PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC VÀ XÃ HỘIHIỆN ĐẠI: VAI TRÒ CỦA THÁI HƯ ĐẠI SƯ VÀ HT. ẤN THUẬN Ngụy Đạo Nho (魏道儒) – Thích Nguyên Hiệp dịch
Phong
tràoPhật giáonhân gian (人間佛教) xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Từ những năm thập niên 80 thế kỷ trước, phong trào này trở thành một khuynh hướng
chính của Phật giáo ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông, vượt thoát những khác biệt tông phái và vùng miền. Cho dù ở bên trong phạm viPhật giáo, hay ở trong giới học giả hay các phân khoa hành chính tôn giáo, mỗi khi thảo luận về tình hình hiện nay và việc phát triển Phật giáo Trung Quốc trong tương lai, người ta không thể bỏ qua chủ đềPhật giáonhân gian. Chúng ta không thể bỏ qua việc xem xétPhật giáonhân gian nếu chúng ta muốn tìm cáchxây dựngPhật giáo Trung Quốc trong thế kỷ mới. Phong tràoPhật giáonhân gian không chỉ duy trì được sức sống mạnh mẽ, nó cũng đã trở thành tên gọi khác của Phật giáo Trung Quốc đương thời. Bài viết này tập trung vào tư tưởng và thực hành của Thái Hư
Đại Sư (1890-1947) và HT. Ấn Thuận (1906-2005), thảo luận về những thay
đổi và phát triển của Phật giáo Trung Quốc nhằm thích ứng với xã hội đương thời thông qua sự phân tích vắn tắt về nguồn gốc, bản chất và những đặc điểm của Phật giáonhân gian.
I.
Vào đầu thế kỷ 20, sự sụp đổ hoàn toàntriều đại nhà Thanh đã mở ra một
kỷ nguyên mới trong lịch sử chính trị Trung Quốc. Chính ở trong tình cảnh ấy, vì để thích ứng với những thay đổi của xã hội, những phong tràoPhật giáonhân gian đã bắt đầu hình thành vào những năm đầu kỷ nguyên Dân quốc.
Theo
HT. Ấn Thuận, có hai hiện tượngnổi bật vào lúc bấy giờ. Một là từ những năm đầu Dân quốc, các Tăng Ni và Cư sĩ bắt đầu những công việc giáo dục và từ thiện khác nhau để thích ứng với những thay đổi ở trong xã hội. Ông chỉ ra rằng, “Từ bắt đầu kỷ nguyên Dân quốc, các Tăng Ni
và Cư sĩ đã cố gắngthích ứng với xã hội bằng những công việc giáo dục và từ thiện. Dù kết quả thế nào, đó quả thực là một sự hiểu biết và hướng đến sự thật rằng Phật giáo là vì con người.” Thứ hai, xu hướngquan tâm đến “Phật giáo nhân gian” đang trở nên phổ biến và có ảnh
hưởng. Hoà thượngẤn Thuận nói rằng, việc xiển dương Phật giáonhân gian đã được thực hiệntrong suốtthời kỳ Dân quốc. Vào năm Dân quốc 23 (1934), tạp chí “Hải Triều Âm” (海潮音) đã xuất bản một ấn bản đặc biệt về Phật giáonhân gian và gây chú ý đối với nhiều người vào lúc đó. Về sau,
thầy Từ Hàng (慈航) đã bắt đầu một tạp chí ở Singapore, đó là tạp chí “Phật giáo nhân gian.” Trong suốt cuộc chiến chống Nhật, một huyện ở tỉnh Chiết Giang cũng xuất bản một tạp chí khổ nhỏ có tên “Nguyệt san Phật giáoNhân gian.”
Từ
hai hiện tượng này, cho thấy rằng giai đoạn đầu của “Phật giáo nhân gian” không giới hạn ở nơi công việc của giới Tăng lữ mà với sự tham giarộng rãi của cả Tăng Ni và Cư sĩ. Từ thời điểm bắt đầu, Phật giáonhân gian không chỉ dành cho việc nghiên cứuhọc thuật, mà cũng là việc xem xét song song cách Phật giáo có thể thích ứng với sự phát triển xã hội như thế nào, cả bằng việc phát triển lý thuyết và thực hành. Có thể nói rằng sự ra đời và phát triển Phật giáonhân gian là một sự phản ánh những thay đổi lịch sử lớn lao trong xã hộiTrung Quốc, cũng là kết quả của việc Phật giáochuyển đổi từ xã hội cũ sang xã hội mới. Những thảo luậnban đầu như vậy về lý thuyết, và những đảm nhậntừ thiện và giáo dụctrong suốt những năm Dân quốc có thể nói là mô hình sớm nhất thật sự
có ý nghĩa của Phật giáo Trung Quốchiện đại trong việc thích ứng với những thay đổi ở trong xã hội.
II.
Đã có những đóng góp sâu xa cho việc nghiên cứu về lý thuyết và thực hànhPhật giáonhân gian. Đến giữa cuối thế kỷ trước, đại diệntiêu biểu
nhất là lý thuyết và thực hành của Thái Hư Đại Sư và HT. Ấn Thuận, những người tạo nên nguồn cảm hứng quan trọng cho việc hiện đạihoá Phật
giáo ở Trung Quốc trong thế kỷ mới.
Thái
Hư Đại Sư là người đầu tiên sử dụng khái niệm “Phật giáo nhân sinh” (人間佛教), và ông cũng sử dụng khái niệm “Phật giáo nhân gian” (人間佛教). Tuy đặt cơ sở trên hai khái niệm này, ông lại nhấn mạnh hơn vào khái niệm Phật giáo nhân sinh để khái quát hóa toàn bộtư tưởng của mình. Mặc dù hai khái niệm này phản ánh một vài chiều hướng tư tưởng khác nhau, đối với mục tiêu chính của Thái Hư trong việc xây dựngPhật giáo đương thời là truyền báphong tràoPhật giáo cải cách, không có sự khác nhau căn bản giữa hai khái niệm. Lý thuyết và thực hànhPhật giáonhân sinh của Thái Hư có thể được xem là giai đoạn đầu của phong tràoPhật giáonhân gian.
Đặc
điểmnổi bật nhất nơi Phật giáonhân sinh của Thái Hư Đại Sư là lấy việc thực hànhhiện tại làm mục đích, không phải những nghiên cứu mang tính lý thuyết. Dưới sự hướng dẫn của tính khế lý khế cơ, ông nhận diện và thừa kế có chọn lọc di sảnquá khứ, và tiến hành một cuộc cải cách tổng thể trong Phật giáo, để có thể thích ứng với chiều hướng xã hộiTrung quốc và thế giới. Đây là những nguyên tắc của Phật giáonhân sinh,
và những đặc điểmlý thuyết của ông. Ông nói:
“Ở
thời điểm này đây, chúng ta phải thích ứngchánh pháp của đức Phật với thời đại và căn cơ của nhân loại, chúng ta cũng phải chọn lựa điều gì là
cốt tuỷ trong số những lời dạy khác nhau của đức Phật, xa hơn nữa kiết tập và sắp xếp lại chúng.”
Như
vậy “Phật giáo nhân sinh” có nghĩa là Phật giáokiết tậptoàn bộgiáo lýPhật giáo và thích ứng chúng với thời đại và căn cơ của con người.
Thái
Hư Đại Sư lấy “Phật giáo nhân sinh” làm biểu ngữ để thực hiện một cuộc cải cách tổng thể ở trong Phật giáo. Những nội dung triết học của ông rất bao quát, và bao hàm mọi khía cạnh xây dựng nên một Phật giáo mới. Nói chung, ông đã quảng bá “Ba đại cách mạng”: cách mạnggiáo lý, cách mạnggiáo hội, và cách mạng giáo sản, xem đó là những điều cốt lõi. Ông nói:
“Giáo
lý Phật giáo cần có một hình thức mới để có thể thích ứng với xu hướngtư tưởng trong thời hiện đại, và không nên bảo thủ để chữa trị những căn
bệnh mới. Thứ hai, những tổ chức Phật giáo, đặc biệt là hệ thốngTăng lữ, phải nên cải cách. Thứ ba, về tài sản của các chùa viện, nó nên là tài sản chung của tất cả Tăng sĩ, loại trừ tập quán xấu về việc tư hữudựa trên chùa viện truyền thừa. Chúng ta cần sử dụngtài sản để hỗ trợ những vị Tăng niên trưởng đức độ, đào tạo những vị Tăng trẻ tuổi có triển vọng, và bắt đầu những hoạt độngPhật sự khác nhau.”
Hòa
thượngẤn Thuậnhết sứcca ngợi “Ba cách mạng” này. Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng nhiều trong những kế hoạch tái tổ chức của Thái Hư Đại
Sư là hoàn toànsáng tạo. Từ thời điểm khởi xướng việc truyền báPhật giáonhân sinh, Thái Hư Đại Sưnhấn mạnh việc phân tích và phê bìnhtình
trạngPhật giáo đương thời, nắm bắt và chọn lọc di sảnPhật giáo, và phác thảo kế hoạch tổng thể cho tương lai Phật giáo.
Theo
quan điểm của Thái Hư Đại Sư, phong trào “Phật giáo nhân sinh” mà ông xiển dượng là một phong trào “cách mạng”. Ông đã từng đặt tên cho phong tràoPhật giáonhân sinh là “Phong trào Phật giáo cách tân” và thậm chí gọi nó là “cách mạng”. Do đó, điểm cốt tuỷ của Phật giáonhân sinh là một phong tràoPhật giáo cách tân thích ứng được với những thay đổi trong xã hội và phát triển cùng với thời đại. Đây cũng là bản chất cốt tuỷ của phong tràoPhật giáonhân gian, phong trào bắt đầu vào đầu thế kỷ trước và vẫn đang phát triển mạnh ở thế kỷ mới.
III.
Lý thuyết “Phật giáo nhân gian” mà HT. Ấn Thuận xiển dương là đi theo những nguyên tắc cơ bản của Phật giáonhân sinhdo Thái Hư Đại Sư chủ trương, nhưng hình thứclý thuyết của HT. Ấn Thuận thì hoàn bị hơn. Nhìn
vào toàn bộtư tưởngPhật giáonhân gian của HT. Ấn Thuận, chúng ta có thể thấy ba đặc điểm nỗi bật.
Trước
hết, lý thuyết “Phật giáo nhân gian” của HT. Ấn Thuậnnhấn mạnhmột cách cụ thể vào tầm quan trọng của việc thích ứngPhật giáo với xã hội. Theo quan điểm của ông, từ đầu kỷ nguyên Dân quốc, tiến trình tìm kiếmlý thuyết và thực hànhliên quan đếnPhật giáonhân gian là tiến trình Phật giáothích ứng với xã hội. Do đó, việc thích ứng với xã hội phát triển trở thành một chiều hướng rất được nhấn mạnh trong lý thuyết của ông. Hoà thượngẤn Thuậngiải thích về ý nghĩa của việc thích ứngxã hội, và cách thức Phật giáo nên thích ứng với xã hội. Ông xem việc thích
ứng với xã hội là bản chất của Phật giáotruyền thống. Tiến trình thích
ứng của Phật giáo với xã hội là tiến trình Phật giáoáp dụng những chức
năng của nó và thực hiện những việc làm tốt trong cuộc đời và làm lợi íchcon người. Nó cũng là tiến trình tìm kiếm những gì là cốt tủy của Phật giáo; cũng là tiến trình Phật giáothực hiệncải cách và tịnh hoá tự thân. Ông nói, “lý thuyết, hệ thống, và thể thức (của Phật giáonhân gian) luôn hướng đến sự thay đổi.”
Theo
quan điểm của ông, cho dù là giáo lý hay hệ thống do chính đức Phật trình bày, cũng bắt buộc phải điều chỉnh, và thay đổi để phù hợp với xã hội đang thay đổi. Giáo lý được ghi chép trong kinh sách, không phải đều
có thể áp dụng được mọi lúc mọi nơi. Lời xác quyết này giúp bỏ đi chướng ngại để thực hiệnPhật giáonhân gian. Theo những gì HT. Ấn Thuậngiải thích về cách Phật giáo nên thích ứng với xã hội, ta có thể thấy tư tưởng của ông rất cởi mở.
Thứ
hai, HT. Ấn Thuận đã khai mở những nguồn tâm linh quý giá từ việc nghiên cứutoàn bộgiáo lýPhật giáo. Ông lấy kinh A-hàm làm kinh sách cho Phật giáonhân gian, lấy những kinh sách thời kỳ đầu làm nền tảng học thuyết cho Phật giáonhân gian, xem đức Phật Thích Ca Mâu Ni là hình
mẩu của việc thực hànhPhật giáonhân gian. Khi nghiên cứutoàn bộPhật
giáo, HT. Ấn Thuận làm sáng tỏ những tư tưởng cốt tuỷ mà Phật giáonhân
gian cần có. Do đó, lý thuyết của nó là có hệ thống và hoàn bị.
Trong
những năm gần đây, có nhiều học giảquan tâm đến vấn đề nguồn gốc tư tưởng của Phật giáonhân gian; và họ đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Một vài người nghĩ rằng Phật giáonhân gian có gốc nơi Thiền tôngTrung quốc; một vài nghĩ rằng nó xuất phát từ Phật giáoĐại thừa; một số
người cho rằng cốt lõi của khái niệm nằm ở nơi Phật giáothời kỳ đầu; nhưng số khác nghĩ rằng nó có nguồn gốc từ Phật giáo thời nhà Thanh.
Thứ
ba, khi thiết lập nguyên tắc “đặt cơ sở trên con người,” HT. Ấn Thuận đã áp dụng những tư tưởng và giá trị về con người vào trong tất cả lý thuyết của Phật giáonhân gian. “Vì con người, dựa trêncon người và định hướng con người” trở thànhtư tưởng cốt tuỷ của Phật giáonhân gian. Ông sử dụngchủ nghĩa nhân văn làm thước đo để xem xétgiáo lý nào
là chánh pháp, và làm tiểu chuẩn để định lượng toàn thểPhật giáo. Do đó, nó không chỉ thừa hưởng một cách sáng tạotinh thầntừ bi - luôn quan tâm đến mọi chúng sanh trong Phật giáotruyền thống, mà cũng giúp hình thành tư tưởng có tinh thầnphê bình mạnh mẽ.
Nói chung, có năm nội dung chính nơi khái niệm “đặt cơ sở trên con người” mà HT. Ấn Thuận đã truyền bá.
(1)
Nhấn mạnh “đặt cơ sở trên con người” từ việc hoàn bị “Phật giáo nhân sinh” của Thái Hư Đại Sư. Đây là một trong những lý do quan trọng mà HT.
Ấn Thuận đã thay “Phật giáo nhân sinh” bằng “Phật giáo nhân gian”.
Như
ông tuyên bố nhiều lần rằng, học thuyết “Phật giáo nhân gian” của ông là chịu ảnh hưởngThái Hư Đại Sư theo nhiều cách. Đồng thời, ông cũng khai sinh nhiều tư tưởng mới bằng nhiều cách.
Khi
Thái Hư Đại Sưtruyền bá “Phật giáo nhân sinh”, ông cũng nhấn mạnh rằng
cần nên “định giá hiện thực.” Nhưng tại sao chúng ta vẫn cần thay thế điều đó bằng “Phật giáo nhân gian”? Hoà thượngẤn Thuận nghĩ rằng Phật giáonhân sinh quá chú trọng vào cõi chết và thần linh. Phật giáonhân giancố gắng sửa lại niềm tinthiên lệch này và “đồng thời điểu chỉnh lại khuynh hướng quá chú trọng vào thần linh và đời sốngbất diệt.
Phật giáochân thực nên tồn tại ở trong cuộc đời này. Chính ở nơi cảnh giớicon người mà Phật giáo có thể khai mở được ý nghĩachân thực của nó.” Vì “Phật giáo nhân sinh” nhấn mạnh vào “định giá hiện thực”, về bản chất nó không chệch ra khỏi nguyên tắc Phật giáocăn bản. Tuy nhiên, Phật giáonhân gian được bổ sung và làm cho hoàn thiện hơn, chính
yếu bởi nó nhấn mạnh vào tư tưởng “đặt cơ sở trên con người”, điều làm sáng tỏ thêm “ý nghĩa chân thực” của Phật giáo. Hòa thượngẤn Thuận nói:
“Cả
thế tục hoá và huyền bí hoá sẽ không đưa đến việc làm hưng thịnh Phật giáo. Phật giáo ở Trung Quốc nói chung quá chú trọng vào cõi chết và thần linh. Thái Hư Đại Sư trình bày “Phật giáo nhân sinh” để sửa lại thói quen xấu này. Phật giáo được đặt cơ sở trên loài người, vì vậy không nên huyền bí nó quá mức; nó càng không phải là một tôn giáo của thần linh. Chỉ có Phật giáonhân gian vượt thoát khỏithần linh mới có thể làm hiển lộ được ý nghĩachân thực của Phật giáo.”
Để
hưng thịnh Phật giáo, người ta nên chấp nhận nguyên tắc “đặt cơ sở trên
con người.” Phổ biến “Phật giáo nhân gian” rõ ràng là vì lợi ích của tất cả loài người.
(2) Giải thích việc “đặt cơ sở trên con người” bằng cách giải thích những giáo lýPhật giáo khác nhau.
Ông
cho rằng bất kể giáo lý mà người ta đang thực hành là gì, thì điều căn bản trước hết là nên thực hiện bổn phận như một con người, và cũng cần dựa vàocon người. Việc thiết lập “Phật giáo nhân gian” không bác bỏ những pháp môntu tập khác. Hoà thượngẤn Thuận xem Ấn Quang Đại Sư là tấm gương sáng và nói rằng: Suốt cuộc đời của ngài, Ấn Quang Đại Sư đã nỗ lựctruyền bápháp môn niệm “Nam mô A-di-đà Phật”, xem đó là cách sinh về Tịnh Độ. Tuy nhiên ngài không “quên ý nghĩa quan trọng rằng Phật
giáo là ở nơi cảnh giớicon người.” Ngài dạy “thực hiện bổn phận như một con người là điều kiện tiên quyết giúp sinh về Tịnh độTây phương.” Điều này có nghĩa rằng, cho dù giáo lý mà chúng ta đang thực hành là gì,
điều quan trọng là chúng ta cần kính trọngcon người và dựa trêncon người. Chúng ta cũng cần áp dụngtinh thần “Phật giáo nhân gian” vào trong mỗi và mọi việcthực hànhgiáo lýPhật giáo.
(3)
Giải thích “đặt cơ sở trên con người” bằng cái nhìn có nghiên cứu kỹ lưỡng về những gì là cốt lõi của Phật giáo, và sử dụng “đặt cơ sở trên con người” làm tiêu chuẩn để phân biệt và định giá toàn bộgiáo lýPhật giáo.
Hòa thượngẤn Thuận nói rằng “Thời
kỳ sau của Phật giáo ở Ấn Độ đã đi ngược lại ý nghĩachân thực của Phật
giáo. Nó không xem con người là nền tảng, thay vì vậy lai xem sự hư vô là cơ sở, gây nên những thay đổi sâu xa trong giáo lýPhật giáo.” Theo quan điểm của ông, việc đi ngược lại tư tưởng “đặt cơ sở trên con người” có nghĩa là “đi ngược lại ý nghĩachân thực của Phật giáo.” “Đặt cơ sở trên con người” là tiêu chuẩn mà HT. Ấn Thuận dùng phân biệt sự khác nhau giữa giáo lýchân thực và giáo lýsai lạc.
(4) Việc nhấn mạnh “đặt cơ sở trên con người” từ khía cạnh thực hành.
Quá
trình đạt lấy giác ngộ hay những quả vị khác nhau của Phật giáo là vì lợi ích của con người và tiến trình phục vụloài người. Hoà thượngẤn Thuậnthừa kếtư tưởng của Thái Hư Đại Sư, nhấn mạnh rằng con người cần nên nỗ lực để đạt lấy Phật quả. Tức là, con người đạt lấy Phật quả thông
qua việc thực hành Bồ-tát hạnh. Chúng ta đạt lấy Phật quả bằng cách nào? Ông chỉ ra rằng: “Chúng ta đừng nghĩ gì đến bản thân mình ngoài
việc khởi lòng từ bi vì người khác, làm lợi ích tất cả chúng sanh. Chúng ta phải thực hành Bồ-tát hạnh, và tiến đến đạt lấy Phật quả.”
Do đó, việc đạt lấy Phật quả cho mình chỉ có thể trở thànhhiện thực thông qua quá trình phục vụcon người và hành động vì con người.
(5)
Việc nhấn mạnh “đặt cơ sở trên con người” từ khía cạnh thiết lậplý tưởngthực hành. Quá trình đạt lấy Phật quả là quá trình thanh tịnh và chuyển đổi tự thân. Nó cũng được gọi là “hoàn thiện nhân cách”. Ông cho rằng quá trình đạt lấy Phật quả ở trong cảnh giớiloài người là bắt đầu với hành xử của chính chúng ta. Tức là, nếu chúng tathực hành Bồ-tát đạo viên mãn, chúng ta sẽ đạt đượcPhật quả. “Đạt lấy Phật quả” có nghĩa
là “sự tịnh hoá và phát triển nhân tính của chúng ta, và hoàn thiện mẩu
nhân cách con người cao tột nhất.” Mục đíchtối hậu của việc truyền bá “Phật giáo nhân gian” của HT. Ấn Thuận là vì con người.
IV.
Thái Hư Đại Sư và HT. Ấn Thuận đã trình bày tư tưởng của họ khi họ hiểu
thấu vấn đềPhật giáotrong suốtthời đại của họ, và sử dụngtinh thần cốt tuỷ của Phật giáo được nghiên cứu một cách thấu đáo. Dựa trên cơ sở đó, họ cải đổi và hoàn bị tất cả nội dung cốt tuỷ của học thuyết trong khi thích ứng với sự phát triển của xã hội. Họ đã xây dựng những lý thuyết và nguyên tắc quan trọng cho Phật giáonhân gian, điều được những
nhà lãnh đạoPhật giáo ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông thừa kế và tiếp tục xiển dương. Lý thuyết và thực hành của họ đã tạo nên những đóng góp quan trọng, tạo nguồn cảm hứng cho việc xây dựngPhật giáo ở Trung Quốc trong thế kỷ mới.
Trước
hết, họ hoà nhập vào tình hìnhthực tế của Phật giáo, và đưa ra những kế hoạchđúng đắn để phát triển Phật giáo, và công bố những cách thức cải cáchPhật giáo.
Thái
Hư Đại Sư đưa ra học thuyết “Phật giáo nhân sinh” và tuyên bố “ba cách mạng”; và cả ba điều này đều liên quan đến những vấn đềthực tế của Phật
giáo thời bấy giờ. HT. Ấn Thuận hoàn bị học thuyết “Phật giáo nhân gian” khi nắm bắt thấu đáo và giải quyết những vấn đề của Phật giáo.
Tình
hìnhPhật giáo ở Trung Quốc hiện nay không giống Phật giáo đầu và giữa thế kỷ 20. Trong thế kỷ mới, Phật giáo ở Trung quốc có thuận lợi về môi trường chính trị, kinh tế, ý thức hệ và văn hoá. Nó có cơ hội lớn để phát triển, nhưng phải gánh vác sứ mệnh mới để thích ứng với sự phát triển của xã hội. Chúng ta nên nhận thức rõ tiến trình xây dựngPhật giáo trong thế kỷ mới và phải đương đầu với thực tếxã hội mới, giải quyết những vấn đề mà trước đây không có, và cần đối diện với những thách thức mới. Cách để giải quyết những vấn đềPhật giáo đối mặt sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến tiền đồ của Phật giáo. Do đó, trong khi xây dựngPhật giáo trong thế kỷ mới, trước hết, chúng ta phải trải qua một quá trình tìm hiểu và nghiên cứuthấu triệttình hìnhPhật giáo hiện nay, và
nắm bắt chính xácchủ đề phát triển của Phật giáotrong suốtthời kỳ này, nhanh chóng tập trung vào những vấn đềthực tại để giải quyết, và đề xuất những kế hoạch tương xứng cho sự cải cách.
Thứ hai, Thái Hư Đại Sư và HT. Ấn Thuận hiểu một cách sâu sắc bản chất và ý nghĩalịch sử của phong tràoPhật giáonhân gian.
Thái
Hư Đại Sư đặt tên phong tràophục hưngPhật giáo của mình là “phong trào cách tân”, phong trào “cách mạng”. Điều này cho thấy ông hiểu rõ tầm quan trọng của Phật giáophục hưng và sự khó khăn của việc xây dựngPhật giáo mới.
“Phật
giáo nhân gian” không phải là một vấn đềhọc thuyết cũng không phải là một vấn đềhọc thuật. Phong trào này nhằm đến sự chuyển đổiPhật giáo, và quá trình thay đổi thích ứng với xã hộihiện đại.
Từ
một cái nhìn lâu dài, phong trào “Phật giáo nhân gian” mà nó vượt qua những rào cản của trường phái và vùng miền, chắc chắn sẽ phát triển mạnh
mẽ để hướng đến một tương lai tươi sáng. Nó nhất định sẽ áp dụngvai tròxã hội đa phương diện của mình trong việc làmlợi íchcuộc đời và loài người ở thế kỷ mới, viết nên một chương mới kỳ vĩ trong lịch sửPhật giáo.
Thứ
ba, nó định giá tầm quan trọng của việc thích ứngPhật giáo với xã hội và tìm kiếm sự phát triển hoà hợpPhật giáo với xã hộihiện đại.
Hầu
hết những người ủng hộPhật giáonhân gian, từ những cách nhìn khác nhau, nhấn mạnh vào tầm quan trọng thích ứng với xã hội. Việc xây dựngPhật giáo trong thế kỷ mới không thể thành công được theo cách tự cô lập; cần nên thích ứng với xã hội được dựa trên sự am hiểu về xã hội. Giải thích của HT. Ấn Thuận có thể tạo nguồn cảm hứng cho chúng ta hiểu xa hơn về vấn đề “thích ứng xã hội”.
Theo
ông, “thích ứng xã hội” (適應社會) của Phật giáo không nên đáp ứng “thị hiếu tầm thường” của xã hội, mà “hướng dẫn xã hội” theo con đườngđúng đắn. Do đó, quá trình Phật giáothích ứng với xã hội là quá trình chuyển
đổi chính nó và quá trình áp dụngchức năng làm lợi íchcuộc đời và con
người ở trong xã hội. Nếu chúng ta hiểu được những vấn đềPhật giáo đối
mặt khi thích ứng với xã hội, chúng ta sẽ nối kết một cách có ý thức sự
phát triển Phật giáo trong tương lai với sự phát triển của xã hội. Theo
lịch sửPhật giáo, thích ứng với xã hội cũng là bản chất của Phật giáo.
Thứ tư, họ kết hợpdi sảnthừa kế với sự cách tân. Tinh thầnphê bình giúp sự thừa kếdi sảnPhật giáo có sáng tạo.
Từ
việc truyền bá những học thuyết và thực hànhPhật giáonhân sinh và Phật giáonhân gian của Thái Hư Đại Sư và HT. Ấn Thuận, chúng ta có thể thấy rằng, cả hai chú trọng vào việc kết hợpdi sảnthừa kế và cách tân,
và rằng họ đã nhận ra những nguồn tinh thầnPhật giáo thông qua việc nghiên cứutoàn bộPhật giáo. Họ đã phân tích và phê bìnhtoàn diệnPhật
giáo và phân biệt giữa những gì nên được thừa kế và những gì nên loại bỏ. Họ thừa kế một cách sáng tạotruyền thốngtuyệt vời của Phật giáo khi kết nối nó với thực tạixã hội.
Trong
thế kỷ mới, Phật giáo đang đối mặt với tình huống mới. Việc phát triển tư tưởngPhật giáo, và những cải cách khác nhau bên trong chính nó cần được thực hiện bằng sự kết hợp giữa kế thừa và cách tân. Đặc biệt, trong
quá trình tìm kiếmcải cách, tinh thầnphê bình quý giá của Thái Hư Đại
Sư và HT. Ấn Thuận thật đáng noi theo. Đây cũng là tinh thần không thể thiếu cho việc xây dựngPhật giáo trong thế kỷ mới ở Trung Quốc./.
Ngụy Đạo Nho (魏道儒) – Nguyên Hiệp dịch (http://sac-khong.blogspot.com/2011/05/phat-giao-trung-quoc-va-xa-hoi-hien-ai.html)
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Theo Biên niên sử Urangkhathat (Phrathat Phanom), bảo tháp cất giữ 9 xá lợi xương bàn chân của Đức Phật. Khách du lịch đã tụ tập trên lối đi dạo ven sông ở Nong Khai để xem bảo tháp trong khi những người khác đi thuyền để quan sát cận cảnh. Mực nước sông rút dần cho thấy cấu trúc cổ xưa đang bị xói mòn do dòng chảy của sông Mekong, đang bào mòn lớp đá bên ngoài của tháp.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.