Cuộc Đời Đức Phật - Huệ Giáo

01/08/201112:00 SA(Xem: 42552)
Cuộc Đời Đức Phật - Huệ Giáo

CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT
Huệ Giáo

Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây. Nhưng Đức Phật Thích-Ca hoàn toàn khác, trước hết Ngài đã làm lợi lạc không những cho cả loài người ở cả Đông lẫn Tây, cả Âu sang Á, mà còn làm lợi ích cho cả những loài không phải là loài người: Thiên nhơn chi đạo sư (Thầy của trời người), không những đời này mà còn nhiều nhiều kiếp về sau. Như thế, là những người con Phật, những người Phật tử chúng ta không những chỉ biết được về cuộc đời của Ngài và hơn thế nữa chúng ta cần phải biết rõ, để xưng tụng và để đi theo con đường cao quí mà đức Phật đã từng đi

Thông thường khi tìm hiểu về một con người, một bậc vĩ nhân nào đó, chúng ta cần hiểu rõ lai lịch và hoàn cảnh xã hội con người ấy đang ở. Thiết nghĩ, chúng ta cũng phải tìm hiểu hoàn cảnh xã hội trong thời điểm Đức Phật ra đời. Xã hội đó là Ấn Độ, chiếc nôi của nền văn minh phương Đông.

I/ XÃ HỘI ẤN ĐỘ TRƯỚC VÀ TRONG THỜI KỲ ĐỨC PHẬT RA ĐỜI:

Nói đến Ấn Độ cổ đại, chúng ta quan tâm đến nền văn minh sớm nhất của nhân loại, nói đến những trường phái triết học, đề cập đến lĩnh vực Tôn giáo, tất cả chúng như một vườn hoa, có đầy đủ hương sắc tranh nhau nở rộ. Bên cạnh, là những đô thị hình thành thật sớm, những chính thể nhà nước sớm nhất, những pháp tắc để trị dân, khuôn phép sống cho con người, những lời thơ, tiếng hát đã trở thành bất hủ, tất cả những tiền đề này góp phần xây dựng nền văn minh cho nhân loại phát triển về sau.

A- Tư tưởng triết họctôn giáo trước khi Đức Thế Tôn xuất thế:

Vào khoảng 3.000 năm trước kỷ nguyên, giống người du mục Aryan cư trú tại miền Trung ương Á-Tế-Á, họ đã vượt qua dãi núi Hindukusk di chuyển xuống vùng Đông nam Á-Tế-Á, và một phần khác của họ thẳng tiến đến Tây nam thuộc Ba Tư (Iran), một phần khác thì tràn xuống Đông nam, xâm nhập vào phía Tây bắc nước Ấn Độ, đánh đuổi người bản xứ, chiếm lĩnh vùng Panjab (Ngũ Hà địa phương) thuộc lưu vực sông Indus, và cuối cùng sự lan truyền rộng lớn của giống người này được gọi là dân tộc Aryan Ấn độ.

Dân tộc này chiếm cứ và cư trụ vùng Panjab, họ trở nên phồn thịnh mỗi ngày, không những về mặt kinh tế, lẫn cả về mặt tư tưởng họ cũng phát triển. Bộ sách đầu tiên do dân tộc này chế tác chính là Kinh điển Rig-Veda ( Lê-câu phệ-đà ) 40 quyển, là nguồn tư tưởng văn hóa đầu tiên trong thời kỳ thứ nhất của Bà-la-môn giáo, từ khỏang năm 1.500-1.000 trước kỷ nguyên.

Nội dung kinh điển Rig-Veda ban đầu đơn thuần chỉ là những bài thi catính cách thần thoại, trong đó bao hàm nhiều tư tưởng nói về vũ trụnhân sinh quan. Và về sau chính tư tưởng này đã làm nền tảng để khai triển cho những trào lưu tư tưởng hậu lai.

Hệ tư tưởngthời kỳ thứ hai của Bà-la-môn giáo là thời đại Brahmana (Phạm thư), trong khoảng 1.000-800 năm trước kỷ nguyên. Trong thời kỳ này, tộc Aryan tiến dần về phía Đông, chiếm cứ khu đất đồng bằng phì nhiêu trên bờ sông Hằng (Gange), lấy nghề canh nông làm mục tiêu, đặt ra chức tước vua quan, bắt những người khác giống làm nô lệ, chia xã hội thành bốn giai cấp khác nhau: Giai cấp Bà-la-môn ( Brahmanah) chủ trương việc nghi lễ tôn giáo; giai cấp Sát-đế-lợi (Ksatriya) là giai cấp vua quan nắm quyền cai trị; Giai cấp Tỳ-xá (Vaisya) là giai cấp bình dân, nông, công, thương; Giai cấp Thủ-Đà-la (Sudra) là giai cấp tiện dân, đời đời làm nô lệ.

Nội dung của sách Brahmana hoàn toàn như một pho sách có tính cách Thần học. Trong đó bản ngã làm trung tâm. Brahman và Atman tên tuy khác nhưng có cùng một bản thể. Brahman thuộc về phương diện vũ trụ và Atman thuộc về phương diện tâm lý chi phối toàn bộ tư tưởng của con người lúc bấy giờ. Atman thuộc về phương diện tâm lý thì linh hồn được xem nhưbất diệt, nghĩa là Atman khi lìa thể xác thì linh hồn quy thuộc về Brahman.

Nội dung tư tưởng thứ ba của Bà-la-môn giáo là triết học Upanishad (Áo nghĩa thư), được hình thành khoảng thời gian 800-600 trước công nguyên. Nội dung tư tưởng triết học này chủ trương thuyết Phạm ngã đồng nhất, và Lý tưởng giải thoát. Tư tưởng này trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn một là đi tìm con đường giải thoát, nhưng giải thoát phải đi tìm tự nơi chính bản thân mình, không phải tìm ở bên ngoài, do đó nhân của giải thoáttự giác, nhân của luân hồibất giác. Giai đoạn thứ hai là, muốn thoát luân hồi phải an trụ vào bản tính, và bồi dưỡng trí tuệ. Giai đoạn thứ ba là noi theo phương pháp tu trì, để mong đạt đến trực quán trí, tức là qua phép tu Yoga.

B- Tư tưởng Triết họcTôn giáothời kỳ Đức Thế Tôn xuất thế:

Tư tưởng trong ba thời kỳ: Rig Veda- Brahman và Upanishad đều là những tư tưởng căn bản của Bà-la-môn giáo. Bắt đầu từ năm 600 B.C trở về sau, tư tưởng Ấn Độ không ngừng tiếp tục phát triển những tư tưởng mới lần lược ra đời. Như Kỳ na giáo, Phật giáo, Lục sư ngoại đạo và Sáu phái triết học. Ở đây chúng ta không học về triết họctôn giáo Ấn Độ, cũng không phải là lịch sử Phật giáo Ấn Độ, do đó chúng ta chỉ tìm hiểu sơ lược danh xưng, nội dung của chúng sẽ nằm vào thời học khác:

Kỳ na giáo (Jaina):. Giáo phái này chủ trương về Vật hoạt luận. Tư tưởng triết học căn bản của giáo phái này là thực thể (Dravaya). Thực thể chia làm hai trạng tháisinh mệnh yếu tốsinh mệnh phi yếu tố. Sinh mệnh yếu tố thì gồm đủ cả hai phần lý trí và tình cảm, phi sinh mệnh yếu tố được chia ra làm năm yếu tố: Không (Akasa), Pháp (Dharma), Phi pháp (Adharma), Vật chất (Pudgala) và Thời gian (Kala). Vì mong giải thoát luân hồi nên giáo phái này chủ trương tu khổ hạnh làm mục đích tối cao.

Lục sư ngoại đạo phái (Sat- tirthakarah): Trong sáu phái ngoại đạo mỗi phái đều chủ trương khác nhau. Tên của những phái như sau:

1- Phái Purana Kassapa (Phú nan đà ca diếp).

2- Phái Makkhali Gosala (Mạt già lê câu xá lợi)

3- Phái Ajitakesa Kambali (A di da Thuý - Xá khâm bà la).

4- Phái Pakudha Katyayana (Bà Phù Đà Ca Chiên diên).

5- Phái Sanjaya Belatthiputta (Tán Nha Gia Tỳ la Lê Tử).

6- Phái Nigantha nataputta (Ni kiền đà nhã đề tử).

Sáu phái triết học: Sáu phái triết họcảnh hưởng hệ tư tưởng Bà-la-môn hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, tên của chúng như:

1- Phái Nyaya (Chính lý phái). Thủy tổ là Akasapada (Túc mục).

2- Phái Vaisesika (Thắng luận pháp).

3- Phái Samkhya (Số luận pháp).

4- Phái Yoga (Du già phái).

5- Phái Mimamsa (Nhĩ man tát phái).

6- Phái Vedanta (Phệ đà đa phái).

C- Trạng thái chính trị và xã hội trong thời Đức Thế Tôn:

Trước khi Đức Thế tôn xuất thế, bộ máy chính quyền được tổ chức theo chính thể cộng hòa, đến thời kỳ Đức Thế Tôn chế độ đó tan rã và được thay thế bằng chính thể quân chủ chuyên chế. Cũng trong thời kỳ này, dân tộc Ấn Độ rất tôn trọng nghi thức tế tự, tôn trọng thần linh. Mặc khác, theo sự tiến triển của xã hội, phát sinh ra bốn chức nghiệp: Sĩ, Nông, Công và Thương, dần dà nghề nghiệp này đã hình thành sự phân chia những giai cấp rõ rệt và lớn mạnh, đứng đầu là giới Tăng lữ Bà-la-môn. Những giai cấp này được tồn tại bởi hình thức thế tập, cha truyền con nối, nên giai cấp nô lệ, cứ đời đời làm nô lệ tạo thành một tổ chức xã hội bất công (Con quan rồi lại làm quan, con sải ở chùa lại quét lá đa ). Để duy trì sức mạnh bền vững của mình, nương vào tư tưởng của bốn giai cấp ấy. Bà-la-môn giáo cũng hình thành bốn thời kỳ tu hành của mình:

1- Phạm tri kỳ: Thời kỳ sinh hoạt của tuổi thiếu niên, ở tuổi này phải học tập kinh điển Vệ Đà. Tới khi học nghiệp thành tựu thì trở về nhà.

2- Gia cư kỳ: Thời kỳ sinh hoạt gia đình tuổi tráng niên, lập gia đình, xây dựng người thừa kế.

3- Lâm cư kỳ: Kỳ sinh hoạt xuất gia cho những người làm xong nghĩa vụ gia đình, vào rừng để tu tập thiền định.

4- Du hành kỳ: Thời kỳ du hành của thời đại lão niên, thời kỳ này mong cầu cho sự tu hành được thành tựu.

Do vậy, chúng ta thấy rằng đây chẳng phải là một xã hội lý tưởng, mặc dầu sức mạnh của giai cấp cầm quyền có thống lĩnh đến đâu chăng nữa. Xã hội này sẽ không có an lànhhạnh phúc cho quần chúng nhân dân. Sự khinh bỉ và phân liệt, sự nghèo đóilầm than trong tư tưởng tất cả đều là những nỗi khổ mà bất cứ con người nào ở mọi thời đại đều muốn thoát khỏi. Từ đó, ước vọng có một nhà lãnh đạo tinh thần tài ba xuất hiện, để cứu giúp cho con người ra khỏi đen tối là điều tất yếu.

II/ CUỘC ĐỜI THÁI TỬ TẤT ĐẠT ĐA:

Sự ra đời của Đức Phật đã đáp ứng được nguyện vọng khao khát của dân tộc Ấn Độ lúc bấy giờ. Sự xuất hiện của Ngài là vầng trăng sáng soi rọi khắp hang cùng ngỏ hẽm bóng đêm, như ánh mặt trời xuất hiện xua đuổi bóng đêm giai cấp xiềng xích nhân thế.

Mặc dầu là một Thái tử thông minh xuất chúng, có mộ đời sống sung mãn vật chất, quyền uy, bên cạnh tình yêu thương phụ-mẫu-tử rộng lớn, âu yếm của người vợ sắc đẹp nghiêng trời Gia Du Đà La, với sự chăm sóc chu toàn ngày đêm của hàng trăm cung tần mỹ nữ, bên tất cả thú vui giữa cuộc đời, với tiếng khóc của con thơ La Hầu La. Thế mà, Thái tử Tất Đạt Đa vẫn canh cánh trong lòng một nỗi buồn man mác muôn thuở tựa như chẳng ai hiểu nỗi tâm trạng của Ngài. Nỗi buồn của một xã hội đầy đói khác, bất công ư ? Nổi buồn vì sự mong muốn của Ngài không được tọai nguyện ư ? Chẳng phải!

Nỗi buồn ấy, chính là nỗi đau khổ triền miên của kiếp người, dưới con mắt của bậc đại trí, một lớp vỏ bọc vật chất, thú vui tạm bợ, không phải là niềm hạnh phúc chân chánh của kiếp người, những thứ ấy đã và đang được xây dựng bởi ước muốn và dục vọng, bảo bọc bởi bản ngã, tô điểm trên nền tảng tà kiến, của trăm thứ tư tưởng trong xã hội hiện tại. Một xã hội mà trong đó giá trị con người bị đánh mất (sự phân chia giai cấp tàn khốc) để rồi con người sẽ nhận lãnh cái khỗ lớn lao từ khi Sanh ra cho đến khi Già, Bệnh rồi Chết. Thái tử đã thấy rằng, trong mỗi con người không có cao thấp, sang hèn trong khi máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn, con người không phải từ nơi giai cấp sanh ra, và được ân sủng bởi một đấng tối cao nào cả. Hạnh phúc hay đau khổ là do từ mỗi nơi tự thân con người, mỗi con người cần phải có và hiểu được đâu là hạnh phúc chân chánh và đâu là sự tạm bợ của nó, và tất cả những suy nghĩ này, đã khiến Thái tử vất bỏ tất cả những thứ mong manh đang có được, như bỏ chiếc dép ra khỏi chân một cách nhẹ nhàng. Đi tìm con đường thoát khỏi nổi khổ sinh tử cho chúng sanh.

B/ Thái Tử Xuất gia: Vào ngày mùng tám tháng hai âm lịch, khi bốn bề đều vùi trong giấc ngủ. Cái nhìn cuối cùng đến với vợ đẹp con ngoan chính là sự chia tay mãi mãi với niềm hạnh phúc giả tạo, hoan lạc của trần thế. Thái tử Tất Đạt Đa cùng người hầu cận của mình lặng lẽ vượt thành, bỏ lại sau lưng tất cả ngai vàng điện ngọc, để trở thành kẻ không nhà lang thang mãi trong rừng sâu, xuất gia thành Sa môn khổ hạnh.

Đây cũng chính là những tháng ngày đau thương nhất của hoàng tộc, và đó chính là những ngày tháng Sa môn Tất Đạt Đa trải qua nhiều phen thử thách, với sự hoang vu của núi rừng, với những lời chỉ dạy của các bậc thầy được xem là nỗi tiếng đắc đạo lúc bấy giờ. Lại một lần nữa, Tất Đạt Đa kẻ không nhà bỏ lại sau lưng tất cả những kinh nghiệm đã học được từ những vị ấy với lòng tri ân vô hạn, để một mình tìm cho mình một lối thoát. Những gì Ngài đã học được từ sách vở, Thầy giáo, những kinh nghiệm tu chứng nhiều năm trong rừng thẳm của các Đạo sư, Tất Đạt Đa đều đem thử nghiệm, với sáu năm khổ hạnh, có những lúc bụng chỉ có một hột mè, một hột gạo, hoặc chỉ là một hớp nước, đã có lúc Ngài kiệt sức, ngã qụy, thân thể chỉ con da bọc xương. Để rồi nhà khổ hạnh Tất Đạt Đa bừng tỉnh rằng đấy chỉ là cực đoan, giết hại thân thể, hình phạt tinh thần, không có lợi ích.

Bát sữa của cô lâm nữ Tu Xà Đề dâng cúng cho Ngài chính là quyết định nhận lãnh từ sự nhận thức cao cả. Không thể tu hành trong một thân thể yếu đuối, ép xác, và sẽ không có tinh thần minh mẫn trong tấm thân bạc nhược. Cũng thế, với một đời sống sung mãn cũng không thể là con đường tốt cho ý chí vươn lên. Con đường trung đạo trong tư duy của Cồ Đàm mở ra. Và lời đại nguyện dũng mãnh: “Dầu xương tan thịt nát, nếu ta chưa tìm ra con đường để cứu giúp chúng sanh ra khỏi bể khổ sanh tử thì Ta không rời chổ này” bên bờ sông Ni Liên Thuyền. Suốt 49 ngày nhập định tham thiền, một đêm trăng khuyết, ánh trăng vừa ló dạng Thái Tử Tất Đạt Đa đã trở thành Đấng Thế Tôn Vô Thượng.

C/ Thái Tử Thành Đạo: Trong bóng đêm tịch mịch, ngày mùng 08 tháng 02 vào canh 2 đức Thế tôn đã chứng quả Túc mạng Minh, hiểu rõ được nhiều kiếp trước của mình. Sang canh 3 Ngài chứng được Thiên nhãn minh nhận thức rõ nguồn gốc của khổ đau hiện tại. Sự bừng ngộ của Ngài như vầng trăng bất diệt đi ngang qua dòng sinh diệt. Trí tuệ của sự giác ngộ là kết tinh của vô lượng kiếp trầm mình trong thế giới sinh diệt nhưng chưa hề biến diệt. Sự giác ngộ của Ngài đánh dấu cho một thế giới khác, những thế giới đã đổ nát bây giờ được vực dậy và tăng thêm sức sống. Sự thành đạo của Ngài không những đã làm chấn động tâm thức của loài người mà hàng chư Thiên ở nhiều cảnh giới khác đều chấn động. Thái tử Tất Đạt Đa đã trở thành bậc Ứng Cúng - Chánh Biến Tri - Minh Hạnh Túc - Thiện Thệ - Thế Gian Giải - Vô Thượng Sĩ - Điều Ngự Trượng Phu - Thiên Nhơn Sư - Phật - Thế Tôn.

III/ THỜI KỲ ĐỨC PHẬT TRUYỀN ĐẠO:

Đức Phật đã nhiều lần dự định nhập Niết bàn, qua nhiều lần thưa thỉnh của Đế Thích, Ngài quyết định rống pháp âm vi diệu, tựa như tiếng rống của loài chúa sơn lâm làm khiếp sợ cả vùng núi rừng thâm thẳm, cũng thế lời pháp trong sáng thiêu đốt cả núi rừng vô minh.

A/ Đức Phật truyền đạo:

Dưới cội Bồ đề bên dòng sông Ni Liên Thuyền, Đức Phật không vội vã rao giảng chánh pháp cao minh - khó hiểu, Ngài dùng tuệ nhãn xem xét căn cơ của chúng sanhquyết định đứng dậy khi biết được rằng: “ Căn cơ của chúng sanh tựa như những bông sen tươi đẹp, có những bông đã vượt lên mặt nước, có những bông hoa còn nằm ngang lưng chừng mặt nước và những bông khác còn nằm sâu dưới lòng nước”. Từ đó, vô lượng phương tiện Ngài đã mở bày hóa độ chúng sanh khắp cõi Ấn Độ. Đầu tiên là 5 người bạn đồng tu với bài Pháp Tứ ĐếVô Ngã Tướng. Tam Bảo ba ngôi quý báu để lòai người nương tựa bắt đầu từ đây. Những kẻ ngoại đạo cứng đầu, những vị quân vương đều được Ngài khai thị và quy đầu làm đệ tử xuất gia, tại gia, cho đến những kẻ bần cùng hốt phân, nghèo nàn, dâm nữ, tướng cướp và ác độc: Tất cả đều bình đẳng trong lời dạy của Ngài và hơn thế nữa có mặt trong hàng ngũ của Tăng đoàn, một trong ba ngôi báu, không một mảy may tự ti.

B/ Đức Phật nhập Niết bàn: Lời dạy cuối cùng khi công đã mãn, những gì cần làm Đức Phật đã làm, việc gì đã xong thì cũng đã hoàn tất: “Các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy là hòn đảo của chính mình làm nơi nương tựa….Ta chỉ là một bậc Thầy dẫn đường… Giáo pháp còn thì Ta còn……”. Tất cả những lời dạy ấy là những lời dạy cuối cùng của một bậc Đạo Sư không phải là một Thượng Đế tối cao và cũng không phải là một bậc đầy quyền năng bởi những lời dạy hàm chứa tính tự giácgiác tha của mỗi con người. Tại xứ Câu Thi La bên rừng cây Sa la, Đức Phật đã an nhiên nhập diệt, để lại một khung trời tím ngắt, làm tím đẫm lòng người con Phật nhiều nơi trên xứ Ấn và những vùng lân cận, nơi có dấu chân Ngài đi qua.

IV/ SỰ THỊ HIỆN CỦA ĐỨC PHẬT:

Sự thị hiện của Đức Phật, đầu tiên chúng ta muốn nói đến ấy chính là lòng từ bi của Ngài, vì thương tưởng đến chúng sanh trầm luân trong sinh tử, khổ não trong cuộc sống lầm than. Trong kinh Pháp Hoa nói rằng Đức Phật ra đời vì một nhân duyên lớn khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật Tri Kiến.

Trên phương diện lịch sử Đức Phật là một con người có thật, một con người lịch sử không phải là một vị Thần, hay một vị Thượng đế giáng trần như nhiều tôn giáo khác đã tô vẽ cho vị giáo chủ của họ. Đức Phật thị hiện ý nghĩa khác hẳn với sự giáng thế của nhiều vị giáo chủ khác không phải từ quyền uy hoặc từ sáng tạo hoặc trong trạng thái tuyệt đối của một đấng tối cao mà là một vị Thầy giản dị mang ánh sáng giác ngộ đến với loài người.

Sự thị hiện của đức Phật đánh đổ toàn bộ khối tư duy hữu ngã, hữu thần như Ngài đã tuyên bố khi đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni: Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Ngã chính là chỉ cho chơn ngã, chân tâm của mỗi con người chứ không phải là bản ngã hay tiểu ngã của riêng Ngài và cho rằng Ngài là trên tất cả. Chính ngay những giây phút đầu tiên khi đản sinh, Thái tử Tất Đạt Đa đã làm một cuộc cách mạng vĩ đại, cuộc cách mạng đó đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử tôn giáo mà trước đây đã đè nặng lên ý thức của con người.

V/ TÍNH CHẤT CÁCH MẠNG TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT:

Cách mạng đúng nghĩa là sự đổi mới từ trạng thái này sang trạng thái khác, của một hiện tượng chứ không phải là sự phá vỡ hoặc đập đổ những cái cũ để thay thế vào đó những điều mới, cho dù điều đó đúng hay sai có thực tế, áp dụng vào đời sống hay không hoặc có mang lại ích lợi thiết thực.

Xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ trở nên tàn khốc trong tâm thức của con người bởi sự đè nặng lên chúng là những giai cấp thống trị, sự kỳ thị giữa con ngườicon người. Giá trị làm người bị chà đạp, con người không có tự do và có quyền được lựa chọn cho mình một cách sống phù hợp.

Bên cạnh đó, tư tưởng gìn giữ độc quyền thần linh bao phủ một hào quang vừa xa vời với con người thực tế, và quyền lực giai cấp để bảo vệ địa vị của một tầng lớp thống trị, tất cả mọi thứ đó trở nên gay gắt và tạo ra nhiều khổ não trong đời sống con người lúc bấy giờ. Hệ quả tất yếu đã sản sinh nhiều tư tưởnghình thức tế lễ của tôn giáo cũng chính là sự thể hiện khao khát, ước vọng của con người hướng đến một điều gì đó tốt đẹp hơn hoàn cảnh hiện tại.

Đức Phật đã đáp ứng đầy đủ nguyện vọng ấy, Ngài đã đánh đổ toàn bộ sự bất công đã mang lại sự khổ đau tàn khốc cho con người khi ngài vạch ra một con đường vượt thóat. Vì quyền uy nắm giữ độc quyền tôn giáoxã hội là một minh chứng, Thánh điển Vệ Đàtư tưởng tiêu biểu tại thời điểm ấy. Sự cách mạng của Đức Phật thể hiện trên câu nói thật ngắn gọn mà đầy trí tuệbình đẳng: Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành. Đây là sự xác nhận quyền làm người của con người, mỗi người đều có khả năng, sức mạnh tinh thần như nhau và được quyền nhận hay không nhận những gì thuộc về con người. Tư tưởng cách mạng này đánh đổ toàn bộ cả hai lĩnh vực xã hộitôn giáo, không những chỉ trong thời điểm ấy mà cho đến hôm nay vẫn luôn luôn giá trị trong xã hội nhân loại .

VI/ Ý NGHĨA CAO CẢ VỀ CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT

Từ biý niệm khởi đầu từ khi còn là Thái tử Tất Đạt Đa cho đến khi thành ngôi Chánh giáccho đến trọn vẹn 49 năm hoằng hóa độ sinh, lòng từ bi của Ngài như là suối nguồn, là động cơ mạnh nhất, khiến Đức Phật không bao giờ thấy mệt mỏi. Tình thương vô biên ấy vượt qua biên giới phàm tình, tục đế. Tình thương không dựa trên hữu ngã, không hạn hẹp và ích kỷ. Tình thương vô biên này đã nói lên ý nghĩa cao cả nhất cuộc đời của Ngài, nói lên giá trị những lời dạy của Ngài xuyên suốt thời giankhông gian. Trong lịch sử tôn giáo chúng ta khó tìm thấy nơi vị giáo chủ nào sánh kịp.

Trí huệcon đường để đạt đến của Thái tử Tất Đạt Đa, vì chỉ có trí tuệ thật sự thì con người mới có khả năng vượt lên trên nỗi thống khổ đang vây kín con người. Có trí tuệ, con người mới tìm được nguồn hạnh phúc thật sự mà con người mong muốn, khao khát và vượt qua mọi sợ hãi từ tư duy hữu ngã. Sự hiểu biết trọn vẹn này đã mở ra nhiều phương trời ý thức mới trong lịch sử triết họctôn giáo của nhân loại và ngoài phạm vi của loài người. Có trí tuệ chân chánh này, con người mới không còn luẩn quẩn trong rừng rậm phân biệt từ ý thức, và tự khẳng định mình hơn giữa cuộc đời này: Thấy tất cả các pháp như chiêm bao, ảo thuật, bóng nước, ảnh tượng, sương mai và điện chớp.

Nếu không có Từ-Bi và Trí-Huệ thì ý nghĩa cuộc đời Đức Phật vẫn tầm thường như bao mãnh đời khác, và con đường giác ngộgiải thoát cũng không thể thực hiện được. Có Từ-Bi và Trí-Huệ cuộc đời Đức Phật quá cao cả và cao cả hơn nữa là lịch sử loài người vẫn chưa tìm ra con người thứ hai.

VII/ Ý NGHĨA CÁC SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT:

Mỗi sự kiện đi qua cuộc đời Đức Phật đều mang một tầm vóc quan trọng. Nếu chúng ta càng hiểu rõ các sự kiện đó thì dễ dàng để hiểu được những lời dạy của Ngài và sự ghi nhớ về Ngài của chúng ta được trọn vẹn. Do đó, tìm hiểu những ý nghĩa cao cả thật rất cần thiết, trong đó bao gồm những sự kiện lịch sử đáng nhớ.

1- Đản sinh: So sánh nhiều hiện tượng trong thế giới bình thường này cho chúng ta thấy, có nhiều hiện tượng lạ cho thấy Đức Phật không phải là con người thường như bao con người khác được bao bọc với vóc dáng, thân hình một con người thật bằng da bằng thịt. Theo đạo Phật, thì con người sinh ra bắt nguồn từ nghiệp thức đã chuyển - dẫn nhiều đời của người ấy. Nhưng Đức Phật lại khác một con người bằng thân tạo thành từ tứ đại, nhưng tâm thức là một sự kết tính của phước đứctrí huệ chứ không phải từ nghiệp thức, không phải từ dục vọng hay từ ái dục thôi thúc. Điều này được chứng minh qua nhiều trong kinh điển cũng như trong Jatakas (Truyện tiền thân của đức Phật). Ngài là một vị Bồ-tát đản sinh, vị đã viên mãn trong trí tuệphước đức.

2- Xuất gia: Đây không phải ý tưởng hay chí nguyện được xuất phát sau khi Ngài đản sinh, mà chính là sự xuất hiện bởi hạnh nguyện độ sanh từ nhiều đời mà Ngài đã làm. Đặc tướng ấy đã thể hiện trên dung nhan của Ngài mà kẻ phàm phu như tiên nhơn A Tư Đà cũng có thể thấy được. Sự xuất gia của Ngài trong một hoàn cảnh cũng không mấy đặc biệt. Vì xuất giacon đường phải quá xa lạ trong văn hóatruyền thống từ trước của văn minh Bà-la-môn giáo. Tuy nhiên, đặc biệt Ngài đã tìm ra ánh sáng mà trước và sau đến hôm nay vẫn chưa có vị thứ hai kế tiếp, nghĩa là người đã hoàn thiện được mục đíchlý tưởng của mình.

3- Thành đạo: Con đường trung đạocon đường giải thoát mà chỉ có Đức Phật mới tìm ra, chứng ngộ được nằm bàng bạc trong những lời dạy và những kiến thức đã có sẳn trong ý thức hệ lúc bấy giờ, chứ không ở đâu xa và cũng không có nhiều điều mới lạ. Có khác chăng là nó thoát khỏi suy tư hữu ngã và đi thẳng vào vô ngã của vạn pháp, một cánh cửa không vướng kẹt.

4- Hóa độ: Một tấm gương của một vị Thầy vĩ đại, chỉ có con người có giàu lòng Từ-Bi và chí nguyện mới có thể ròng rã trong 49 năm đi khắp lưu vực sông Hằng để hoằng hóa, cả cuộc đời cống hiến cho chúng sanh như chưa bao giờ ngừng nghĩ, mỏi mệt và khởi tâm niệm chán nản với nhiều chủng tính người khác nhau.

5- Niết bàn: Công đã mãn việc đã thành, những gì cần làm Ngài đã làm xong, không một mảy may khởi niệm. Như bàn tay không còn nắm bắt một vật gì, sự an tịnh của Ngài hiện thân chân thật, không đau khổ hạnh phúc khi đến và không khởi niệm đau khổ hạnh phúc khi đi: Như Lai nghĩa là không từ đâu mà đến và không có từ đâu để đi.

Nếu hiểu rõ được sâu sắc về cuộc đời của Đức Phật thì sự tôn kínhca ngợi Ngài sẽ mang nhiều lợi lạc giá trị. Càng hiểu rõ để thực hành và ghi nhớ thì ý nghĩa của cuộc đờicon người của chúng ta đang sống cũng trở nến ý nghĩa và sẽ không bao giờ là kẻ hủy báng người mình tôn kính (Tin Ta mà không hiểu Ta là hủy báng Ta ).

Như thế chúng ta cũng biết được rằng đức Phật xuất hiệncon ngườilợi ích cho con người bằng xương bằng thịt, Ngài không phải là một Thượng đế giáng trần càng không phải là một thần linh đầy biến hóa mà là một vị Thầy. Vị Thầy đầy đủ Từ-Bi và Trí-Tuệ, đủ cả mọi công hạnh làm khuôn phép cho xã hội đi theo một trật tự trong đó an lạcgiải thoát được đề cao.

Tài liệu tham khảo

Doãn Chính-Lương Minh Cừ, Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại. Nxb Đại họcGiáo dục chuyên nghiệp, Hà nội.1991.

Thích Thanh Kiểm, Lịch sử Phật giáo Ấn đoä. Thành hội Phật giáo Tp Hồ Chí Minh ấn hành. PL: 2533-1989.

Thích Thiện Hòa, Phật học phổ thông, quyển I. Thành hội Phật giáo Tp Hồ Chí Minh ấn hành.1989.

Cao Hữu Đính, Phật và Thánh chúng. Viện cao đẳng Phật học Trung phần xuất bản. Nha trang. 1973.

Gia Đình Phật tử Việt nam, Tài liệu tu học học Bậc kiên. Ban hướng dẫn Trung ương GĐPTVN.PL: 2545-2001.

Ludwig Theodore, Những con đường tâm linh phương Đông, 2 quyển. Nxb Văn hóa thông tin, Hà nội.2000.

Câu hỏi tìm tòi suy nghĩ

1- Tinh thần bình đẳng trong Phật giáođịa vịtrong lịch sử tôn giáo Ấn độ? Tác dụng của chúng thế nào?

2- Tinh thần vô Ngã của Đức Phật mang lại điều gì cho xã hội Ấn Độ quá khứ và hiện tại?

3- Tinh thần Từ-Bi, Trí-tuệ, Giải thoát được đề cao thế nào và áp dụng ra sao trong cuộc đời của Đức Phật?

4- Đức Phật có phải là một Thượng đế, hay một Thần linh?

5- Đạo Phật có phải là một tôn giáo?

6- Phân tích những đặc điểm cao quý trong sự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật?

Doãn Chính-Lương Minh Cừ, Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại. Nxb Đại họcGiáo dục chuyên nghiệp, Hà nội.1991.

Thích Thanh Kiểm, Lịch sử Phật giáo Ấn đoä. Thành hội Phật giáo Tp Hồ Chí Minh ấn hành. PL: 2533-1989.

Thích Thiện Hòa, Phật học phổ thông, quyển I. Thành hội Phật giáo Tp Hồ Chí Minh ấn hành.1989.

Cao Hữu Đính, Phật và Thánh chúng. Viện cao đẳng Phật học Trung phần xuất bản. Nha trang. 1973.

Gia Đình Phật tử Việt nam, Tài liệu tu học học Bậc kiên. Ban hướng dẫn Trung ương GĐPTVN.PL: 2545-2001.

Ludwig Theodore, Những con đường tâm linh phương Đông, 2 quyển. Nxb Văn hóa thông tin, Hà nội.2000.

(Cùng một tác giả)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 77562)
17/08/2010(Xem: 120600)
16/10/2012(Xem: 66404)
23/10/2011(Xem: 68810)
01/08/2011(Xem: 442289)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.