Chữ Duyên trong cuộc sống và tình yêu

25/09/20224:50 SA(Xem: 4040)
Chữ Duyên trong cuộc sống và tình yêu

CHỮ DUYÊN TRONG CUỘC SỐNG VÀ TÌNH YÊU
Tâm Anh

duyên (2)Đã lên kế hoạch công việc nhưng công việc đó không hoàn thành được gọi là chưa đủ duyên. Thực hiện một dự án không hoàn thành trọn vẹn, được gọi là chưa đủ duyên. Sắp đặt một hành trình trở về nhưng do nguyên nhân chủ quan và khách quan, không hoàn thành cũng được gọi là chưa đủ duyên.

Khi thấu rõ ngọn nguồn vạn sự vạn vật, chúng ta sẽ bớt khổ bớt sầu vì một việc gì đó chưa được thành tựu, hay nói cho đúng là chưa đủ duyên.

Bản thân người viết cũng không ngoại lệ. Sự chuẩn bị cho một lần trở về nơi chôn nhau cắt rốn nhưng chưa đủ duyên để thực hiện. Không đổ lỗi cho hoàn cảnh, không đổ lỗi cho bất kỳ ai. Theo giáo thuyết nhà Phật, đó gọi là chưa đủ duyên.

Chữ duyên trong cuộc sống theo quan điểm nhà Phật gồm:

- Chưa quen nhau nay được gặp nhau gọi là Hữu Duyên
- Muốn làm một việc gì đó để giúp người khác biết về Phật pháp gọi là Kết Duyên.
- Ấn tống kinh sách, viết bài liên quan đến Phật pháp gọi là Gieo Duyên.
- Những gì đã lên kế hoạch nhưng chưa thực hiện được gọi là Chưa Đủ Duyên
- Hay làm việc thiện giúp người gọi là Thiện Duyên.
- Hay làm những điều ác để hại người gọi là Ác Duyên
- Làm việc gì cũng gặp trắc trở gọi là Nghịch Duyên.
- Làm việc gì cũng suôn sẻ, đúng với ý minh, gọi là Thuận Duyên.
- Có những việc mình chưa biết làm được hay không được gọi là Tùy Duyên
- Trong cuộc sống, những điều may mắn, tôt đẹp đến với mình gọi là Phước Duyên
- Có những điều tốt đẹp đến với mình hơn cả mong đợi, được gọi là Thắng Duyên.

Trong hoàn cảnh duyên chưa đủ chắc chắn chúng ta phải ghi nhớ một nguyên tắc quan trọng là tùy duyên. Khi chưa đủ duyên thì không nên miễn cưỡng, không khưỡng cầu, không đi tạo cơ hội. Vì khi có ý muốn tạo cơ hội, tạo điều kiện thì tâm không thanh tịnh. Đã không thanh tịnh thì không như pháp. Một may mắn không hề nhỏ khi có ý tưởng viết chủ đề này “Chưa đủ duyên trên một hành trình” lại tình cờ đọc được lời dạy của Hòa Thượng Tịnh Không dạy rằng chúng ta nên chờ đợi đến khi nhân duyên chín muồi hay theo cách nói là khi đủ duyên mọi việc sẽ thành tựu viên mãn. Chúng ta trong lúc  chờ đợi nhân duyên chín muồi thì không được phan duyên.

Khi chưa đủ duyên để thực hiện một nguyện vọng, một ao ước nào đó, thiết nghĩ chúng ta nên tùy duyên để thực hiện những hoạch định theo khả năng để thanh tịnh tâm.

Trong cuộc sống hàng ngày khi chưa đủ duyên để làm những việc to lớn,chúng ta nên tùy duyên để làm lợi lạc quần sanh theo khả năng, theo cách riêng của mỗi người. Ai ở vị trí đang là nào xin hãy tùy duyên để cống hiến tạo nên bức tranh muôn màu cuộc sống. Có cơ hội thì tùy duyên giúp đỡ những người chung quanh theo khả năng và điều kiện của từng người. Tùy duyên ở đây phải gia tâm, tận tâm, tận lực chứ không tùy tiện.

Tất cả hành vi thiện, việc thiện hãy tùy duyên mà làm, quyết không được phan duyên.

Như vậy, nếu chưa đủ duyên thực hiện một việc gì đó chúng ta hãy biết tùy duyên (cho dù thuận cảnh hay nghịch cảnh). Đủ duyên hãy cố gắng làm cho tốt, làm bằng sự tận tâm tận lực thì mới viên mãn được.

Còn chữ Duyên trong tình yêu theo quan điểm của Đạo Phật thì sao?

Trong cuộc đời, mỗi người đều có những mối lương duyên khác nhau. Có người gặp được người tâm đầu ý hợp nhưng không đủ duyên thành đôi. Có những cặp đôi rất yêu thương và trân quý nhau nhưng lại không nên duyên chồng vợ..Có những người ngay ánh nhìn đầu tiên rất ghét nhau nhưng lại trở thành vợ chồng của nhau. Theo góc nhìn Phật giáo:

- Mới gặp nhau đã đem lòng yêu nhau, gọi là Hữu Duyên.
- Khi người đó xa cách, mình cảm thấy nhớ nhung gọi là Ái Duyện.
- Sau thời gian tìm hiểu rồi đi đến hôn nhân, gọi là Nên Duyên.
- Khi đã chung sống với nhau, hòa thuận gọi là Có Duyên.
- Khi chung sống với nhau, không hòa thuận, gọi là Vô Duyên.
- Hằng ngày, vợ chồng hay cãi nhau, gọi là Nợ Duyên
- Mặc dù khổ đau nhưng vẫn chung sống với nhau gọi là Còn Duyên
- Sau một thời gian chung sống rồi đường ai nấy đi gọi là Hết Duyên
- Lấy phải một ông chồng dữ dằn, một bà vợ xấu xí gọi là Bạc Duyên
- Lấy được một ông chồng tốt bụng, cô vợ nết na, thùy mị gọi là Phúc Duyên

Dân gian có câu “Tu trăm năm mới chung một chuyến thuyền, tu nghìn năm mới nên duyên chồng vợ” là câu nói về  duyên phận nhân sinh, gặp nhau bởi chữ Duyên, gắn kết với nhau bởi chữ Nợ. Trân quý cơ duyên này cũng chính là trân quý bản thân mình vậy.

Tóm lại, theo tinh thần Phật giáo, giữa người với người luôn tồn tại một mối nhân duyên từ vô lượng kiếp.

“Gặp gỡ trong đời một chữ Duyên
Trân trọng bên nhau phút hiện tiền
Người đến ân cần cho hết dạ
Người về thôi vướng bận niềm riêng”


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/03/2019(Xem: 6851)
02/07/2023(Xem: 2178)
23/03/2019(Xem: 9226)
05/03/2017(Xem: 6254)
13/01/2019(Xem: 6183)
30/10/2021(Xem: 2965)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.