. Thật ra, nhà máy này đã được hoàn thành và đi vào sản xuất được một khối lượng lớn từ trước tết đến nay. Tuy nhiên vẫn còn thiếu một số trang thiết bị nữa đang chờ nhập từ nước ngoài về.
Nhà máy khá rộng, bao gồm nhiều phòng khác nhau, mỗi phòng là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất với một loại máy móc khác nhau. Thầy Huệ Đăngcho biết, tất cả đều được nhập từ nước ngoài về, mỗi cái máy có giá từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng. Sản phẩm sâm Ngọc Linh làm ra là dạng viên nén được đóng thành hộp hoặc ép vỉ.
Và, cũng như trước đây, toàn bộ số sản phẩm này đều được thầy Huệ Đăng biếu cho người bệnh, một số còn lại dùng kết hợp trong lớp yoga.
Được biết, các nhà khoa học Việt Nam đã tốn nhiều thời gian, tiền bạc để tiến hành nghiên cứu sinh khối sâm Ngọc Linh từ năm 1983 đến nay nhưng hầu như chưa có kết quả. Với Thượng tọaHuệ Đăng, sau thời gian tự mày mò nghiên cứu từ năm 2009 thì đến nay có thể nói là đã đạt đượcthành công.
Hỏi thầy bí quyếtthành công là gì? Ông cười bảo đó là nhờ tâm và trí.
Thầy vận dụng trí sáng suốt để trực tiếp làm nghiên cứu về sinh khối sâm Ngọc Linh. Song song đó là kết hợp với tâm, tức là lòng mong muốn làm sao chế ra được cao sâm Ngọc Linh để giúp người bệnh có thêm sức khỏe, giúp cho bộ não con người được tưới tắm nguồn năng lượngtích cực để đạt được sự yên tĩnh, thư thái. Nói chung đó là cái tâm vì lợi íchcộng đồng, tha nhân!
Trong lúc trò chuyện với tôi, thầy Huệ Đăngbộc lộ rõ một niềm hoan hỷ lớn lao khi nhắc về lớp Buddha yoga và cao sâm Ngọc Linh. Thầy vui vì ngần tuổi này vẫn còn làm được những việc lợi ích cho cuộc đời. Vui vì thầy trực tiếp nhìn thấy sự đổi mới tích cực từ chính những học viên tại Trung tâm Buddha yoga. Thầy tin rồi đây họ sẽ mang trí tuệ, tâm từ bi, thanh tịnh của mình về làm lợi cho gia đình và xã hội.
Niềm vui của Thượng tọa Thích Huệ Đăng bao năm qua là như vậy, vui với niềm vui chung của chúng sinh!
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như:
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.