Hãy Nhìn Lại

07/05/20163:28 SA(Xem: 7346)
Hãy Nhìn Lại

HÃY NHÌN LẠI
Thích Viên Thành

ca-chet-hang-loatKhắp thế giới môi trường đang ô nhiễm
Riêng Việt Nam cá cứ chết dài dài
Hết Đồng Nai (Vedan) nay Vũng Áng đại tai (Formosa)
Cá không chết chắc Người phải trả giá ?

Lo mưu sinh không kể gì nhân quả
Lợi riêng mình hại chúng chẳng quan tâm
Vì “tự tư tự lợi” mãi sai lầm
Phá hết rừng nay nhiễm ô biển cả !

Trong lòng đất tài nguyên nhiều khôn tả
Đã cạn dần khai thác chẳng nương tay
Sống hôm nay nhưng cái chết từng ngày
Đang đến với những người đầy tham vọng

Do con người đang giết dần sự sống
Hãy ngừng tay đừng phá hoại môi trường
Sống “ít muốn” chia sẻ lắm tình thương
Luôn “biết đủ” đang chan hòa hạnh phúc

Nước Bhutan mọi người đang thán phục
Sạch môi sinh giữ xanh mãi rừng già
Dân hạnh phúc đó mục đích quốc gia
Ít ô nhiễm nghỉ ngơi trời trong sạch

Nước Việt Nam oai hùng đầy kiêu hảnh
Bốn ngàn năm văn hiến sử vang danh
Ai cũng mong đất nước mãi trưởng thành
Nhưng hạnh phúc phải là điều nghĩ lại !

Theo vật chất hay tâm linh cần phải ?
Sống hài hòa thân thiện với thiên nhiên
Tuy bất khuất nhưng tâm tánh thiện hiền
Nhờ Phật Giáo cho dân tu thập thiện

Lòng từ bi trí tuệ luôn phát triển
Dân tộc ta chí nguyện rất kiên cường
Trần Nhân Tông giúp đất nước an khương
Tống Nguyên Mông ba lần đều chiến thắng

Giáo lý Phật dạy con người ngay thẳng
Dựa vào dân vũ trụ sống hòa cùng
Đơn giản thôi phụng sự cho của chung
“Hãy nhìn lại” để sống cho xứng đáng !

 

Những ngày tịnh dưỡng, nhưng không khỏi chạnh lòng, khi nghe quê hương, môi trường đang bị ô nhiễm. Cá hôm nay chết là một sự cảnh báo cho mọi kế hoạch phát triển công nghiệp, nếu không để ý đến bảo vệ môi trường, tất cả đều phải trả giá rất đắt, có thể bằng cái chết của đồng bào và sự hủy hoại môi sinh trên bình diện quốc tế. Tội lỗi nầy rất lớn, quả phải trả cũng rất ư là tồi tệ và khốc liệt. Rất mong những người có lương tritrách nhiệm với dân tộc cũng như nhân loại “HÃY NHÌN LẠI”, “bảo vệ thiên nhiên” để cứu sống được muôn loài, trong hiện tại và tương lai.

An Lạc thất , ngày 5/5/2016                                                  
Thích Viên Thành





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/05/2016(Xem: 6090)
09/06/2016(Xem: 4763)
15/01/2016(Xem: 8997)
02/04/2017(Xem: 5032)
06/09/2013(Xem: 7387)
01/05/2018(Xem: 7367)
16/08/2023(Xem: 14051)
04/02/2020(Xem: 14790)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :