Thư Viện Hoa Sen

Thủy: Chung

29/06/20143:40 SA(Xem: 5593)
Thủy: Chung

THỦY: CHUNG

Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm

LTS: Ngày xưa Hán Cao Hoàng bên Tầu vì nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương, không tìm được một phương sách hiệu quả nào mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho vua Hung Nô. Người con gái đó là Chiêu Quân. Chiêu Quân xuất hiện như một sứ giả của hoà bình, nàng được miêu tả như một người phụ nữ thông minh tuyệt đỉnh, sắc đẹp tuyệt vời luôn hết lòng vì hòa bình và sự bảo tồn giang sơn nhà Hán. Sự quên mình của nàng đã góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô.
Cách đó khoảng hai ngàn năm ở phương Nam, vua nước Đại Việt là đức vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân vua Chiêm Thành. Công chúa Huyền Trân, vị công chúa nước Nam tài sắc vẹn toàn, đã thay mặt triều đình nhà Trần, thực hiện sứ mệnh ngoại giao, tạo hoà bình giữa hai nước, đã thường xuyên tranh chấp lâu đời với nhau. Cuộc hôn nhân không những mang lại hòa bình cho hai nước Việt – Chiêm mà còn mang lại cho nước Việt hai châu Ô và Lý, Lý tức ba tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị và Quảng Bình ngày nay.
Bài Thủy: Chung, của tác giả Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm lần đầu tiên đưa ra sự đồng điệu giữa hai nàng công chúa trong hai thời điểm khác nhau hơn ngàn năm. Cả hai nàng đều vì quên mình mà làm viên gạch xây nền móng hoà bình cho đất nước và cho chúng sinh an lạc. Tuy nhiên, điểm quan trọng ở đây là sự đồng điệu giữa 2 nguồn tư tưởng vĩ đại của 2 vị bồ tátNam Nhạc Tuệ Tư và Đức Huỳnh Phú Sổ về chữ Tánh nằm ngay trong thân ngũ uẩn này. Bài thơ này chỉ là giới thiệu với độc giả, nếu độc giả chú tâm thì đã có sẵn các bản dịch để nghiên cứu sự đồng điệu này.

Lấm tấm sao thưa treo đỉnh tuyết
Lá xanh rừng mấy dịp trút vàng khe
Mảnh pháp bào kiếp kiếp nắng mưa che
Muôn cõi cảnh hiện kinh quyền thần hóa.

Tóc Chiêu Quân bay một chiều nắng hạ
Lược Huyền Trân chưa chải hết sầu đông
Đường ai đi, biết không chỗ tận cùng
Lòng người đá cũng chẳng hề an nghỉ.

Thân phiêu bạc mang nặng nguồn đạo vị
Vóc hao gầy chẳng đổi gánh tình thâm
Chúng sinh ôi, bước bước có vô cùng
Nhất tâm nguyện theo với đời vĩnh kiếp.

Chùa cong mái xanh hai hàng bách diệp
Núi xây vòng, trống điểm xé màn đêm
Trên sư tử vàng, dưới biển rộng mông mênh
Tâm dâu bể, thân trải lòng dâu bể.

Từng cánh trắng hoa rơi vào nhân thế
Đất vàng hoa, chia nửa mảnh tình chung
Nửa ruộng vàng, nửa non bạc, cũng không
Chiều gió lộng đỉnh Thiên Thai gác kiếm.

Ngọn bút thần chấm điểm son đốn, tiệm
Phật là tâm, tâm Phật, thủy tức chung
Lối đi vòng, quanh quẩn giữa giả, không
Trang giấy ố, rã rời tay chép lại.

Một gạch nối, uống trọn ngàn đại hải
Màu thời gian đậm nhạt đã bao mùa
Nối đuốc tàn, đậm nét mực phân bua
Dòng kinh cũ dửng dưng bên tâm loạn.

Trang kinh cuộn giấu thầm tâm kiêu mạn
Mõ chuông khua dấy động cõi tịch hư
Chia đôi bờ bỉ thử gắng công dư
Khắc đạo lý lên màu tâm hồng, tía.

Câu huyền ca* ẩn tàng kinh huyền nghĩa**
Huyền lại huyền, biết mấy kẻ tri âm
Thấy kệ kinh chẳng thấy tánh* tức tâm
Dùng thế trí vẽ vời lời chư Phật.

_____________________________

* Thấy đạo lý chớ nào thấy Tánh còn ẩn trong tim óc xác phàm. Giác Mê Tâm Kệ, Đức Huỳnh Phú Sổ (1920-1947)

** Phụ mẫu sở sinh thanh tịnh thường nhãn, Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa, Nam Nhạc Tuệ Tư Đại Thiền Sư (515-577)


Bài đọc thêm:

Am Mây Ngủ - Truyện Ngoại Sử Của Nhất Hạnh



Tạo bài viết
18/04/2024(Xem: 16279)
20/01/2016(Xem: 7144)
04/05/2015(Xem: 34604)
22/03/2016(Xem: 3487)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: