ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ mỗi con người, được sinh ra từ bà mẹ, và trong vài năm tiếp theo đã đón nhận tình cảm vô hạn từ bà mẹ chúng ta. Nên tôi nghĩ , đứa trẻ, kinh nghiệm đầu tiên trong kiếp sống này, là tình cảm vô hạn từ người khác, từ trong máu, do vậy cả cuộc đời còn lại, khi người khác mĩm cười với bạn một cách chân thành, bạn cảm thấy hạnh phúc, ngay cả con vật cũng vậy. Do vậy, con người tiếp nhận tình cảm từ người khác cũng trau dồi khả năng biểu lộ tình cảm đến người khác. Nhưng vấn đề rắc rối là, tôi nghĩ là,khắp mọi nơi... vấn đề rắc rối tôi nghĩ là,... căn bản giá trị con người từ lúc bắt đầu, từ lúc mới sinh ra, một cách chính xác không được nuôi dưỡng một cách thích đáng. Rồi thì tâm tư, não bộ qua giáo dục, cũng như kinh nghiệm, rồi thì những giá trị căn bản này, chưa được phát triển xa hơn, vẫn còn ngủ yên. Không bắt kịp những kinh nghiệm thông minh, kinh nghiệm trưởng thành. Những thứ ấy cần tăng trưởng, rồi thì đời sống chúng ta trở nên nhân bản hơn. Vậy thì bây giờ ở đây, từ quốc gia này đến quốc gia khác, một cách rõ ràng, những xứ sở nào, sợ hãi liên tục (những quốc gia khép kín), thật sự làm tổn hại trái tim. Từ quan điểm ấy, Hoa Kỳ là một đất nước tự do, một quốc gia dân chủ, có nhiều cơ hội hơn để cho năng lực của trái tim năng động hơn.
CAVANAUGH: Có nhiều nhà khoa học và nghiên cứu ở San Diego này, họ hiện thực những tiến bộ về khoa học khí hậu, kỷ thuật. Ngài có nghĩ là khoa học có thể là một khí cụ của từ bi không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô vâng. Không trực tiếp. Nhưng bà thấy đấy như y học bây giờ, thí dụ thế, bắt đầu đề cập đến sức khỏe tốt đẹp, tâm tư hòa bình, tự tin, lạc quan, là những thứ thật sự quan trọng, cũng như ngăn ngừa sự lú lẫn. Cũng ở trình độ ấy, thái độ tinh thần là những nhân tố thiết yếu.
Rồi ở một lãnh vực khác các nhà chuyên môn về não bộ, khoa học thần kinh, bắt đầu cho thấy sự hấp dẫn với chuyển động của não bộ. Dĩ nhiên có những nhân tố khác thúc đẩy sự vận động của não bộ là thế nào, thứ ấy chúng tôi gọi là tâm. Đôi khi người ta cảm thấy tâm là năng lượng hay gì khác từ não bộ. Bây giờ, với một ít tò mò, hay nghi ngờ một cách nghiêm trọng đến sự thay đổi thái độ tinh thần. Đây là hai vấn đề mà khoa học biểu lộ sự thích thú.
Do vậy, phần thứ nhất là tâm tư hòa bình rất thiết yếu cho sức khỏe chúng ta. Nên tôi nghĩ trong trình độ ấy, khoa học cho thấy sự lợi lạc vô biên cho sự tỉnh thức hay cuối cùng, sự thuyết phục tinh thần, sự hòa bình của tâm hồn chứ không phải là những thứ xa xỉ phẩm. Niềm hòa bình tâm tư thật sự là những thứ vô cùng quan trọng cho sự tồn tại của loài người, cho sự tồn tại mạnh khỏe của con người. Rồi bà thấy ở trình độ gia đình sự chân thành hòa hiệp, tình cảm chân thật trong gia đình không phải là tiền bạc, không phải là quyền lực, không chỉ là sự giáo dục, mà là nền tảng giá trị nhân bản (chỉ vào trái tim). Do vậy, trình độ cá nhân, trình độ gia đình, trình độ cộng đồng, trình độ quốc gia, ngay cả trình độ quốc tế. Vô số rắc rối chúng ta đối diện, một cách căn bản đều là những thứ do con người tạo ra, những thứ do chính chúng ta tạo ra chứ không phải qua trình độ của tuệ trí. Dĩ nhiên, có một số trường hợp, với kiến thức hoàn toàn hay quan điểm thần thánh cũng tạo nên rắc rối. Nhưng một cách căn bản các trình độ là nguyên tắc chính yếu hơn. Do vậy, cho đến khi nào bà có sự quan tâm chân thành cho sự cát tường của người khác, thì nền tảng này càng căn bản hơn.
CAVANAUGH: Ngài cũng nói về sự thay đổi khí hậu, vậy thì sự thay đổi khí hậu có liên quan gì đến từ bi?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, từ bi, quan tâm cho chính mình hay sự quan tâm của chính mình đến sự cát tường của người khác,... nên sự thay đổi khí hậu đem đến vô số khó khăn, khổ đau, bệnh tật, nóng bức, một đời sống khó khăn cho hành tinh này. Nên qua lộ trình ấy, chúng ta quan tâm đến sự cát tường, không phải bầu trời, không chỉ chính tự môi trường, nhưng chúng ta sống trong môi trường ấy, nên một cách trực tiếp chút nào đấy nó liên hệ đến sự sống còn của chúng ta. Nên qua cách ấy chúng ta quan tâm đến sự cát tường của nhân loại, chúng ta thật sự phải quan tâm đến môi trường. Tự động phải đến như vậy.
CAVANAUGH: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài vừa mới tách riêng lãnh tụ tâm linh như một Đạt Lai Lạt Ma và theo truyền thống ngài bao gồm cả như lãnh tụ thế quyền mà chính phủ lưu vong bây giờ có một lãnh tụ thế tục, điều này có phải là ngài tin tưởng sự tách rời giữa thế quyền và giáo quyền như cách mà chúng tôi đã làm ở đây, tại Hoa Kỳ?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Chắc chắn là như thế. Tâm linh, một cách thật sự ở trên chính trị, một số việc khác. Vì vậy, một lý do, ngay từ tuổi ấu thơ, và một cách đặc biệt khi tôi nhận lãnh trách nhiệm [như một lãnh đạo quốc gia] tôi đã có một khao khát tận cùng phải thay đổi hệ thống của chúng tôi. Rồi thì ngay khi chúng tôi đến Ấn Độ, 1959, chúng tôi lập tức bắt đầu hệ thống dân chủ. Bây giờ đây, nếu Đạt Lai Lạt Ma, trong lãnh vực chính trị là lãnh tụ tối cao cũng như là lãnh tụ tôn giáo có thể trở thành chướng ngại, rắc rối cho sự dân chủ hóa. Rồi thì có một vấn đề khác nữa, điều ấy có thể là vấn đề chính về Tây Tạng, cả vấn đề ấy chỉ phụ thuộc vào một người thật là nguy hiểm và ngu ngơ. Đấy là rắc rối của cả quốc gia, không phải là vấn đề của tôi, không phải là rắc rối của Đạt Lai Lạt Ma, không phải vì vấn nạn của Đạt Lai Lạt Ma, ngay cả không phải là vấn đề của Đạo Phật, nhưng mà cho quyền lợi của quốc gia, quyền lợi của chúng tôi. Cho nên vấn đề này phải được chính cả dân tộc lo lắng đến. Do vậy, khi họ đã đảm trách hoàn toàn nhiệm vụ, rồi thì cho dù tôi có còn ở đấy hay không họ vẫn có thể đảm nhiệm cho vấn nạn ấy. Bây giờ sau khi tôi đã trao lại toàn bộ thẩm quyền, bây giờ vấn nạn của chúng tôi đã trở nên an toàn hơn nhiều. Và một cách cá nhân, một bí mật, ngày mà tôi bàn giao một cách chính thức cho chính phủ lưu vong, đêm ấy tôi đã có một giấc ngủ rất khác thường (cùng cười). Nên bây giờ, tôi tự do, tôi có thể làm bất cứ điều gì với thời gian của tôi, theo chí nguyện của tôi, hai điều, một là thúc đẩy giá trị căn bản của loài người, là điều mà chúng ta đã thảo luận, và cũng thúc đẩy sự hòa hiệp tôn giáo, hai lãnh vực ấy. Ít nhiều, tôi nghĩ tâm linh hay giá trị con người, bây giờ tôi có thể quan tâm đến lãnh vực chuyên môn của tôi. Vấn đề chính trị quốc gia không phải là lãnh vực chuyên môn của tôi (cười).
CAVANAUGH: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài vừa mới viết một quyển sách "Vượt Khỏi Tôn Giáo" đạo đức cho toàn thế giới. Một số người nghĩ rằng chúng ta không thể từ bi hay đạo đức mà không có tôn giáo, chúng ta có thể vượt khỏi tôn giáo chứ?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, chắc chắn là được. Tôi hỏi bà, chứ thú vật có tôn giáo không?
CAVANAUGH: Không.
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Mèo, chó, và một số ... chim, nhiều chủng loại động vật có vú có khả năng biểu lộ tình cảm, do bởi nhân tố sinh học. Và rồi như chó, chủ của con chó biểu lộ, không chỉ thức ăn, mà tình cảm thật sự, con chó rất cảm kích. Chỉ có thức ăn mà không biểu lộ tình cảm chúng không thể tiếp nhận 100% sự hài lòng. Vậy thì, bà thấy chúng cũng ... khi chúng ta những con người, chúng ta biểu lộ tình cảm, con vật đáng thương ấy cũng đáp ứng lại,..., chúng liếm, hay như con mèo, đôi khi chúng giơ chân bấm bấm vào người chúng ta và kêu rừ rừ rừ, những âm thanh đặc biệt nào đấy, rất an bình, đấy là sự đáp lại tình cảm, tôi muốn nói là chúng cảm kích, chúng cũng có khả năng biểu lộ tình cảm của chính chúng. Và rối ngay khi chúng ta sinh ra, trẻ thơ không có tín ngưỡng. Nên sự tranh luận chính của tôi là, tình cảm là nhân tố sinh học, rồi sau này mới có tôn giáo, và không có tôn giáo cũng có cách qua sự giáo dục, như các nhà khoa học tìm ra, rồi thì chúng ta đón nhận sự thuyết phục không phải thật sự yêu thương người khác vì sự thích thú riêng của chúng ta mà là sự biểu lộ từ ái bi mẫn đến người khác, như thế đấy.
CAVANAUGH: Câu hỏi cuối cùng của tôi là, ngài có cảm thấy là bổn phận để đi khắp thế giới thuyết giảng hay đấy cũng là sự thích thú của ngài?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không phải là bổn phận. Không có sự mời thỉnh tôi không bao giờ đến những nơi ấy (cười). Rồi thì khi mà giấy mời đến tôi có dịp biết những địa điểm mới, để thấy gia đình của người ấy, không có gì hấp dẫn lắm. Những giấy mời đến từ những tổ chức, mà chúng thật sự liên quan đến những lãnh vực chuyên môn của tôi, những lãnh vực này, từ những trường đại học khác nhau, hay những tổ chức giáo dục khác nhau. Tôi cảm thấy, tham dự ở đấy, để thúc đẩy sự tỉnh thức về những điều này, bắt đầu và làm lan tỏa trong cộng đồng nhân loại. Vậy thì, trên trình độ ấy, vâng, tôi có một bổn phận nào đó. Nhưng tôi chỉ là một trong bảy tỉ con người. Tôi tin rằng, mỗi chúng ta lệ thuộc vào toàn thể nhân loại, nếu mọi người hạnh phúc, tôi cũng được lợi lạc. Nếu thay vì thế, loài người ở tình trạng rắc rối hay bạo động. Tôi không thể thoát khỏi cảnh ấy. Nên mỗi một người trong bảy tỉ người hãy nghĩ về sự cát tưởng của cả nhân loại, chúng ta cùng chia sẻ, thực hiện những sự đóng góp. Tôi không bao giờ nghĩ tôi là một người đặc biệt, chúng ta đều giống nhau. Tôi bây giờ là một người gần 77 tuổi, và cũng như cuộc đời tôi không phải dễ dàng. Trong 50, 60 năm qua, sự trưởng thành của tôi gặp nhiều khó khăn vô vàn. Nhưng những việc ấy cũng giúp tôi, những thứ khó khăn này, là do sự thiếu cảm nhận tôn trọng người khác, sự thiếu quan tâm đến người khác. Và rồi ngay tại đây tôi cũng nghe đài BBC, những sự kiện đau buồn ở khắp nơi. Trong tâm tôi, dĩ nhiên, những thảm họa thiên nhiên như sóng thần tsunami, những thứ ấy, tôi cũng nghĩ một cách gián tiếp đến thái độ tôn giáo, nhưng rồi thì những rắc rối quan trọng thật sự là qua việc thiếu vắng nguyên tắc đạo đức. Trong một xứ tự do Hoa Kỳ, hay Ấn Độ, Nhật Bản hay nhiều nơi khác, những xứ dân chủ, nhưng vẫn có những rắc rối, những sự bất công, những sự phân biệt nào đó, cũng như những tai tiếng nào đó về tham nhũng, những thứ này vẫn đấy. Trong tâm tôi, mọi người cũng đồng ý là sự thiếu vắng nguyên tắc đạo đức. Do thế, chúng ta phải thực hiện những nổ lực, khắp mọi ngỏ ngách, từ khắp mọi nơ, từ những người truyền thông, trong phương diện học vấn, các tổ chức giáo dục, trong mỗi gia đình, các bậc cha mẹ. Đây là vấn đề quan tâm chung của chúng ta để thúc đẩy một thế giới từ bi hơn. Vâng như thế đấy, đấy là sự cống hiến của một cá nhân. Chúng hãy có những nổ lực ngoại trừ những đứa trẻ con, những người tật nguyền hay những người quá già thì khỏi, tự do. Nhưng những người còn lại có cơ hội để tạo ra những rắc rối hay những điều tốt đẹp phải nên suy nghĩ một cách nghiêm túc hơn không cho phép một tiếng, một chữ nào để tạo thêm rắc rối.
CAVANAUGH: Thưa Đức Thánh Thiện, xin cảm rất nhiều vì đã nói chuyện với chúng tôi. Chân thành cảm ơn ngài!
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tốt quá, cảm ơn nhé!
Nguyên tác: His Holiness the Dalai Lama Talks to Maureen Cavanaugh of KPBSẨn Tâm Lộ ngày 3-5-2012
http://www.youtube.com/watch?v=n69BPktbYlw