Thư Viện Hoa Sen

Thầy Đã "keo Kiệt" Nuôi Con Lớn Khôn (Song ngữ Vietnamese-English)

12/11/20234:34 SA(Xem: 1814)
Thầy Đã "keo Kiệt" Nuôi Con Lớn Khôn (Song ngữ Vietnamese-English)

THẦY ĐÃ "KEO KIỆT" NUÔI CON LỚN KHÔN
Trích trong tập sách LẶNG LẼ MỘT KHÍ CHẤT của Thầy Thích Tường Thanh

TÂM ANH  trích dẫn và chuyển ngữ

 

  

thich tuong thanh
Thầy Thích Tường Thanh,
Trụ trì chùa Viên Ngộ, Hàn Quốc

Hôm nay, - ngày sinh của con - nhiều người thương quý muốn tổ chức gì đó, con đã từ chối. Nhân lúc miền Trung đang cần mình trong bão lũ, đại chúng nơi này đang góp sức chung lòng hướng về nơi ấy, con ngồi đây viết đôi dòng về ít chuyện có chút liên quan mà con hiếm khi muốn kể.

   Thường thì mỗi khi được trở về quê hương thăm người thân, hầu như ai cũng đầy niềm vui. Riêng con, những lần thăm Thầy thì lòng hay trĩu nặng.

Thầy con dưỡng nuôi nhiều thế hệ học trò, hơn mười người lớp chúng con được gần gũi nhiều nhất và trở thành đệ tử chính thức. Ngày đi học Sài Gòn cũng là quyết định nhiều đắn đo. Lúc cất bước sang xứ người (Hàn Quốc) cũng nhiều đêm nghĩ suy. Đã khá nhiều lần con muốn dừng lại việc học chữ, khép lại tâm nguyện dấn thân nơi đất khách để về phụng dưỡng Thầy. Tuổi Thầy càng lớn, học trò thì đi xa làm việc các nơi, không mấy ai trở về ngôi chùa quê đã từng lớn lên. Lâu lâu cũng có sư huynh học xong quay về nhưng rồi không trụ được bao ngày. Khi ấy, tuổi còn nhỏ nên con cũng không hiểu tại sao. Gần như con hay được nghe là Thầy "kỹ tính" trong việc chi tiêu đời sống.

   Thời gian hành điệu của con thì việc ăn uống, sinh hoạt có lẽ dưới mức tối thiểu của bình dân, nhưng đối với đời tu thì vậy đủ rồi. Chính đó đã luôn nhắc con sự hổ thẹn khi ngày nay lợi dưỡng quá nhiều đến với mình. Con hãnh diệnbiết ơn giai đoạn được tu tập trong môi trường ấy. Dù có đèn điện nhưng leo lét, không sử dụng máy quạt, không xài ti vi, ăn uống thì gần như là tương, rau sơ sài…Có lẽ món ăn thích nhất mà huynh đệ thường húp chung đó là mì gói trộn rau càng cua hái trong vườn chùa.

   Sau vài năm tu họcđô thị về, phải chăng cái sung túc của đời sống nơi ấy đã trở thành một trong những rào cản cho việc không ai trụ lại với Thầy. Đúng như lời các huynh đệ hay phàn nàn: Thầy quá tằn tiện, cất giữ từng chút các vật dụng. Lâu lâu mới đưa ra một tí dù là bột nêm, muối, đường…

   Thỉnh thoảng, con được phép dọn phòng Thầy thì khá nhiều những món đồ ăn bị hết hạn, cũng có thứ phai nhạt theo cùng thời gian. Con có thưa việc sao không đem ra dùng, lần nào Thầy cũng cười và bảo: Thầy cất lại để nuôi mấy chú! Ban đầu cũng như mọi người, con vừa không hiểu lại càng không mấy vui.

   Nhưng…

   Huynh đệ chúng con giờ đây đi muôn phương từ Nam đến Bắc, từ quốc nội ra hải ngoại là chính nhờ sự kỹ tính đó của Thầy.

   Con người chịu ảnh hưởng của thổ nhưỡng, vùng miền rất nhiều. Ai đã từng đến xứ "chó ăn đá, bò ăn sỏi", nắng cháy lũ tràn của Quảng Trị sẽ thấu hiểu phần nào về con người nơi đây. Thầy con xuất thân từ vùng đất ấy cùng với tháng ngày bôn ba nhiều nơi, làm rẫy trồng trọt, lập chùa nuôi chúng nên hiển nhiên tính tằn tiện, lo xa là "đặc sản" quê Thầy mà.

   Thầy còn bận nhiều việc rồi còn phải cất giữ những thứ lặt vặt tiêu dùng đời sống như vậy nên đôi khi bị quên. Không phải Thầy muốn ôm đồm mà hầu như ai cũng là người "rộng rãi", "phóng khoáng", chỉ mỗi Thầy "keo kiệt" nên mới làm được công việc ấy thôi.

   Dõi theo cơn lũ trong những ngày qua, con càng tôn kính Thầy nhiều hơn và càng thương quý những người con miền Trung.

   Con thương lối sống tằn tiện, đặc sản "keo kiệt" của con người nơi ấy!

                                                          Hàn Quốc, ngày 14.10.2020   

 

MASTER WAS "STINGY" IN RAISING ME

                             Tâm Anh

   Today - my birthday - many people who love me wanted to organize something but I refused. While the Central region is struggling in storms and floods, the Masses in my hometown are contributing wholeheartedly towards that place, I sit here to write a few lines about some related stories that I rarely want to tell.

 Every time people return to their hometown to visit their relatives, almost everyone is filled with joy. As for me, when I visit Master, my heart is often heavy.

  My Master has nurtured many generations of disciples, more than ten people in our class have been close to the most and have become official disciples. Once day, I went to school in Sai Gon was also a decision I made with a lot of hesitation. When I moved to a foreign country (Korea), I spent many nights thinking. There were many times when I wanted to stop learning, ending my desire to commit to a foreign land to return to take care of you. The older the Master gets, the more his disciples go away to work and not many return to the hometown temple where they grew up. Every once in a while, a brother comes back after finishing his studies but then can't last many days. At that time, I was still young so I didn't understand, why? I often hear that you are not only "stingy" in spending your own life but also ours.

   During my religious life, my eating and living activities are probably below the minimum level of ordinary people, but for monastic life, that is enough. That thing always reminds me of the shame I feel when too many benefits come to me these days. I am proud and grateful for the period of practice in that environment. Even though there are electric lights but flickering, not using fans, TVs, our food is mostly soy, vegetables… Perhaps the most favorite dish that we often share is instant noodles mixed with "cang cua" vegetables picked in the temple garden.

   After a few years of studying in  the City, perhaps the prosperity of life there became one of the barriers that prevent anyone from staying with you. Just like what the brothers complain about: You are too frugal, saving every little bit of stuff. Every now and then you give out a little bit, whether it's salt, sugar, seasoning powder…

   Occasionally, when I am allowed to clean my Master's room, many food items expire and some things also fade over time. When I asked you why you didn't use them, every time you laughed and said: I 'll keep it to feed all of you. At first, like everyone else, I didn't understand and was even less happy.

   But….

   We now travel everywhere from South to North, from domestic to overseas thanks to your meticulousness.

   People are greatly influenced by soil and region. Anyone who has ever been to Quang Tri's land of "dogs eating rocks, cows eating gravel", scorching  sun and floods will have some understanding of people here. My Master came from that land and spent his days traveling to many places, farming, cultivating fields, setting up temples to raise disciples, so it is obvious that frugality and foresight are the "specialties" of his hometown.

   My Master is busy with a lot of work, then has to store the little things that consume life, so He sometimes forgets them. It's not that He wants to take on everything but almost everyone is "generous", "open - minded", only "stingly" Master can do that job.

   Watching the flood in the past few days, I respect you more and love the people of the Central region even more.

   I love the frugal lifestyle and "stingy" specialties of the people there.!

                                                                                               Korea, October 14th, 2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21567)
12/10/2016(Xem: 19494)
26/01/2020(Xem: 12164)
12/04/2018(Xem: 20444)
06/01/2020(Xem: 11247)
24/08/2018(Xem: 9635)
12/01/2023(Xem: 4153)
28/09/2016(Xem: 25342)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: