THỂ HIỆN BI MẪN
VỚI NGƯỜI SẮP QUA ĐỜI BẰNG CÁCH NÀO?
Tỳ-kheo Thanissaro - Nguyên Hiệp dịch
Nếu bạn có bạn bè hay người thân đang lâm trọng bệnh hoặc sắp qua đời, tôi biết là không có ai bảo bạn hãy cứ thản nhiên với họ. Mọi người đồng ý rằng bạn nên khởi lòng bi mẫn. Vấn đề là, cách lòng bi mẫn chuyển thành những hành động cụ thể thì lại không mấy giống nhau. Đối với một số người, bi mẫn có nghĩa là kéo dài mạng sống càng lâu càng tốt; nhưng đối với một số người khác, bi mẫn là chấm dứt đời sống - thông qua việc trợ tử - khi mà phẩm chất đời sống của người bệnh không còn là bao. Và không có ai trong hai nhóm này xem nhóm khác là có lòng bi mẫn thực sự. Nhóm trước xem nhóm sau là tội phạm; còn nhóm sau xem nhóm trước là tàn nhẫn và độc ác.
Với chúng ta, những người đang cố vượt qua ranh giới mịt mờ giữa hai thái cực này, không có nhiều sự hướng dẫn đáng tin cậy. Văn hoá của chúng ta là văn hoá không thích nghĩ về bệnh tật và chết chóc. Kết quả là, khi đối mặt với một người nào đó lâm trọng bệnh hay sắp qua đời, chúng ta thường lúng tùng về những gì phải nên làm. Có người khuyên bạn một cách đơn giản rằng là bạn nên làm những gì cảm thấy đúng. Nhưng thế nào là cảm thấy đúng khi cảm giác vốn không dễ nắm giữ và luôn rắc rối. Có những điều ta cảm thấy đúng đơn giản bởi vì chúng khiến ta cảm thấy tốt, bất kể là chúng có thật đúng với người khác hay không. Một ước muốn kéo dài đời sống có thể che dấu nỗi sợ hãi sâu sắc hơn về cái chết của chính bạn; một mong muốn chấm dứt một căn bệnh đau đớn cùng cực có thể tương hợp với nỗi đau đớn của bạn tại lúc phải chứng kiến khổ đau.
Đây là tại sao lời giáo huấn đơn giản rằng phải từ bi hay chánh niệm khi diện kiến một người lâm trọng bệnh hay sắp qua đời là không đủ. Chúng ta cần sự trợ giúp trong việc rèn luyện lòng bi mẫn của mình. Đó là những chỉ bảo cụ thể về cách suy xét rốt ráo những hành động của chúng ta trong việc đối diện với đời sống và cái chết, và những trường hợp cụ thể về việc người xưa đã quán chiếu những vấn đề này như thế.
Với suy nghĩ này, tôi đã tìm kiếm khắp kinh tạng Pali, xem có thể rút ra được những bài học gì từ trường hợp của đức Phật. Trước hết, đức Phật thường bảo rằng Ngài giống như một vị lương y, và Pháp của Ngài như là thuốc cho những khổ đau của cuộc đời. Theo cái nhìn của Ngài, tất cả chúng ta đều đang bệnh và sắp chết ở một mức độ nào đó, vì thế tất cả chúng ta đáng được thương xót. Nhưng lời khuyên mà vị lương y (đức Phật) đưa ra cho những người đang đối mặt với khổ đau bởi bệnh tật và cái chết là gì? Ngài đã chữa trị cho người trần chịu khổ đau bệnh tật vật lý và cái chết như thế nào?
Có thể các bạn đã biết câu chuyện này. Một lần, cùng với tôn giả Ananda, đức Phật trông thấy một thầy tỳ-kheo bị bệnh không người chăm sóc đang nằm co ro trong dơ bẩn. Sau khi tắm rửa cho thầy này, Ngài tập họp các tỳ-kheo khác lại, khiển trách họ về việc bỏ rời pháp hữu, và khuyên họ bằng việc nhấn mạnh rằng: “Những ai chăm sóc ta thì nên chăm sóc người bệnh.” Và Ngài quy định rằng những thầy đang chăm sóc những pháp hữu bị bệnh được phép nhận những phần ăn đặc biệt, để khuyến khích họ trong công việc và giúp họ bớt đi khó khăn. Luật tạng định ra một xử phạt nhỏ cho vị tăng nào từ chối chăm sóc pháp hữu của mình bị bệnh hay sắp qua đời, hay người bỏ mặc một vị tăng bị bệnh trước khi người bệnh này hồi phục hay mệnh chung. Tuy nhiên, không thấy có xử phạt nào dành cho việc từ chối hay bỏ đi việc điều trị y khoa cho người bệnh. Như vậy, giới luật không chuyển tải thông điệp rằng không giữ lấy mạng sống là đang phạm phải một tội lỗi nào đó. Tuy nhiên, một vị tăng cố tình kết thúc mạng sống của một người bệnh, cho dù là vì lòng bi mẫn, sẽ bị trục xuất khỏi tăng đoàn và không bao giờ được phép quay lại đời sống này; vì vậy việc trợ tử hay giúp người bệnh chết không đau là không có mặt trong Phật giáo.
Điều này có nghĩa rằng, điểm trọng tâm là lòng bi mẫn chân thực có thể được sử dụng ở đâu. Đức Phật đưa ra một vài hướng dẫn cho trường hợp này bằng việc xác định thế nào một vị lương y lý tưởng. Bạn có đủ tư cách để chăm sóc người bệnh nếu: (1) bạn biết cách chuẩn bị thuốc men; (2) bạn biết những gì có thể sử dụng được cho việc điều trị bệnh nhân; (3) bạn nhiệt tình vì lòng bi mẫn chứ không phải vì lợi ích vật chất; (4) bạn không bực bội với việc lau dọn đồ dơ bẩn do đại tiểu tiện gây ra, hay đàm giãi và đồ nôn mửa; và (5) bạn khéo léo trong việc khuyến khích bệnh nhận nghe pháp vào những thời điểm thích hợp.
Trong năm phẩm chất này, điều được thảo luận trong kinh tạng Pali là điều thứ năm. Vậy những phẩm chất gì được xem là một bài nói Pháp hữu ích và từ bi đối với một người đang lâm bệnh hay sắp qua đời? Còn những gì thì không?
Lại ở đây, những điều “không nên” tách ra khỏi những điều “nên”. Luật tạng thuật lại trường hợp rằng, có vài thầy tỳ-kheo, khuyên một người đang bệnh nên tập trung tư tưởng vào cái chết đang đến gần, với niềm tin rằng cái chết thì tốt hơn trạng thái đau đớn của đời sống bệnh tật. Làm y theo lời khuyên của các thầy này, người bệnh ấy đã qua đời; và đức Phật đã tẩn xuất các thầy này ra khỏi tăng đoàn. Như vậy, theo cái nhìn của đức Phật, khuyến khích một người bệnh buông bỏ đi đời sống, hay từ bỏ ý chí muốn sống thì không được coi là một hành động từ bi. Thay vì cố gắng làm ngắn giai đoạn chuyển tiếp đến cái chết của người bệnh, đức Phật tập trung vào việc giúp vị ấy thấu hiểu khổ đau và sự kết thúc khổ đau.
Điều này là bởi Ngài xem mỗi khoảnh khắc của đời sống là một cơ hội để thực hành và nhận lợi ích từ Pháp. Có một nguyên tắc được nhiều người biết đến trong mọi truyền thống thực hành thiền, rằng một thoáng quán chiếu về khổ đau của hiện tại thì ích lợi hơn việc xem giây phút hiện tại với sự chán ghét và hy vọng về một tương lai tốt hơn. Nguyên tắc này áp dụng vào lúc kết thúc đời sống, cũng như vào bất cứ giai đoạn nào của đời sống. Thực tế, đức Phật khuyến khích các tỳ-kheo cần luôn quán chiếu về cái chết như là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào, cho dù khi sức khoẻ còn bình thường, để họ có một ý thức về tính cấp bất trong việc thực hành của họ, và để họ giữ chánh niệm với giây phút hiện tại. Nếu bạn biết xem mọi khoảnh khắc có thể là giây phút sau cùng của bạn, thì khi giây phút sau cùng đến, bạn sẽ đối diện với nó có sự chuẩn bị.
Thường nhất, tuy nhiên, một người bệnh hay sắp chết thì không sống được với sự tỉnh thức cần thiết này, vì vậy điều trước hết trong việc khuyên bảo một người như vậy là hãy từ bỏ đi mọi chướng ngại cảm xúc để quay về hiện tại. Kinh điển Pali nói đến hai sự chướng ngại: lo lắng về những trách nhiệm mà mình để lại, và sợ hãi về cái chết. Có một bài kinh cảm động, kể về một người đàn ông sắp qua đời, và vợ của ông đã an ủi ông là không nên lo lắng. Bà nói rằng bà có thể chu toàn cho bản thân và con cái của họ khi vắng mặt ông; bà sẽ không tái hôn với người đàn ông khác; và bà sẽ tiếp tục tu tập theo Pháp. Với mỗi lời hứa, bà lập lại đoạn, “Vì vậy chớ lo lắng gì khi ông qua đời. Cái chết là khổ đau đối với ai lo lắng. Đức Thế Tôn từng nhắc nhở rằng chớ có lo âu tại thời điểm sắp chết.” Thật bất ngờ, người đàn ông này đã bình phục. Và trong khi vẫn còn rất yếu, ông đã đi đến đảnh lễ đức Phật, thuật lại với Ngài những lời hứa của vợ ông. Đức Phật nhân đó giải thích nhân duyên tại sao người đàn ông ấy có được sự may mắn như vậy, khi gặp một người vợ khôn ngoan và đầy lòng từ mẫn.
Về nỗi
sợ hãi cái chết,
đức Phật lưu ý rằng một trong những
lý do chính của nỗi sợ này là ký ức về những điều gây
tổn hại hay xấu ác mà bạn đã tạo ra trong
quá khứ.
Vì vậy Luật tạng cho thấy rằng, các thầy tỳ-kheo thường
an ủi một thầy đồng tu sắp qua đời bằng việc
yêu cầu vị ấy nhớ lại điều
tích cực nhất - việc chứng đạt thiền cao nhất của vị ấy – và tập trung
suy nghĩ của vị ấy vào đó. Theo cách
tương tự, sự
thực hành phổ biến ở những
quốc gia Phật giáo ở châu Á là nhắc nhở người sắp chết nhớ lại những
việc làm bố thí hay những
hạnh lành mà vị ấy đã
thực hiện trong đời sống này. Cho dù người ta không thể tập trung
chánh niệm và tỉnh giác cần thiết để đạt lấy một
tuệ quán sâu hơn về
hiện tại, thì bất kỳ bài
giảng Pháp nào mà nó giúp làm giảm đi những
lo lắng và ngăn chặn những nỗi
sợ hãi là một hành động của
lòng bi mẫn chân thực.
Tuy nhiên,
đức Phật giảng giải rằng có thêm ba
lý do khiến người ta
sợ hãi cái chết:
chấp thủ vào thân xác,
chấp thủ vào những
lạc thú giác quan, và thiếu một
tuệ quán trực tiếp về
Pháp không sinh diệt. Những
chỉ dẫn của Ngài dành cho người bệnh và sắp qua đời như vậy tập trung vào việc cắt bỏ những
nguyên do sợ hãi này tại căn gốc. Ngài đã từng viếng thăm một người bệnh và bảo các tỳ-kheo ở đó hãy tiếp cận với
niệm tử bằng sự
chánh niệm và tỉnh giác. Thay vì tập trung vào việc họ có
bình phục hay không, họ nên
quán sát những
trạng thái cảm thọ mà họ đang
kinh nghiệm:
đau khổ,
dễ chịu, hay
trung tính. Ví dụ,
quán sát một
cảm giác khổ đau họ nên chú ý về
tính không lâu bền của nó, và rồi tập trung vào tiến trình tan biến
liên tục của những
cảm thọ khổ đau đó. Sau đó họ có thể
áp dụng sự
tỉnh giác như vậy vào những
cảm thọ dễ chịu hay
trung tính.
Kiên định trong việc tập trung sẽ làm
sanh khởi một
tri giác thoát khỏi những
cảm thọ giác quan, và từ đây họ có thể phát triển sự
tự tại và
buông xả, đối với cả
thân thể và những
cảm thọ. Vì rằng sự
buông xả sẽ đưa đến một
sự quán sát
chân thực vào Pháp mà nó sẽ
chấm dứt tất cả những
sợ hãi về cái chết.
Có
một lần,
Tôn giả Xá-lợi-phất viếng thăm vị
thí chủ nỗi tiếng của
đức Phật là
trưởng giả Cấp Cô Độc, khi ông sắp qua đời. Khi
nhận thấy bệnh tình của
trưởng giả Cấp Cô Độc đang trở nên
tồi tệ,
tôn giả khuyên ông hãy tự
kiềm chế, theo cách “tôi sẽ không chầp thủ vào mắt; thức của tôi sẽ không
phụ thuộc vào mắt. Tôi sẽ
không chấp thủ vào tai; thức của tôi sẽ không
phụ thuộc vào tai,” và
tương tự như vậy đối với
sáu giác quan và đối tượng của chúng, và bất cứ
trạng thái tâm nào tuỳ thuộc vào chúng. Mặc dù
trưởng giả Cấp Cô Độ không thể phát triển được
ý thức không tuỳ thuộc này theo những hướng dẫn của
tôn giả Xá-lợi-phất, ông đề nghị rằng những
chỉ dẫn này cũng cần trao cho những
vị cư sĩ khác, vì sẽ có những người hiểu được và có
lợi ích từ những
chỉ dẫn này.
Hiển nhiên, những
chỉ dẫn này được
dựa trên lời dạy của
đức Phật về việc
trạng thái tâm của
chúng ta ảnh hưởng đến tiến trình chết và
tái sinh như thế nào, nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng chỉ
thích hợp cho những người tự nhận mình là
Phật tử. Bất kể
tín ngưỡng tôn giáo của bạn là gì, khi bạn
đối diện với khổ đau bạn
chắc chắn sẽ thấy
giá trị của những lời
chỉ dẫn mà chúng chỉ cho bạn cách làm vơi giảm khổ đau bằng việc
khám phá khổ đau ở bên trong. Nếu bạn có khả năng
thực hành những
chỉ dẫn này, thì hãy thử
thực hành theo. Và nếu bạn
đạt được sự
Bất tử ngang qua
nỗ lực của mình, bạn sẽ không còn bận tâm đến việc mình là
Phật tử hay không
Phật tử.
Điều này được minh chứng bằng một
câu chuyện khác cũng
liên quan đến tôn giả Xá-lợi-phất. Khi viếng thăm một vị Bà-la-môn cao tuổi sắp qua đời,
tôn giả Xá-lợi-phất nghĩ rằng các Bà-la-môn thường mong muốn được hợp nhất với
Phạm thiên,
vì vậy thầy dạy cho ông lão này cách phát triển bốn
thái độ của một vị
Phạm thiên - từ, bi, hỷ, xã
vô lượng. Làm theo những
chỉ dẫn này, vị Bà-la-môn đã
tái sanh vào cõi
Phạm thiên sau khi qua đời.
Tuy nhiên,
đức Phật sau đó đã khiển trách
tôn giả vì thầy đã không dạy cho vị Bà-la-môn cách
quán sát khổ đau, vì nếu làm như vậy, vị Bà-la-môn sẽ
kinh nghiệm được niết-bàn và
hoàn toàn giải thoát khỏi
sinh tử.
Điều đáng chú ý về những
chỉ dẫn này là rằng, từ cách nhìn của
đức Phật, Pháp cho người sắp qua đời không khác với Pháp được dạy cho người đang có sức khoẻ
bình thường.
Nguyên nhân khổ đau ở trong mọi
trường hợp là giống nhau, và
con đường đưa đến sự
kết thúc là cũng giống nhau:
hiểu rõ khổ đau, đoạn trừ
nguyên nhân,
nhận ra sự
chấm dứt của nó, và phát triển những
đặc tính tâm mà chúng đưa đến sự
chấm dứt đó. Khác nhau
duy nhất là rằng
trạng thái cận kề cái chết khiến cho việc
giảng Pháp vừa dễ hơn lại vừa khó hơn. Dễ hơn bởi vì người bệnh đã
thoát khỏi những
trách nhiệm ngoại tại và có thể thấy rõ sự
cấp thiết trong việc thấu hiểu và
giải thoát khổ đau; khó hơn bởi vì bệnh nhân có thể quá
suy yếu về cả
thể lực và
ý chí, do vì
sợ hãi và
lo âu, để
áp dụng những
chỉ dẫn vào trong
thực hành.
Theo
kinh nghiệm cá nhân của tôi - cả nơi việc
quán sát những vị thầy của tôi đã
thực hiện những
chỉ dẫn này và cả nơi việc
nỗ lực thực hiện chúng cho
bản thân – tôi đã học được hai bài học quan trọng. Thứ nhất, những bệnh nhân
thích hợp nhất cho việc
thực hiện Pháp khi
lâm bệnh hay lúc sắp qua đời là những người không khổ đau với những ký ức về những điều gây hại và xấu ác mà họ đã làm trong
quá khứ, và những người đã có
tiến bộ trong
thực hành thiền trước thời điểm họ bị bệnh. Cho dù người
thực hành đó không phải là
Phật tử, bằng
trực giác họ cảm nhận được
thông điệp của
đức Phật về khổ và có thể
sử dụng thông điệp đó làm giảm đi những khổ đau của chính họ. Bài học ở đây là rằng nếu bạn biết bạn sẽ chết vào một ngày nào đó, bạn sẽ tránh làm những điều xấu ác và bắt đầu
thực hành thiền cho chính mình, để sẵn sàng đón nhận bệnh tật và cái chết khi chúng đến. Như vị thầy của tôi, ngài Ajaan Fuang, đã từng nói, khi bạn
thực hành thiền là bạn đang
thực hành cách để chết – cách giữ
chánh niệm và tỉnh giác, cách làm giảm khổ đau, cách
kiểm soát những
suy nghĩ luôn thay đổi và có
thể đạt đến sự
Bất tử - để khi thời điểm cận kề cái chết, bạn sẽ có
kinh nghiệm để
thực hành nó.
Bài học thứ hai là rằng nếu bạn muốn giúp người khác
vượt qua sự
sợ hãi về cái chết, bạn cũng phải học cách
vượt qua nỗi
sợ hãi của bạn về cái chết, bằng việc
từ bỏ sự thủ chấp vào thân xác,
từ bỏ sự thủ chấp vào những thú vui
giác quan, tránh làm những điều xấu ác, và có một
tuệ quán về sự
Bất tử. Với việc
vượt qua nỗi sợ của chính mình, bạn sẽ có
ảnh hưởng tích cực hơn trong việc
giảng Pháp cho người sắp qua đời. Bạn sẽ không
bối rối trước cái chết. Bạn có thể
truyền đạt trực tiếp những điều
cần thiết cho người sắp chết, và những lời của bạn sẽ có trọng lượng hơn, vì chúng đến từ
kinh nghiệm trực tiếp.
Lòng bi mẫn của bạn được huấn luyện không phải bằng sách vở hay
cảm giác, mà bằng một
tuệ quán sáng suốt về những gì chết và những gì không chết.
Cuối cùng, hai bài học này
hợp lại thành một: hành thiền, như là một hành động bi mẫn đối với chính bạn và với cả người khác, dù khi cái chết dường như còn ở rất xa. Khi thời điểm chết cận kề, bạn sẽ giảm đi
gánh nặng cho những người đang
quan tâm đến bạn.
Đồng thời, nếu bạn được mời đến trợ giúp những người lâm trọng bệnh hay sắp qua đời,
lòng bi mẫn của bạn sẽ thật sự hữu ích hơn, và bạn sẽ có một
thông điệp hữu hiệu hơn để
truyền đạt.
Tỳ-kheo Thanissaro - Nguyên Hiệp dịchNguồn: http://old.thuvienhoasen.org