Trên con đường…!

07/09/20203:42 CH(Xem: 4450)
Trên con đường…!

TRÊN CON ĐƯỜNG…!
Nhuận Hùng

 

blankCon đường xưa…! và con đường nay bây giờ có khác gì không nhỉ? Có những lúc mình đi trên con đường sỏi đá chông gai, nhưng cũng có những con đường mòn làng quê nhỏ bé, dưới bóng mát của lũy tre làng hay là dọc bãi biển, bờ sông hàng dừa xanh bát ngát thật tuyệt diệu vô cùng. Đi đâu cũng là dấu chân muôn người, dấu chân bước đến đâu nó sẽ in đậm đến đó, mà còn là mốc thời gian ở đó lãng đãng phiêu bồng năm tháng đậm nét thơ ngây gói trọn nhiều kỷ niệm của một thời thơ ấu đã qua…! Có lắm lúc gặp phải  con đường quanh co hiểm trở ngặt nghèo khó đi, gai gốc trèo lên dốc núi cao chót vót... Nói một, cách khách quan “con đường xưa em đi…!” sáng tác Châu Kỳ -có nhiều ca sĩ ưa chuộng…!) Nhưng thật tế, không phải con đường tình tứ mà là  con đường chúng ta phải vượt qua, đó là con đường sanh và tử. “Sanh tử sự đại” trong giáo lý Phật Đà thường hay nhắc đến. Nếu ai đó dốc tâm tu hành quyết mong đạt tới con đường giải thoát - giác ngộngày xưa cho tới nay các bậc tu hành đều đi trên con đường đó…!

Con đường hiện tại bây giờ, có những người tu tập vừa đi vừa ngoảnh lại, hoặc vẫn còn thích ngắm nhìn những cảnh tượng chung quanh đủ loại cám dỗ hão huyền như: (cell phone, ear phone, mọi tiện nghi điện tử sẵn có trên đời này ở hai bên đường còn có âm thanh nhạc nhã hòa lẫn vào nhau giữa cảnh hổn độ như thế. Người tu trẻ có còn đủ bản lãnh vượt qua không nhỉ? Lại còn có những người khập khễnh phải nương tựa vào nhau mà đi, có những người ngồi xuống để băng bó vết thương cho những người vấp ngã, và cũng có những người đi rất nhanh, rất chậm chưa kể những người nản chí bỏ cuộc giữa chừng, nằm đó chờ người tới khiêng về nhà thương tịnh dưỡng.

Đức Phật ngày xưa ngài đã nói: “Ai mà đi tu chẳng khác nào kẻ chèo xuồng mà ngược dòng, nếu tới đích được thì chứng quả còn không suôi theo mái thuyền bị dòng đời cuốn trôi”

Quả thật, như vậy trên không thể dễ dàng như mình tưởng, học rộng tài cao thuộc lầu nhiều kinh điển, khi thuyết pháp trước đại chúng rất tư dễ dàng. Đến khi hành đạo gặp nhiều chướng duyên thì việc đó là khác nữa. Chúng ta không nên nhìn bề ngoài đạo mạo mà đánh giá vị tu sĩ được, cần có thời gian và sự tu tập của vị sư đó nữa. Việc gì cũng cần có thời gian để định đoạt. Tu là sửa trước trước bản thân chưa hoàn thiện thì lấy gì làm gương cho hàng Phật Tử noi theo. Chưa kể những vấn đề khác…từ từ rồi quý vị học hỏi sẽ hiểu về giáo lý Phật đà nhiều hơn.

Dù sao đi nữa tất cả mọi người đi trên con đường giải thoát đều có thể bước vào giai đoạn cuối cùng vào một ngày nào đó. Vậy cái giai đoạn cuối cùng ấy sẽ như thế nào?

Đúng vậy, con đường Bát Chánh Đạocon đường dẫn chúng ta đi đến bến bờ giải thoát. Nhưng càng tiến bước thì con đường có vẻ ngày càng trở nên rộng hơn, thênh thang và chan hòa ánh sáng. Thế rồi vào một lúc nào đó, bất chợt người lữ hành sẽ cảm thấy con đường biến đổi hẳn đi, tất cả các điểm chuẩn để định hướng hình như đều tan biến hết không còn xác định được đâu là phía trước, phía sau, bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới..., vì thế dù có muốn thì người lữ hành cũng không còn bước thêm được một bước nào nữa, và cũng không thể thụt lùi lại được nữa. Người ấy có cảm giác hình như không gian, thời giancon đường và cả chính mình đã trở thành một.

Dù có dùng tâm thức để "quay nhìn lại phía sau" thì người ấy cũng sẽ chẳng thấy "Con Đường" ở đâu cả. Các tông phái trước đây như Nguyên ThủyTịnh ĐộThiền Tông, cũng biến mất, hay ít ra cũng không còn đủ sức thu hút nữa, tương tự như các trò chơi bắn bi, đánh đáo hay nhảy dây mà người ấy từng say mê ngày còn nhỏ. Tất cả các hiện tượng đều tan biến không còn tạo ra một sự tương tác nào nữa, các nút thắt của quy luật tương liên đều được tháo gỡhiện tượng vô thường và quy luật nguyên nhân và hậu quả không còn gây ra một tác động nào. 

Trong Duy Thức Học thường hay nhắc đến A Lại Da thức  nghĩa là "những gì che chở cho tâm thức" tức là giữ cho tâm thức vững vàng không bị các thứ xúc cảm bấn loạn, hoang mang làm cho nó bị phân tán. Những gì khác biệt giữa Đại Thừa và các tông phái khác chính là phép tu tập độc đáo của tông phái này: đấy là cách lợi dụng tất cả các sức mạnh của xung năng trong tâm thức để biến chúng trở thành những sức mạnh tu tập hướng vào sự giác ngộ.

Thí dụ một gốc cây cho ra những quả đắng và độc hại, thì đối với các tông phái Phật Giáo khác thì phải nhổ bỏ tận gốc, chặt bỏ tận rễ khiến cho nó không còn mọc lại được nữa, thế nhưng đối với Phật Thừa thì người tu tập phải "nuốt" những quả độc đó để chuyển nó thành nguồn sinh lực tinh túy và cực mạnh để giúp mình hướng vào đường tu tậpTóm lại đấy có nghĩa là chuyển tất cả sức mạnh của mọi thứ xúc cảm, kể cả những thứ xúc cảm bấn loạn nhất, thành ra sức mạnh của sự hăng say và trí tuệ. Hơn nữa phép tập luyện còn dựa vào nhiều biểu tượng và nghi lễ thật phức tạp (mạn-đà-la, của mật tông v.v.) do đó tu tập  Kim Cương Thừa phải cần đến sự chỉ dẫn và giúp sức của các vị thầy đầy đủ khả năng.

Trên đây là một vài nét phác họa về Con ĐườngPhật Giáo tượng trưng cho những bước đi thật chủ yếu và vững chắc, do đó rất tinh khiếtTịnh Độ chủ trương những bước đi "nhẹ nhàng", vì thế cũng có thể sẽ phải cần đến một thời gian khá lâu dài để có thể nhìn thấy mức đến ở cuối Con ĐườngThiền Tông là một chủ trương ngược lại và được xem là khá "khó", phải chủ động được sự vận hành của tâm thức và quán nhận trực tiếp được hiện thực, và do đó cũng có thể đòi hỏi người tu tập cần phải có một vài khía cạnh đặc biệt nào đó phù hợp với phép tu tập này. Sau hết thì Kim Cương Thừa tỏ ra toàn vẹn và tích cực hơn cả, thế nhưng rất phức tạp và đa dạng, cần phải có một lòng quyết tâm khác thường và sự hướng dẫn của một vị thầy đầy đủ khả năng.

Trên con đường hoằng hóa độc sanh thường hay gặp nhiều chướng duyên, nhưng lắm lúc nghịch cảnh đẩy đưa, làm cho hành giả có nhiều trải nghiệm trong cuộc đời thiết thực. Từ đó rút tỉa ra nhiều bài học để làm hành trang trên con đường tiến tu hầu mong sau này hướng dẫn cho hàng hậu học trong thời đại văn minh tiến bộxã hội đương thời đang cần đến những bậc thầy tài đức vẹn toàn.

Nói tóm lại, con đường nào cũng thế, đạo đời tuy có khác nhưng mục đích đi tới thì phải tới. Điều đáng nó mình có thể vượt qua chặng đường chông chênh hay không mọi thử thách gian không dễ chút nào. Hay chỉ muốn đợi ai đó lót đường sẵn rồi mình đi, không tốn mồ hôi hay công sức mình cũng có con đường bằng phẳng mà đi. Lúc đó mình muốn nói sao cũng được, vì giáo lý Phật đà không ràng buộc ai cả. Ngộ đạo hay không ngộ là việc khác còn thuyết giảng mà có nhiều bổn đạo lắng nghe là một chuyện đáng quý rồi. Ai tu nấy đắc không ai tu dùm ai được. Thiết tưởng, tôi không muốn dài dòng, giáo lý của Đức thế Tôn Tam Tạng Kinh Điển ai ai cũng biết, tu hay không là chuyện khác. Còn muốn tìm hiểu thì phải gia công hành trìchiêm nghiệm học hỏi cho đến nên đến chốn. Thì quý vị sẽ hiểu ngay.

Nhân mùa Vu Lan 2020 nhằm mùa đại dịch Covid -19 nên mùa Báo Hiếu năm nay chùa chiền không tổ chức như mọi năm. Chúng ta cũng nên chắp tay hướng về mười phương Chư Phật cầu nguyện cửa huyền thất tổ được siêu sanh, thế giới an lành dịch bệnh và chiến tranh sớm chấm dứt để mọi người trên thế giới này có cuộc sống yên lành trở lại như xưa.

FL, Lake Wales  Ngày 1 / 9 /2020

Nhuận Hùng

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20334)
12/10/2016(Xem: 18285)
26/01/2020(Xem: 10834)
12/04/2018(Xem: 19050)
06/01/2020(Xem: 9872)
24/08/2018(Xem: 8544)
12/01/2023(Xem: 2913)
28/09/2016(Xem: 24243)
27/01/2015(Xem: 23862)
11/04/2023(Xem: 2144)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.