Hòa Thượng Ấn Thuận
Dịch Việt: Thích Hạnh Bình
Nhà xuất bản Phương Đông 2008
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu nầy và nhẫn đến ngàn năm sau nữa, tinh thần vô trụ của Phật Giáo vẫn còn sống mãi với những kiếp nhân sinh tiếp tục trong dòng đời chuyển biến ấy.
Thượng Tọa Thích Hạnh Bình đang du học tại Đài Loan, trong thời gian qua Thầy đã cho xuất bản được nhiều tác phẩm theo lối phiên dịch hay biên khảo và dịch phẩm "Phật Giáo và Cuộc Sống” của Ngài Ấn Thuận, một vị Đại Đạo Sư người Đài Loan biên khảo, trước tác và những bài diễn giảng được tạo thành một tác phẩm bằng tiếng Hoa giá trị như thế, nay Thượng Tọa Thích Hạnh Bình đã chuyển dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ một cách thông suốt. Câu văn trong sáng dễ hiểu. Hầu như không còn lấn cấn một từ ngữ Hán cổ nào cả, mà đã Việt hóa hoàn toàn. Đây là một việc làm rất đáng tán dương và nên trợ duyên; do vậy tôi đã đọc qua dịch phẩm nầy một cách cẩn trọng để viết lời giới thiệu quyển sách nầy do lời yêu cầu của Thượng Tọa.
Đọc nội dung của sách, chúng ta sẽ thấy Ngài Ấn Thuận là một vị Đại Đạo Sư có cuộc đời trải dài trong suốt thế kỷ thứ 20 và kéo dài qua 5 năm ở thế kỷ thứ 21. Với 100 năm ấy không biết bao nhiêu là vật đổi sao dời từ Trung Hoa qua Đài Loan; từ Đài Loan qua Mã Lai và nhiều nơi khác trên thế giới nữa. Nơi đâu Ngài cũng thể hiện một tấm lòng cho Đạo, vì Đạo và vì muốn xiển dương giáo lý Phật Đà cho mọi người con Phật và mong muốn mọi người phải sống thực trong giáo lý ấy qua giáo pháp của Đức Phật, chứ không phải chỉ riêng có vấn đề tín ngưỡng mà người Trung Hoa sau nầy vẫn mãi lo cúng tế, ít chú ý đến phần giáo nghĩa của Phật Đà.
Trước
Ngài đã có Ngài Thái Hư Đại Sư qua cái nhìn về „nhơn
gian Phật Giáo“. Nghĩa là Đức Phật đã vì con người và
cuộc đời ở thế giới Ta Bà nầy mà xuất hiện, thì giáo
lý ấy, đầu tiên phải cho con người và vì con người; chứ
không phải vì một kẻ nào khác ngoài con người. Tinh thần
nầy cũng khế hợp với ba việc cách mạng của Ngài Thái Hư Đại Sư đã chủ trương. Đó là cách mạng giáo chế, cách mạng giáo sản và cách mạng Giáo Hội. Ngài Ấn
Thuận nghiên
cứu, phiên dịch, viết lách cũng đều dựa trên quan điểm Nhân Thừa Phật Giáo trước
rồi mới đến Bồ Tát Thừa và Phật Thừa. Dĩ nhiên là Ngài
cũng rất công tâm để ghi nhận về giáo lý Tiểu Thừa trong những bước phát triển đầu tiên của Phật Giáo. Đồng thời Thiên Thừa hay ngay cả Ấn Độ
giáo, Ky Tô giáo Ngài cũng đã điểm qua thật chính xác và
cẩn trọng của một nhà nghiên cứu.
Nghiên cứu giáo lý Phật Đà, Ngài đã không đứng trên quan niệm của triết học Đông Phương hay triết học Tây Phương để nghiên cứu, mà Ngài lấy giáo lý của Đức Phật để nghiên tầm giáo lý ấy. Đây cũng là một nghiên cứu hay, không như những nhà nghiên cứu Phật Giáo khác đã làm như lâu nay là đứng từ học thuyết nầy hay học thuyết kia để nhận xét về Đạo Phật. Theo Ngài khi nghiên cứu Ngài đã đặt nặng về nền móng của giáo lý ấy có thích hợp với tinh thần của „tứ pháp ấn“ không. Đó là: Vô thường, Khổ, Không và Vô Ngã. Đồng thời Ngài cũng đã dựa trên pháp nhơn duyên sanh để khảo cứu. Nếu một bài pháp, một bài giảng, một bài luận mà không được chứa đựng nội dung như thế thì Ngài cho rằng: Đó không phải là lời dạy của Đức Phật.
Ngài có bảo rằng Ngài không có học Phật theo thứ lớp hay bằng cấp như ngày nay. Nhưng những gì Ngài đã để lại cho hậu thế ngày nay còn hơn là những bậc học giả cao thâm khác của nhân loại đang có mặt trên quả địa cầu nầy.
Ngài cũng không phải đứng trên tinh thần của giáo nghĩa Đại Thừa mà chê bai Tiểu Thừa. Lại cũng chẳng phải Ngài là người Hoa, chỉ ca tụng tam tạng kinh điển bằng chữ Hán. Ngài nghiên cứu cả Tạng kinh, Luật, Luận của Tây Tạng và Nam Truyền và Ngài cũng đã chẳng phải đứng trên lập trường tánh không theo tinh thần Trung Quán của Ngài Long Thọ mà chê bai những bộ phái khác.
Đọc xong tác phẩm nầy tôi thấy Ngài cũng đã khiêm nhường giống như Ngài Huyền Trang ở đời Đường rằng: Quý Ngài chỉ lo việc phiên dịch trước tác, chứ không chủ trương phải dụng công để hành trì theo một Tông phái nào. Nhờ vậy mà đời sau khi những người nghiên cứu về kinh truyền qua ngã Hán tạng chúng ta có được sự tra cứu một cách tự nhiên hơn.
Nay dịch phẩm giá trị nầy đã đến tay quý vị là do công sức của Thượng Tọa Thích Hạnh Bình đã dày công phiên dịch cũng như khảo cứu; nên dịch phẩm nầy mới ra đời. Mong rằng những đóng góp tích cực như thế của chư tôn đức Việt Nam hiện đang du học tại ngoại quốc, dịch từ các ngôn ngữ khác nhau ra Việt ngữ như thế nầy thì sớm muộn gì Phật Giáo Việt Nam của chúng ta cũng sẽ có một gia tài văn hóa Phật Giáo đồ sộ so với các nước Phật Giáo trên thế giới.
Do vậy tôi xin trang trọng giới thiệu dịch phẩm nầy đến với quý độc giả xa gần và mong rằng khi đọc sách quý vị sẽ thâm nhập được giáo lý nhiều hơn.
Thích
Như Điển
Phương
Trượng chùa Viên Giác
Hannover,
Đức Quốc.
Mùa
Xuân năm Đinh Hợi – 2007
Lời nói đầu của người dịch
Hòa thượng Ấn Thuận (印順 1906~2005) sinh năm 1906, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Viên tịch năm 200 tại Tân Trúc, Taiwan, trụ thế 100 tuổi đời, gồm 75 hạ lạp.
Ngài là nhà nghiên cứu Phật học có uy tín trong giới học thuật, những tác phẩm của Ngài được các trường Đại học ở Taiwan xem như là tài liệu tham khảo chính cho ngành Phật học. Ngài có tư tưởng canh tân Phật giáo, chịu ảnh hưởng tư tưởng của Đại sư Thái Hư (太虛大師). Nhưng quan điểm cải cách của Ngài
với Đại sư Thái Hư có điểm dị biệt. Ngài không rầm rộ vận động cải cách Phật giáo Như Thái Hư mà Ngài âm thầm đem hết thời gian còn lại của đời mình, chú tâm nghiên cứu Phậ tpháp. Kết quả, sau khi viên tịch (2005), Ngài đã để lại cho Phật giáo chúng ta nhiều công trình nghiên cứu có giá trị học thuật, như: 《雜阿含經論會編》 “Tạp A hàm Kinh Luận Hội Biên” (3 tập),《原始佛教聖典之集成》 “Nguyên Thủy Phật Giáo Thánh Điển Chi Tập Thành”, 《說一切有部為主的論書與論師之研究》 “Thuyết Nhất Thuyết Hữu Bộ Vi Chủ Đích Luận Thư Dữ Luận Sư Chi Nghiên Cứu”, 《初期大乘佛教之起源與開發》 “Sơ Kỳ Đại Thừa Phật Giáo Chi Khởi Nguyên Dữ Khai Triển”,《印度佛教思想史》“Ấn Độ Phật Giáo Tư Tưởng Sử”, 《如來藏之研究》 “Như Lai Tạng Chi Nghiên Cứu” là những tác phẩm mang tính kinh điển, có giá trị học thuật cao, mỗi ý tưởng được Ngài đề cập và thảo luận, đều có phần trích dẫn và chú thích điểm xuất xứ từ kinh điển, người đọc có thể tra cứu, kiểm tra lại những gì mà Ngài đã đề cập.
Qua những tác phẩm này, cho chúng ta thấy, thái độ nghiên cứu của Ngài rất nghiêm túc, không đứng trên lập trường của bất cứ Tông Phái nào, không binh vực Đại thừa cũng không chê bai Tiểu thừa. Phật pháp như thế nào thì Ngài trình bày như thế ấy, không thêm cũng không bớt. Ngài không những thong thạo tư tưởng Phật giáo Đại thừa mà còn am tường tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy và Bộ Phái.
Ngoài những tác phẩm vừa đề cập, Ngài còn có bộ《華雨集》 “Hoa Vũ Tập” (5 quyển) và bộ 《妙 雲集》“Diệu Vân Tập” (gồm 24 quyển). Thật ra, phần lớn bài viết của 2 bộ này, không phải hầu hết đích thân Ngài viết, mà là khi Ngài thuyết giảng hay nói chuyện, được các đệ tử ghi chép lại, sau đó viết thành lời. Những quan điểm tư tưởng được đề cập trong sách này rất trong sáng và mới mẻ, cần được học tập nghiên cứu và phát huy. Tuy nhiên, có một vài vấn đề cần phải chú ý. Có một số bài, cách trình bày không được rõ rang sang sủa,, có lẽ người ghi lại không nắm hết ý tưởng của Ngài, đôi khi thêm ý tưởng của mình. Gặp những trường hợp này, tôi đành phải lược dịch hay dịch ý.
Tác phẩm “Đạo Phật và cuộc sống” mà độc giả đang cầm trên tay, là tuyển tập những bài viết của Hòa Thượng, được trích dịch từ hai bộ sách vừa đề cập. Trong đó, phần nhiều được trích dịch từ quyển 《佛在人間》 “Phật ở nhân gian” (quyển thứ 14) trong bộ “Diệu Vân tập”. Phần còn lại trích dịch từ bộ “Hoa Vũ Tập”. Đây là những bài nói chuyện có nội dung tư tưởng rất hay, đáng cho chúng ta học tập. Cách lý giải những vấn đề trong Phật học rất trong sáng, phù họp với thời đại chúng ta, nhất là quan điểm của giới trẻ hiện nay. Người dịch cho rằng, nó rất cần thiết cho người Phật tử Việt nam chúng ta, dù ở trong nước hay ở nước ngoài, có thể nói nó là một ý kiến tích cực cho việc hoằng dương Phật pháp trong thời hiện đại, lấy con người và xã hội con người làm chủ đề chính cho cả hai việc tu và học.
Thật ra, người dịch chưa có ý định xuất bản quyển sách này, nhưng thấy rằng tác phẩm nghiên cứu Phật học bằng Việt ngữ còn khan hiếm, trong khi đó giới Phật tử người Việt chúng ta có nhu cầu tìm hiểu Phật pháp rất lớn, cho nên tôi tập họp những bài đã dịch của Hòa thượng biên tập thành sách, xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Tăng Ni và Phật tử.
Hy vọng với tập sách nhỏ này, độc giả sẽ gặt gái nhiều điều lợi ích từ những gợi ý của Hòa thượng. Bản dịch này, tuy đã cố gắng sửa chữa chỗ sai sót, nhưng có lẽ không làm sao tránh khỏi sự sai sót vô tình. Kính mong độc giả lượng thứ và chỉ điểm, để lần tái bản tốt hơn.
Đầu xuân năm Đinh hợi, năm 2007
Kính bút, Thích Hạnh Bình
Mục Lục
Lời giới thiệu
Lời nói đầu
1 PHẬT Ở NHÂN GIAN 1
I. Tiểu sử của Đức Phật 1
II. Thân mạng của Đức Phật 6
III. Ân tình của Thế tôn đối với cố quốc 11
IV. Xuất gia là người gần gũi nhân gian 27
V. Phật vốn ở nhân gian bị xem thành Thiên giới 22
2 LỜI TỰ TÌNH VỀ PHẬT GIÁO Ở NHÂN GIAN
I. Sự triển khai Phật giáo ở nhân gian 29
1. Khế cơ và khế lý 29
2. Hiển chánh 35
II. Ý nghĩa Tam bảo ở nhân gian 38
1. Tam bảo ở nhân gian 38
2. Nhân gian và thiên thượng 44
3 LẤY TINH THẦN “ỨNG CƠ THUYẾT GIÁO” THUYẾT MINH VỀ PHẬT GIÁO Ở NHÂN GIAN
I. Vì sự thích ứng thời đại và căn cơ chúng sinh mà thiết lập giáo pháp 49
1. Mục đích thành lập giáo pháp 49
2. Sự khác nhau giữa giáo và thừa 55
II. Phân tích về tinh thần ứng cơ thuyết giáo của các thừa 75
1. Tế tự 80
2. Chú thuật 81
3. Đức hạnh 82
4. Khổ hạnh 83
5. Ẩn dật 84
6. Du già 84
4 TÍNH TÌNH CỦA CON NGƯỜI
I. Tính người và tính của chúng sanh 125
1. Đặc tính của chúng sinh 125
2. Nhân tính và Phật tính 143
5 KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO Ở NHÂN GIAN
I. Con người, Bồ tát và Phật là chủ đề chính cho
việc thảo luận 165
II. Nguyên tắc của lý luận 175
III. Khuynh hướng của thời đại 190
1. Là thời đại của thanh thiếu niên 191
2. Tinh thần nhập thế 198
3. Là thời đại tập thể 203
IV. Những điều kiện cơ bản cho việc tu tập 209
6 CON ĐƯỜNG THÀNH PHẬT CỦA CON NGƯỜI
I. Học Phật là học tập Phật pháp 217
1. Vì hạnh phúc cho đời sau mà học phật 218
2. Không phải vì cá nhân giải thoát mà học Phật 222
3. Vì sự Đại bồ đề mà tu học phật pháp 222
II. Chỉ có con người mới có thể thành Phật 225
1. Đặc tính của con người 225
2. Từ vị trí con người đến thành Phật 230
III. Người học Phật không thể thiếu niềm tin và sự hiểu biết 230
1. Tam bảo 230
2. Chân lý 231
3. Nhân quả 232
4. Bồ đề 233
5. Phương tiện 234
6. Lời dạy của Đức Phật 235
IV.Hành thập thiện là bước đầu cho hạnh Bồ tát 235
1. Lòng đại bi là tâm của Bồ tát 237
2. Lấy thập thiện làm hành Bồ tát
7 PHẬT PHÁP LÀ CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN HÒA BÌNH CHO NHÂN LOẠI
I. Ý nghĩa của sự hòa bình 241
II. Nguyên nhân của sự bất hòa 244
III. Nguyên nhân của sự không bình đẳng 251
IV. Thế gian lấy yếu tố bên ngoài làm yếu tố chính
cho sự hòa bình 254
1. Tư tưởng hòa bình 255
2. Chính trị, luật pháp đặt trên nền tảng hòa bình 256
3. Nền kinh tế có xu hướng hòa bình 258
V. Yếu tố hòa bình từ nội tâm 259
VI. Sự hòa hợp của hai yếu tố hòa bình từ bên ngoài và bên trong là cứu cánh hòa bình 261
8 Ý NGHĨA CHỮ KHÔNG TRONG TRUNG QUÁN
I. Không 263
II. Duyên khởi tự tánh không 277
9 LẬP TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC
10 VỊ TRÍ THÁNH ĐIỂN HOA VĂN ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
1. Từ góc độ Thánh điển quan sát
2. Từ góc độ giáo thừa
Xem tiếp nội dung phiên bản PDF