13. Năng Lực Của Ý Chí Và Kỷ Luật Tự Giác

13/07/201212:00 SA(Xem: 24333)
13. Năng Lực Của Ý Chí Và Kỷ Luật Tự Giác

TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH
NĂNG LỰC CỦA Ý CHÍ VÀ KỶ LUẬT TỰ GIÁC
Tác giả: Remez Sasson
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển


tambinhĐôi khi chúng ta muốn đi bách bộ, biết rằng làm như thế là tốt như thế nào cho sức khỏe chúng takỳ diệu như thế nào khi chúng ta cảm nhận sau đấy. Tuy thế, chúng ta cảm thấy lười biếng, và thay vì thế chúng ta tìm đến việc xem truyền hình. Chúng ta có thể cảnh giác sự kiện rằng chúng ta cần thay đổi thói quen ăn uống của mình hay bỏ hút thuốc, tuy nhiên, chúng ta không năng lực nội tại và kiên nhẫn để thay đổi những thói quen này.

Điều này nghe có quen thuộc không? Đã bao nhiêu lần chúng ta đã nói, “tôi ao ước tôi sẽ có năng lực ý chí và kỷ luật tự giác?” Đã bao nhiêu lần chúng ta đã bắt đầu làm việc gì đấy, chỉ để bỏ dở sau một lúc ngắn ngủi? Tất cả chúng ta đã từng có kinh nghiệm như thế này.

Mọi người chúng ta sở hữu một số đam mê hay thói quen nào đấy, mà chúng ta ao ước có thể chiến thắng, chẳng hạn như hút thuốc, ăn uống quá nhiều, lười biếng, chần chừ hay thiếu sự quả quyết. Để vượt thắng những thói quen hay đam mê xấu, chúng ta cần có năng lực ý chí và kỷ luật tự giác. Chúng làm nên một sự thay đổi lớn lao trong đời sống mỗi người, và đem đến sức mạnh nội tại, tính tự chủ và quyết đoán.

Định Nghĩa Năng Lực Ý Chí và Kỷ Luật Tự Giác

Năng lực ý chí là khả năng để chiến thắng lười biếng và chần chừ. Nó là khả năng để kiểm soát hay từ chối sự thúc giục bốc đồng không cần thiết hay tại hại. Đấy là khả năng để đi đến một quyết định và để theo đuổi với sự kiên nhẫn cho đến sự hoàn tất thành công của nó. Đấy là năng lực nội tại để vượt thắng tham muốn nuông chiều trong những thói quen không cần thiếtvô ích, và sức mạnh nội tại để chiến thắng sự đối kháng của xúc cảm và tinh thần nội tại thành hành động. Đấy là một trong những khía cạnh của thành công cả tinh thần lẫn vật chất.

Kỷ luật tự giác là bạn đồng hành của năng lực ý chí. Nó ban cho khả năng chịu đựng để kiên nhẫn trong bất cứ điều gì chúng ta làm. Nó cung cấp khả năng để bền chí với thử thách gian khổ và khó khăn, cho dù là thân thể, cảm xúc hay tinh thần. Nó hổ trợ khả năng để từ bỏ sự thỏa mãn tức thời, nhằm để đạt đến điều gì đấy tốt đẹp hơn, nhưng điều ấy đòi hỏi nổ lực và thời gian.

Mọi người có những sự thúc đẩy nội tại có ý hay vô ý thức, làm cho người ta nói hay làm gì đấy, và rồi hối hận sau này về những việc đã nói hay đã làm. Trong nhiều trường hợp, người ta không suy nghĩ trước khi nói hay hành động. Bằng việc phát triển hai năng lực này, người ta trở nên ý thức về những thúc giục tiềm thức nội tại, và đạt được khả năng để từ chối chúng khi chúng bất lợi cho chủ nhân của nó.

Hai năng lực này hổ trợ chúng ta chọn lựa thái độphản ứng, thay vì bị chúng khống chế. Sự sở hữu về chúng sẽ không làm cuộc sống mờ nhạt hay chán nãn. Trái lại, chúng ta sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn, trong việc lĩnh trách nhiệm với chính mình và chung quanh mình , hạnh phúctoại nguyện.

Đã bao nhiêu lần chúng ta cảm thấy yếu đuối, lười biếng hay ngại ngùng để làm việc gì đấy mà chúng ta muốn làm? Chúng tathể đạt đến sức mạnh nội tại, sáng kiến và khả năng để đưa ra những quyết địnhtheo đuổi chúng. Hãy tin tưởng tôi, phát triển hai năng lực này không khó. Nếu chúng ta chân thànhquyết tâm để trở nên mạnh mẽ hơn, chúng ta chắc chắn sẽ thành công.

Trong chủ đề này, chúng ta sẽ thấy một số bài tập và kỷ năng cho việc phát triển năng lực ý chí và kỷ luật tự giác. Những bài tập này đơn giản nhưng rất tác động, có thể được thực hiện khắp mọi nơi và bất cứ lúc nào. Hãy tiến hành một cách chậm rãi và từ từ, và chúng ta sẽ thấy mạnh mẽ hơn lên và đời sống chúng ta bắt đầu cải thiện.

Có một nhận thức sai lầm trong tâm thức công cộng quan tâm đến năng lực ý chí. Đấy là tư tưởng nhầm lẫn đến điều gì đấy căng thẳng và khó khăn, và người ta phải áp dụng và làm cho căng thẳng thân thể cùng tâm tư khi biểu lộ nó. Một nhận thức hoàn toàn sai lầm. Đây là một trong những lý do tại sao người ta tránh sử dụng nó, mặc dù người ta ý thức về những lợi ích của nó. Người ta nhận thức sự kiện rằng áp dụng năng lực ý chí trong đời sống và những mối quan hệ của họ sẽ hổ trợ họ vô cùng, và họ cần làm mạnh nó, tuy thế họ không làm gì về nó.
Năng lực ý chí sẽ mạnh mẽ hơn lên bằng việc kềm nén lại và không cho phép sự biểu lộ những tư tưởng, cảm xúc, hành động và phản ứng không quan trọng, không cần thiết, và không lành mạnh. Nếu điều tiết kiệm năng lượng này là không cho phép biểu lộ, nó được lưu trử trong thân tâm chúng ta như một bình điện, và nó trở nên sẳn sàng khi chúng ta cần đến. Bằng việc thực hành những bài tập thích hợp, chúng ta phát triển những năng lực của chúng ta bằng cách tương tựa như thế, như một người rèn luyện cơ bắp nhằm để tăng cường sức khỏe của họ.

Phát Triển Năng Lực Ý Chí Và Kỷ Luật Tự Giác

Một phương pháp hữu hiệu cho việc phát triển và cải thiện những khả năng này là tiến hành những tác động hay hành vi nào đấy, mà chúng ta tốt hơn là tránh qua việc lười biếng, chần chừ, yếu đuối, ngại ngùng, v.v… Bằng việc thực hiện những gì mà chúng ta không thích làm là quá lười để làm, chúng ta chiến thắng sự đối kháng tiềm thức của chúng ta, rèn luyện tâm thức chúng ta vâng lời chúng ta, làm mạnh năng lực nội tại và đạt đến sức mạnh nội tại. Cơ bắp mạnh mẽ hơn do việc nâng những quả tạ. Sức mạnh nội tại đạt được qua việc chiến thắng những đề kháng nội tại.

Hãy nhớ rằng, làm mạnh một trong những năng lực này, tự động sẽ làm mạnh những năng lực khác.

Đây là một số bài tập:

1.- Bạn đang ngồi trên xe buýt hay xe lửa, và một ông già hay bà lão, hay một người mang thai bước lên. Hãy đứng lên và nhường chỗ ngồi của bạn ngay cả bạn thích ngồi. Hãy làm điều này không chỉ vì lịch sự, những bởi vì bạn chúng ta đang làm điều gì đấy mà chúng ta không muốn làm. Trong cách này chúng ta đang chiến thắng sự đối kháng của thân thể, tâm thứccảm giác của chúng ta.

2.- Có những chén dĩa trong bồn cần rửa, và chúng ta dự định sẽ rửa sau này. Hãy ngồi dậy và rửa chúng ngay bây giờ. Đừng để sự lười biếng của chúng ta chiến thắng chúng ta. Khi chúng ta biết rằng trong cách này chúng ta đang phát triển năng lực ý chí của mình, và nếu chúng ta tin chắc tầm quan trọng của năng lực ý chí trong đời sống của chúng ta, sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta làm bất cứ việc gì chúng ta phải làm.

3.- Chúng ta về nhà mệt mỏi từ sở làm và ngồi trước truyền hình, bởi vì chúng ta cảm thấy lười biếng và mệt mỏi để đi và rửa. Đừng vâng lời sự thèm khát để chỉ ngồi, mà hãy bước đi và tắm.

4.- Chúng ta có thể biết thân thể chúng ta cần một loại luyện tập vật lý nào đấy, nhưng thay vì ngồi đấy và không làm gì hay xem truyền hình. Hãy đứng lên và bước đi, chạy hay làm một thực tập thân thể gì đấy.

5.- Quý vị có thích cà phê với đường chứ? Thế thì cả một tuần hãy quyết định uống nó mà không có đường? Nếu quý vị muốn uống bốn ly cà phê một ngày? Trong một tuần hãy uống ba ly thôi.

6.- Thỉnh thoảng, khi chúng ta muốn nói điều gì đấy không quan trọng, hãy quyết định đừng nói.

7.- Đừng đọc những gì không quan trọng tán gẫu trong báo chí, ngay cả nếu chúng ta muốn.

8.- Chúng ta có một thèm khát ăn món gì đấy không quá bổ dưỡng. Vì sự thực tập hãy từ chối sự thèm muốn ấy.

9.- Nếu chúng ta thấy mình suy nghĩ những điều không quan trọng, không cần thiết, những tư tưởng tiêu cực, hãy cố gắng để phát triển sự trống rỗng hấp dẫn trong chúng, bằng việc suy nghĩ về sự vô ích của chúng.

10.- Hãy chiến thắng sự lười biếng của chúng ta. Hãy thuyết phục mình về tầm quan trọng của những gì phải làm. Hãy động viên tâm thức mình rằng chúng ta đạt đến sức mạnh nội tại khi chúng ta hành động và làm việc thay gì lười nhát, miễn cưỡng hay sự đối kháng nội tại không có cảm giác.

Đừng bao giờ nói rằng chúng ta không thể thực hành những thực tập nêu trên, bởi vì chúng ta chắc chắn có thể làm được. Hãy quyết tâm cho dù nó là như thế nào. Hãy động viên chính mình bằng việc suy nghĩ về tầm quan trọng của việc thực hiện những bài tập, và năng lực cùng sức mạnh nội tại chúng ta sẽ đạt được.

Cố gắng làm áp dụng quá nhiều bài thực tập khi chúng ta còn trong giai đoạn khởi đầu, tâm thức sẽ trì trệ, hay ngừng lại trong sự thất vọng. Tốt hơn là bắt đầu với một ít bài tập trước tiên, và rồi dần dần gia tăng số lượng của chúng và tiến dần tới những bài tập khó hơn.

Hầu hết những bài tập này có thể được thực tập bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào, và chúng ta không cần hy sinh những thời gian đặc biệt cho chúng. Chúng sẽ được rèn luyện và phát triển sức mạnh nội tại, cho phép chúng ta sử dụng nó bất cứ khi nào chúng ta cần đến.

Nếu chúng ta tập tạ, chạy bộ hay nhảy aerobic, chúng ta làm mạnh cơ bắp, vì thế khi chúng ta cần di chuyển hay mang vác điều gì nặng, thí dụ thế, chúng tasức mạnh để làm điều này. Bằng việc học tiếng Pháp hằng ngày, chúng ta sẽ có thể nói tiếng Pháp khi chúng ta du lịch sang Pháp. Cũng giống như với năng lực ý chí và kỷ luật tự giác; bằng việc làm mạnh chúng, chúng sẽ trở nên sẳn sàng cho chúng ta sử dụng bất cứ khi nào chúng ta cần chúng.

Vì lợi ích của sự thực tập, chúng ta dừng lại việc làm điều gì đó mà chúng ta thường làm, và chiến thắng sự đối kháng nội tại liên quan đến nó, chúng ta có thể tiếp tục, nếu nó không tai hại. Thí dụ, nếu chúng ta thích uống nước cam, và vì tác động của việc thực tập chúng ta chuyển sang uống nước táo, sau khi thực hiện vài lần nào đấy và nó không làm nên bất cứ sự khác biệt nào đến chúng ta, chúng ta có thể lại uống nước cam, nếu chúng ta vẫn còn thích nó. Điểm ở đây là để phát triển sức mạnh nội tại, thì không làm cho đời sống khó khăn đối với chúng ta hay tiếp tục làm những việc mà chúng ta không thích làm.

Lợi Ích Của Việc Sở Hữu Năng Lực Ý Chí Và Kỷ Luật Tự Giác

Chúng ta cần những kỷ năng này để kiểm soát tư tưởng của chúng ta, cải thiện sự tập trung của chúng ta, và để trở thành chủ nhân ông của tâm thức chính mình. Kỷ năng này càng mạnh, sức mạnh nội tại mà chúng ta sở hữu cũng càng mạnh.

Là chủ nhân ông của tâm thức chính mình, chúng ta thụ hưởng hòa bình và hạnh phúc nội tại. Những sự kiện ngoại tại không thể làm xao lãng chúng ta, và những hoàn cảnh không có năng lực để lấn áp sự hòa bình của tâm thức chúng ta. Điều này nghe có vẻ không quá thật đối với chúng ta, nhưng kinh nghiệm sẽ chứng tỏ với chúng ta rằng tất cả những điều trên là sự thật.
Những kỷ năng này rất quan trọng cho việc đạt đến thành công, chúng cho chúng ta kiểm soát hơn đối với đời sống chúng ta, giúp chúng ta thay đổi và cải thiện những thói quen, và là căn bản cho việc tự trau dồi, lớn mạnh tâm linhthiền quán.

Thực hành những bài tập được trình bày ở đây một cách chân thànhkiên nhẫn, đời sống chúng ta sẽ bắt đầu thay đổi.

Will Power and Self-Discipline
Tác giả: Remez Sasson
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 16/12/2010
http://www.successconsciousness.com/index_000006.htm




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :