Tập 3 - Phần 4

29/07/201112:00 SA(Xem: 11536)
Tập 3 - Phần 4


Tổ Đình Minh Đăng Quang
ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG
Thiện Phúc

Tập 3 - Phần 4

256. NIỆM "HÁO DANH SƯ" CÓ THỂ THÀNH PHẬT KHÔNG?

Thói của phàm phu là muốn cái gì cũng mau chóng, chứ ít chịu kiên trì. Chính vì vậy mà hễ ở đâu ai đó nói có phương pháp nầy nhanh, phương pháp nọ mau là bèn chạy theo. Người tu Phật chân chánh thì không như vậy; ngộ hay không ngộ đều do mình; ngộ nhanh hay ngộ chậm cũng đều do mình. Miễn mình tu theo Phật thì không lo gì không ngộ, hoặc không lo gì ngộ nhanh hay ngộ chậm. 

Như ta đã biết đại lộ Giác Ngộ của Đức Tôn Sư có nhiều tiểu lộ. Ai muốn tu theo Mật thì theo Mật Tông; ai muốn tu theo Thiền thì theo Thiền Tông; ai muốn niệm Phật đễ cầu được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì theo Tịnh Độ... Bất luận tông phái nào của đạo Phật cũng tu được và cũng đều là Đại thừa cả. Tuy nhiên, một khi đã quyết định tu là phải chuyên tâm. Hễ quyết định theo Thiền là phải thiền, chứ không thiền vài bửa rồi nhẩy qua Tịnh Độ, hoặc Tịnh Độ vài hôm rồi nhẩy qua Mật...Cứ sang "lane" liền liền như những người chạy xe ẩu thì không bao giờ thành công được.

Làm như vậy, tự mình làm mình rối loạn, chứ không ích lợi gì. Làm như vậy còn một cái hại nữa, mà cái hại nầy có thể làm hỏng nát chuyện tu hành của ta: ấy là ta đang tập tánh bất nhẫn và hay nghi ngờ. Một khi không chuyên nhất thì tâm ta lúc nào cũng muốn vội vã, muốn ngộ ngay thôi, muốn ngộ mà khỏi phải tốn công tu trì chi cả. Nếu có một "Háo Danh Sư" nào đó tung ra chiêu bài "Đừng làm gì cả mà chỉ cần niệm danh hiệu của ta là các ngươi sẽ tức thì khai ngộ." Nghe trúng ý mình quá, thế là mình vướng ngay. 

Xin thưa, ngoài hồng danh của chư Phật ra, tất cả các "Háo Danh" sư đều là giả. Nó giả ngay từ lúc họ mở miệng ra bảo ai đó hãy niệm danh ta là các ngươi sẽ được khai ngộ. Chư Phật có bao giờ nói rằng chư Phật là những Vô Thượng Sư đâu, thế nhưng người đời vẫn tôn sùng; tôn sùng ở chỗ các Ngài là những Vô Thượng Sư chánh hiệu mà chẳng bao giờ các Ngài tung hô cả. Là Phật tử thuần thành phải luôn luôn cẩn trọng, đời nay lắm kẻ tà ma, vì háo danh, vì tiền bạc mà mất cả lương tri, chuyên đi gạt gẫm những con người đau khổ, tuyệt vọng, mong được giải thoát. Thấy như vậy những người con Phật luôn chuyên tâm trì chí mà tu; không hướng ngoại đến độ mù quáng, mất hết trí khôn mà có khi cả đời lầm lẫn hoặc mai một. Người con Phật luôn lấy Phật pháp làm gốc.

Làm sao để biết được có đúng là Phật pháp chánh hiệu? Đức Từ Phụ đã dạy: "Trong thời mạt pháp, có rất nhiều loại ma Ba Tuần, chúng sẽ xuất hiện, quấy nhiễu và len lõi vào đạo pháp. Miệng thì nói thiền định mà vẫn ăn thịt, uống rượu; thế mà còn láo khoét rêu rao đắc quả nầy, chứng quả nọ hòng đánh lận con đen. Chúng đệ tử về sau nầy, muốn xem có phải là chánh pháp hay không thì cứ nhìn vào chơn nghĩa. Hễ bất cứ cái nào hợp với chơn nghĩa, cái đó là của Phật pháp." Đó là cái mà người Phật tử nên chuyên tâm trì niệm vậy.
 
 

257. PHẬT TỬ CÓ AI LÀ KẺ THÙ HAY KHÔNG?
 
 

Theo Đức Phật thì trên đời nầy không có ai là kẻ thù của người tu theo Phật cả. Ngay cả những kẻ lỡ tay giết chết họ hàng thân thuộc của ta. Phật giáo lại cho rằng họ chỉ là những kẻ đáng thương, chứ không đáng ghét hoặc đáng thù. Nói như vậy có khó hiểu không? Xin thưa, thoạt nghe thì có đôi chút khó hiểu, hoặc phàm phu thì không làm sao mà hiểu cho nỗi. Tuy nhiên, đối với những ai đã hồi đầu về nương nơi Tam Bảo thì tất cả chúng sanh đều đáng thương, không có ai là kẻ thù của ta cả.

 Như vậy kẻ thù chính của ta là ai? 

Kẻ thù chính của ta là tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, ích kỷ, bỏn xẻn... Kẻ thù chính của ta là thị phi, là ngã mạn cống cao, là mục hạ vô nhơn... Kẻ thù chính của ta là sự tàn ác, là ăn thịt chúng sanh... Tại sao lại gọi những thứ ấy là kẻ thù của chúng ta? Vì chính chúng là những nhân tố gây ra phiền não, là động lực xoay chuyển bánh xe luân hồi. Chúng là những thứ mà người tu hành chân chánh không muốn gần gủi. Chúng là những tên nịnh thần ngày đêm xúi dục chúng ta xa lìa chơn như của chúng ta. Chúng thúc đẩy ta ngày đêm toan tính những chuyện hại nhân, hại vật. Khi ta nhỏ một giọt mồ hôi để làm lợi cho chúng sanh thì chúng dùng dằng chẳng vui. Khi ta làm được chín đồng thì chúng xúi dục ta ráng nai lưng ra mà kiếm thêm một đồng nữa cho chẳn chục, rồi xếp cho thật kỷ mà cất vào tủ sắt.

Khi thấy những kẻ đáng thương xin ăn ngoài phố, chúng chẳng những xúi ta đừng cho, đừng bố thí, mà trái lại chúng còn xúi ta ác khẩu chửi rủa để gây thêm ác nghiệp. Khi thấy ai chết đuối giữa giòng, chúng vì tham sanh úy tử mà xúi ta đừng cứu người. Khi thấy cái gì hay đẹp thì chúng xúi ta bắt lấy, bằng cách nầy hay cách khác, có thể là mua thiếu mua chịu, mà cũng có thể là ăn cắp ăn trộm cũng không chừng. Có khi chúng bắt ta đi vào tử địa để lấy những thứ mà chúng ham thích. Hễ cái gì khoái khẩu thì chúng nhào tới xúi chúng ta ăn cho bằng được, dù có giết chúng sanhăn thịt, chúng vẫn làm, với chiêu bài "Vật dưỡng nhân." Gặp chuyện ác độc, chúng muốn làm nhưng vì sợ chết nên chúng lại xúi ta sai khiến kẻ khác làm. Vì cống cao ngã mạn mà chúng xúi ta khinh miệt chúng sanh. Vì vọng ngôn mà chúng bắt ta phải đi nói láo hết đầu nầy, đến đầu khác; hoặc hết đâm đầu nầy, đến thọc đầu kia... Chúng chính là Vô Minh, là kẻ thù không đội chung trời với Bồ Đề Giác Ngộ

Phật tử chân chánh phải nhận biết cho rõ ràng những kẻ thù cần phải bị tận diệt thì mới có thể biến vọng niệm thành chánh niệm, biến ác thành thiện... Làm được như vậy thì không lo gì không đi được trên con đườngĐức Phật đã dành sẳn cho ta. Làm được như vậy thì sớm muộn gì rồi phiền não cũng sẽ biến thành Bồ Đềsanh tử luân hồi không mấy chốc sẽ biến mất để nhường chỗ cho Niết Bàn tịnh tịch
 
 

258. LÀM SAO ĐỂ TÌM MỘT CHÂN THIỆN TRI THỨC?
 
 

Trong tiến trình học Phật, Phật tử cần phải có những thiện tri thức giúp đở thì sự tu tập mới có kết quả và nhanh chóng được. Khi ta gieo một hạt giống xuống một vùng đất khô cằn sỏi đá thì hạt giống sẽ nằm lì đó chớ không chịu đâm chồi nẩy lộc. Cũng giống như người tu mà thiếu thiện tri thức thì sự tu tập sẽ nằm ì một chỗ. Ngược lại, nếu ta gieo hạt giống vào một chỗ đất mầu mỡ, đầy đủ nước và không khí thì nó sẽ đâm chồi nẩy lộc một cách nhanh chóng. Phàm làm việc gì cũng phải có đầy đủ thiên thời, địa lợi và nhơn hòa, huống hồ là trồng chủng tử Bồ Đề. Chủng tử Bồ Đề là một thứ chủng tử khó trồng vô cùng. Một cơn gió tham thổi nhẹ cũng làm cho nó bay đi mất, chứ đừng nói chi là một trận bão sân hận.

Chính vì vậy mà khi trồng chủng tử Bồ Đề, ngoài chuyện đất đai phì nhiêu, nước gió đầy đủ, chúng ta còn cần có hàng rào bao bọc chung quanh nữa. Những rào cản bao bọc chung quanh chủng tử Bồ Đề Phật gọi là những chân thiện tri thức. Như vậy thế nào là chân thiên tri thức? Chân nghĩa là thật, còn thiện tri thức nghĩa là những người giúp ích và nâng đở ta trong suốt tiến trình tu họchành trì. Có phải chân thiện tri thức là những người mặt mày sáng sủa, ăn mặc sang trọng, đẹp đẽ, ở nhà cao, đi xe đắc tiền hay không? Hoặc họ là những người mặt mũi xấu xí ghê tởm? Xin thưa, Đức Từ Phụ đã từng dạy: "Cái áo nó không bao giờ làm cho mình đẹp hơn. Đẹp hay không là do ở tâm mình." Những ai cho rằng ăn mặc sang trọng, mặt mũi xán lán mới là thiện tri thức; còn những người mặt mũi xấu xí không phải là thiện tri thức thì phải coi chừng mình đã và đang không tu tí nào cả. Tại sao vậy? Tại vì đã nói tu mà còn chấp hình chấp tướng thì là tu cái gì? Tu như vậy thì nên coi chừng là mình đang tu cái địa ngục ấy. 

Người tu không nhìn cạn cợt ở bề ngoài đâu, mà người tu khi chọn thiện tri thức, họ chọn những người có đầy đủ giới đứcđạo hạnh. Mà đức hạnh là cái gì vô cùng chân thật, chứ không thể nào và không bao giờ hóa trang được. Nếu là giả dối thì chỉ lừa gạt được người trong khoảnh khắc, chứ không thể vĩnh viễn lừa dối được ai. Làm sao để biết được một người có đầy đủ giới đức đạo hạnh? Đức Phật đã từng nhắn nhủ với chúng đệ tử là những con ma Ba Tuần nó còn khôn khéo hơn những người có đạo đức thật sự nhiều lắm. Chúng rất khéo sơn bên ngoài chúng một lớp sơn bóng loáng mà phàm phu chúng ta rất khó mà phân biệt.

Tuy nhiên, đâu có cái gì có thể mãi được che đậy dưới ánh mặt trời? Một thời gian ngắn rồi thì cái lớp sơn ấy sẽ tuột xuống, để lộ nguyên hình hoặc là ác quỷ Sa tăng, hoặc là những con ma Ba Tuần... Một hai ngày, một hai tháng chúng vẫn có thể ra chiều đạo đức giả, nhưng lâu ngày chầy tháng thì ma Ba Tuần sẽ phải là ma Ba Tuần, chứ không thể là thứ gì khác hơn được. Chúng sẽ vừa ăn thịt, uống rượu, vừa đi lếu láo rằng chúng đắc nầy đắc nọ...để hù những ai nhẹ dạ, chớ làm sao mà có thể hù những người con Phật chân chính được. Người Phật tử luôn biết rằng người đạo đức chân chính không bao giờ tham lam gì của ai, không giết hại ai, không làm chướng ngại cho người khác. Ngược lại, ai làm chướng ngại mình thì mình vui vẻchấp nhận; ai đối với mình không có từ bi, mình vẫn đem lòng từ bi mà đối lại.

Người nghi kỵ mình, chứ mình không nghi kỵ người. Người không lắng nghe mình, chứ mình lúc nào cũng lắng nghe người. Người nói lời đâm thọc, nói lưỡi hai chiều để hại mình, nhưng mình vẫn luôn ăn ngay nói thật. Người sân si, mình vẫn ôn nhu hòa nhã... Người nào có đầy đủ những đức tánh ấy, dầu mặt mũi xấu xí đến đâu, đều là những chân thiện tri thức. Ngược lại kẻ nào, dù đẹp đẽ lộng lẫy đến đâu mà thiếu những giới đức đạo hạnh vừa kể, cho dù có cố gắng che đậy thế mấy, vẫn là những ngụy thiện tri thức không đáng cho ta lai vãng
 
 

259. PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO HƠN HẲN CÁC TÔN GIÁO KHÁC HAY KHÔNG? 
 
 

Xin thưa, tôn giáo nầy có khác biệt tôn giáo khác, chứ nói tôn giáo nầy hơn hẳn tôn giáo khác thì hãy coi chừng mình đã quá hàm hồ. Ai cũng có quyền nói rằng tôn giáo mình đang theo là ưu việt; ai cũng có quyền so sánh để thấy sự khác biệt giữa tôn giáo nầy và tôn giáo khác, chứ nói rằng tôn giáo nầy hơn tôn giáo kia là tôi hoàn toàn không đồng ý. Nói rằng tôn giáo nầy là lớp một, tôn giáo kia là lớp hai, lớp ba... là hàm hồ vì đã nói là tôn giáo rồi thì không ai có quyền so sánh cả. Xin hãy quay về chính tôn giáo của mình mà tu cho đến nơi đến chốn đi, chứ đừng để mất quá nhiều thì giờ cho những chuyện bao đồng nầy. Là những người con Phật chân chính, đừng và đừng bao giờ cho rằng Khổng Giáo chỉ là lớp một, Lão Giáo là lớp hai, Phật Giáo mới là lớp ba... Ngay cả những người đã làu thông cả Khổng, Lão, Phật lý còn chưa bao giờ dám có sự so sánh hàm hồ ấy, huống hồ gì những kẻ chỉ đi ngoài rìa. 

Chúng ta có thể nói Phật giáo là một chân lý. Cái gì đúng, cái gì thật và hữu lý là của Phật giáoPhật giáo không bắt tín đồ tin tưởng mù quáng; tin tưởng mà không biết mình tin cái gì, hoặc tin những điều huyền hoặc. Tuy nhiên, nếu ai đó nói rằng Phật giáo là bậc đại học, còn các tôn giáo khác là trung hoặc tiểu học là hàm hồ. Tại sao vậy? Lấy cái gì để minh xác, để chứng nhận rằng Phật giáo ở cấp đại học, còn các tôn giáo khác thì ở trung hoặc tiểu học? Theo thiển ý thì những ai còn có đầu óc như vậy là vì cái ngã mạn cống cao còn quá nặng. Ở đâu cũng chỉ thấy có mình; mình là trung tâm vũ trụ; ở đâu cũng mục hạ vô nhơn. Nói như vậy chẳng những là gây ra phiền hà với các tôn giáo khác, mà còn nói lên cái kém hiểu biết của mình về những tôn giáo khác nữa. Hơn thế nữa, khi nói như vậy, vô hình chung, mình cũng đi theo cái đà nhỏ nhen của một số người khác, vì sợ đạo mình thua hẳn đạo người mà dùng những lời lẽ vô ý thức, tung hỏa mù, cho người đừng bỏ đạo mình. 

Theo thiển ý, đạo Phật cũng như bao nhiêu tôn giáo khác, chỉ khác một điều là nếu ai tu theo Phật cho đến rốt ráo thì cũng sẽ thành Phật; những giáo lý của đạo Phật thì thật là rõ ràng, trong sángchân lý, chứ không huyền hoặc. Tuy nhiên, tất cả các tôn giáo đều giống nhau ở chỗ hướng con người về nẻo thiện đường ngay. Người Phật tử chân chánh nên hiểu rõ những điều trên để không bao giờ bị lôi cuốn vào những hỏa mù không có lối ra. Đừng bao giờ cho rằng tôn giáo mình theo là tốt, còn những tôn giáo khác là xấu. Hãy để cho người chê ta, chứ ta đừng chê người vì trong đạo Phật không có khen chê, không có thị phi, không có tranh tụng.

Người con Phật không bao giờ thiên vị ai theo mình mà khen, cũng như chê những ai không theo mình. Những người con Phật luôn quyết tâm đi theo con đường của Phật. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nghĩa là pháp giới chúng sanh đều có khả năng thành Phật. Khen chê chúng sanh tức là ta đang khen chê một vị Phật của tương lai, ta quyết không làm. Tóm lại, ta có thể nói rằng giữa đạo Phật và các tôn giáo khác có sự khác biệt, chứ không thể nào nói tôn giáo nào hơn tôn giáo nào. Người con Phật quyết tâm làm theo lời chỉ dạy của Tôn Sư là dù có ai tranh hơn ta, ta cũng mỉm cườichấp nhận, chứ không bao giờ ta tranh hơn lại. 
 
 

260. AN LẠC TRONG LÚC ĂN 
 
 

Chúng ta ai cũng đều phải ăn mỗi ngày; tuy nhiên, có khi nào chúng ta thật sự chú ý đến chúng ta đang ăn cái gì trong khi chúng ta đang ăn hay không? Chúng ta thường ăn chung với nhiều người, hoặc ăn trước một cái truyền hình, hoặc vừa ăn vừa đọc báo, hoặc chúng ta xong bửa ăn trong vòng mười phút vì sự hối hả bận rộn của ta...

Người con Phật, ngoài chuyện giải thoát, còn nương nơi Tam Bảo để có được cuộc sống an lạc nữa. Muốn được niềm an lạc hoàn toàn trong khi ăn, người con Phật chỉ chú ý vào các món mình đang ăn; không phải chú ý để thưởng thức xem những món ấy ngon hay dở để rồi khen chê, mà người con Phật chú ý để tán thán công đức của người đã mua và nấu những thức ăn nầy. Nhờ có thức ăn và người nấu mà ta mới có thức ăn để thọ dụng, để ta bồi dưỡng cho thân tứ đại được mạnh khỏe tráng kiện; nhờ đó mà ta mới tu được. Người con Phật khi thọ dụng thức ăn quyết sẽ cố gắng tu trì để không hổ danh Phật tử.

Trước khi thọ dụng, chúng ta ngồi vào bàn ăn, thở vài hơi đầy; chấp tay nguyện tinh chuyên tu hành; rồi từ từ (chậm rải) dùng đủa hoặc muỗng gắp thức ăn, thưởng thức trọn vẹn hương vị của nó mà không chạy theo ngon dở, khen chê. Từng thức ăn vào miệng là từng niệm lành hướng về chúng sanh; nuốt thức ăn cũng thật chậm và từ từ. Trong lúc ăn, hãy chăm chú vào ăn; hễ có một niệm nào khác khởi lên, ta đều biết, nhưng không chạy theo, mà trở về ngay với thực tế là ta đang thọ dụng thức ăn. Trong lúc ăn, hãy tỉnh tâm mà cầu nguyện mười phương chư Phật gia hộ cho ai nấy đều có đầy đủ những món thọ dụng như mình đang có, ấy chẳng là an lạc lắm sao? 

Tóm lại, ăn trong lúc ăn, chứ đừng làm bất cứ thứ gì khác, đừng đọc báo, xem truyền hình. Khi ăn, ta chỉ tập trung vào ăn. Làm được như vậy ta đang chẳng những luôn có chánh niệm, mà ta còn thưởng thức được hương vị từng thức ăn, cũng như tránh được những chứng bịnh về bao tử và tiêu hóa. Làm được như vậy, thân tâm ta đã an lạc lắm rồi. 
 
 

261. AN LẠC TRONG LÚC ĐI
 
 

Đa số ai trong chúng ta cũng đã từng đi bộ rất nhiều; tuy nhiên, nhiều khi chúng ta vô tình đến độ chúng ta ít khi nào để ý là chân chúng ta hãy còn chạm mặt đất. Chúng ta không, hoặc ít khi nào chịu thưởng thức cái hạnh phúcan lạc có được hai bàn chân chạm đất. Thật là tội nghiệp cho chúng ta quá, những con người đang sống một cách vô hồn; sống hời hợt lắm khi chẳng khác nào một thây ma biết đi. Hễ hô đi là cắm đầu cắm cổ đi, là bổ nhào đến điểm đến, chứ ít khi nào chúng ta để ý đến những kỳ hoa dị thảo trên đường ta đi, ít khi nào chúng ta chịu để ý đến đôi bàn chân ta hãy còn chạm đất, hoặc giả ta đang còn có hơi thở...

Làm con Phật, chúng ta quyết không sống như những thây ma biết đi, quyết không sống vô hồn như vậy, mà là biết trân trọng từ bước chân chạm đất. Ôi hạnh phúc thay ta vẫn còn có đôi chân; ôi hạnh phúc thay ta vẫn còn có khả năng dở hỏng đôi bàn chân khỏi mặt đất; ôi hạnh phúc thay ta vẫn còn có hơi thở. Muốn có an lạc từ trong cái đứng, cái đi, trước hết ta không nên bạo động với chính ta. Trước khi đi, ta nên định tâm rồi từ từ: 

**Đứng dậy, buông xả các cơ thịt ở bụng. Rồi bắt đầu thở vài hơi thật sâu vào lòng bụng (phải thấy bụng phồng lên qua từng hơi thở). Ta có thể niệm: "Hít vào tâm tỉnh lặng, thở ra miệng mỉm cười." Hãy ban cho mình và cho người một nụ cười thật an lành và thật tươi qua từng bước ta đi. Ôi từng bước ta đi là từng bước an lạctự tại. Từng bước đi tỉnh thức của cõi Ta Bà nầy có thua chi cõi Tịnh Độ? 

**Đừng quá kiểm soát hơi thở một cách thái quá mà quên đi thưởng thức những bước nhàn du. Chỉ cần sắp xếp làm sao mà khi chân ta chạm đất là tâm ta tỉnh lặng; dở được bước chân lên là miệng ta mỉm cười. Cứ để cho hơi thở tự nhiên, hãy để cho ta hòa nhập với thiên nhiên, hãy nghĩ rằng sen nở trong từng bước chân ta. Ôi hạnh phúc quá những gì ta đang có. 

**Tiếp tục thưởng thức từng bước, từng bước, hít vào tâm tỉnh lặng, thở ra miệng mỉm cười. Ôi ta thương ta và 

thương tất cả mọi người quanh ta. Ôi ta ao ướcmọi người đều có được những bước chân an lạc như ta đang có. 

**Vẫn tiếp tục hít vào tâm tỉnh lặng, thở ra miệng mỉm cười. Nếu có vọng niệm chen vào, ta vẫn biết mà không theo. Ta vẫn trở về với tâm tỉnh lặng và nụ cười. Ta vẫn tiếp tục từng bước ta đi là từng bước thanh tịnhan lạc

**Tiếp tục những bước nhàn du, vẫn tâm tỉnh lặng, vẫn miệng mỉm cười. Buông xảbuông xả. Vọng niệm có chen vào ta vẫn biết, không mời, không đuổi, không theo. Chỉ cần buông xả là ta sẽ có những bước chân vô cùng thanh tịnh. Trong khi đi, ta cũng mong cho ai nấy đều có những bước chân thanh tịnh và an lạc như ta. 

262. NGƯỜI PHẬT TỬ VÀ VIỆC HÀNH ĐẠO 
 
 

Đức Từ Phụ đã khẳng định là nếu không có đời thì cũng chẳng có đạo. Nếu không có cái thế giới Ta Bà nầy thì Thế Tôn đâu cần phải thị hiện làm gì? Ngài đã vì thương xót chúng sanhthị hiện và chỉ bày cho chúng sanh giải thoát. Tăng lữ là những người nối tiếp Ngài, chùa chiền và kinh sách là những phương tiện giáo hóa. Đã nói là con Phật thì phải ráng làm sao cho nhà Như Lai luôn được trường tồn. Như vậy, người Phật tử trong khả năng của mình, phải phát tâm hành đạo một cách tích cực. Phải đâu lưng sát cánh với những bậc xuất gia góp phần vào việc phát triển và truyền bá đạo Phật. Tùy theo khả năng của mình mà làm. Ai viết sách được thì viết; ai nấu ăn được thì nấu; ai quét chùa được thì quét; ai dịch kinh được thì dịch; ai thuyết giảng được thì thuyết giảng... Chúng ta phải giúp mấy thầy một tay, chứ mấy thầy làm sao mà vừa thuyết giảng, vừa quét chùa được. Một người xay lúa, một người bồng em thì việc gì cũng xong. 

Ấy là nói về sự, còn nói về lý thì một khi phát tâm hành đạo, người Phật tử phải có lòng tin Phật phápTam Bảo là con đường chân chính giúp ta vơi đi phiền não và đạt tới cứu cánh giải thoát của Niết Bàn. Người Phật tử cũng cần phải tinh tấn hành trì những gì mình tin tưởng. Nếu không hiểu rõ như vậy, thì việc đến chùa làm công quả hóa ra chỉ là một sự đổi chác. Đến chùa chỉ để bòn phước, chứ không phải để tu tập cho chính bản thân mình. Như thế không phải là không tốt, nhưng cái đó không phải là cứu cánh cuối cùng của đạo Phật

Ngoài ra, đạo Phật không chỉ là một triết lý, mà còn là một tôn giáo. Tuy những giáo lý của Đức Phật rất đơn giản, nhưng trên thực tế nó không đơn giản như ta tưởng đâu. Đạo Phật quan niệm thực hành hơn lý thuyết suông; niệm Phật hơn nhàn đàm; tham thiền hơn biện luận; bái sám công quả hơn đa văn khuyết giới. Càng lý thuyết thì tâm ta càng loạn động. Càng mê đắm văn tự thì tâm ta càng chấp trước. Càng quan trọng hình tướng thì ngã chấp, danh lợi càng lớn. Người Phật tử thật sự tu hành, hễ nói là làm; hễ thấy ai nghèo đói thì làm bố thí chứ không nói bố thí. Phật đã dạy những kẻ lý thuyết suông, cuồng văn vọng ngữ không phải là đệ tử của Phật, họ cũng chả đi đến đâu, mà lắm khi địa ngục cạnh kề. 

Phật tử chân chánh, luôn biết rằng giáo lýthực hành phải đi đôi. Tu mà không biết giáo lý là tu mù; biết giáo lý mà không hành đạo, chẳng khác chi những kẻ đang đói, vào nhà hàng đọc thực đơn chứ không ăn, thử hỏi làm sao mà no cho được? 

Làm Phật sự không chỉ là mỗi tuần đi chùa, cúng dường, công quả... Mà làm Phật sự phải hành trì cho mọi người, trong đó có mình. Bảo người ăn chay mà mình mỗi bửa cứ nhét đầy chúng sanh vào bụng, thì là hành đạo cái gì? Hành đạo từ những cái rất tầm thường như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn chay, niệm Phật... Có hành trì như vậy thì dần dà ta mới thấy niềm tin của ta là hiện thực, chứ không mù quáng. Có như vậy cuộc sống của ta mới ngày càng thoải mái.

Mong cho ai nấy đều phát tâm hành đạo, đừng viện dẫn bất cứ lý do gì mà trì hoản, vì ngày tháng trôi qua như thoi đưa, mạng sống mình giảm dần. Một ngày ta sống là một ngày ta đang đi gần đến nhà mồ, cái chết nó cạnh kề ta lắm. Vậy thì ngay từ bây giờ, lúc thân tâm hãy còn khang kiện, hãy phát tâm hành đạo, hãy tinh tấn hành đạo, đừng để cho đời người tiếp tục luống qua vô ích nữa. 

263. TU TÂM
 
 

Người tin Phật chân chánh, ngoài việc cầu học ở một bậc chân tu, còn phải siêng năng nghiên tầm kinh sách Phật, và còn phải hành trì theo những điều đã học được. Tuy nhiên, điều quan trọng nhứt vẫn là tìm về chính mình. Nghĩa là xuyên qua những thực nghiệm để thực chứng chân tâm. Muốn được như vậy tâm ta phải thanh tịnh. Muốn tâm được thanh tịnh, ta phải tu.

 Làm sao tu tâm? Nếu nước rửa được những dơ bẩn của thân, làm cho thân được mát mẻ, thì giáo pháp của Phật có khả năng rửa sạch những bẩn nhơ của tâm, làm cho tâm trở nên thanh tịnh. Nếu nước nuôi sống vạn vật, làm cho hoa cỏ nẩy mầm tươi tốt, thì giáo pháp của Phật có công năng khai thông tâm trí và làm trổ hoa Giác Ngộ

Như vậy tu tâm là một bước vô cùng quan trọng trong tiến trình giác ngộgiải thoát như kinh Phật đã từng dạy chúng ta hãy sớm: 

 Theo tự tánh làm lành. 

 Cùng pháp giới chúng sanh

 Cầu Phật từ gia hộ.

 Tâm Bồ Đề kiên cố.

 Xa bể khổ nguồn mê. 

 Chóng quay về bờ giác. 

Việc trước tiên là mình phải trở về với cái tự tánh của mình mà tạo tác lành với tất cả mọi người. Rồi sau đó Phật từ sẽ gia hộ cho ta có được cái Tâm Bồ Đề kiên cố nhằm giúp ta xa bể khổ, lìa bến mê để đi đến bến bờ giác ngộ. Chúng ta phải tự phấn đấu với chính ta để đặt cho được sự thanh tịnh vào lòng ta, chứ không ai có khả năng làm việc đó cả, đừng mong cầu. Thời gian như tên bay, nó không chờ không đợi một ai. Thấy vậy để đừng đợi. Chúng ta sẽ không còn nhiều thì giờ đâu, mạng sống chúng ta giảm dần. Mỗi cái nhức đầu sổ mũi là một cái thông điệp báo cho ta sự chết gần kề. Nhân lúc còn khỏe mạnh, hãy tinh tấn tu hành, hãy tu tâm dưỡng tánh để xa lìa bể khổ nguồn mê mà quay về bờ giác. 

 Tu không đòi hỏi điều kiện hoàn cảnh nào hết. Có đủ duyên xuất gia thì sự tu sẽ dễ dàng hơn. Không đủ duyên tu ở nhà, ở chợ, hay ở sở làm cũng đều được. Chỉ cần có quyết tâm nói thiện thì làm thiện, nói bố thí thì làm bố thí, chứ không nói suông. Cái gì đáng nói thì nói; cái gì không đáng nói thì không nói. Không tin bậy; không nói bậy; không làm bậy. Biết tham, sân, si là bậy nên không tham, sân, si. Chỉ cần lắng đọng tâm hồn, thức tỉnh lòng quảng đại, hủy diệt cố chấp nhỏ nhen, và đem lòng từ bi mẩn chúng mà ban rải cho đời. Hằng ngày tránh dử làm lành; việc thiện dù nhỏ cũng quyết làm; việc ác dù nhỏ cũng quyết tránh. Xả bỏ đi những oán hờn, đố kỵ, ganh ghéttranh chấp trong ta.

Xem những lời khen chê như gió thoảng mây bay; những thị phi như nước chảy qua cầu. Không nên vì một phút giận dữ mà gây nên chuyện đáng tiếc. Đừng bao giờ để cho mình phải có sám hối, vì sám hối chỉ làm nhẹ những mặc cảm tội lỗi về mặt tâm lý, chứ ác nghiệp vẫn còn đó. Tuy nhiên, Phật khuyến khích người con Phật mỗi khi phạm lỗi nên chân thành sám hối, vì có như vậy ta mới tránh được những lỗi lầm trong tương lai. Làm được như vậy là tu tâm; làm được như vậy chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời đầy ý nghĩa và đáng sống vô cùng; làm được như vậy thì cái con đường đi đến đất Phật của ta chỉ toàn là kỳ hoa dị thảo với hương thơm ngạt ngào. Làm được như vậy, hãy thử nhìn vào gương mà coi, miệng chúng ta lúc nào cũng chợt nở nụ cười, cho mình và cho người. Đó chính là tu, là đạo, là con đường đi đến giải thoát

Phật tử ơi!Xin hãy tu tậphành trì ngay bây giờ, ngay trong đời kiếp nầy đi. Đừng chờ, đừng đợi vì thời gian nó có chờ đợi ai đâu; đừng để đến hưu trí, hoặc chờ đến già, hoặc chờ rảnh rang rồi hẳn tu. Chúng ta sẽ không có cơ hội đâu nếu chúng ta cứ mãi chần chờ. Đừng để đến lúc quá muộn, thì thời gian tu tập sẽ quá ngắn, không đủ để giải trừ những tiền nghiệp, hoặc tạo thêm thiện nghiệp. Đừng để đến khi nhắm mắt xuôi tay, đôi vai thì nặng trỉu nghiệp mới, trong khi nghiệp cũ vẫn còn nguyên. Lúc đó chẳng những không tránh được luân hồi mà e rằng chúng ta còn phải sa vào tam đồ ác đạo nữa là khác. 
 
 

264. KHI NÀO THÌ PHẬT TÁNH HIỂN BÀY?
 
 

Người tu theo đạo Phật, nếu tu tại gia thì mong cho mình có được một đời sống thanh tịnhyên ổn hơn, nếu xuất gia thì mong được sự giải thoát trọn vẹn. Mục tiêu tối thượng của người con Phật vẫn là quả vị Phật. Muốn được quả vị Phật, trước hết ta hãy đi tìm xem coi Phật tánh là gì? Theo lời tuyên bố năm xưa của Đức Từ Phụ thì tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Cái Phật tánh ấy nó bình đẳng ở mọi loài, không Phật tánh nào hơn Phật tánh nào. 

Phật tánh là gì? Phật tánh là tánh giác ngộ, cái bản tánh lành, là mầm lương thiệnmọi người, mọi vật. Phật tánh còn được gọi là Như Lai tánh, nó đối nghĩa với chúng sanh tánh. Phật nói: "Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh." Nghĩa là tất cả mọi chúng sanh đều có tánh giác ngộ; không cần phải đi tìm ở đâu, mà chỉ cần trực chỉ chân tâm ở ngay chính mình. Dẫu kẻ ngu người trí, đều có Phật tánh như nhau. Chỉ tại ta mê muội, nên chẳng thấy được đó thôi. Phật tánh chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng biến đổi; tuy nhiên, ở kẻ ngu, vì bị nhiều sở dục và nghiệp chướng ngăn bít, nên Phật tánh bị lu mờ. Còn đối với người trí, ít tham dục, hâm mộ việc tu hành, nên Phật tánh tỏ rõ ra, biết được đâu là điều hay lẽ phải để theo, cũng như đâu là tà vạy để tránh. Dù chúng sanh cõi Ta Bà luôn mê lầm tạo tội, Phật tánh ấy vẫn luôn luôn 

xa rời tội lỗi. Một khi đã trở về với cái Phật tánh vĩnh hằng ấy, thì lòng người và Như Lai tánh là một. Lúc đó, lòng dạ ta không còn mê tối, tham dụcphiền não nữa, mà là hoàn toàn giác ngộ, dứt các mê hoặc. Lòng đại từ, đại bi, mẩn chúng bao la vô bờ vô bến. 

Con người giác ngộ luôn phân biệt được đâu là chân, đâu là giả; đâu là đạo, đâu là phàm phu. Con người ấy luôn hành trì, chứ không nói suông. Đừng nói chi những người giác ngộ, những người đang thật sự tìm đến đạo cũng không bao giờ lạm dụng chuyện gì để được giàu sang phú quý, vì họ luôn biết rằng giàu sang và phú quý chỉ là tạm bợ; nếu có kéo dài lâu lắm chỉ là một, hai, hoặc ba đời, chứ chúng không phải là vĩnh hằng. Trên đời nầy có những cái đáng quý và đáng trọng hơn giàu sang, phú quý nhiều lắm. Một khi chúng ta đã biết những cái chân hạnh phúc ấy, thì chúng ta sẽ không còn thiết đến những cái giàu sang giả tạm nữa đâu. Những chân hạnh phúc ấy là những thứ gì? Được gọi là chân hạnh phúc là sau khi làm việc gì, tâm ta luôn cảm thấy thoải mái, yên ổnthanh tịnh.

Chẳng hạn như làm lành tránh dữ là chân hạnh phúc; vị tha chứ không vị kỷchân hạnh phúc; bố thí chứ không bỏn xẻn; coi hạnh phúc người là hạnh phúc của chính mình. Một con người đang tìm về đất Phật luôn cẩn trọng trong bất cứ tạo tác, dù lành thiện hay ác dữ. Một khi tham dụcxui khiến ta làm việc gì, ta cũng nên ngừng lại mà suy nghĩ xem có phải những điều ấy là chân hạnh phúc hay không trước khi làm. Bởi vì người con Phật, muốn được như Phật, nên chỉ làm theo những gì Phật dạy. Người con Phật, trước khi làm gì cũng ngồi nhớ lại rằng không có cái của ta mà cũng không có chính ta. Nhớ vậy để mà biết dừng. Biết như vậy để mà mỗi khi tham dụcthôi thúc ta làm gì thì ta có khả năng nhận diện được nó, để mà diệt nó.

Chẳng hạn như lúc ta cần đi vào một tiệm quần áo để mua sắm một vài thứ cần thiết, mà khi vào trong rồi thì cái tham dục nó bắt ta phải mua sắm cái nầy cái nọ. Ta phải biết cho rõ coi ta có thật sự cần những thứ đó hay không, chứ đừng để cho tham dụcsai khiến ta. Tham dục không phải là Phật tánh, thế nên những điều nó muốn, chưa chắc gì Phật tánh đã muốn đâu. Phật tánhtham dục bỏn xẻn khác biệt nhau như mặt trờimặt trăng. Hễ có cái nầy thì không có cái kia. Khi gặp ai nghèo hàn, đói khổ; Phật tánh thì muốn bố thí, giúp đở người, còn bỏn xẻn thì nó lại xúi ta cứ bỏ mặc người ấy đi.

Gặp ai đang chết đuối, Phật tánh muốn nhào xuống cứu vớt người lên; nhưng lòng ích kỷ nó lại òn ỉ bên tai ta là: "Ta bảo là nguy hiểm lắm đa, đừng có dại dột nhảy xuống là ngươi bị toi mạng; hoặc giả thôi đừng làm, hãy để người khác làm đi." Tuy nhiên đối với người biết tu và biết phân biệt đâu là đường ngay nẽo chánh, người ấy sẽ đẩy lùi ngay cái tâm tánh ích kỷ vào bóng tối mà rằng: " Ta biết ngươi đang phá ta, nhưng ta nói cho ngươi biết là ngươi không cản được ta làm những việc phải, hoặc những việc đáng làm đâu." 

Tuy nhiên, không vì thế mà ta xao lãng, không săn sóc thân xác ta. Đức Phật đã dạy rằng dù thân xác nầy giả tạm, ta phải mượn nó để tu hành cho được giải thoát rốt ráo. Ta không ân cần thái quá với nó, nhưng ta săn sócđường hoàng; không bắt nó làm việc quá sức, quá độ. Phải ăn uống cho có điều độ và đầy đủ chất bổ dưỡng để có một thân thể khỏe mạnh, vì tâm ta không thể nào linh mẫn trong một thân thể gầy còm được. Chúng ta sẽ không tu được trong một thân thể bệnh hoạn. Điều quan trọng mà bất cứ Phật tử nào cũng phải luôn nhớ là chính mình kiểm soát cả thân lẫn tâm mình, chứ đừng để chúng đàn áp mình. 

Thân xác mà để buông lung thì tham dục sẽ tràn lấn. Lúc ấy, thay vì mình kiểm soát tham dục, thì trái lại tham dục kiểm soát mình. Chúng sẽ bắt ta nói những tiếng nặng nề, thô tục, ganh tị, hiềm khích, tham lam; lúc nào cũng chợt đoạt của thiên hạ về làm của riêng cho mình. Chúng bắt ta chạy theo những nhỏ nhen của phàm phu và còn nhiều thứ nữa. Là Phật tử chân chánh, ta phải luôn đè bẹp những tham dục cực kỳ nguy hiểm nầy ngay khi còn trong trứng nước, chứ đừng để cho chúng phát triển. 

Ngoài ra, khi tu chúng ta nên luôn có cái hùng lực của nhà Phật. Với bất cứ giá nào, điều phải và hợp lý thì những người con Phật nên luôn làm, cho dù những người quanh ta có nói gì thì nói, ta vẫn làm. Ý chí của người con Phật nó kiên cường và rắn chắc như sắt đá vậy. 

Bên cạnh cái kiên cường dũng mãnh nầy, người con Phật luôn dịu dàng, biết điềuthuận thảo với người xung quanh; luôn tôn trọng quyền tự do của người khác; và không bao giờ đoán người ở bề ngoài. Người con Phật luôn nhớ rằng cả ta còn không có thật, thì làm gì có sự ham muốn của ta. Nhớ được như vậy thì tự nhiên những ham muốn đều bị dứt bỏ. Một khi không còn ham muốn những cái của phàm phu, ta không đang trở về với cái Phật tánh của ta chứ là gì? Nói cho cùng ra, người tu theo Phật, muốn trở về với cái Phật tánh của mình, sẽ không còn bất cứ một ham muốn hoặc nghĩ ngợi nào cả, ngay cả việc lên Niết Bàn. Vì cho dù muốn lên Niết Bàn, vẫn là ham muốn. Ham muốn nào rồi cũng trói buộc chúng ta, dù cho mục tiêu của nó có cao cả đến đâu đi nữa ta cũng nên dứt bỏ. Khi nào mà ta đã dứt bỏ hoàn toàn mọi dục vọng phàm phu thì chừng đó Phật tánh sẽ hiển bày. Người con Phật, khi giúp đỡ ai, sẽ không bao giờ màng đến việc được trả ơn, hoặc được người nhớ ơn; mà là xả thân giúp đời một cách vô vụ lợi.

Phật tánh sẽ không bao giờ hiển lộ ở những người cống cao ngã mạn, hay phô trương, ra vẻ khôn ngoan, ham nói, hoặc ưa dạy đời. Phật tánh lại càng không thể nào hiển lộ ở những kẻ hay chen vào chuyện của người khác vì như vậy, tự nó đã là loạn động thì có Phật tánh nào dám tới gần. Chuyện của người thì có quan hệ gì đến mình? Họ làm gì, nói gì, hoặc tin gì thì cũng đâu có ảnh hưởng gì đến mưa nắng nhà mình! Không xen vào chuyện người còn biểu lộ lòng tự trọng cũng như quyền tự do nơi người. Nếu có ai đó làm điều sai quấy, thì ta nên tế nhị mà khuyên bảo, chớ không can thiệp vào chuyện người một cách trắng trợn, lại càng không được đem chuyện người nầy mách cho người kia vì như vậy là một hành động đê hèn xấu xa của kẻ tiểu nhânPhật tánh sẽ hiển lộ ở người ít nói, hoặc không nói, hoặc chỉ nói những điều chân thật, dễ thương, và hữu ích. Thấy ai hung ác, người con Phật luôn dùng cái dũng của mình mà can ngăn. Có lẽ đây là một ngoại lệ duy nhất mà người con Phật phải tìm cách xen vào chuyện của người. 
 
 
 
 

265. VÀNG, LÒNG THAM, ĐỜI, ĐẠO VÀ SỰ GIẢI THOÁT 
 
 

Vàng là cái gì? Vàng là một loại quý kim đứng vào hàng thứ nhì, chỉ sau có bạch kim. Tuy nhiên, vàng có phần phổ cập trong đại chúng nhiều hơn là bạch kim; phổ cập cho đến nỗi ngày xưa quý cụ đã phải thốt lên: "Đa kim ngân, phá luật lệ." Trong thời buổi kinh tế bấp bênh, người ta thường không giữ tiền mà trử vàng. Đại khái như vậy cũng đủ cho chúng ta thấy được mãnh lực của vàng. 

Lòng tham là cái gì? Tham là muốn đoạt cho được những gì mình không có quyền chiếm hữu; hoặc lấy những gì người ta không cho. Tham có nhiều thứ: tham tiền bạc, quyền uy, danh vọng, địa vị, giàu sang đến tham ăn, tham ngủ, tham nghỉ, tham nói, tham nhìn, tham mặc... Theo đạo Phật, lòng tham là gốc của mọi tội lỗi

Đời có thể là cuộc sống của một con người, cũng có thể là cuộc sống của một xã hội, tầng lớp xã hội, một nước; hay cuộc sống của toàn thể thế giới nầy cũng có thể được gọi là đời.

 Đạo là con đường thông tới một chỗ đã nhứt định. Có khi chỉ là một nẻo đường, cũng có khi là một tập hợp của nhiều nẻo đường. Tuy nhiên, đứng về mặt tôn giáo mà định nghĩa thì đạo có nghĩa là con đường đưa con người đến chỗ toàn thiện, toàn mỹ. Như trong đạo Phật, đạo Phậtcon đường đưa chúng sanh đến Chánh đẳng Chánh giác, hay là con đường đưa chúng sanh đến Niết Bàn

 Giải thoátxa lìa khỏi mọi sự trói buộc, từ ngũ uẩn đến tham, sân, si; giải thoát là được tự do tự tại. Trong đạo Phật, giải thoát tức là Niết Bàn. Giải thoát không đến với chúng ta một cách tự nhiên,mà phải trải qua một tiến trình tu tập lâu dài; có khi không phải một đời, mà phải nhiều đời, nhiều kiếp. 

Đức Từ Phụ là người đã nhìn thấy mãnh lực của vàng và sự nguy hại của lòng tham nên Ngài đã quyết tâm tìm đường giải thoát và Ngài đã chứng ngộ. Ngài đã để lại cho chúng ta một kho tàng đạo lýgiải thoát. Tuy nhiên, về sau nầy, nhứt là vào thời mạt pháp, có quá nhiều sự diễn dịch sai lầm về Phật pháp, vô tình cũng có, mà cố ý thì cũng không thiếu gì!

một lần nọ trong một buổi tọa thiền ở Santa Ana, có một vị mà tôi tạm gọi là "Thiền Sư" đã hỏi các thiền sinh rằng nếu quý vị bắt gặp một thoi vàng có tầm cở ở dọc đường thì quý vị sẽ làm gì? Đa số các thiền sinh đều do dự, không có câu trả lời thích đáng, nhưng có một thiền sinh đã nói lên những điều mà mà thiền sinh ấy nghĩ là hợp lý. Thiền sinh ấy trả lời rằng: "Nếu con gặp thoi vàng có taàm cở của ai đó đã đánh mất ở dọc đường thì con sẽ nhặt và đem nộp cho chánh quyền sở tại, để may ra người mất vàng sẽ có cơ tìm lại được." Vị thầy chặn ngang và nói rằng như vậy là còn phân biệt vàng với đất; mà hễ còn phân biệt như vậy là còn tham, còn sanh tử luân hồi... Sau một lúc nhìn anh thiền sinh, vị thầy lại nói tiếp: "Coi ông kìa!đầu còn chảy Tango, áo còn đẹp quá, quần còn thẳng nếp, răng còn trắng quá; làm sao mà tu đây? Làm sao mà giải thoát đây? Ông đâu có dám để đầu như tôi, áo như tôi, răng đen như tôi vầy nè!Bây giờ ông trả lời tôi tại sao ông lượm thoi vàng?"

Mặc dù biết vị tu sĩ nầy đã chỉ biết có đạo mà không còn biết gì đến đời, nhưng thiền sinh vẫn ôn tồn đáp lại: "Sở dĩ con nhặt thoi vàng và đem nộp cho chánh quyền sở tại vì con biết làm như vậy may ra sẽ có một chúng sanh bớt đau khổ; làm như vậy, khổ chủ sẽ có nhiều cơ hội tìm lại vật mà mình đã đánh mất. Con làm như vậy là vì y cứ theo những lời dạy của Đức Từ Phụ mà làm: làm vơi đi phần nào nước mắt và sự đau khổ của chúng sanh." 

Thầy ngắt lời vị thiền sinh mà rằng: "Phật dạy cho các ông tu giải thoát, chứ Phật nào dạy cho các ông đi làm vơi nước mắt của chúng sanh. Ông tìm lời dạy ấy ở đâu?" Thiền sinh ấy vẫn thản nhiên vì biết đây không phải là lời nói của một người con Phật chân chánh, mà có thể là lời của một kẻ ngã mạn cống cao, một kẻ biết dăm ba mớ về thiền rồi chỉ biết có thiền chứ không còn biết đến ai. Sống chết mặc bây, ta cứ thiền. Chính vị nầy đã đi ngược lại những lời ân cần dạy dỗ của Đức Từ Phụ: "Không có đời thì cũng không có đạo, hoặc Phật pháp bất ly thế gian pháp..." Vị thiền sinh đã ôn tồn đáp lại : "Bất cứ kinh điển nào của Phật cũng đều có dạy những hạnh nguyện của người tu.

Hãy nhìn Ngài Mục Kiền Liên, Ngài Địa Tạng và nhiều nữa những vị Bồ Tát. Còn nếu như thầy bảo làm như vậy là phải tiếp tục luân hồi sanh tử, hoặc giả phải đọa địa ngục; con cũng xin được luân hồi hoặc đọa ngục miễn sao chúng sanh được vơi đi nước mắt, bớt đau khổ là con quyết làm. Ngoài chuyện làm cho người vơi đau khổ, khi nhặt thoi vàng đem nộp cho chánh quyền, con còn làm thêm một điều Phật dạy nữa là giúp đở người khác không khơi dậy lòng tham." Vị thầy nhìn chăm chăm vị thiền sinh một lúc rồi nói: "Ông nói như vậy thì làm sao mà tu giải thoát đây? Tu giải thoát là không còn một niệm phân biệt; chừng nào ông thấy vàng cũng như ông thấy đất, chừng đó là ông đang tu giải thoát." 

Qua câu chuyện trên, tôi đồng ý với vị thiền sư trên lý, nhưng tôi hoàn toàn đồng ý với vị thiền sinh về sự. Tỉ như trời nầy, đất nầy là một khoảng chân không thì cái lý thuyết của vị thiền sưhoàn toàn thích hợp vì có lẽ chỉ có sự hiện hữu duy nhất của vị thiền sư mà thôi; thì vị ấy cần gì phải phân biệt nữa cho thêm luân hồi sanh tử. Hãy đi thẳng về Niết Bàn kẻo cửa Niết Bàn đóng thì cheo leo ở lưng chừng trời mà thêm mệt. Tuy nhiên, cho dầu ở tận rừng sâu núi thẳm; nơi không có con người đi nữa, thì vẫn còn có những chúng sanh khác, những động vật, những thực vật... thì người con Phật đâu thể nào làm ngơ.

Trên con đường mòn trong rừng, bất thần ta gặp một ổ trứng chẳng hạn, chúng ta có nên dời trứng vào một chỗ an toàn hơn để cứu sống những sanh mạng, hay là nếu còn suy nghĩ phân biệt là không được giải thoát? Vô tâm không có nghĩa là không có tâm, mà vô tâm là có cái tâm tỉnh thức. Thật tình mà nói vị thiền sư ấy đã tự tách mình quá xa với đời. Xin đừng đem những lý thuyết không tưởng nhồi nhét vào những con người đã quá mệt mỏi vì đời. Xin hãy nhìn đời một cách thực tế. Chuyện phụng hành hoàn toàn những lời Phật dạy đối với những người còn tại gia như chúng tôi không phải là chuyện dễ. Chúng tôi vẫn còn có gia đình; chúng tôi vẫn còn phải đi làm để phục vụ gia đình, xã hộiPhật pháp.

Vậy thì điều mà chúng tôi đã lắng nghe và phụng hành theo những lời Phật dạy đã là quý lắm rồi. Nếu đi làm mà đầu bù tóc rối, không chảy bới gọn gàn; quần áo không tươm tất; răng không sạch sẻ, vệ sinh... thì một ngày vào sở đã bị đuổi, chứ đừng nói chi đến hai. Còn nói về địa vị, thì ngoài đời, ngoài xã hội, chúng tôi đã có địa vị, chứ đâu đợi chi phải tới chùa hoặc thiền đường để tìm địa vị. Cái mà chúng tôi mong mỏi ở những vị hướng đạo là làm sao giúp cho chúng tôi có được sự tương đối tĩnh trong cái xã hội quá ư là động nầy; động như một đấu trường. Chúng tôi muốn tĩnh nhưng vẫn phải lăn trôi vào cuộc sống, vẫn phải chen vai với người và với đời; chứ chúng tôi không muốn cái bất cần đời. Chúng tôi muốn phụng hành những lời Phật dạy: làm vơi đi nước mắt chúng sanh, chứ chúng tôi không muốn giải thoát một cách ích kỹ trong khi kẻ mất vàng vẫn chưa tìm được vàng mà mình đã đánh mất từ vô thỉ.

Nói như vậy không để chỉ trích bất cứ một ai vì trong người con Phật không có sự chỉ trích; mà nói như vậy để cảnh tỉnh những ai đã tách Phật pháp khỏi thế gian pháp là tự giết chết Phật giáo. Đạo mà không có đời thì đạo sống với ai? Dù biết rằng tất cả chỉ là huyễn giả, nhưng nếu không nhờ những huyễn giả nầy thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở lại được với chân tâm. Nói thân nầy là huyễn rồi đem liệng nó đi thì lấy gì mà tiến tu, mà giải thoát đây? Nói như vậy còn để cảnh tỉnh những ai cứ nhìn vào bề ngoàiđánh giá con ngườihoàn toàn sai. Phật và thầy tổ đã từng dạy là "y pháp bất y nhân" vì có khi chiếc áo không làm nên nhà tu; thì ở đây cũng vậy, chiếc áo không làm nên con người. Một con người có phẩm chất và đạo đức thì, với chiếc áo lành, rách cũng không thành vấn đề

Còn về đường tu, cách tu... thì Phật đã để lại cho chúng sanh không thiếu gì phương tiện. Ai muốn tu cách nào cũng được, miễn là tu theo Phật. Đừng ai bắt ép ai. Tôi đã mệt mỏi lắm rồi với cái câu : "Con người là tội lỗi; muốn được cứu rỗi thì phải vâng phục ta, hoặc phải theo ta ..." Chính vì vậy mà tôi mới tìm đến với Phật pháp, những mong sẽ được đối xử bình đẳng hơn. Còn về giải thoát? Ngoài Phật ra, có ai đã từng bao giờ đến nói với bạn là họ đã được giải thoát bao giờ chưa? Chắc là chưa bao giờ. Vậy thì chúng ta đang đi tìm cái gì đây? Một cái Niết Bàn xa xôi, mờ ảo nào chăng? Ai muốn tìm cái đó, cứ tìm.

Riêng tôi, Niết Bàn của tôi là đây nầy; Niết Bàn của tôi là làm cho chúng sanh vơi đi nước mắt và bớt đau khổ. Niết Bàn của tôi là thấy ai khổ thì cứu giúp; thấy ai không cơm ăn, không áo mặc thì chia xẻ; chứ tôi quyết không giải thoát một mình. Chừng nào mà tất cả mọi chúng sanh đều giác ngộgiải thoát, thì lúc đó cho dù tôi có muốn phân biệt vàng với đất cũng không được; lúc đó cho dù tôi có muốn khơi một niệm cũng không có. Chừng đó tôi sẽ ung dung mà đi về với vô niệm. Tôi xin nguyện làm người sau cùng về và đóng cửa cái Niết Bàn xa xôi và mờ ảo đó. 

Trong đạo Phật, khi tu học chúng ta thường thực tập phương pháp chuyển hóa "ý thức phân biệt" phàm phu thường tình thành "trí huệ vô phân biệt" như giáo lý Duy Thức chỉ dạy. Ý thức phân biệt là những ý niệm suy tư có tính toán vọng động, chạy theo tốt, xấu, hơn, thua... (phân biệt), làm tăng trưởng tạp niệm và vọng niệm; chúng đi với các tâm sở bất thiện (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến...). Trong khi đó, ngược lại, vô phân biệt trí là nhờ tu họcquán chiếu, ý thức của chúng ta trở nên "vô phân biệt," mà vẫn nghe thấy phân biệt rõ ràng, không vướng mắc, không cố chấp, và dĩ nhiên không "phân biệt" như thói thường tình mà phàm phu hay mắc phải. Nghĩa là thứ trí tuệ nhận chân mọi sự vật trong tính cách sai biệt của chúng với tâm "vô phân biệt." Trong câu chuyện nầy, vị thiền sinh đã áp dụng đúng với tinh thần "làm mà không chấp trước" mà Đức Thích Tôn Từ Phụ vẫn thường luôn dạy dổ chúng ta
 
 
 
 

NHỮNG LỜI HAY TRONG LẼ ĐẠO 
 
 

**Tham, sân, si là bịnh trầm kha của phàm phu từ vô thỉ. Gieo nhân ác, tạo nghiệp ác, bất hiếu, bất nghĩa, tán tận lương tâm, trộm cướp, lường gạt, nói lời đâm thọc, giả dối, chưởi rủa, nói lưỡi hai chiều, ỷ thị, ngã mạn, cống cao, hung bạo, tàn ác, buông lung cũng là những chứng bịnh trầm kha của phàm phu. Chỉ có cách chữa trị hiệu nghiệm duy nhất là phải dùng Phật dược, hoặc Bát Chánh Đạo, hoặc Tứ Nhiếp Pháp.. Phật dược không ai cho và cũng không mua được bằng tiền của, uy quyền hay sức mạnh... mà chỉ có được bằng sự tu họchành trì

**Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Người con Phật ít nhất cũng giống Phật ở chỗ từ bi, bác ái, vị tha, mẩn chúng. Coi nỗi khổ của chúng sanh như chính nỗi khổ của mình. Không màng thị phi, khen chê; không chấp thù bạn mà bố thí; không sợ khổ nhọc mà dấn thân vào đời; việc thiện dù nhỏ cũng quyết làm; việc ác dù nhỏ cũng quyết tránh. Luôn đem cả thân tâm và trí ra để phụng sự đời. Luôn dấn thân hoằng pháp dù ở bất cứ đâu, hoặc trong hoàn cảnh nào. Luôn nguyện tự độ, độ tha cho đến khi giác hạnh viên mãn

**Đời ngũ trược, ác thế, tam độc đã luân hồi từ vô lượng kiếp bởi vô minh. Chỉ có trí huệ chân chánh và cái nhìn như thị của chư Phật mới xé tan được màn vô minh tăm tối mà thoát ra ác thế để đi vào giải thoát

**Là Phật tử chân chánh luôn nhớ rằng pháp môn của Phật chỉ là phương tiện thiện xảo để đi đến giác ngộ. Tay chỉ trăng, kinh sách... Tất cả đều là phương tiện. Biết vậy để đừng chấp. Biết vậy để đến một lúc nào đó chả còn ai chấp tay chỉ trăng hay kinh sách nữa. 

**Những người con Phật là những người có lỗi biết nhận và biết sửa. 

**Người con Phật luôn biết tu tâm, sửa tánhhướng thượng

**Người con Phật, không còn có kẻ thù nào cả, nếu có chăng thì chúng là tham, sân, si mà thôi. 

**Người con Phật luôn tìm và kết thân với tinh tấn, phục thiện, thức tỉnh, nhẫn nhụctrí huệ

**Người con Phật luôn có tình thương nên không màng đến giàu nghèo. Người luôn màng đến giàu nghèo không phải là người con Phật. 

**Ít nói chuyện quấy của người thật là khó làm; tuy nhiên, người con Phật quyết tâm làm cho bằng được chuyện khó làm nầy.

 **Nhà nên lợp vào lúc trời chưa mưa; người nên tu vào lúc hãy còn linh mẫn. 

**Phàm phu khó buông bỏ thị phi phải quấy, nhưng người con Phật quyết tâm buông bỏ tất cả để cho thân tâm hằng thanh tịnh. 

**Người thật sự là con Phật chỉ luôn thấy lỗi của mình, chứ không thấy lỗi của người. 

**Người con Phật luôn tử tế với mọi người, ngay cả những người nhục mạ mình. 

**Người không biết bố thí không phải là con Phật. 

**Phàm phu thì thật là khó bỏ những thói quen tập nhiễm, chỉ có Phật mới hoàn toàn xả bỏ những thứ ấy. Người con Phật quyết học theo Phật chứ không học theo phàm phu

**Người con Phật luôn giữ gìn giới đứcđạo hạnh

**Người con Phật quyết không làm khổ một ai. 

**Người con Phật không bao giờ làm cho ai lo sợ và bất an

**Người con Phật quyết không chạy theo những cái vui sướng giả tạm của phàm phu

**Người con Phật luôn sống đời đơn giản, tịnh hạnh; không bon chen đua đòi; không say mê ái nhiễm và không làm nô lệ cho dục vọng

**Người con Phật luôn sống vượt lên khỏi những đam mê ái nhiễm thấp hèn như những đóa sen vượt lên từ trong bùn. 

**Người con Phật coi tiền tài danh lợi như nước chảy qua cầu, hoặc như gió thoảng mây bay. Có đó rồi hết đó. Biết vậy để đừng ham tìm cầu và đừng luyến tiếc khi bị mất mát. 

**Người con Phật không bao giờ bị ràng buộc bởi ăn sang, mặc đẹp, nhà cao cửa rộng... 

**Người con Phật chân chánh không bao giờ vướng mắc vào cố chấp của bản ngã

**Người con Phật quyết chí đi vào đại lộ Giải Thoát mà Đức Từ Phụ đã xây tự năm nào để thoát cho ra khỏi căn nhà lửa tam giới ngũ dục; ra khỏi cảnh sanh, lão, bệnh, tử; và ra khỏi những vô minh phiền não

**Chúng sanh như người bệnh, thiện tri thức như bác sĩ, lời dạy của thiện tri thức như thuốc hay. Thuốc hay thì đắng, song trị lành được bệnh. 

**Còn mê muội thì còn dùng trò chơi trí thức chữ nghĩa, song thiếu thực dụng ở nội tại. 

**Người tu không nói chuyện dong dài, cũng không bàn luận thế sự tạp nhạp. 

**Tu hành là tìm lại Bản Lai Diện Mục. Pháp môn mà ta cần có để tu tập chính là pháp ở trong tâm. 

**Tu là tu cả sắc, thọ, tưởng, hành, thức. 

**Tu là diệt trừ tham, sân, si để đạt đến chỗ thân, khẩu và ý đều thanh tịnh

**Tu là biết mình sai mỗi khi khởi tâm động niệm. 

**Nghe ai nói ta tốt mà lấy làm vui; ai nói xấu thì lấy làm khó chịu thì phải coi chừng vì ta chưa thực tu đấy. 

**Hay nói xấu kẻ khác; hay nói người khác sai thì hãy coi chừng vì ta chưa biết tu đấy. 

**Có hai thứ hành trang thừa thải mà người tu không nên có: mắt hay nhìn sắc đẹp và tai hay thích nghe chuyện thị phi

 **Không dứt được tham, sân, si thì sẽ không bao giờ phát trí huệ

**Chỉ cần một niệm tham khởi lên là vẫn còn luân hồi sanh tử

**Người tu mà biết bớt đi được một chút tham, hoặc một vọng niệmbiết mình đang rút ngắn đường giải thoát

**Lòng sân hận dù nhẹ như lông hồng cũng quyết không cho nổi dậy, ấy là tu. 

**Còn cứng đầu, cố chấp là chưa tu. 

**Có tài trí mà không tu thì chỉ suy nghĩ lăng xăng

**Tu là biết rằng hễ tạo thêm nghiệp chướng là tự mang thêm phiền não; không có chánh niệm thì vọng niệm tất lấn lướt. 

 **Một cái tâm sợ hãi thì làm gì có an định

**Đừng đỗ thừa mình còn phàm phu để bào chữa cho việc mình làm. Đừng nói mình thiếu căn nên chưa ăn chay được. Hãy thành thựccông nhận rằng mình chưa muốn ăn chaytại vì miệng mình vẫn còn ham ăn ngon, thế thôi. 

**Không có cái gì không làm được; chỉ sợ mình không quyết chí làm mà thôi. 

**Hãy luôn nghĩ rằng ta cũng có khả năng tu và khả năng thành Phật

**Người tu tới chùa, sau khi thọ trai là biết lăn vào bếp nấu nướng và rửa chén bát. 

**Nhẫn nhục là căn bản cho việc tu. 

**Lúc nào cũng cho rằng mình đúng là chưa tu. 

**Tu là chẳng còn phân biệt chức phận, địa vị, học lực, bằng cấp, tài năng... mọi người đều như nhau cả.

 **Người tu không bao giờ mong đợi ai cũng đối xử tốt với mình cả. 

**Tu là góp nhặt những điều tốt để học và quẳng đi những điều xấu vào sọt rác. 

**Tu là dù mình đúng mà người nói mình sai, mình cũng nhận, như vậy không bao giờ có phiền não nổi lên. 

 **Người con Phật luôn nhớ tham lam mà không được thỏa mãn sẽ sanh ra sân hận; cả hai xuất phát từ si mê mà ra. Si mê là nguồn gốc của vô minh và muôn ngàn tội lỗi khác. 

**Người Phật tử luôn suy xét lại coi hành vi, cử chỉ, lời nói, việc làmtâm niệm của mình; hễ thấy sai là sửa ngay. 

**Người Phật tử luôn sẳn sàng diệt bỏ cái bản ngã của mình. 

**Người Phật tử luôn nhớ hễ có sanh là có diệt; đời là vô thường; ngũ uẩn, tứ đạigiả hợp

**Người Phật tử luôn thanh lọc tâm mình để loại bỏ những vọng niệm, ác quấy, ngu simê muội

**Người Phật tử luôn trưởng dưỡng tâm từ bi, lòng bác ái. Người Phật tử đối với mọi người đều bình đẳng

**Người Phật tử luôn dùng lời nói thật, thanh tao, êm dịu, hiền hòa, nhân từđạo đức

**Người con Phật không nói dối, không khoe khoang, không đâm thọc, không chửi rủa, không nói lời vô ích, không cộc cằn, không thô lỗ, không tục tỉu, không nịnh hót, không bưng bít, không thiên vị, hoặc che dấu tội lỗi cho ai. 

**Người con Phật luôn nói ra những lời có lợi ích cho mọi người

**Người con Phật luôn nhớ rằng lời nói ngay thẳng và đứng đắn sẽ đem lại hòa khí và an vui cho mọi người

**Người con Phật phải luôn biết mình là cánh sen búp, hễ hé mở là phải có hương thơm ngào ngạt. Hễ mở miệng ra là phải nói lời ái ngữ; hễ làm là luôn làm việc có lợi ích cho mọi người.

 **Người con Phật quyết không tu lấy lệ, hoặc tu cho có chừng. Một khi đã quyết chí tu tâm, dù bị khảo đảo thế nào, ta vẫn quyết không thối chí hay sa ngã

 **Người Phật tử luôn nhớ một con người đẹp không ở cái xinh lịch, hào nhoáng bên ngoài; một con người đẹp là người có phẩm hạnh cao quý, là người ăn nói có lễ độ, biết kính trên nhường dưới, không làm chuyện sai trái, biết trọng lẽ phải, luôn giữ nhân nghĩathành tín, luôn ăn ở có nhân hậu với người và hiếu để với cha me, anh chị em. 

**Người con Phật không chê ai, không nói lén ai,và cũng không rình rập tò mò vào chuyện của người. 

**Người con Phật nói năng nghiêm chỉnh, lễ phép và nhân nhường; không giành nói một mình, không lớn tiếng, ồn ào; không sân si, giận dữ; không cao ngạo; không khinh người mà cũng không khoe mình. 

**Người con Phật luôn biết tự trọng và trọng người. 

**Người Phật tử không bao giờ có tâm ganh tị, hiềm khích, ích kỷ, hoặc bỏn xẻn

**Người Phật tử đi đâu cũng mang theo mình tâm từ bi, lòng quảng đại và đức bao dung

**Người con Phật luôn sống đời thong dong tự tại; không bao giờ bị khuất phục bởi quyền uy, danh vọng, tiền tài hay địa vị

 **Người con Phật luôn an lạc trong cảnh sống đơn giản. Người con Phật sống trong trần nhơ mà không vướng mắc trần nhơ.

 **Người con Phật luôn biết mượn thân tứ đại nầy để bồi đắp phước lành, tu tâm dưỡng tánh, giữ gìn trai giới, tham thiền nhập định để đi đến giác ngộgiải thoát

**Người Phật tử luôn nhớ vọng tâm nó gây ra đủ thứ bịnh từ tham, sân, si, ngã mạn, cống cao, phiền não, tật đố và ác quấy.

 **Người Phật tử không tự cao, tự đắc; không cố chấp bảo thủ; lại càng không bao giờ cho mình là giỏi hơn người. 

**Người Phật tử luôn cư xử công bằng với mọi người; không phân biệt giai cấp, giàu nghèo hay sang hèn. 

**Làm việc gì mà lúc nào cũng cho mình là đúng, là hay thì khó tu lắm. 

**Người Phật tử gặp may thì mỉm cười, mà gặp chuyện không may thì cũng mỉm cười

**Người Phật tử luôn nhớ công quảkhông tính toán; hễ còn tính toán là chưa tu, mà có khi còn tạo thêm nghiệp mới nữa là khác. 

**Người tu sẽ dửng dưng, không biến sắc trước chuyện xấu cũng như chuyện tốt. 

**Người tu khi nhức đầu thì chịu nhức đầu một mình, chứ không bắt ai phải nhức đầu theo mình. 

**Người biết tu, khi thấy khuyết điểm hoặc lỗi lầm của người, không bao giờ khởi tâm trách móc, mà còn giúp người sửa chữa lỗi cũ và tránh lỗi mới. 

**Người biết tu, thấy cái tốt không khởi tâm ưa thích; thấy cái xấu không khởi tâm chán ghét

**Người biết tu phải thành khẩn nhận sự phê bình, sửa sai từ người khác. 

**Người thực sự tu là khi nào ai công kích mà ta vẫn thản nhiên, không nổi sóng gió

**Người tu không biện bác, dù mình có làm sai hay đúng, có ai trách cứ, thì mình cứ bình thản mà trả lời "Vâng, tôi sẽ làm lại." 

**Tai mà chỉ thích nghe lời hay, lời tốt không thôi thì khó tu lắm. 

**Người tu luôn tự hỏi lương tâm mình coi có nên nói về ai hay không. 

**Thị phi hành tỏi về người khác là sai, là lỗi; họ có sai có lỗi hay không thì chưa biết, mà mình đã nắm chắc phần sai, phần lỗi trong tay rồi. 

**Người tu là luôn biết tâm ta đã chứa quá nhiều vọng niệm rồi, nên chi ta không gieo thêm vào nữa. 

**Người tu không bao giờ nói một đàng, làm một nẽo; hoặc tâm nghĩ khác mà miệng thì nói khác. 

**Người tu luôn nhớ miệng tốt thì tâm mới tốt, chứ nói rằng miệng xấu mà tâm tốt, ít khi có lẽ ấy lắm. 

**Người tu khi gặp phiền não, không nói tới nói lui vì như vậy sẽ đưa đến thị phi; khi gặp phiền não bèn đi dọc kinh hoặc niệm Phật, hoặc hành thiền mới thật là tu. 

**Người tu khi niệm ác khởi lên, phải nên nhủ thầm là mình không nên nghĩ ác. 

**Tâm bình thườngtâm không phiền não, âu sầu; không vui thái quá. Đối với mọi người, mọi vật không tốt, không xấu. 

**Người tu không bao giờ lợi dụng ai để thủ lợi. 

**Người tu luôn có thái độquái ngạimọi nơi, mọi chốn. 

**Người tu ở trong môi trường động mà tâm không động, cũng như khi ở trong hoàn cảnh tỉnh lặng ta không có ý nghĩ tỉnh lặng. 

**Người tu luôn nhớ hai chữ "Buông bỏ" dễ nói mà khó làm. 

**Người tu luôn nhớ rằng đâu đâu cũng là đạo tràng cho ta tu. 

**Tu hành chân chánh là không để cho ngoại cảnh lôi kéo tâm mình. 

**Người mà còn nghĩ "Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ," là người chưa tu vì còn bị ngoại cảnh chi phối nhiều quá. 

**Người thật tu là người chả nói về một cảnh giới tốt xấu nào trong khi ngồi thiền, vì còn nói là còn chấp. 

**Người tu luôn nhớ khi thân nhẹ nhàng thì tâm sẽ vui; khi ít vọng niệm thì tự nhiên tâm sẽ sáng. 

**Người Phật tử một khi nguyện hành trì Bồ Tát hạnh luôn thực hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, từ, bi, hỉ, xả. 

**Người con Phật luôn thương xót, khoan dung, tha thứ và luôn đem lại sự an vui hạnh phúc cho người. 

**Người con Phật luôn thật tình hướng dẫn người lầm lạc; luôn tìm cách nâng đở, che chở và đùm bọc mọi người

**Người con Phật hễ thấy ai đau khổ là đem lòng từ bi vô lượng ra mà ban vui cứu khổ

**Người con Phật không bao giờ nói những lời vô ích, vô căn cứ, không chánh đáng, hoặc không đúng đắn

 **Người con Phật không bao giờ nói lời mỉa mai, dèm siểm, cống cao, ngã mạn, khinh khi, hoặc khoe khoang. 

**Người con Phật lúc nào cũng hết sức thận trọng và dè dặt trong từng lời nói của mình; không để gây tác hại cho kẻ khác, dù chỉ là vô tình. 

**Người con Phật lúc nào cũng chực ban cho người một nụ cười; tâm hồn người con Phật lúc nào cũng an nhiên tự tại

**Người con Phật luôn biết rằng không đi thì không tới; không tu thì không thành. Muốn đi đến giải thoát thì phải bắt đầu từ tham thiền, niệm Phật; muốn bắt đầu được từ tham thiền, niệm Phật thì phải tự nguyện trong vui vẻ

**Nhẫn nhục cho đến khi nào mình không còn thấy mình nhẫn nhục nữa, ấy là nhẫn. Vì nhẫn nhục mà còn thấy mình nhẫn ấy là còn chấp cái không nhẫn và cái nhẫn. 

**Nhẫn nhục sẽ tạo cho ta thiện tánh; nhẫn nhục sẽ hướng con người đến chỗ thanh cao; nhẫn nhục còn giúp cho tâm ta không xao động

**Người con Phật luôn nhớ rằng bố thí là một trong những hạnh đứng đầu. Bố thí trên tinh thần bình đẳng; bố thí không tiếc rẻ, không khoe khoang và không mong cầu danh lợi. 

**Người con Phật luôn nhớ Giới là con thuyền đưa ta đáo bỉ ngạn; phá giới tức là tự ta đâm lủng thuyền. Như vậy một khi phá giới thì thuyền đã lủng và như thế không còn chuyện đáo bỉ ngạn nữa. 

**Người con Phật luôn nhớ đạo hạnh là những bờ vách che cho tham, sân, si đừng lọt vào. Không giữ gìn đạo hạnh tức là tự mình phá vách để rước tham, sân, si vào nhà. 

**Lúc thiền định nên nhớ ngoài thì lìa xa các tướng, trong thì giữ cho tâm lắng đọng và thanh tịnh

**Người con Phật hễ có điều gì không thông thì hỏi cho thông, chứ không bao giờ sanh tâm nghi ngờ pháp Phật, hoặc người giảng pháp. Cùng một pháp, hai người giảng khác nhau, cũng như đường từ Santa Ana đi San José có lắm nẽo, nhưng chung qui cũng đến San José. Phật pháp có lắm cách giải, nhưng chung qui cũng nhằm giúp đưa ta đến giải thoát

**Người con Phật luôn nhớ đời là vô thường, các pháp đều giả dối tạm bợ, tan hợp, trước có sau không, nay còn mai mất, vui vui khổ khổ, sanh sanh diệt diệt; duy chỉ có giới đứcđạo hạnh là những hành trang đưa ta về đất Phật. 

**Người con Phật luôn nhớ hễ nói, nghĩ, tưởng, làm... đều làm động tâm. Vì thế chỉ nói khi cần nói; nghĩ khi cần nghĩ; tưởng khi cần tưởng và làm khi nào cần phải làm mà thôi. Có như vậy tâm ta sẽ ít động hơn và từ đó ta sẽ được thanh tịnh hơn. 

**Người ít nói hoặc không nói gì là người có nhiều cơ hội đi về đất Phật hơn ai hết. 

**Người Phật tử luôn nhớ cái tham nhỏ nó dục ta ăn cắp; cái tham vừa vừa nó dục ta ăn trộm; cái tham lớn nó sẽ dục ta làm những chuyện cướp của hoặc giết người. 

**Hãy bớt biết thị phi đi vì càng biết nhiều chừng nào thì càng lầm lẫn nhiều chừng ấy. Nếu có biết xin hãy biết những lời hay trong lẽ đạo. 

**Văn tự, ngôn ngữ, kiến thức chẳng ngại, mà ngại người đập nát thùng sơn. Lý thuyết suông chẳng đi đến đâu, chỉ có hành trì mới có thể đi đến giải thoát mà thôi. 

**Làm bạn với người tu, ví dầu mình không tu, mình cũng được hưởng phước. Vào rừng Chiên Đàn, cho dù có dậm đạp Chiên Đàn, tự thân ta vẫn có mùi Chiên Đàn

**Người con Phật sẽ không bao giờ nổi giận chỉ vì ai đó nói điều làm cho mình không vừa ý

**Người con Phật luôn chấp nhậnbiết ơn những ai đã dám nói lên cái sai trái của mình. 

**Người con Phật luôn chia xẻ với người khác; chia xẻ từ vật chất đến tinh thần

**Người Phật tử luôn nhớ rằng cách duy nhất để giảm thiểu đau khổ là hãy giảm thiểu đi những tư tưởng cống cao ngã mạn trong ta. 

**Người con Phật luôn nhớ thà không biết gì mà còn ít đau khổ hơn là biết sai. 

**Người con Phật luôn nhớ rằng hôm qua là mộng qua rồi, hãy để cho nó chìm đi vào dĩ vãng. Mỗi ngày là một ngày mới và khác với bất cứ ngày nào đã qua hay sắp đến. Hãy chỉ có một ngày hôm nay mà thôi. 

**Người con Phật không nhìn đời bằng buồn tẻ, mà cũng không bằng vui thích thái quá. Tất cả đều đến rồi đi một cách bình thản. 

**Người con Phật luôn dùng trí huệ để lắng nghe, mà cũng dùng trí huệ để gạn lọc những điều mình đã nghe. 

**Người Phật tử không ham nói nhiều, vì nói nhiều sẽ không có thời gian để lắng nghe và hành trì

**Người Phật tử luôn hành trì những điều mà mình đã nói. 

**Người Phật tử luôn giúp đở người khác một cách trầm lặng và không phô trương. 

**Người con Phật, không vì tôn kínhchấp nhận, hoặc cho lời ai nói là đúng, mà phải qua nhiều khảo nghiệm rồi hẳn chấp nhận

**Người con Phật không bao giờ phỉ báng, khinh rẻ, chê bai và bóp méo bất cứ lời nói của ai. 

**Người con Phật, hễ còn hoang mang, chưa hiểu, lưỡng lự, hoặc nghi ngờ là quyết hỏi cho ra lẽ sáng tỏ

**Tham ái, sân hậnsi mê chỉ gây thêm mất mát và đau khổ; chỉ có không tham ái, không sân hận và không si mê mới mang lại sự lợi lạchạnh phúc mà thôi. 

**Người Phật tử luôn đề cao sự tự do tư tưởng, ngôn luận, và đức khoan hồng đại độ; không vì khác tín ngưỡngtôn giáo mà tranh cãi và chia rẽ nhau. 

**Người Phật tử luôn kính trọng tín ngưỡng của người giống như mình kính trọng tín ngưỡng của mình vậy. 

**Người con Phật quyết không tin những gì mình chưa hiểu, vì tin như vậy là lòng tin mù quáng

**Người Phật tử luôn lắng nghe giáo lý của mọi tôn giáo; lắng nghe để biết rõ sự khác biệt giữa các tôn giáo, chứ không lắng để chê bai hoặc chỉ trích ai. 

**Tôn vinh tín ngưỡng của mình và chê bai tín ngưỡng của người là một sự đi lùi, sẽ không bao giờ được những người con Phật chấp nhận

**Người Phật tử quyết đi theo con đường trung đạo và xa lánh cực đoan thái quá

**Do bởi sợ hãi mà ta bị vô minh chi phối, rồi từ đó chỉ biết van vái cầu nguyện ở một đấng thần linh tưởng tượng. Người con Phật luôn biết chỉ có tự mình cứu mình, chứ không ai khác có thể làm được chuyện nầy, ngay cả Đức Phật

**Người con Phật chỉ chiêm bái những ai đã nắm vững được chân lý thâm sâu, đã quét sạch được vô minh phiền não vì chính họ là đuốc sáng đưa ta về cõi giác ngộ

**Người con Phật quyết không van vái cho bóng tối thành ra ánh sáng; quyết không hỏi sự im lặng vì nó không biết nói; quyết không làm nô lệ cho bất cứ thần quyền nào; quyết không theo một tín ngưỡng mà mình không thỏa mãn; quyết không uống thuốc mà mình chưa từng biết tên; quyết không ra đi khi chưa biết điểm đến; quyết tự mình chứng ngộ, chứ không nhờ ai chứng ngộ được dùm mình; quyết không nghe theo lời khuyến dụ của những loại ma Ba Tuần đã len vào phá hư đạo pháp; luôn tin rằng chính ta là người thừa kế của những hành động thiện ác của chính mình, không ai có thể thừa kế ngoại trừ ta. 

**Mỗi chúng sanh là tạo hóa của chính mình; mình tạo ác, mình tạo thiện, hoặc mình không tạo ra thiện ác chi cả. 

**Nghiệp báo tuy vô hình nhưng chúng chính là những cái móc sắt trói buộc ta vào sanh tử luân hồi

**Một cái thau chứa bùn, để bất cứ vật gì vô đó thì vật ấy trước sau gì cũng bị bùn bao phủ. Ngược lại, một cái thau không chứa chi hết, thì vật gì chứa trong đó cũng đều được thấy rõ. 

**Con đường duy nhất đưa ta đến an lạchạnh phúc thật sự là phải tự rèn luyện cho mình đừng có lòng tham ái

**Người Phật tử luôn nhớ rằng khát vọng nhiều thì phiền não nhiều; tham vọng nhiều thì mù quáng, sân hậnđau khổ càng nhiều. 

**Con người luôn tự trói buộc mình bằng những mạng lưới tham dục và khoái lạc. Chỉ có giới luậtthiền quán mới giúp ta thoát khỏi mạng lưới khắc nghiệt nầy mà thôi. 

**Người Phật tử luôn nhớ giữ thái độ trầm tỉnh trước những việc thuận lợi thì không khó; cái khó ở đây là làm sao để giữ được trầm tỉnh trước những nghịch cảnh ngang trái

**Người không giữ được giới luật, nhất là năm giới tối thiểu, mà đòi tu thiền thì hãy coi chừng bị lọt vào thiền ma và lạc vào ma cảnh. Những cảnh giới mà họ thấy được chỉ là ma cảnh không hơn không kém, thế mà họ cứ đi khoe khoang rằng thì là ta đã đạt được cảnh giới nầy hay cảnh giới nọ; cũng giống như một con bọ hung cứ mãi chui rúc trong đống phân hôi thúi mà cứ cho là thơm tho vậy.

Nguyện đem công đức nầy
Hướng về khắp tất cả 
Đệ tửchúng sanh
Đều trọn thành Phật Đạo.

Địa chỉ liên lạc

Tịnh Xá Minh Đăng Quang
8752 Westminster Ave.
Westminster, CA 92683 USA
Tel: (714) 895-1218
(714) 437-9511
 
 

06-05-2008 11:23:46

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77568)
17/08/2010(Xem: 120601)
16/10/2012(Xem: 66411)
23/10/2011(Xem: 68811)
01/08/2011(Xem: 442369)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.