Một Thoáng Nam Kỳ Lục Tỉnh

31/05/20212:53 CH(Xem: 15069)
Một Thoáng Nam Kỳ Lục Tỉnh

Lời Ban Biên Tập: Người Long Hồ là bút hiệu của cư sĩ Thiện Phúc Trần Ngọc. Sách giới thiệu các địa danh thuộc miền Đông Nam Kỳ, miền Tây Nam Kỳ, và các nhân vật lịch sử trong thời kỳ Nam tiến của nhà Nguyễn. Tác giả ca ngợi lịch sử Nam tiến của dân tộc, nhấn mạnh đến công lao mở nước của các chúa Nguyễn, và ghi nhớ biết bao người có công khai phá, xây dựng, phát triển vùng đất trù phú phương Nam…trong đó có cả những người Minh Hương đã từ bỏ Thanh triều sang VN lập nghiệp, biết bao anh hùng vô danh, nhân sĩ, nhà văn hóa, nhà kinh doanh đã góp phần mở  mang vùng đất Nam Kỳ. Sách có nhiều bản đồ và hình ảnh minh họa.


MỘT THOÁNG
NAM KỲ LỤC TỈNH

NGƯỜI LONG HỒ

Một Thoáng Nam Kỳ Lục Tỉnh

Mục Lục
Lời Đầu Sách
Một Thoáng Nam Kỳ Lục Tỉnh
Miền Đông Nam Kỳ
1) Biên Hòa  
2) Bà Rịa 
3) Vũng Tàu 
4) Tây Ninh 
5) Hậu Nghĩa 
6) Bình Dương
7) Phước Long
8) Bình Long
9) Sài Gòn 
10) Gia Định 
11) Chợ Lớn 
Miền Tây Nam Kỳ 
1) Tân An 
2) Mộc Hóa 
3) Kiến Phong 
4) Mỹ Tho 
5) Gò Công 
6) Bến Tre 
7) Vĩnh Long 
8) Sa Đéc
9) Trà Vinh
10) Cần Thơ 
11) An Giang 
12) Châu Đốc 
13) Hà Tiên 
14) Rạch Giá 
15) Chương Thiện 
16) Sóc Trăng 
17) Bạc Liêu  
18) Cà Mau  
Những Nhân Vật Lịch Sử Trong Thời Nam Tiến
1) Quá Trình Nam Tiến của Dân Tộc Việt Nam 
2) Chúa Nguyễn Hoàng và những Chúa Nối Nghiệp Với Kế Hoạch Nam Tiến  
3) Công Chúa Ngọc Vạn 
4) Mạc Cửu
5) Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên và Trần Đại Định 
6) Tống Phước Hiệp 
7) Nguyễn Cư Trinh 
8) Mạc Thiên Tích 
9) Nguyễn Hữu Cảnh 
10) Nguyễn Cửu Vân 
11) Nguyễn Văn Thoại  
12) Lê Văn Duyệt 
13)  Vĩnh Long Mến Yêu 
Tài Liệu Tham Khảo 
 
Lời Đầu Sách 
Kính thưa quý vị,
Từ ngày dân ta chỉ sống thành những bộ tộc du canh, đến khi các vua Hùng lập quốc, rồi Bắc thuộc, rồi độc lập, rồi mở đất về phương Nam... dân tộc ta đã trải qua bao thăng trầm. Trước thế kỷ thứ 10 thì đất nước chúng ta chỉ vỏn vẹn từ Thanh Hóa trở ra Nam Quan. Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử, chúng ta nằm sát nách về phía Nam của một dân tộc lớn và đã từng có quá trình lịch sử thôn tính nhiều nước nhỏ quanh vùng, nên dân tộc ta luôn phải chịu áp lực nặng nề từ phương Bắc, mà con đường duy nhất để giải tỏa bớt áp lực ấy là phải tiến dần về phương Nam, nên ngay sau thời tự chủ, trải qua các triều đại, các vị minh quân Việt Nam luôn nghĩ đến việc mở mang bờ cõi về phương Nam, dù hồi ấy dân Chiêm Thành cũng là một dân tộc không dễ nuốt, vì họ cũng có một nền văn hóa cao và một quân đội tinh nhuệ, thường mang quân sang quấy phá biên giới phía Nam của nước ta. Tuy nhiên, sức sống và sức Nam tiến của dân ta dù chậm như tầm ăn dâu, nhưng rất mãnh liệt. Dù sức mạnh quân sự đã làm cho Chiêm Thành tan vỡ nhanh chóng, nhưng chính sức sống của dân tộc ta đã phá vỡ những thành lũy kiên cố của Chiêm Thành chứ không phải chỉ là sức mạnh quân sự.

Nói về lịch sử Nam tiến của dân tộc ta, mà không kể công lao của các chúa Nguyễn, thì quả là một thiếu sót lớn lao. Tuy nhiên, ai trong chúng ta cũng phải thừa nhận rằng không chỉ riêng các chúa Nguyễn có công mở nước. Nói đến công lao mở nước về phương Nam, chúng ta không thể không ghi nhớ công ơn của bao nhiêu người đã đổ rất nhiều công lao khai phá, xây dựng, phát triển vùng đất trù phú này mà chúng ta đã có một thời gian thừa hưởng. Từ công chúa Ngọc Vạn, đến Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh, đến Thượng Công Lê Văn Duyệt, đến Thoại Ngọc Hầu, đến ngay cả những người Minh Hương đã đến đất nước này, dù mục đích chuyến đi của họ là chối bỏ Thanh triều, nhưng khi sang đến Việt Nam họ đã góp phần không nhỏ trong công cuộc ổn định và phát triển đất Nam Kỳ. Ngoài ra, còn biết bao anh hùng vô danh, biết bao nhân sĩ, nhà văn hóa, nhà kinh doanh đã góp phần mở mang vùng đất này về các phương diện xã hội, kinh tế, văn hóa.

Nói về sưu khảo và nghiên cứu lịch sử mở đất phương Nam từ trước đến nay đã có rất nhiều người làm như như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Huỳnh Minh, Vương Hồng Sển, vân vân, và một ít học giả khác cũng đã có công tìm tòi nghiên cứu về miền Nam như anh Hứa Hoành với bộ sách nhiều tập mang tựa đề “Nam Kỳ Lục Tỉnh.” Tuy nhiên, nếu so sánh với những người làm cùng một công việc này cho miền Bắc và miền Trung, thì lịch sử Nam Kỳ còn cần nhiều lắm những bàn tay của con dân xứ ấy đóng góp vào.

Trong chiều hướng đó, tác giả tập sách “Một Thoáng Nam Kỳ Lục Tỉnh” chỉ hy vọng mang lại một chút thoải mái cho những ai có niềm thao thức tìm hiểu về miền Nam, và nếu có thể được, góp một phần nhỏ trong công cuộc tìm hiểu lịch sử của vùng đất mới, nhưng lại là vùng đất mang lại sinh khí cho dân tộc, là vựa lúa cho cả nước, là niềm hy vọng vươn lên của cả dân tộc.

Cuối cùng, tác giả xin kính cẩn tưởng niệm đến hương linh của ông ngoại và ông chú Ba, những con dân kỳ cựu của Vĩnh Long, đã kể lại cho cháu nghe về “Thành Xưa Tích Cũ” và những vùng đất mà hai ông đã đi qua trong xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh, cũng như tưởng nhớ đến hai anh Hứa Hoành và Nguyễn hữu Trí với những đêm trà đàm “Nhớ Về Vĩnh Long và Nam Kỳ Lục Tỉnh” tại vùng 9, trại tỵ nạn Bataan, Philippines, vào những tháng ngày cuối năm 1984. Người viết xin thành thật cáo lỗi trước, vì đây không phải là một tập biên khảo, mà chỉ là những chi tiết được ông bà kể lại hay những mẩu chuyện được các bậc đàn anh kể cho nghe trong những buổi trà mạn đàm, nên có thể không chính xác về địa danh hay niên đại.    
                                       
Trân trọng
Người Long Hồ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/07/2015(Xem: 7590)
27/07/2016(Xem: 6540)
03/09/2016(Xem: 5955)
11/03/2015(Xem: 10029)
21/07/2022(Xem: 2200)
22/01/2019(Xem: 16277)
27/10/2021(Xem: 2339)
30/07/2014(Xem: 12021)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.