Khổ lại càng thêm khổ

23/10/202012:59 CH(Xem: 3081)
Khổ lại càng thêm khổ

KHỔ LẠI CÀNG THÊM KHỔ
Nhuận Hùng

 

lake welk floridaDạo này, đúng vào mùa bầu cử Tổng Thống  nước Mỹ chúng ta thường hay xem những tin tức nóng bỏng, được đưa lên màn ảnh TV hoặc trên mạng lưới (internet) hay “youtube”. Tất cả tin tức hằng ngày – hằng giờ khắp mọi nơi trên thế giới và cả trong nước nữa. Dĩ nhiên, là người Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản trên xứ người luôn dành thời gianchú tâm vào việc bầu cử toàn diện từ T.T cho tới các quan chức từng mỗi địa hạt. Cứ 4 năm lại tổ chức một lần nhưng năm nay có phần đặc biệt và hào hứng sôi nổi hơn mọi năm trước...! Chưa xong, chúng ta lại thêm một việc nữa không thể nào làm ngơ được….Chắc mọi người cũng hiểu đó là việc gì ???

Từ từ chúng ta sẽ tìm hiểu thêm. Ngoài cơm – áo – gạo –tiền hằng ngày ai ai cũng phải lao vào công việc làm ăn nhưng sau đó là việc gì nữa…? Thật ra mà nói, cổ nhân xưa có câu:

“Một miếng khi đói – bằng một gói khi no.
Của tuy tơ tóc nghĩa so nghìn trùng”

Đúng thế, tuy là ít nhưng so ra nghìn trùng thì ai ai cũng hiểu, đó là việc gì? Chúng ta, hãy nhìn về bên kia bờ đại dương, tuần lễ vừa qua đã xảy ra việc gì? Người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại thấy mà thương tâm cho những mảnh đời tang tóc khi những cơn nước lũ tràn vào miền Trung Việt Nam những căn nhà nghèo nàn xiên sẹo hay những tòa nhà nguy nga lộng lẫy vẫn bị chìm trong biển nước mênh mông thật là thương tâm, cảnh màn trời chiếu đất…Bao nhiêu lời kêu cứu nhưng chẳng có ai nghe đâu? Người có trách nhiệm lo cho dân chúng trong nước là ai nhỉ? Nếu ai có biết, xin hỏi dùm một câu được khổng nhỉ? Vậy họ là ai ???

Chúng ta có thể làm gì được? Trước tình huống như thế, cứu trợ vận động đóng góp gởi về trong nước ư…! Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam bị bão lụt…Vậy chúng ta nên dùng biện pháp nào cho tốt hơn? Cứu người mà chỉ cấp thời đó là việc làm thô thiển, chúng ta nên tìm hiểu cặn kẽ cội nguồn nước lũ do đâu mà ra? Thiên tai là một phần, còn nhân tai thì sao? Có ai giải đáp được hay không, cứ nhưng thế ngày càng thêm nhiều khổ lụy mà không có lối thoát! Có khác nào chủ đề tôi đã nêu ra không? “Khổ lại càng thêm khổ!” Nếu muốn bớt khổ chúng ta phải làm gì? Đợi người tới cứu hay là phải chờ nước lũ cuốn đi? Câu hỏi thì dễ nhưng câu trả lời rất ư khó giải…! Chỉ chờ cao minh xuất hiện chỉ giáo! (nước lũ...!)

Câu chuyện nước lũ miền Trung Việt Nam hằng năm xảy ra thật là dài dòng xin được gát lại, hẹn khi khác có dịp sẽ trình bày cặn kẽ...!

Xin được mượn dòng thơ này để chia xẻ cùng quý vị trong mùa bão lụt tại quê nhà : “Một chút lòng riêng hiến tặng người / Bởi vì bão lụt chuyện tả tơi / Danh vọng là chi mà thế thái / Ân tình nghĩa cử chỉ thế thôi / Có ai hiểu được chuyện đã rồi / Ngổn ngang tâm sự cái của tôi / Buông thả suy tư theo dòng nước / Thế sự cũng đành cắn vành môi / Ai hiểu – được ai - cả tấm lòng / Dạt dào con nước một dòng sông / Thực tướng lợi danh là chi nhỉ? / Cội nguồn phiền não vốn hư không” (thơ – Thanh Trí Cao).

Thiết tưởng, chúng ta đứng nhìn từ góc độ của người Phật Tử có chút hiểu biết về giáo lý Phật Đà thì hiểu ngay, “Khổ Đế” trong Tứ  Diệu Đế có ghi (khổ - tập – diệt - đạo). Tứ Diệu Đế còn được gọi là Tứ Chân Đế, Tứ Thánh Đế, đó là bốn chân lý mầu nhiệm:

1-Khổ đế: là thực trạng đau khổ của con người
2-Tập đế: nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến thực trạng đau khổ.
3-Diệt đế: là sự kết thúc hay chấm dứt đau khổ.
4-Đạo đế: là con đường hay phương pháp thực hành dẫn đến chấm dứt khổ đau. (Kinh Trung A Hàm)

Đúng vậy, “sau cơn mưa trời lại sáng” có phải không quý vị? Đúng thế, như vậy trên đời này, không ai không vấp phải những khổ đau, nhưng nếu bị vấp phải hay là vấp ngã chúng ta có chịu vươn người đứng lên hay không?  Vấp ngã ngay mặt đất, hay vấp phải những hiện tượng trời đất thiên tai bão tố gây ra, thì chúng ta cũng phải cố gắng từ nơi đó mà đứng lên tạo dựng lại đời sống cho tương lai mai hậu. Chớ không phải ngồi đó mà than với thở…! Riêng đạo Phật không bắt buộc một ai phải đi theo mà chỉ hướng dẫn cho tất cả mọi người thấy - biết cho đúng sự thật, biết tốt, biết xấu, biết thiện – biết ác phân biệt rõ ràng, còn làm được hay không là việc khác. Chúng ta có quyền chọn lựa vì mình là  người quyết định, không ai có quyền chen vô. Giả như ban phướcgiáng họa cho một ai đó. Đến đâu, thì làm việc đó…chúng ta phải tự biết, không nương nhờ vào ai, không lưng chừng phải nhận ra  tính biết sáng suốt ngay tại bản thân mình.

Trong kinh Phật dạy, “cái khổ lớn nhất của con người không phải do thiếu ăn, thiếu mặc, làm tôi mọi, trâu, bò, voi, lừa, lạc đà..! Chưa hẳn là khổ, hoặc bị đọa làm súc sanh, ngạ quỷ, chưa chắc là khổ, mà khổ nhất của đời người là vô minh - mê muội- đen tối, không biết lối đi đó mới thật là khổ não vô cùng v.v…Những việc đó ai ai cũng đã hiểu rõ.

Đức Phật, ngài đã dạy, “ai cũng có tâm Phật, tâm sáng suốt, chỉ vì ta không tu tập rèn luyện học hỏi, mãi vì tham danhtham lợitham ái - thế gian, nên phải chịu trôi lăn mãi trong lục đạo, luân hồi”. Đức Phật, ngài đã thoát ly sanh tử, còn ta thì đi lang thang mãi cho đến khi gối mỏi, dùn chân than thân, trách phận. Trông đợi bậc thánh nhân nào xuất hiện đến cứu giúp cho ta. Không chịu “tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Ôm cây chờ thỏ, mãi mãi chờ đợi đến khi khát nước, mới chịu đào giếng thì lúc đó sẽ ra sao? (bị chết khát) có đáng không?

Sở dĩPhật Tử chúng ta tu hoài- tu mãi và tu mãi mãi vẫn không thành Phật mà còn phải chịu khổ đau mãi mãi trong luân hồi sinh tử. Vì chẳng ai chịu nhận mình có tính biết sáng suốt, chỉ tham- sân – si – mạn nghi ác kiến, mãi mãi sống trong bả danh lợi dục vọng của thế gian trôi lăn trong lục đạo luân hồi, thì làm sao thoát ra được…!

Đức Như Lai, ngài đã từng dạy: “ai ai cũng có chân tâm sáng suốt, tại sao chúng ta không chịu thừa nhận để rồi mình cứ mãi mê chạy theo thú vui dục lạc thế gian, làm cho bản thân khổ luỵ ngày càng thêm chồng chất?”

Đạo Phật ra đời đã mở ra trang sử mới, một trang sử huy hoàng nhất trong lịch sử nhân loại, chưa từng có từ trước tới nay. Đạo Phật đã chỉ cho chúng ta biết cách làm chủ bản thân, nhờ biết quay lại chính mình, mình làm lành được hưởng phước, mình làm ác chịu khổ đau, không ai có quyền ban phước giáng họa cho ai cả, cho nên đạo Phật là đạo của tình thương, tỉnh thức, giác ngộgiải thoát, vì nhân loạivì lợi ích của nhau, bằng trái tim hiểu biết trên tinh thầnyêu thương, giúp đỡ tương thân – tương trợ lẫn nhau, phải biết mở rộng lòng bao dungvị tha. Không nên cố chấp, mang tâm sân hận ganh ghét đến người khác…!

 Điều đầu tiên đức Phật đã chỉ là biết khổ do chấp trước sai lầm, chấp là gốc của sự khổ đau; biết được khổ từ nguyên nhân chấp trướcbám víutham ái, tham danh, tham lợi, tham quyền. Cho nên chúng ta phải biết tìm cách chuyển hoábuông xả cái khổ lớn nhất của đời người là  “chết”, vì tham sống mới sợ chết, nên luôn luôn sợ hãi. Chết không ai có thể từ chối được, nhưng chết cũng có nhiều cách không ai giống ai. Có sinh ắt có tử.

Nếu trên thế gian này con người mãi mãi không ai chết cả, thì quý vị sẽ nghĩ sao đây? “...Mới hay mảnh vỡ vô thường / Cũng thành những áng văn chương tuyệt vời / Phất phơ hồng thắm da trời / Gió lùa tĩnh lặng cuối nơi con đường / Sắc mầu dậy sóng trùng dương / Anh đi biến cố tang thương lạnh lùng / Dư âm vết tích hoàng cung / Đông – Tây giờ đã nối chung tiếng đàn ? Tài hoa thế trận nhịp nhàng / Khen ai góp nhặt điêu tàn kết hoa.”         (Mảnh Trời Hồng - thơ Thanh Trí Cao) 

Vô thường là thế đó, mới ngày nào làng xóm vui đùa với nhau. Chỉ trong giây phút tang hoang thế này. Chúng ta, tuy ở xa nhưng nhìn về quê nhà thấy cảnh bão tố, lụt lội  nhà tan cửa nát chìm trong bể nước bao la cũng đau lòng lắm đó nhưng cũng chẳng làm gì hơn được…!

Để chứng minh cho lời Phật dạy là chân lý, đúng với lẽ thật thế gian là vô thườngchúng ta thường hay nói đau khổ khi có người thân qua đời, nhất là người đó đã từng nuôi nấng, thương yêu, chăm sóc, lo lắng cho ta được đầy đủ về mọi phương diện. Hằng ngàychúng ta chịu khó theo dõi tin tức trên các phương tiện truyền thông báo chí, hoặc trang nhà trên (internet) chúng ta sẽ thấy ngay, không biết bao nhiêu là cảnh sinh ly tử biệt nào là chết chóc do chiến tranh, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, sóng thần, động đất, tai nạn giao thông, chém giết cướp giựt, bệnh tật v.v…

Những nỗi đau thương, mất mát luôn rình rập chúng ta trong từng giây, từng phút trên thế gian này. Bệnh tật tấn công, lại thêm nạn đại dịch Covid – 19 xảy ra khắp toàn cầu, chúng có chừa một ai đâu, dù vua chúa dân dã đều phải khiếp sợ. Nỗi sợ chết đó còn hơn cả những người bị chết bất đắc kỳ tử, cái chết không tha thứ bất kỳ một ai, không phải chúng ta sinh ra chờ đến già, bệnh mới chết được hay sao? Tại sao, cái chết lại đến gấp thế, đó là nạn “đại dịch Covid -19” không hẹn cùng ai. Đều có lý do cả, những lý do đó chúng nằm ẩn sâu trong tấm màn vô minh ít ai biết đến…!

Mọi người nên nhớ rằng, cái chết đến với chúng ta rất bất ngờ, chúng không báo trước, không chờ đợi, không hẹn hò, không phải ai cũng đợi đến già, bệnh rồi mới phải chịu chết. Cái chết đến với chúng ta thiên hình vạn trạng không sao kể hết, Tóm lại, cái chết không ai có thể thoát khỏi và trốn né được. Đó là bản án không tên – không ngày, ai ai cũng đều có cả, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Cho nên, chúng ta phải tìm ra con đường thoát khổ. Nhưng thoát khổ bằng cách nào? Vậy ai là người giải được đáp án này xin cho chúng tôi biết nhé?

Tóm lại, bài viết này nếu giải cho tường tận thì rất dài dòng văn tự, nhưng cũng ít ai muốn giải, chỉ thuận theo tự nhiên mà thôi, đó là thiển ý của tôi, còn quý vị thì sao?. Thôi thì quý vị tự tìm câu giải đáp cho thỏa đáng chính bản thân mình, tìm cho ra lối thoát thì tốt hơn. Khổ lại càng thêm khổ, do đâu mà khổ như thế…? Hãy nhìn về miền Trung Việt Nam thì câu giải đáp sẽ có ngay. Nếu ai còn có người thân sống tại đó cũng nên thắt lưng buộc bụng thêm chút nữa, mà mở lòng nhân từ chia xẻ những nạn nhân bão lụt tại đó, nhưng phải sáng suốt đừng để kẻ xấu lợi dụng “thừa nước đục thả câu…”

Một lần nữa, tôi thành tâm cầu nguyện mười phương Chư Phật gia hộ cho những nạn nhân bị thiên tai sớm hồi phục, xin mọi người hãy mở rộng tấm lòng quảng đại giúp đỡ những người bị hoạn nạn. Có như thế mới thể hiện được câu “Một giọt máu đồng hơn ao nước lã”. “Cứu lụt cũng như cứu lửa”. Chúng ta nên phát tâm Bồ Đề giúp đỡ những thân bằng quyến thuộc của mình trong cơn nguy cấp. Còn những việc khác thì sẽ bàn tính sau, không nên câu nệ những tiểu tiết nhỏ nhắn.

Cầu chúc mọi người đang gặp nạn bão lụt sớm được bình an, và có đủ tinh thần nghị lực đầy lòng can đảm quyết vượt qua cơn hoạn nạn, chinh phục dòng nước lũ, sớm an thân lập nghiệp trở lại…Mong sao thủy triều mau rút khỏi để mọi người ở đấy được bình an vô sự.

Nam Mô Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát, Ma Ha Tát.

      Nam Cali ngày 22-10-2020

                Nhuận Hùng

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20240)
12/10/2016(Xem: 18185)
26/01/2020(Xem: 10683)
12/04/2018(Xem: 18951)
06/01/2020(Xem: 9685)
24/08/2018(Xem: 8462)
12/01/2023(Xem: 2806)
28/09/2016(Xem: 24133)
27/01/2015(Xem: 23441)
11/04/2023(Xem: 2048)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.