Phật Sự Viên ThànhÝ Nghĩa Của Sự Quên Mình

01/08/201112:00 SA(Xem: 70161)
Phật Sự Viên Thành Và Ý Nghĩa Của Sự Quên Mình

PHẬT SỰ VIÊN THÀNH
Ý NGHĨA CỦA SỰ QUÊN MÌNH

Huệ giáo

Phật sự viên thành là lời tán thán, cầu nguyện chúng ta thường nghe trong lễ hội, các buổi tụng kinh sau phần hồi hướng, ước nguyện thành tựu của những người con Phật luôn mong muốn trong sự thừa hành Phật đạo. Ý nghĩa cao cả của người Phật tử ở phần tự thân (tự giác) là giải trừ tam độc ở mỗi con người, diệt trừ mọi phiền não, nhằm hướng đến nhất tâm thanh tịnh. Cho nên, việc kiến tạo chùa tháp, giảng dạy giáo pháp, tổ chức giáo hội....cho đến trang nghiêm Phật quốc cũng phải xuất phát từ bản tâm thanh tịnh, vô cầu tự lợi của mỗi Phật tử chúng ta.

Do vậy, chúng ta muốn việc hành đạo cho được viên mãn, có nghĩa là trong mỗi người đã khẳng định được vai trò của từng người là một sứ giả Như lai. Sứ giả Như Lai tự thể là những người nhận lãnh trọng trách lớn lao, mang hoài bảo của ba đời chư Phật vào đời, làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh, không riêng một ai và không ở quốc độ nào mệt mỏi, phân biệt, nhàm chán và khiếp sợ, không bị thế lực nào cản trở việc khai bày cho chúng sanh thấy được bản tâm của chư Phật.

Sứ giả Như Lai hiện hữuTăng bảo, một hàng ngũ kế thừa sự nghiệp của chư Phật. Trong Tăng bảo đó, có sự hiện diện đầy đủ của Phật bảoPháp bảo, Thế gian trú trì Tam bảo.

Ý chítâm nguyện của chúng tathực hiện nổi trọng trách ấy hay không? Đây là câu hỏi chúng ta cần quan tâm và đưa lên hàng đầu trong mọi công việc, phải là niềm thôi thúc lớn lao của mỗi người con Phật. Chúng ta thấy rằng, kiếp hiện tại này Thái tử Tất Đạt Đa thành Phật là một quá trình chuyển tâm lâu dài của vô số kiếp. Sinh thành trong thế giới ta bà uế độ là một trở ngại lớn, pháp nhược ma cường, đời người ngắn ngủi và nhiều sự mệt mỏi, không phải một sớm, một chiều mà ước nguyện này chúng ta dễ thành tựu.

Nhưng, thiết nghĩ chúng ta có thể thực hiện chúng trong một mức độ nào đó, tùy thuận vào sự nhận thức, ý chí và trong lời nguyện này, tựa như Cổ đức đã nói: “Chế tâm nhứt xứ, vô sự bất biện” phỏng nghĩa là chuyên tâmý chí vào một chỗ thì không có việc gì lại không hoàn thành.

Ý nghĩa “quên mình” là một yếu tố tiên quyết trong lúc thừa hành Phật sự. Hành Bồ-tát đạo là bằng tâm vô chấp, vô nhiễm, xả ly, nếu chúng ta mang vào đời bằng tâm này thì chúng ta sẽ không còn thấy phải làm thế này và không làm thế khác, thấy chúng sanh phải độ và chưa độ, còn nguyện phải làm và chưa làm có nghĩa chúng ta sẽ không vướng kẹt trong thế giới của chấp trước, và tâm mong cầu được thành tựu. Chúng ta hiểu rằng sự biểu lộ hành động, vẫn chỉ là phương tiện pháp biểu lộ tâm nguyện, chứ không phải là mục đích tối thượng. Hành động của Phật là hành không mong cầu, kết quả của Phật chính là không kết quả, tâm của Phật chính là tâm vô nguyện, tất cả đều được lưu xuất từ chơn tâm thanh tịnh, tự nhiên nhi nhiên và tự chúng thành tựu.

Do đó, chúng ta trước khi dấn thân vào đời, thiết nghĩ ở một trạng thái nhất định nào đó của tâm nguyện chúng ta phải mặc được chiếc áo quên mình thì lúc ấy, chúng ta không thấy mỏi mệt để phục vụ, và không thấy vướng kẹt bởi con người này hoặc con người khác, thế lực này và sức ép kia. Làm việc Phật với mục đích để cầu xưng danh và nhãn hiệu thì chắc chắn không có kết quả chính đáng, nếu có chẳng phải là Phật quả mà chính là hành động của ma (vong thất Bồ đề tâm tu chư thiện pháp thị danh ma nghiệp).Tuy nhiên, trước khi khoác chiếc áo “quên mình” vào thân chúng ta cần nhiều yếu tố khác hổ trợ để đầy đủ nghị lực.

Nội lực của mỗi sứ giả Như Lai. Thông thường, con người trang sức năng lựcbề ngoài của mình bằng một số kiến thức, kinh nghiệm thu thập được trong quá trình học tập, danh tiếng và chức vị xã hội. Ngược lại, sứ giả Như lai trang sức thân và tâm của mình bằng tâm giải thoát và thân tự tại. Sứ giả Như Lai không cầu không lợi, tiết chế tham dục, luôn làm giàu định huệ và lòng Từ-Bi. Ngoài những thứ ấy ra tất cả đều là thứ yếu. Bởi vì, sở trường của Phật giáo chính là những giá trị tâm linh siêu việt cần để trang bị nội lực của mình. Thêm nữa, phẩm chất giải thoát chính là đạo hạnh của mỗi chúng ta, nếu không có phẩm chất này dẫn đường, thì con đường Phật sự lại vướng kẹt và rất nhiều tăm tối.

Do đó, nội lực và phẩm chất là hai yếu tố để chúng ta khoát chiếc áo “quên mình” dấn thân vào cuộc đời. Không có nội lực và phẩm chất lại mang thân vào đời để hành Phật đạo như yêu cầu mong muốn, thì thực như chúng ta khoác chiếc áo lửa để rồi thiêu đốt lấy mình. Thế nên, người hành đạo cần phải nên trau dồi những yếu tố này được hoàn thiện.

Tóm lại, sứ giả Như Lai mang tâm và hạnh nguyện của ba đời chư Phật dấn thân vào cuộc đời để hành Phật đạo không khoác chiếc áo quên mình vào thân thì thật sự thiếu sót cho chí nguyện cao cả, và việc làm ấy không khéo chỉ tô diểm cho hành động của ma, chính chúng không mang lại lợi ích lớn lao và cuối cùng chỉ để đối đãi với pháp hữu vi (mộng lại càng thêm mộng) không lột tả hết ý nghĩa siêu việt của đạo Phật. Lý tưởng ấy chính là sự giải thoát khổ đau và giác ngộ thực tính của vạn pháp.

Với suy nghĩ trên, nghĩ rằng chúng ta muốn thật sự viên thành Phật đạo, cần phải soi xét lại hành động của mình khi thể nhập và hòa quyện trong cuộc sống. Sự phát triển của thời đại, con người gọi là thiên niên kỷ của thông tin bùng nổ, dưới con mắt của giáo pháp gọi là thiên niên kỷ của vọng tưởng điên đão nếu chúng ta không lưu tâmkiểm soát chúng.

 

(Cùng một tác giả)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.