Trích Di Ngôn của Hòa ThượngTuyên Hóa Ngày 4 và 5 tháng 12, năm 1994
Trích và dịch từ báo Vajra Bodhi Sea
số tháng 7, 1995 tr. 20-21
Tôi muốn nói cho các vị
biết, để chuẩn bị hậu sự khi tôi không còn nữa. Mọi người nên chuẩn bị tinh thần, tôi sẽ tùy thời mà ra đi, bởi chuyện gì đi nữa đều không có nhất định cả.
Là
người thì ai cũng trải qua sanh, lão, bệnh, tử, Phật còn phải nhập Niết
bàn khi đã đến lúc. Lần này tôi lâm bệnh, thắm thoát đã năm năm rồi.
Ba
năm trước, tôi vẫn tiếp tục lo giảng Kinhthuyết Pháp như thường lệ. Các vị đâu biết rằng tôi hoằng dương Phật Pháp trong khi đang mang bệnh.
Nay
tôi cảm thấy căn bệnh một ngày một thêm trầm trọng. Chừng nào lành, khi
nào tệ hơn cũng không biết, cho nên tôi nói để các vị biết làm sao về chuyện hậu sự.
Có
một cư sĩcúng dường tôi một bộ đồ ấm màu vàng, nếu như tôi ra đi, thì sẽ mặc bộ đó bên trong, bên ngoài thì mặc tràng mỏng như thường lệ và đắp y (cà sa) vàng hay y đỏ. Thực ra y vàng cũng là Y Tổ.
Khi
tôi đi rồi, các vị có thể tụng Kinh Hoa Nghiêm và niệm Phật, hoặc một thất, hoặc bảy thất, muốn tụng niệm bao lâu thì tùy các vị.
Sau khi hỏa táng tôi rồi, thì đem tro cốt rải vào hư không. Ngoài ra tôi cũng không muốn làm chuyện gì khác cho tôi cả.
Nhớ
là đừng có tạo dựng tháp hay bất cứ đài kỷ niệm nào. Khi tôi đến thì cái gì cũng không có, lúc ra đi, tôi cũng vẫn không muốn chi, tôi không muốn lưu lại dấu vết gì trên thế gian cả.
Tôi đến từ hư không thì tôi trở vềhư không.
Đồ
vật tôi còn lại cũng chẳng có là bao, chỉ có vài tràng xâu chuỗi. Các vị có thể rút thăm, xem thử ai rút được xâu nào thì lấy xâu đó.
Chuẩn
bị chỉ là vậy thôi. Nếu tôi không nói cho các vị biết, đến chừng đó thì
ai nấy đều bị luống cuống, rồi cũng chẳng biết làm sao. Nay tôi đem chuyện hậu sự mà nói, để một khi đến lúc đó thì khỏi phải mỗi người mỗi ý
kiến.
Tôi
không thể cả đời ở bên cạnh các vị mãi. Ai nấy đều là có lúc đến thì cũng có lúc đi. Các vị chớ có bi ai mà hãy nên sinh hoạt như lúc bình thường, cùng nhau phát tâm lo tinh tấndụng công tu hành.
Vạn
Phật Thánh Thành có những đặc sắc, nên nhớ bảo trìtông chỉ ngày ăn một
bữa của chúng ta. Người trẻ nên dùng một bữa ngọ, nhưng đối với người lớn tuổi thì có thể dùng ba bữa. Người trẻ nên ăn ít một chút, chủ yếu là phải tu hành.
Các
vị mỗi người nên ráng cố gắng làm cho Phật Giáo được phát huy rạng rỡ. Nhất cử, nhất động, nhất ngôn, nhất hành đều nên nghĩ là vì Phật Giáo.
Đừng tranh, đừng tham, đừng cầu, đừng ích kỷ, đừng tự lợi, đừng vọng ngữ, được vậy tương lai nhất định sẽ thành Phật.
Mỗi người nên có trách nhiệmgánh vác việc hoằng dương Phật Pháp. Nếu các vị có thể làm rạng rỡPhật Giáo, thời dù tôi ở nơi nào đi nữa tôi cũng an tâm. Cố
gắng làm tốt việc huấn luyện nhân tài và giáo huấn các em học sinh. Các
vị nên tổ chức củng cố lại nền giáo dục học đường. Nên chỉnh đốn trường
tiểu học, trung học cho khang trang còn trường đại học thì lại càng phải được chấn chỉnh cho được vững chắc hơn.
Vấn đềgiáo dụcđào tạonhân tài rất là quan trọng, các vị đừng nên chỉ biết lo nghĩ cho mình mà thôi.
Trong
cuộc đời này tôi nguyện không cùng người tranh, tham, cầu, ích kỷ, tự lợi, vọng ngữ, nên khi đi, tôi luôn đi phía sau mọi người. Ý chí của tôi
là không cùng với bất cứ một ai tranh danh đoạt lợi. Những gì mà người ta muốn thì tôi nhường cho. Những gì người khác không muốn thì tôi nhận lấy.
Đức
Phật đối với ai cũng đều từ, bi, hỷ, xả. Ngài đâu có bỏ một chúng sanh nào. Tôi tuy không phải là Phật, nhưng tôi nguyện học theo Ngài.
Tôi
nay giống như là hai người: Một người vẫn đang đi các nơi để cứu độchúng sanh, còn một người là thân thể này thì đang nằm trên giường bệnh,
nhưng tôi sẽ không màng đến nó, và tôi sẽ không giúp thân tứ đại này nữa.
Nguồn gốc của Chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo bắt nguồn từ quá khứ, Myanmar đã trở thành thuộc địa nằm dưới sự kiểm soát, cai trị của thực dân đế quốc Anh vào năm 1824. Chính quyền thuộc địa đã rút lại sự hỗ trợ truyền thống của nhà nước đối với các cơ sở tự viện tôn giáo, thúc đẩy giáo dục thế tục, đàn áp các truyền thống Phật giáo và khuyến khích hoạt động truyền giáo của đạo Cơ Đốc.
Chuyện dài tranh chấp sở hữu chùa Bảo Quang, Santa Ana, kể từ sau khi hòa thượng viện chủ viên tịch, vừa được Tòa Thượng Thẩm California ở Orange County ra phán quyết kết thúc hôm Thứ Hai, 22 Tháng Ba.
Có lẽ chưa khi nào vấn đề sùng bái trở nên khủng khiếp như hiện nay. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã lên tiếng: sùng bái đang dẫn dắt nhiều người xa rời văn minh, tiến bộ xã hội.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.