Lời Người Dịch

02/10/201012:00 SA(Xem: 12081)
Lời Người Dịch


Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
VƯỢT KHỎI GIÁO ĐIỀU (BEYOND DOGMA)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
Việt Dịch: Tâm Hà Lê Công Đa
Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh 2010


Lời Người Dịch

 

Thế giới bước vào thiên niên kỷ mới mang theo cùng với nó những vấn nạn lớn của con người muôn thuở trên khắp các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, môi sinh, như là những hệ quả tiếp nối của một thế kỷ đầy biến cố sôi động. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật với tốc độ phát triển nhanh chóng đã mang đến cho nhân loại những thành tựu vượt bực, nổi bật nhất là trong hai bộ môn Tin học và Sinh học. Tất cả đã góp phần làm thay đổi khuôn mặt thế giới cả trên hai bình diện nhận thức lẫn cơ cấu. Các quốc gia, các cấu trúc xã hội kể cả tôn giáo hiện đang rung chuyển, và tùy theo mức độ của mình đang cố gắng chuyển mình để bắt kịp tốc độ thay đổi nhanh chóng đó. Những đổi thay này cũng mang đến cho con người của thiên niên kỷ mới những khủng hoảng mang tính thời đại. Đó là các cuộc khủng hoảng về tâm linh, về bản sắc và cơ cấu. Đối diện với các cuộc khủng hoảng sâu sắc này, những người tự thấy có ý thức trách nhiệm góp phần mở ra những phóng lộ cho tương lai không thể không quay trở về với những giá trị tinh thần đã được thử thách với thời gian, trong đó có Phật giáo, và họ đã tìm đến một khuôn mặt có trọng lượng, Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ mười bốn là một trong những nhà lãnh đạo tinh thần được thế giới tôn kính, không phải chỉ do những kiến thức uyên thâm của Ngài về giáo lý mà còn là những hiểu biết sâu sắc của Ngài về những khía cạnh của cuộc sống đời thường được nhìn qua lăng kính Phật giáo. Với kiến thức quảng bác và một tầm nhìn rộng mở, không biên kiến, Ngài được xem như là một vị cố vấn tinh thần của nhân loại trong thời đại ngày nay. Trong chuyến viếng thăm nước Pháp vừa qua, một xứ sở từ lâu vẫn được coi như là một trong những chiếc nôi của tư tưởng nhân loại, Ngài đã có dịp gặp gỡ, trao đổi quan điểm với giới trí thức Âu Châu, cụ thểtrí thức Pháp, liên quan đến tất cả các vấn đề đương đại. Tác phẩmVượt Khỏi Giáo điều" của Đức Đạt Lai Lạt Ma được ra đời trong khung cảnh này. Đó là một tập hợp những bài nói chuyện, thuyết giảng, và đặc biệt là những cuộc đối thoại phản ánh hầu hết những suy nghĩ , những lý giải về các vấn nạn đang chi phối nhân loại trong thiên niên kỷ mới. Từ những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cá nhân con người như tình dục, ngừa thai, phá thai, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề cập đến những vấn nạn ở tâm mức cao hơn liên quan đến những bất công trong xã hội, hố sâu ngăn cách giữa người giàu và người nghèo, giữa các quốc gia nhược tiểu và tiên tiến và đây chính là đầu mối của các cuộc xung đột chính trị, hoặc đôi khi được núp bóng dưới danh nghĩa tôn giáo, như đang xảy ra trên thế giới hiện nay.

Như một vị lương y nhìn rõ được bệnh thái, thấy được nguyên nhân sâu xa những khổ nạn của con người, Đức Đạt Lai Lạt Ma, với tư cách là một Phật tửtrách nhiệm, cũng đã cống hiến cho nhân loại những phương thức trị liệu mà Ngài nghĩ rằng Phật giáo có thể chia xẻ, góp phần để giải quyết những vấn nạn, khủng hoảng này. Giải pháp mà Ngài đưa ra được xây dựng trên tinh thần nhân bản và khai phóng của Phật giáo, lấy Đại Từ Bi làm nền tảng, Trung Đạo là hướng đi chủ yếu, và Bất Bạo Độngphương châm hành động. Đây là thông điệp chính mà Đức Đạt Lai Lạt Ma muốn rao truyền cho con người thời đại, là sợi chỉ vàng xuyên suốt tác phẩmVượt Khỏi Giáo điều”. Từ Bi, Trung ĐạoBất Bạo Động như thế phải được thể hiện ở mọi cấp độ của cuộc sống, trong nhận thức lẫn hành động ngõ hầu xây dựng được sự bình an nội tâm trong mỗi con người để tiến đến việc kiến tạo một thế giới an lạc. Tin tưởng một cách vững chắc vào bản chất thiện lương vốn có của con người, Ngài hy vọng tâm thức của nhân loại sẽ chuyển hoá theo hướng tốt lành. Đó cũng là hy vọng của mỗi chúng ta, những người Phật tử đang thực hành Bồ Tát Đạo trong tâm nguyện chuyển hoá nhân gian thành Tịnh Độ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma qua ”Vượt Khỏi Giáo điều” cũng đã phân tích một cách rõ ràng tinh thần Bất Bạo Động của Phật giáo và khẳng định rằng tìm kiếm hoà bình qua đường lối bất bạo động chính là sự kết hợp giữa trí tuệ và các phương tiện thiện xảo, đó là lý do giải thích tại sao Ngài đã áp dụng phương sách này trong cuộc đấu tranh chính nghĩa dành độc lập cho Tây Tạng hiện nay. Nhiều người có thể không đồng ý với Ngài về phương thức đấu tranh bất bạo động, nhưng một điều ta không thể không đồng ý với Ngài là dưới chính sách diệt chủng và hủy diệt văn hoá của Trung Cộng, quốc gia Tây Tạng hiện đang đứng bên bờ vực thẳm của nạn diệt vong. Dưới sự thống trị của Trung Cộng, Tây Tạng hiện đang xuống cấp trầm trọng trên các lãnh vực môi sinh, nhưng điều tệ hại nhất theo Đức Đạt Lai Lạt Ma là việc Trung Cộng đã sử dụng toàn bộ đất nước này trở thành kho chứa vũ khí nguyên tử, biến Tây Tạng thành một bải rác chứa các chất thải nguyên tử của họ. Trước tình hình này, Ngài đã lên tiếng cảnh báo cùng dư luận thế giới về hiểm hoạ ô nhiễm các giòng sông lớn tại Á Châu do tình trạng nhiễm độc tại đầu nguồn, nói rõ ra là tại Tây Tạng do Trung Cộng gây ra cho toàn khu vực và các quốc gia sống dọc theo những dòng sông này, kể cả Ấn Độ, Bangladesh, Hồi Quốc, Thái Lan, Lào, và như một định mệnh lịch sử ,Việt Nam sẽ là một quốc gia nạn nhân nằm ở điểm cuối của một trong những dòng sông lớn này, Cửu long giang.

Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này. Bằng một ngôn ngữ trong sáng và giản dị, trong tác phẩm này Đức Đạt Lai Lạt Ma đã triển khai hai lý thuyết triết học căn bản của Phật giáoDuyên KhởiTánh Không, đối chiếu và lý giải chúng dưới ánh sáng khoa học, làm nổi bật được yếu tính của Phật giáo như là một tôn giáo được xây dựng trên cơ sở thuần lý, không phải là một tôn giáo dựa trên những niềm tin mù quáng. Ngài cũng vạch rõ cho ta thấy những tác hành của nghiệp báoluật nhân quả, những nguyên nhân đưa đến phiền não khổ đau, của vòng luân hồi sinh tử không bao giờ chấm dứt. Và cuối cùng, bằng hiểu biếtkinh nghiệm bản thân của một đời người hành trì, tu tập cả Hiển giáo lẫn Mật giáo, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ cho ta con đường vượt thoát vô minh để tự giải phóng mình. Với bồ đề tâm kiên cố, bằng quán chiếuthiền định không mỏi mệt, con người cuối cùng sẽ tìm thấy được bản tánh chân thật của mình, đó là nguồn linh quang trong suốt, đó là sự thực rốt ráo, là thực chứng Niết Bàn, là đạt thành Phật quả.

Như đã trình bày, tác phẩm này đã ghi lại một cách trung thực những buổi nói chuyện, những cuộc đối thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Do chủ đích của người ghi chép muốn cố gắng giữ đúng nguyên văn và tính cách sống động của cuộc đối thoại nên người đọc có thể bắt gặp những đoạn có ý tưởng trùng lặp, hoặc đôi khi có những chuyển ý đột ngột từ ý tưởng này qua ý tưởng khác mà người ta thường gặp phải trong khi nói chuyện. Ngoài ra, vì bối cảnh của cuộc nói chuyện diễn ra tại Pháp, thế nên khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đề cập đến các khái niệm Đông - Tây ta nên hiểu đó là hai khối Đông Âu và Tây Âu (tức cộng sản và tự do trước thời chiến tranh lạnh), và Nam - Bắc tức là các quố c gia Âu Châu phát triển so với các quốc gia chậm tiến Phi Châu.

Bản dịch này được ra đời trong khuôn khổ chương trình dịch thuật của Đạo Phật Ngày Nay do ĐĐ. Thích Nhật Từ chủ trương. Dịch giả nhân đây xin được chân thành cảm tạ ĐĐ Nhật Từ cùng một số đạo hữu, đặc biệt ĐH Hoa Ngọc, đã tạo điều kiệnthuận duyên để dịch phẩm này sớm được hoàn tất. Nếu dịch bản này có những khiếm khuyết nào xin chư tôn đức, cùng qúy thiện hữu trí thức hoan hỷ góp ý kiến để sửa chữa cho lần xuất bản tới được hoàn chỉnh hơn. Ngoài ra nếu có được chút công đức nào trong việc dịch thuật này, dịch giả xin được hồi hướng đến muôn loài chúng sanh để không còn oan trái lẫn nhau, nguyện cầu cho đất nước và Phật giáo Tây Tạng sớm vượt qua khổ nạn, và riêng đối với cá nhân, xin được cầu nguyện đến cửu huyền thất tổ được siêu sinh tịnh độ.

Tâm Hà Lê Công Đa
20-02-2002





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 33320)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :