Thư Viện Hoa Sen

● Người Phật Tử Quyết Định Có Con Hay Không Như Thế Nào

24/01/201212:00 SA(Xem: 5524)
● Người Phật Tử Quyết Định Có Con Hay Không Như Thế Nào

PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI
NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO
(Truyền Thống, Cải Cách, Phục Hồi)
Biên soạn: Ellison Banks Findly
Chuyển ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam
Nhà xuất bản: PHƯƠNG ĐÔNG 2011

Phần IV
THÂN VÀ SỨC KHỎE

NGƯỜI PHẬT TỬ
QUYẾT ĐỊNH CÓ CON HAY KHÔNG
NHƯ THẾ NÀO
Kate Lila Wheeler

Lời Giới Thiệu

Ở nhà cạnh giường ngủ, tôi giữ một tấm bưu thiếp cổ, có từ thời đầu thế kỷ này, đó là một bức ảnh nhuộm màu bằng tay, chụp ở Tích Lan (Sri Lanka), một quang cảnh đồng quê điển hình. Cạnh một con đường đất bằng phẳng, một phụ nữ cúi chào một tăng sĩ Phật giáo Nguyên Thủy mặc áo màu hoàng thổ, bà đang dâng cơm cho vị tăng ấy. Cái nồi đặt trên đất giữa tăng sĩ và người phụ nữ. Vị tăng sĩ dáng người gầy, vẻ chững chạc, và trang nghiêm. Nhiều người đàn ông và nam thiếu niên đứng gần đó với thái độ thoải mái, quan sát sự trao đổi. Đằng sau họ là một căn nhà tranh kiểu xây dựng thoáng mát của vùng nhiệt đới.

Người nữ cư sĩ đang cúng dường thực phẩm cho một vị tăng, một nghi thức vẫn còn được thực hành hằng ngày ở các quốc gia theo Phật giáo Nguyên Thủy, như đã từng được thực hành cách đây hơn 2.500 năm trước. Sau đó vị tăng sĩ sẽ nhận bát cơm, cho vào tay áo, và quay trở về thiền viện gần đó để dùng bữa ăn cuối trong ngày, trước giờ ngọ

Rồi vị tăng sẽ dành thì giờ còn lại trong ngày để học tập, thiền định, và vung trồng giới luật: với tâm tập trung và tĩnh lặng, với tâm có cái nhìn thâm sâu không bị ràng buộc bởi ảo tưởng và tham đắm. Trong khi đó, người phụ nữ sẽ tiếp tục nhiệm vụ hằng ngày của bà. Chúng tôi đoán rằng bà cũng có gia đình, chồng con ở một nơi nào đó, những người mà bà cũng phải chăm lo bữa ăn cho họ, theo đúng vai trò truyền thống của người vợ và người mẹ. Theo giáo lý Phật đà, sự bố thí của bà sáng nay, bà cũng đang nuôi dưỡng những phẩm chất tích cực để tiến dần đến sự giác ngộ. Theo luật nhân quả, sự rộng lượng của bà chắc chắn sẽ được báo đáp, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Vì chư tăng là đối tượng cúng dường của bà, nên bà sẽ sớm được Giác ngộ hơn bình thường, dầu có thể không sớm bằng vị tăng sĩ.

Tôi chọn hình ảnh này như một cách để bắt đầu đi vào chủ đề trong câu hỏi, đó là người Phật tử quyết định có hay không có con như thế nào, hoặc, triết lý Phật giáo và thế giới quan tác động như thế nào đến quyết định quan trọng này. Câu hỏi này có thể khó mà trả lời, vì Phật giáo rất đa dạng. Mỗi Phật tử sống và giải thích sự việc theo vô số phương cách cá nhân của mình. Hơn nữa, không phải tất cả mọi khía cạnh của việc mang thai đều bình thường, hoặc dễ dàng quyết định. Cũng không phải là quyết định hoàn toàn cá nhân, thay vào đó, quyết định bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố mạnh mẽ bên ngoài, kể cả ý muốn của người khác, cũng như nhiều yếu tố bên trong khác nữa, ngay cả như vậy, những yếu tố này đều nằm ngoài sự lựa chọn cá nhân. Chúng có thể là những giới hạn thể chất của việc thụ thai, trạng thái tinh thần bất ổn, và những ước muốn thầm kín nằm sâu trong thân tâm, khó thể phát hiện ngay cả đối với cái được gọi là "tự tri lý tính". Riêng cá nhân tôi, đôi khi tôi tự hỏi về lý do chính xác tại sao tôi cảm nhận hay suy nghĩ về tất cả những điều tôi đã cảm nhận, nghĩ suy trong suốt quá trình tính toán xem là mình nên thử có con hay không.

Sau hai mươi năm suy nghĩ tự cho là mình, ít hay nhiều cũng thích hợp với triết lý Phật giáo, bằng cách không muốn có con, tôi bắt đầu trải qua một số liệu pháp và trong quá trình đó tôi nhận ra rằng điều thực sự làm tôi không muốn có con là do mối quan hệ tồi tệ giữa tôi và mẹ tôi.

Phật tử hệ phái Kim Cương Thừa, giáo sư đại học, khoảng hơn 40; diễn giải từ một cuộc trò chuyện, năm 1998.

Nhiều năm qua, tôi đã tiếp cận với rất nhiều người, Phật tử và phi-Phật-tử, về việc làm thế nào họ quyết định có con hay là không. Được mời để viết bài này, tôi cảm thấy vui vì đây là cơ hội để làm sáng tỏ suy nghĩ của bản thân và bắt đầu giải quyết nỗi khốn khổ riêng tư của tôi về vấn đề làm mẹ. Thời gian qua, việc nghiên cứu của tôi hoàn toàn tự phát, vì đối với tôi chủ đề này là một vấn đề tự nhiên mà tôi luôn nghĩ và nói đến. Giờ không có phần thưởng nào lớn hơn việc tôi có thể chắc lọc những suy nghĩcảm xúc của mình, và vì mục đích này, tôi bắt đầu tiến hành các cuộc phỏng vấn với phong cách trực tiếp hơn một chút. Tôi chọn đưa vào đây một số trong những cuộc phỏng vấn chính thức với các Phật tử thuần thành và một vị thầy Ấn-độ giáo (Advaita Hindu). Họ đại diện cho ba hệ phái lớn: Kim Cương thừa, Đại Thừa và Nguyên Thủy, và các vị thầy của họ bao gồm người Tây Tạng, Đại Hàn, Đông Nam Á, Nepal, Ấn Độ, và Bắc Mỹ. Hầu hết các cuộc phỏng vấn của tôi là với những phụ nữtrình độ đại học, sinh ra ở châu Âu và Hoa Kỳ. Tôi cũng tiếp xúc với một số thanh niên Bắc Mỹ, chỉ có một người tốt nghiệp trung học, còn những người khác đều tốt nghiệp đại học. Tôi đã viết thư cho một người bạn cũ, người Miến Điện, bây giờ là một nữ tu sĩ thilashin thọ tám hoặc mười giới, khoảng ba mươi tuổi. (ND: thilashin: người có phẩm hạnh đạo đức tốt). Tôi tiếp xúc trực tiếp và qua fax, hay thư với hai phụ nữ trung niên người Bhutan, một người là vợ của một vị Lạt-ma, người kia là vị thị giả cho một Lạt-ma và là mẹ của hai con trai đã trưởng thành. Tôi cũng trao đổi với một người bạn, người Bengali đang dạy thiền, là con gái của một vị thánh, và bà có một cậu con trai. Tôi liên lạc bằng thư từ với một người đàn ông Peru là giáo sư đại học và đã có ba năm thiền định trong một hang động ở Nepal. Cuối cùng, tôi đã xin một vị Lạt-ma Tây Tạng một lời khuyên, và người đã bói quẻ cho tôi. Lời của những người tôi tiếp xúc, dầu nói chung hay cụ thể, trong một một số trường hợp được ghi lại từ những cuộc hội thoại đáng nhớ. Tôi đan xen lời nói của họ với những phân tích và suy nghiệm của riêng tôi. Họ xác nhận lại những gì tôi đã viết ngay từ đầu bài tham luận, và cũng cho tôi thêm nhiều suy nghĩ về chủ đề này. Tôi không nêu tên những người này để bảo vệ sự riêng tư của họ và cũng để kêu gọi sự chú ý đến tính chất phổ quát trong những điều họ nói.

 

Bản thân tôi

Không thể phủ nhận là triết thuyết Phật giáo đã tác động sâu sắc đến tôi. Tôi đã ba mươi chín tuổi nhưng chưa bao giờ cảm thấy cần phải có con; nói chung, tôi đã quyết định phản đối việc phải có con. Quan niệm của tôi đã bị điều kiện hóa bởi nhiều yếu tố, trong đó có ký ức về thời thơ ấu ở Nam Mỹ, nơi mà sự nghèo đói của những người xung quanh, kết hợp với thái độ bài xích người Mỹ ra mặt, không những làm tôi cảm thấy tội lỗi về sự tồn tại của riêng mình, mà còn làm cho tôi phải quan tâm đến mối liên hệ giữa nhân khẩu quá thặng dưtình trạng bi đát của bao người trên thế giới. Ở tuổi thiếu niên, tôi đã trở thành một Phật tử thuần thành, tham dự nhiều khóa tu dài hạn, và thậm chí xuất gia làm nữ tu trong một thời gian ngắn ở Miến Điện. Mặc dù thời gian làm nữ tu tương đối hạn chế, ngắn ngủi, và chắc chắn không phải là vĩnh viễn, thì đó vẫn là một việc làmý nghĩa đối với tôi, hơn là kết hôn và nuôi con. Lúc mà câu hỏi về việc làm mẹ khởi lên thì tôi đã có tổng cộng khoảng ba năm tham dự vào các khóa tu chính thức, và đã cảm thấy hài lòng về công phu tu tập của mình. Dầu tôi chưa đạt được giải thoát hoàn toàn hay bất cứ thứ gì giống như thế, tôi có thể nói rằng tâm tôi không còn nôn nóng như trước kia nữa.

Nói một cách bóng gió thì đó là lúc tôi vừa rút đầu ra khỏi các hang động và bắt đầu nhìn ra thế giới. Tôi đã có cơ hội, nhưng thay vì tự động đi đến châu Á để tìm nơi tu học, tôi quyết định trở về Nam Mỹ. Ở đó, hình ảnh của các bà mẹ trong gia đìnhvăn hóa yêu thương trẻ con bỗng đánh thức bản năng làm mẹ của tôi. Dầu tôi cũng nhận ra nhiều khuyết điểm lớn, như tình trạng bạo lực gia đình, và gia đình quá đông con, nhiều hơn con số họ mong muốn hoặc khả năng nuôi dưỡng chúng, nhưng những điều này chẳng ảnh hưởng đến tôi. Người ta có thể nói bất kỳ điều gì để giải thích cho phản ứng của tôi: rằng tôi đã bị một hệ tư tưởng tôn giáo khác "cắn"; rằng tôi đã thay thế một câu hỏi nóng bỏng bằng một câu hỏi khác; rằng tôi đã đến mức độ bị bịnh tâm thần; rằng cho đến nay một quá trình vô thức nào đó liên quan đến sự lão hóa đã được châm ngòi; rằng giờ tôi đã là một Phật tử có nhiều kinh nghiệm tu tập, tôi có thể nghi vấn điều gì đó trong giáo lý; rằng tôi đã mất đi một phần đức tin; hoặc tất cả những điều kể trên đã xảy ra cùng một lúc.

Kinh nghiệm của tôi tại thời điểm đó là bất cứ nơi nào tôi đến trên thế giới, tôi đều nhận thấy hầu hết mọi người rất quan tâm đến việc có con và cách họ nâng cao mối quan hệ gần như là sùng bái giữa cha-mẹ và con cái. Tôi cảm thấy, thay vì một chút lợi thế về ý thức hệ mà người vô sinh được hưởng trong Phật giáo, thì sự nghi ngờ, những lời chỉ trích, và một nỗi lo sợ mơ hồ mà người vô sinh, nhất là phụ nữ, thường cảm thấy trong một xã hội "bình thường", đặc biệt là trong các quốc gia Công Giáo như nơi tôi đã lớn lên. Sau đó, trong mối quan hệ thân thiết giữa tôi với một người đàn ông đã có một cô con gái, tôi đã nếm trải một chút tình yêu thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái của họ. Tuy nhiên, khi có sự hiện diện của hai cha con, tôi luôn cảm thấy mình là kẻ đứng bên ngoài, một phần vì những lý do riêng phức tạp của tôi và một phần vì tôi bị rơi vào cái bóng mà nó thường nuốt chửng cha hay mẹ kế. Hơn nữa, người đàn ông của tôi không muốn có con với tôi. Có rất nhiều lý do, tích cực lẫn tiêu cực, khiến tôi đôi khi cảm thấy bị tước mất mối liên hệ với đứa trẻ, và khiến ước muốn có một đứa con của tôi trở nên cháy bỏng. 

Kết quả là bây giờ tôi đâm nghi ngờ, đánh dấu hỏi về tất cả các quan điểm trước đây của tôi về vấn đề con cái, và giá trị thực sự của tất cả những năm tháng tu tập của tôi. Tôi không hiểu tại sao trước đây mình chẳng bao giờ muốn có con, còn giờ tôi lại muốn điều ngược lại, muốn có con và muốn được làm mẹ. Các bạn đạo của tôi thì cho rằng chắc chắn là việc trở thành cha mẹ không thể so sánh với việc đạt được tỉnh thức, Giác ngộ, cho dù tình thương yêu vô hạn, sự hy sinh vô bờ của mẹ cha dành cho con có thể gần với sự tỉnh giác mà người không phải là Phật tửthể đạt được. Còn những người bạn không tin theo Phật giáo, đã làm mẹ, thì chế giễu tôi, cho rằng sự tỉnh thức chỉ là một phiên bản mờ nhạt, thiếu sinh khí của tình thương yêu vô điều kiện mà họ luôn dành cho con cái. Riêng tôi, tôi cảm thấy mình có thể hiểu rất rõ những gì cả hai phía muốn nói, vì tôi đang bị dao động giữa hai trạng thái tình cảm đối lập nhau này. Trạng thái tình cảm tin theo Phật giáo thì bao la, không vướng bận; trong thế giới đó, người ta đối mặt với những tham đắm khổ đau bằng cách quán sát chúng, rồi buông bỏ chúng. Trái lại, trạng thái tình cảm của người làm mẹ rất nhiệt tình và ấm áp; ở đây, ở thế giới này, người ta hành động để thỏa mãn những tham ái, để biến ước mơ thành hiện thực. Thiền sư nào nghe tôi nói như vậy, chắc cũng đập cho tôi mấy thước bảng để bỏ tâm phân biệt này, nhưng dù sao đối với tôi, chúng cũng là những trải nghiệm trái ngược nhau, lúc vầy lúc khác, mỗi trạng thái rất nhất quán, và không để trạng thái kia xen vào. Trong sâu thẳm, tôi vẫn còn cảm thấy bị sốc và chưa sẵn sàng cho một sự thay đổi triệt để con người mà tôi từng tưởng là tôi, và lối sống mà tôi đã huân tập vì tưởng rằng tôi sẽ muốn tiếp tục sống như vậy. Khi lòng mong muốn có con phủ trùm tôi, nó quá sâu đậm đến nổi tôi tưởng chừng nó thoát ra từ lòng đất - không phải từ cái "tôi" mà tôi nhận biết.

Buồn cười thay, khi tôi cảm thấy mình bị ám ảnh với mong muốn có con, tôi thường tham khảo ý kiến với người không phải là Phật tử hoặc một phụ huynh để có được sự tán đồng của họ, rồi sau đó vội vã tìm đến một Phật tử khi tôi không muốn cảm thấy tội lỗi khi mừng vui vì có được một ít thời gian, tiền bạc, và sự lựa chọn để tiêu pha trong đời, hay khi tôi cần cảm thấy rằng mình không phải là người yếu đuối vì đã không khắc phục nổi những trở ngại để có một đứa con. Sau đó, lúc thì tôi thấy không bằng lòng với những ý kiến của các bạn đạo, lúc lại cảm thấy không có khả năng để thực hiện lời khuyến khích của những người ủng hộ việc tôi có con. Một số người từ lâu luôn nhiệt tình ủng hộ việc tôi có con, cho là tôi tinh thần yếu đuối, không dám chủ động rời xa người phối ngẫu “ích kỷ” để tìm một đứa con bằng những phương thức khác. Những người này tán đồng các ước muốn của cá nhân tôi hơn, xoa dịu những lo âu của tôi, và hô hào ủng hộ tất cả mọi phương cách mà tôi có thể sử dụng để có được đứa con. Trong khi đó, các Phật tử hiểu biết nhiều hơn về lý do tại sao một người có thể chọn lựa không làm cha mẹ, ít tỏ ra thương hại những người vô sinh hơn, và sẵn sàng chấp nhận những gì mà người vô sinh có thể làm trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, ngay cả với những điều an ủi mà tôi có thể tìm được trong Phật giáo, thật khó nghĩ rằng tôi có thể để sự tò mò và một ước muốn mạnh mẽ như thế không được thực hiện.

Vì tôi đã tu tập theo Phật giáo khá lâu, việc làm mẹ dường như là cách duy nhất để tôi có thể hiểu về tất cả mọi khía cạnh, và để khám phá ra rằng liệu tôi có thể vừa là một Phật tử thuần thành, vừa là một người mẹ không. Tuy nhiên, vẫn còn cả thế giới Phật giáo để khám phá, nếu như tôi không thể nào hiểu hết về chúng? Thì đứa bé có thật sự là một sự thay thế đầy đủ hay không? Người phối ngẫu của tôi vẫn còn chưa đồng thuận. Ý nghĩ phải rời xa anh để làm một người mẹ đơn thân, dường như là một thách thức quá lớn đối với tôi, dầu người phụ nữ có sự lựa chọn đó đang được tung hôanh hùng. Tôi bắt đầu quá trình tìm hiểu, đắn đo, suy qua tính lại gần bốn năm trời. Cuối cùng tôi tìm đến luật sư để thảo ra tờ cam kết phải trả mọi chi phí cho đứa con, và đưa tờ cam kết đó cho người phối ngẫu của tôi. Cuối cùng anh cũng đồng ý với sự miễn cưỡngsợ hãi quá độ ("Tôi sẽ không bao giờ lái xe đưa nó đi đội banh Little League đó, được không?") Thái độ của anh làm tôi cảm thấy nản lòng. Tôi đặt mua một danh mục từ ngân hàng tinh trùng liệt kê tất cả các đặc điểm về thể chấttrí tuệ, màu mắt và cả sở thích của những người hiến tinh trùng. Một người bạn đạo trí thức đã xóa bỏ cảm giác không thoải mái của tôi khi tôi biết rằng mình sẽ không bao giờ gặp mặt người đàn ông hiến tinh trùng kia. Người bạn đã bình tĩnh giải thích rằng có lẽ người đó và tôi chỉ có nghiệp chung làm cha mẹ chứ không có duyên để gặp mặt.

Nhưng cuối cùng tôi quyết định không có con, dầu đó không phải là một quyết định dễ dàng đối với tôi. Quyết định như thế, nhưng ước muốn và tình cảm của tôi không thể lập tức thay đổi, và cũng không dễ dàng chịu đựng nỗi buồn, tiếc nuối, và lo âu khi tôi nghĩ mình sẽ cảm giác thế nào trong tuổi giàcô đơn. Lúc đó câu hỏi liệu tôi có nên thực hiện ước muốn bằng mọi giá lại trổi dậy trong tôi.

Tóm lại, rõ ràng là triết lý Phật giáo ủng hộ quyết định không có con của tôi, nhưng khi tôi bước chân ra thế giới đời thường, thì tầm quan trọng của việc có con cũng ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của ý nghĩ tôi là ai…. Cuối cùng, tôi đã quan sát bản thân mình nhiều lần khi không thể khắc phục được những chướng ngại khác nhau để được làm mẹ…. Khi tôi nghĩ rằng cuối cùng tôi cũng sẽ không có con, vì giờ tôi đã gần bốn mươi bốn rồi, tôi tự an ủi rằng tôi có thể tham dự nhiều cuộc ẩn cư tĩnh tâm hơn. Rằng đã có quá nhiều người trên thế giới này rồi. Nếu tôi tin rằng mọi người phải bắt đầu kiềm chế những ham muốn của họ, thì tốt nhất là bắt đầu với bản thân mình?

Một câu hỏi tôi đặt ra về việc có con là, bạn có nghĩ rằng khi bạn không muốn có con, là do bạn đã tự nhồi sọ mình không? Đây là điều mà tôi lo lắng. Tôi thấy rằng dường như [người phối ngẫu của chị], ít nhất trong một khoảng thời gian nào đó đang suy xét để nói “đồng ý” với chị. Khi đó bạn đã chùn bước chăng, khi bạn đã có cơ hội để nói, "Được rồi, chúng ta hãy thực hiện điều đó đi", nhưng bạn lại quyết định thôi, không làm, giống như tôi? Đó phải là sự tự do lựa chọn, nếu không là bạn đang thỏa hiệp vì bạn không muốn rời xa, hoặc đánh mất [anh ta] nhưng bạn đã đánh mất sự chân thật nơi bản thân. Để có kết luận rõ ràng trong vấn đề này thật là khó quá mức. Bạn biết không, điều đó đã làm cho tôi điên lên, và tôi biết rằng nó cũng làm cho bạn điên đầu. Đây đúng là thời gian để viết về đề tài này. Tôi chúc bạn may mắn. Nỗi đau đớn của tất cả mọi thứ có thể giúp bạn viết được thành công.

Học viên Advaita, vô sinh, khoảng 40 tuổi, điện thư, năm 1999.

*

Tấm Bưu Thiệp

Nếu quay trở lại với tấm bưu thiệp, chúng ta sẽ thấy đó là bức ảnh trắng đen được họa sĩ nhuộm màu và tấm bưu thiệp này dành cho khách ngoại quốc, có thể đoán chừng là người Châu Âu, để họ gửi về cho thân nhân hoặc bằng hữu. Đối với họ, quang cảnh được miêu tả dường như hữu tình nhưng phần nào đó kỳ lạ và khó hiểu. Tùy thuộc vào tính khí và mức độ quan sát, người nhận bưu thiệp có thể rất thích sự khác biệt hoặc khẳng định các thành kiến ​​của riêng mình. Thí dụ, phụ nữ nên cúi đầu trước đàn ông, nhưng tại sao tất cả mọi người đều mặc váy?

Người Tây Phương chúng ta là những chúng sinh tâm linh, thành thật và đủ thông minh để chấp nhận rằng chúng ta bị ảnh hưởng sâu đậm bởi tôn giáochúng ta sanh ra với, và rằng các tôn giáo này không hoàn toàn làm chúng ta hài lòng. Nếu chúng ta không đúng là người Ki-tô giáo, Do Thái, hay không còn vô thần nữa, và nếu các chi tiết trên tấm bưu thiệp dường như xa lạ đối với chúng ta, chúng ta vẫn cố gắng tìm một ý nghĩa hay một sự liên hệ cá nhân nào với chúng, thay vì chỉ dựa trên ý kiến, thành kiến, sự hoang mang và phản ứng tức thời của chúng ta…

Khác với chúng ta, đối với những người được chụp ảnh vào một buổi sáng ấm áp ở Tích Lan một trăm năm trước thì quang cảnh đó rất quen thuộc. Vì từ tu viện, các nhà sư không thể đi khất thực quá bốn mươi lăm phút, nên hẳn là việc bố thí cung dưỡng này đã được tái diễn hàng trăm lần ở cùng một địa điểm, do đó ta thấy cái nhìn lơ đảng của một số cư sĩ nam đứng gần đấy. Thậm chí, họ có thể đứng nhìn vì không có việc gì tốt hơn để làm, như là trong giờ nghỉ giải lao, hoặc họ nhìn với hy vọng có thể chứng kiến ​​một sai phạm hay xung đột nhỏ nào đó để làm thay đổi không khí quen thuộc. Phật giáo vẫn luôn khẳng định rằng bản chất con người, trong một số khía cạnh cơ bản, không thay đổi - xấu ác, nhưng có thể cải thiện thông qua việc thực hành giới, định và tuệ. Không cần ồn ào giải thích, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng phải có một buổi sáng mà mọi người trong tấm bưu thiệp này không cảm thấy hoàn toàn cảm động ở thời điểm cúng dường….

Giả dụ rằng người Phật tử phương Tây muốn hòa mình vào hình ảnh này, thì họ phải làm gì? Mặc dù lúc cúng dường có thể mang lại cho ta một trạng thái tĩnh lặng, sống độngthuần khiết, nhưng đối với người phương Tây đạo Ki-tô, Do Thái, hay các tôn giáo khác, thì động tác này chỉ có thể thực hiện qua hình thức ẩn dụChúng ta thực hành một số hình thức Phật giáo, và tin rằng các hoạt động này chủ yếu dựa trên, hoặc ít nhất tương đồng với các hình thức được thực hành ở châu Á. Nhưng dầu chúng tacố gắng bao nhiêu, thì sự mô phỏng của chúng ta cũng có tính cách chọn lọc. Xã hội Tây Phương nói chung, không chấp nhận các giá trị Phật giáo, khiến cho nhiều hình thức tu tập cơ bản và truyền thống của Phật giáo - chẳng hạn như việc cúng dường khất thực, cuộc sống độc thân trong tu viện - không thể được thực thi hay duy trì theo truyền thống. Các hình thức tu tập này không được truyền bá rộng rải như các phương cách tu tập khác - chẳng hạn như các khóa tu thiền, tụng kinh, hoặc những cuộc hành hương - đã phát triển mạnh vượt xa tỷ lệ ban đầu

Như thế, nếu chúng ta xem tấm bưu thiệp này như một sự mô tả về lãnh vực truyền thống của các mối quan hệ xã hội, một thế giới bao gồm sự lựa chọn tâm linh và vị thế vẫn còn được phổ biến rộng rãi trong bối cảnh Phật giáo Á Châu, thì chúng tathể không nhận ra rằng chúng ta đã tái tạo không chính xác các mô hình mà chúng ta đã chọn lựa. Mặc dù trong thực tế việc cúng dường khất thực gần như không bao giờ được thực hiện trong bối cảnh Tây Phương, hầu hết các Phật tử Tây Phương mà tôi biết đều có thể chấp nhận và hoà mình vào bối cảnh của tấm bưu thiệp này. Dầu những người có mặt trên đường trong tấm bưu thiếp là người Tích Lan (Sinhalese), và đã chết từ lâu rồi, họ vẫn là Phật tử như chúng ta. Chúng ta cảm thấy hoặc muốn cảm thấy rằng mình hiểu những hành động và giá trị mà họ đang thể hiệný thức rằng chúng ta thực sự có một mối quan hệ gần gũi với họ.

 

Nhà Sư

Dầu thực tế chúng tacư sĩ, nhưng chúng ta có khuynh hướng bắt đầu bằng cách đồng hóa mình với hình ảnh của nhà sư, hơn là với người phụ nữ hoặc với các nam cư sĩ đang đứng gần đó. Dĩ nhiên, vị tăng đó là hình ảnh đại diện cho Phật giáo hơn ai hết trong bức ảnh; người là trọng tâm của sự chú ý. 

Tất cả các hoạt động "trần tục" của nhà sư được giới hạn lại. Ông không mất thời gian trồng trọt, chế biến thức ăn, hoặc tham gia vào các hoạt động kinh doanh, mà cũng không đắm mình trong các tình dục đưa đến những hệ quả nặng nề như có con cái, sẽ đòi hỏi bậc cha mẹ phải mất nhiều thời gian hơn để làm việc hoặc kinh doanh, chăm lo bữa ăn, và làm công việc nhà. Hơn nữa, ông cũng không đắm mình trong tình cảm tham ái, bám víu như của cha mẹ đối với con cái. Đa số Phật tử đều đồng ý rằng Giác ngộ. hay sự giải thoát tâm thức hoàn toàn, là tiềm năng xác thực của con người, chỉ đạt được qua sự tu tậpcố gắng. Để phát triển tâm thức thì cần thời gian và sự chuyên cần, nên nếu bạn có con cái, bạn không thể nào trau dồi tu tập thiền định nghiêm chỉnh một cách liên tục.

Trẻ em rất đáng yêu nhưng tôi không muốn có quá nhiều [trẻ em trên thế giới] và tôi không muốn sinh em bé. Tôi sợ sinh em bé nhưng tôi luôn luôn làm công việc nuôi dưỡng các bé. Em trai út của tôi [là được] tôi nuôi dưỡng. Tôi lớn hơn em 14 tuổi vì vậy tôi chăm sóc em thay cho mẹ tôi. Mặc dù không muốn có con, tôi vẫn muốn dạy cho con cái của người khác trở nên sáng dạ, biết cách ngồi thiền. Hiện tại tôi đang dạy dỗ con cái của những người khác. Nếu bạn phải chăm sóc cho con, chắc chắn là bạn sẽ không có thời gian để đi ẩn cư tĩnh tâm. Trẻ em tạo ra nhiều phiền phức cho người mẹ. Tình mẫu tử rất là bao la vì vậy tôi đã nuôi nấng em trai thay cho mẹ tôi. Nhưng tôi không thích trở thành mẹ.

Tỳ-khưu-ni, Miến Điện, khoảng 30 tuổi; thư đề tháng 12, năm 1998

*

Các nam Phật tử Tây Phương hẳn là sẽ muốn đồng hóa mình với nhà sư này. Chắc chắn giới tính tự nó sẽ làm cho người nam không muốn nhìn thấy chính mình trong vai trò người nữ bị lệ thuộc, cúi đầu trước một người nam cao quý hơn. Đối với nữ Phật tử ở phương Tây, chúng ta có lẽ cũng sẽ không hài lòng với vai trò cổ hủ của phụ nữ, được chỉ định nhiệm vụ làm đầu bếp cho, và là người chia sẻ công đức với những nam Phật tử có nhiệm vụ thực sự nặng nề hơn. Như vậy chúng ta cũng có thể đồng hóa mình với vị sư này, loại bỏ thực tế ông là người nam và rằng nếu chúng ta do một phép mầu nào đó được có mặt trên con đường đó, chúng ta sẽ không bao giờ được phép nhận sự bố thí cúng dường, cũng như sẽ không được truyền giới như vị sư kia.

Nếu chúng ta muốn được làm mẹ, rồi đồng hóa mình với một nhà sư sẽ đưa đến bao trở ngại đáng kể về quan điểm.

Tôi đã suy gẫm về những vấn đề không thể đo lường được về việc có con hay không của người Phật tử. Tôi thấy mình đi ngược lại với những gì đã nói trước đó, về việc người nữ tự nhiên luôn trong trạng thái định (samadhi).... Vì nữ giới cụ thể hơn, ít trừu tượng hơn nam giới, vì họ dễ bày tỏ bằng lời hơn, họ gần gũi với các cảm xúc của mình hơn, tôi nghĩ bản chất của phụ nữ nhiều chánh niệm, thiên về tâm linh hơn (trong ý nghĩa "ở đây ngay bây giờ") hơn là nam giới. Nhận xét chung chung này dĩ nhiên sẽ không đúng cho tất cả mọi trường hợp. Nam giới cản trở nữ giới tiếp cận những vấn đề tâm linh vì cùng một lý do khiến họ muốn thống trị tất cả mọi thứ khác: quyền lực. Vì vậy họ đã cho là chúng ta chỉ quan tâm đến các vấn đề sinh lý học (như các mối liên hệ, con cái) tầm thường, không đủ điều kiện để quan tâm đến những vấn đề tâm linhNgoài ra, tôi nghĩ nam giới dễ bị sự ham muốn nhục dục lôi cuốn, do đó, để tuân giữ theo các giới luật tâm linh cấm quan hệ tình dục, họ phải cấm cửa nữ giới. Tất cả những thứ... về sự tăm tối, hôi hám và đau đớn như thế nào của người nữ, đối với tôi dường như chỉ thuần túy là tính thích bài bác nữ giới, và tôi mong là tất cả chúng ta không nên tin vào điều này.

Ôi, tôi có cảm giác như mình đang vấp ngã trong màng nhện ở nơi này - Điều mà tôi muốn nói đến là cảm giác không thoải mái để nói rằng khi ngồi trên gối thiền là thuộc về tâm linh còn thay tã (cho em bé) thì không phải. Nếu chúng ta để cho nam giới định nghĩa những gì thuộc tâm linh, thì chúng ta sẽ bị loại trừ, vì vậy chúng ta cần phải tạo ra những định nghĩa của riêng mình để bao gồm cả đời sống thực tế của người nữ chúng ta.

Phật tử người Mỹ, theo truyền thống Tây Tạng, họa sĩ, khoảng 50 tuổi; qua điện thư, mùa xuân 1999.

Các giáo lý về thiền định, Giác ngộ trước đây chỉ dành riêng cho nam cư sĩtu sĩ, giờ đây được truyền dạy cho tất cả mọi người tại các khoá tu ở Châu Á và Phương Tây. Như vậy, chẳng cần thiết phải trở thành tăng sĩ mới có thể đồng hóa với hình ảnh của nhà sư; cuộc sống của nhà sư cũng giống như những ngày ta được trải nghiệm ở các khoá tu miên mật. Trong các khoá tu đó, có một đặc tính của bậc cha mẹ được coi là gương mẫumọi người cần phải làm theo, đó là tình thương yêu vô bờ bến. Người Phật tử phải yêu thương tất cả chúng sanh như yêu những đứa con ruột thịt của mình, nhưng không có sự bám víu cá nhân của người mẹ. Các phương cách hành thiền đặc biệt, thật ra, là để trau dồi tình thương yêu chuẩn mực đẹp đẽ đó.

Hơn thế nữa, kinh điển Phật giáo còn khiến chúng ta kinh ngạc về một quan điểm được phổ biến rộng rãi là sự không muốn tái sinh, ví dụ, sinh và tái sinh là những sự kiện tiêu cực, ngoại trừ trường hợp việc được sinh làm người là để có cơ hội để thoát khỏi sự tái sinh, bằng cách đạt được giác ngộ trong cuộc sống sau đó. Khi nằm trong bụng mẹ, trạng thái đó được mô tả là khó chịu, hôi hám, ồn ào, tối tăm, chật hẹp, chắc chắn không phải là nơi người ta khao khát được quay trở lại.

Không thể nghĩ bàn sự hôi hám, bẩn thỉu,

sự gò bó và bóng tối

Bước vào bụng mẹ giống như vào địa ngục....

Gampopa, Jewel Ornament of Liberation (Bảo Trang Sức Giải Phóng).

Sự mô tả này có thể khiến ta khó chịu, chúng có thể tàn nhẫn ép buộc ta phải nhìn nhận rằng sự ra đời của một chúng sinh bình thường, có nghĩa là sự trói buộc; một khi được sinh ra, cái chết là điều không thể tránh khỏi. Cái chết cùng với bệnh tật và tuổi già là những lý do rõ ràng khiến người ta không muốn được sinh ra đời. Thêm vào đó là sự có mặt của khổ ở khắp mọi nơi: đau khổ là một phần của cuộc sống, dù ta có dùng mọi cách để tránh nó, và Phật giáo đòi hỏi các Phật tử của mình phải trung thực đối diện với thực tế này, coi nó như một động cơ để hâm nóng bầu nhiệt huyết để tu tập. Dầu hệ phái Đại thừa và Mật thừa đưa ra một quan điểm tích cực hơn - thí dụ, coi đó là cơ hội để được sinh ra trong cõi người làm bậc giác ngộ - nhưng ngay cả các hệ phái này cũng thừa nhận là việc được sinh ra để giác ngộ rất khó được, vì nó đòi hỏi phải có nhiều năm công phu thiền định. Loại tái sinh này là một sự kiện mang phẩm chất rất khác so với những gì thường xảy ra cho hầu hết chúng ta, những người mà sự có được thân người cũng đã là một bất ngờ.

Có một đứa con là bạn, mang mười tám năm tù. Không có ngoại lệ, trừ khi bạn là người rất, rất giàu hoặc là người rất vô tâm. Sinh hoạt trong ngày của một người thay đổi trong nhiều phương thức không thể tưởng tượng được nhìn từ quan điểm của người không có con…. Chuyên môn của tôi là ... đánh giá về việc giáo dục trẻ em đa khuyết tật. Tôi làm việc ... trong một đơn vị được liên bang tài trợ ...  có nhiệm vụ tìm kiếmđánh giá tất cả mọi trẻ em tuổi đi học ở New England hội đủ điều kiện dựa theo một dự luật giáo dục mới dành cho người điếc và mù ... Một nhóm bốn người chúng tôi lái xe nơi này nơi kia.... trong vòng ba năm, đến tất cả các tổ chức và trường công lập, đánh giá và thử nghiệm các trẻ em.  Nhìn thấy vấn đề ở phía sau nếu tôi mô tả chúng người ta khó thể tin. Đó là cơn ác mộng của tất cả bà mẹ tương lai. Chúng tôi cũng tìm thấy một số trẻ em bình thường nhưng bị nhốt lại. Đó là một nền giáo dục bất thường.

Nữ cư sĩ Phật tử Bắc Mỹ, nhà bình luận của đài phát thanh và là nhà hoạt động xã hội, 40 tuổi, trao đổi qua thư, 14 Tháng 10, năm 1998.

 

Nữ Cư Sĩ

Trong thế kỷ 19, vai trò của những người trong tấm bưu thiệp không dễ thay đổi và hoán chuyển như hiện nay. Một phụ nữ quê mùa cúng dường thực phẩm cho một tu sĩ Phật giáo, tiếp nối thực tập của tổ tiên. Có thể bà chưa bao giờ được nghe đến giáo lý về thiền, điều này chỉ dành riêng cho chư tăng; nhưng hẳn là bà đã được dạy phải thực hành hạnh bố thí, đạo đức, và lòng từ trong sinh hoạt hằng ngày, và phải hỗ trợ chư tăng. Bằng cách này, bà được san sẻ công đức với những người hành các hạnh cao hơn. Bản thân bà không thể thọ giới như chư tăng, và dầu đã có những nữ nhân đạt được Giác ngộ trong lịch sử Phật giáo, kinh điển vẫn nói rõ ràng rằng những trở ngại trong cuộc sống gia đình sẽ khiến bà không thể nào giác ngộ nhanh hơn một vị tăng.

Thử cho rằng người phụ nữ ấy rất hoan hỷ trong việc cúng dường, có lòng tin vào việc làm của mình, và không phải hành động vì áp lực xã hội. Cả ngày hôm ấy, bà sẽ cảm thấy phấn chấn vì đã thực hiện nghi thức này; bà tin tưởng vào giáo lý dạy rằng hạnh bố thí cúng dường sẽ mang lại cho bà nhiều thiện nghiệp. Nếu bà rất sùng đạo, bà sẽ cố gắng thực tập nhiều hơn nữa và ban trải lòng rộng lượng đến tất cả những người mà bà ấy có dịp gặp gỡ trong ngày. Nhiều kinh điển dạy rằng bà không cần phải cảm thấy xấu hổ đối với chồng con. Vì dầu hiện tại bà đang ở một vị trí thấp kém, nhưng trong tương lai bà có thể đạt được giải thoát khi trở thành một tu sĩDĩ nhiên trong kiếp sống này, bà không thể nào có thời gian để tọa thiền nhiều như vị tăng kia. Có thể bà cũng mừng vì điều này, vì bà còn thương chồng, thương con, và nghĩ rằng cuộc sống của người tu sĩ chắc là nhàm chán lắm.

Qua những gì đã được thảo luận, rõ ràng Phật giáo coi việc thụ thai và nuôi dưỡng con cái thuộc về phạm vị hoạt động của nữ giới. Mặc dù Mật Tông có nói về những nguyên tắc của sự hòa hợp nam nữ khi thụ thai, cái mà chúng ta có thể gọi là sự tham gia “hết mình” của nam giới trong việc nuôi dưỡng con cái không được nhắc đến nhiều, và lòng mong muốn có con của nam giới cũng không được nhấn mạnh. Nhưng lòng mong muốn có con của nữ giới thì được chờ đợi, chấp nhận, và cổ vũ. Như vậy, ở thời điểm đó, người phụ nữ trong tấm bưu thiệp không cảm thấy xấu hổ hay bất cứ điều gì khi bà với tư cách là người phụ nữ, trở thành người vợ và người mẹ trong gia đình.

[X] đi gặp [thiền sư của cô, một vị thầy tu] để nói về lòng mong muốn có con của cô, và thầy cô nói rằng nếu cô muốn thì cũng là điều tốt thôi, cô sẽ là một người mẹ tuyệt vời, cô sẽ nuôi dưỡng đứa con trở thành Phật tử, tạo ra một đạo tràng trong tương lai, nhưng rồi cô nghĩ rằng, đối với cô các khoá tu quan trọng hơn, nên quyết định không có con.

Nữ cư sĩ Mỹ, khoảng 40 tuổi.

Tuy nhiên, Phật giáo có thuyết rằng không có sự khác biệt giữa khả năng đạt được Giác ngộ của người nam hay nữ. Trong thời gian và ngay sau thời của đức Phật lịch sử, có một số chư ni thành công gần giống như chư tăng, có rất nhiều bài thơ giác ngộ của phụ nữ nói về sự nhẹ nhõm của họ khi họ không còn phải sống trong vai trò truyền thống của phụ nữ, họ thoát khỏi nhiệm vụ khó khăn, liên quan đến việc phục dịch người đàn ông và gia đình của họ. Nhiều phụ nữ cũng rất hoan hỷ khi biết rằng họ không còn bị bó buộc phải tái sinh, vì luôn luôn có những phụ nữ "đạt được mục tiêu cao cả nhất". Ngày nay ở hầu hết các trung tâm Phật giáo mà tôi biết, không có sự phân biệt giữa nam và nữ khi họ tham gia các khóa tu chuyên sâu. Là phụ nữ, tôi đã không bị cản trở trong việc chọn lựa bất cứ pháp tu nào, nhưng tôi, cũng như tất cả mọi người tu khác, phải sàng lọc các giáo lý để chọn những gì tốt nhất cho mình.

Tôi đã đi ẩn cư tĩnh tâm một thời gian dài trước khi thụ giới tỳ-khưu-ni (Bhikkhuni), bỗng ý nghĩ cần [có] mấy đứa con gái xuất hiện. Tôi phải đối mặt với nỗi khổ không có được điều đó, không chỉ bằng lý trí, mà còn ngay nơi thân. Tôi hoang mang không biết điều gì thực sự tốt cho tôi. Tôi thực sự muốn cống hiến đời mình cho Phật pháp, hơn nữa, tôi cũng biết nhiều về cuộc sống gia đình, nên tôi chẳng có nhiều ảo tưởng về điều này.... Nếu bạn có thể làm tốt cho [cuộc sống gia đình], thì tôi chắc rằng sự giác ngộ [sẽ] hiện diện. Nhưng đối với hầu hết mọi người điều này có vẻ quá khó khăn. Đối với tôi, việc tu tập luôn là một sự nỗ lực không ngừng nghỉ, nỗ lực nhìn vào bản chất của những gì đang xảy ra và bản chất của sự quan tâm của tôi trong đó, và đối với tôi dường như bản chất thật của tôi là trải qua [các loại mong muốn đó.]

Tỳ-kheo Ni, người Mỹ, khoảng 30 tuổi.

Nói chung, không thể phủ nhận rằng nữ giới ít được hỗ trợ để hoàn toàn sống đời xuất gia như nam giới. Trong một số hệ phái của Phật giáo, người tu thề nguyện không bao giờ coi thường phụ nữ, nhưng nếu ta đến thăm các tu viện đầy những người đã thệ nguyện ấy, và quan sát xem những ai đang nấu ăn, dọn dẹp, và ai là người đại diện cho chân lý cao tột - ai đang đảnh lễ ai, và ai không đáp trả lại - ta sẽ thấy bản chất giới tính của sự việc và sẽ thấy rằng sự sắp xếp này cũng giống hệt như những gì thể hiện trên tấm bưu thiệp….

Trong Phật giáo và trên thế giới, nữ giới dường như luôn luôn đứng nữa bên ngoài của hệ thống. Điều này có thể là chất xúc tác kỳ lạ để người phụ nữ có thể đánh giá lại hệ thống đó, để phát triển các lý thuyếtquan điểm khác về các vấn đề giáo lý, và quyết định rằng học thuyết này là sai lầm hoặc không thể áp dụng cho họ được. Phụ nữ Tích Lan chúng tôi có thể là may mắn khi không được giáo dục nhiều về kinh điển Phật giáo, do đó không phải biết đến những sự phê bình (về người nữ), nhưng chúng tôi cũng nghe rằng làm thân người nữ là đã tái sinh vào cõi "thấp hơn". Có rất ít kinh sách Phật giáo nói về đời sống gia đình, nhưng có một bài kinh mô tả về hành vi thích hợp của vợ đối với chồng, quy định rằng vợ phải dậy sớm và ngủ muộn hơn chồng, làm mọi việc để cho chồng cảm thấy thoải mái, và không quên trả lời chồng một cách ngọt ngào. Nếu người nữ đọc được các văn bản như vậy, liệu người ấy có bớt đi niềm tin về những gì mình đã được dạy và thay vào đó tự tạo ra một triết lý riêng độc lập cho chính mình?....

Vị nữ thiền sư giác ngộ mà tôi đã có dịp gặp là Dipa Ma, một phụ nữ người Bengali tu theo truyền thống Thiền Minh Sát của Miến Điện (Burmese Vipassana) và được xem là người đã đạt đến Tam Thiền trong Tứ Thiền. Bà nói với một nhóm thiền sinh, trong đó có tôi, rằng có rất ít các yếu tố hoạt động trong tâm bà: bà có thể biết tâm chánh niệm, chủ tâm, và lòng từ. Dipa Ma phản đối luận điểm phổ biến cho rằng trẻ em là sự phân tâm, ngược lại, trẻ em giúp xây dựng sức mạnh tinh thần, sự tập trung, và là một pháp tu tốt cho thiền sinh. Theo Dipa Ma, một bà mẹ không thể đắm mình trong những suy nghĩ thông thường, đầy bản ngã. Người mẹ phải đặt sự chú ý của mình hoàn toàn ở bên ngoài bản thân, tập trung ở đây, ở đó, và ở kia, trong liên tục chớp nhoáng. Mà sự chú ý không chỉ đơn thuần là tập trung, mà còn phải dịu dàngyêu thương, và có chánh niệm rõ ràng về phẩm chất của nó. Bà là chiếc áo tu, bà là giới luật của tôi.

Nữ Phật tử, sinh viên cao học, khoảng 40 tuổi; đang trông chừng con ở phòng đối diện.

Những nhận xét này là của bà Dipa Ma, bắt nguồn từ những trải nghiệm và ý kiến riêng của bà. Những điều này sẽ không thể tìm thấy trong sách vở. Như đã nói ở trên, đối với những phụ nữ Phật tử chân thànhtu tập miên mật, trách vụ làm mẹ gần như luôn là niềm cảm hứng để người ta xem xét lại các học thuyết chính thống. Những phụ nữ này cảm thấy, và nói rằng khi đảm nhận trách nhiệm của người mẹ, họ cũng đang tu tập như các tu sĩ. Họ so sánh công việc của hai bên, kể cả giấc ngủ ngắn ngủi của chư tăng. Người mẹ phải từ bỏ các sở thích cá nhân cũng như các vị tu sĩ phải làm sau khi thọ giới. Phải thoả mãn các nhu cầu của con trẻ tương đương với việc phải tuân theo 227 giới luật….

Tại sao lại tránh cuộc sống gia đình? Nếu bạn không thể thực tập tình thương yêu, lòng rộng lượngchánh niệm với những người bạn yêu mến, thì thực tập ở đâu? Nếu bạn sống mà tránh né xung đột, bổn phận, thì cuộc sống đó có ý nghĩa gì? Tôi tin vào sự làm việc với những gì thực tế, không phải tránh né nó. Do đó, sự tu tập của tôi – (cười) là tìm ra chính mình ngay trong khi đang tranh cãi với chồng con, để hỏi gia đình chúng tôi làm thế nào có thể vượt qua khó khăn này, điều gì là tốt nhất cho cả gia đình, trong trường hợp này, con đường trí tuệ là gì?

Nữ cư sĩ Thụy Sĩ, người phục vụ ở các trung tâm tu chuyên sâu, mẹ của bốn con, khoảng 40 tuổi.

 

Các Nam Cư Sĩ

Khi sự đồng hóa với hai nhân vật chính trong bưu thiệp đã chứng tỏ chỉ là dự kiến, bây giờ tôi chuyển sang quán sát những người đứng xem. Tôi không hiểu rõ lắm về xã hội Tích Lan vào đầu thế kỷ để biết tại sao trên đường có rất nhiều người đàn ông đang đứng xung quanh địa điểm đó, trừ khi họ đang thu hoạch dừa, hoặc gian nhà tranh là một cửa hàng nhỏ hoặc một quán ăn bên đường nơi họ đang chờ đợi để được phục vụ tiếp theo sau vị tăng. Có lẽ túp lều là một nơi buôn bán, mà người phụ nữ bị buộc phải mở ra sau khi con trai và chồng của bà thọ giới xuất gia…. 

Sau nhiều năm tu tập, sự hiểu biết sẽ chín chắn hơn, qua đó nam và nữ Phật tử đều có khả năng đánh giá các giá trị Phật giáo trong cuộc sống đời thường, để tự quyết định cho bản thân. Điều này rất có thể xảy ra ở các trung tâm tu học của Phật giáo Tây Phương, nơi mà giáo lý phải trải qua sự thích ứng không thể tránh để hợp với môi trường mới.

Người trong cộng đồng Phật giáo [Bắc Mỹ] được xem là những cá thể riêng biệt, nên ý nghĩa cho rằng người ta chỉ trưởng thành khi đã làm cha mẹ, vân vân, không phải là cách duy nhất. Còn những người nói rằng họ muốn có một ai đó để yêu thương, dầu sự thật thì phức tạp hơn nhiều, có thể luôn luôn tìm thấy bao chúng sinh quanh họ để yêu thương. Họ có thể sử dụng pháp tu đó của Phật giáo. Mặt khác, nếu bạn muốn có một đứa con và không có được, bạn không thể đổ lỗi cho Phật giáo. Bạn có nhiều cách để áp dụng giáo lý vào hoàn cảnh của mình. Nếu bạn muốn có một đứa con, thì hãy cứ thực hiện đi. Tôi không chắc là người ta sẽ nói gì nếu tôi có con, nhưng tôi không bao giờ có cảm giác rằng điều đó không phải là một lựa chọn khả thi.

Nữ cư sĩ Phật giáo Nam tông, Hoa Kỳ, nhà châm cứu, khoảng 40 tuổi.


Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: