THIỀN NHÂN ĐIỆN KHAI MỞ LUÂN XA có đúng với chánh pháp của Phật hay không? Phật tử có nên theo học không? Tâm Diệu
Cách đây khoảng 20 năm, phong trào học thiền Nhân Điện xuất hiện trong cộng đồng người Việt ở Mỹ rồi một thời gian sau đó truyền về Việt Nam mà người khởi đầu là ông Lương Minh Đáng, một người Việt di cư đến Mỹ năm 1985. Những người theo học được ông hoặc các người phụ tá giảng dạy khai mở luân xa, rồi sau đó có thể tự chữa lành bệnh cho mình và cho tha nhân, kể cả các căn bệnh như ung thư và tim mạch và có khả năng chữa bệnh cho bệnh nhân ở xa qua việc truyền nhân điện bằng điện thoại.
Những người tu theo phái Thiền này cho biết khi khai mở được luân xa cuối cùng, hoặc thầy khai mở cho hay tự mình khai mở được luân xa số 1 thì con ngườitrở thànhsiêu nhân và đạt đượcgiác ngộ. Phái thiền này cũng cho rằng: (bắt đầu trích):
“các thiền sư trong đó có thiền sưPhật Giáo tu cả đời mà luân xa vẫn chưa được khai mở. Với Thiền Nhân Điện thì không phải tốn thời giancông phu luyện tập mở luân xa, vì có người Thầy Nhân Điện giúp cho, thông qua năng lực tâm linhsiêu việt từ xa, trước đây, chỉ có Thầy L.M. Đáng mới khai mở luân xa cho người khác và nhiều nhà sưnổi danh ở nước Thái Lan đã được Thầy mở luân xa cho. Các người theo học thiền Nhân Điện chỉ cần thiền 5 phút tối thiểu là đủ thu nhậnnăng lượngvũ trụ thông qua hệ thống luân xa. Việc Thiền định được thực hiện có thể kết hợp với việc truyền Năng Lượng, cũng có thể là nhập định để thể xác và tâm tríhoàn toàn trống rỗng, hư vôtuyệt đối, hòa mình vào cùng Vũ Trụ để thể xác hòa nhập cùng linh hồn đi ra ngoài không gianhọc hỏitâm linh và tiến hóa. Tùy theo mỗi cấp lớp đã đạt được, người theo học thiền có khả năng truyền Năng Lượng qua 2 bàn tay hoặc qua luân xa 6 với những Năng Lực khác nhau để chữa bệnh cho thiên hạ, xoa dịu những đau khổ bệnh tật của đồng loại ..(hết trích) [01]
Như vậy, Thiền Nhân Điện hay còn gọi là Thiền Trường Sinh Học Khai Mở Luân Xa, chủ trương vào việc khai mở luân xa [02] với mục đích, gần thì có năng lực cho mình được khoẻ, rồi truyền cho người khác cùng khỏe, chữa cho họ hết bệnh; cao và xa hơn nữa là để “thể xác và tâm tríhoàn toàn trống rỗng, hư vôtuyệt đối, hòa mình vào cùng Vũ Trụ”.
Quan niệm kể trên hòan tòan xa lạ với giáo lýnhà Phật bởi vì:
(1) Kinh điểnPhật Giáo đều nằm trong khuôn khổ Giáo LýVô Ngã, Đức Phật không hề dạy về luân xa cũng như khai mở luân xa. Cụm từ “chuyển Pháp Luân” trong nhà Phật có nghĩa là “chuyển bánh xe Pháp”, nghĩa là hoằng truyền Chánh Pháp, không liên hệ gì tới cơ thể con người.
(2) Mục tiêu của Phật Giáo là chấm dứt những phiền nãotrói buộc, khổ đau và sinh tử luân hồi, đạt đượcgiác ngộ giải thóat hoàn toàn.
(3) Quan niệm về giải thoát của Phật Giáokhông phải như Ấn Giáo hay Bà La Môn Giáo:hoà nhập tiểu ngãcá thể vào Đại NgãBrahman hay là linh hồncá nhân hoà mình với linh hồnvũ trụ.Giải thoát theo đạo Phật là chấm dứt tham, sân, si và xa lìachấp Ngã, đạt đếnNiết Bàntịch tĩnh.
(4) Thiền là phương pháptu hành chủ yếu của đạo Phật, chuyển mê khai ngộ. Khi Đức PhậtThích Ca còn tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản. Các phương pháp hành thiền này đều nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Quán niệm hơi thở, thiền Tứniệm xứ, Thiền naBa la mật, v.v...Tu các pháp thiền này được chứng nhậptuần tự theo thứ bậc, tùy theotrình độ và thời gianhành trì của hành giả. Thêm vào đó còn có loại thiền do chư Tổ truyền trao, không có thứ bậc, là pháp thiền trực tiếp "chỉ thẳng nhân tâmkiến tánh thành Phật", tức chỉ thẳng tâm người, nhận raBản tánh để thấy mình là Phật.
(5) Các phương pháptu thiền khác như Thiền Nhân Điện hay Thiền Trường Sinh Học Khai Mở Luân Xa, Thiền xuất hồn, Thiền thai tức, Thiền luyện tinh hoá khí-luyện khí hoá thần và Thiền Yoga hay Du già đều là loại “Thiền không phải của Đạo Phật”.
Như vậy, việc tu thiền theo phái Thiền Nhân Điện, hay còn gọi Thiền Trường Sinh Học Khai Mở Luân Xa hoàn toàn không đúng với chánh pháp. Người Phật tửkhông nên tu theo pháp thiền này.Ngoài ra, theo một số người có kinh nghiệm về loại thiền này cho biết, nhân điện có những điều liên quan đếnma quỉ, những hiện tượng ma nhập, ma xuất, nên khi chúng tachấp nhận cho các “thầy” nhân điện hoặc môn đệ của họ “khai mở luân xa” cho chúng ta qua việc đặt tay của họ, hay nói cách khác đó là nghi thức làm cho chúng tagia nhập làm đệ tử, làm môn đệ của Phái “Nhân điện”. Qua việc đặt tay “khai mở luân xa” và cái nghi thức nhân điện đó sẽ từ từ chi phốiđời sốngtâm linh của chúng ta và chúng ta sẽ xa rời chánh pháp một lúc nào không hay.
Tâm Diệu
Chú thích:
[01] Năng Lượng Cuộc Sống (http://nangluongcuocsong.com.vn)
[02] Trong kinh Vedas và Upanishads của Ấn Giáo có ghi hệ thống 7 Luân Xa (Chakra). Đây là những điểm hút năng lượngvũ trụ, là trung tâm của cơ thể, đồng thời là nơi qua đó con người được giao tiếp với thế giới bên ngòai. Người Ấn Độ xưa gọi Năng LượngVũ Trụ là "Khí Prana", nguyên tốcấu tạocăn bản và là nguồn gốc của sự sống. Họ thu Khí Prana bằng phép thở, Thiền tịnh và luyện Yoga. Khi sử dụng Yoga với các kỹ thuật tu tập trên các luân xa, trên luồng hỏa hầu kundalini, Mật TôngPhật GiáoẤn Độ đã đi lại con đường tu tập và giác ngộ theo Ấn Giáo. Khi sử dụngnăng lựctính dục để thực hiệngiác ngộ thì Mật Tông đã không còn mối liên hệ nào với Đạo Phậtnguyên thủy nữa.
Thường thì giới mê burger chỉ thích ăn loại bánh mì kẹp thịt bò nướng (thịt băm hay xay nhuyễn) nhưng kể từ hôm 13/11/2019, loại burger chay đã được bán tại 2.500 cửa hàng châu Âu. Đây là món ăn mới trên thực đơn của chuỗi nhà hàng Burger King, cạnh tranh trực tiếp với hai hiệu khác là McDonald’s và Buffalo Grill.
Hơn 150 nhà lãnh đạo tôn giáo Tây Tạng cho biết hôm thứ Tư rằng nhà lãnh đạo tinh thần của họ, Đức Đạt Lai Lạt Ma, nên có thẩm quyền duy nhất để chọn người kế vị. Nghị quyết được các nhà lãnh đạo thông qua tại một hội nghị cho biết người dân Tây Tạng sẽ không công nhận bất kỳ ứng cử viên nào được chính phủ Trung Quốc lựa chọn cho mục đích chính trị.