Dính Mắc

17/10/201012:00 SA(Xem: 39428)
Dính Mắc
DÍNH MẮC - ATTACHMENT
by Ajahn Brahmavamso
Nguồn: http://www.what-buddha-taught.net
Nguyễn Văn Hòa chuyển ngữ

NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMASAMBUDDHASSA

Có lẽ từ ngữ bị hiểu lầm nhiều nhất trong giới Phật tử Tây phương đó là chữ "Attachment" và được dịch là "dính mắc." Có rất nhiều người đã mang ý nghỉ trong đầu rằng họ không nên dính mắc vào bất cứ điều gì. Vì vậy có rất nhiều chuyện đáng cười như là người ta hỏi tại sao trong nhà của Phật tử lại có bụi bẩn ở các góc nhà- Là bởi vì người ta không cho phép dính mắc ngay cả máy hút bụi của họ cũng không bị dính mắc. Một số Phật tử hiểu lầm bình phẩm những người sống một đời sống đạo đức là đã dính mắc vào những giới luật của họ và do vậy họ ca ngợi hành động buông thả như một dấu hiệu của trí tuệ sâu sắc. Những người khác trong giới Phật giáo truyền thống đã tạo ra nỗi sợ hãi của thiền định sâu sắc bởi một ý nghĩ không chính xác nói rằng bạn sẽ chỉ biết bám víu vào các tầng thiền (Jhanas). Tất cả đều đi quá xa. Có lẽ điểm cao của thông tin sai lạc quá đáng đã được ông Rajneesh tuyên bố "Tôi rất vô tư, tôi không còn dính mắc vào cả cái vô tư của tôi" và viện vào đó mà chối bỏ tất cả những điều thái quá của ông ta.

Trong Phạn ngữ chữ UPADANA có nghĩa là "THỦ". Nó thường được sử dụng cho thấy là một "nhiên liệu", mà duy trì một quá trình, như một ngọn đèn dầu trong khi các nhiên liệu / upadana cho ngọn lửa. Nó có liên quan đến tham ái (tanha). Ví dụ, sự thèm muốn cho sự có ly cà phê ngon, Upadana (thủ) là muốn cầm ly cà phê. Ngay cả lúc bạn nghĩ rằng bạn có thể dễ dàng đặt tách cà phê xuống, mặc dù bàn tay của bạn không dính chặt vào cái tách cafe, nó vẫn là Upadana (thủ). Bạn đã cầm tách cà phê lên. Bạn đã chấp thủ.

Thật may mắn, không phải tất cả Upadana đều sai trái trong Phật giáo. Đức Phật chỉ quy định bốn nhóm Upadana: “tiếp nhận” năm giác quan, “tiếp nhận” tà niệm, “tiếp nhận” ý tưởng rằng giải thoát có thể thực hiện được đơn giản xuyên qua nghi thức tế lễ và cầu khẩn, và “tiếp nhận” quan điểm của tự ngã. Có rất nhiều điều khác mà mình có thể 'tiếp nhận' hoặc nắm giữ, những điểm chính là chỉ có bốn nhóm này đưa đến tái sanh, chỉ có bốn nhóm này là nhiên liệu cho sự hiện diện trong tương lai và là nhiên liệu cho sự đau khổ nhiều hơn nữa, chỉ có bốn nhóm này là cần phải tránh.

Vì vậy trong việc tu tập lòng từ bi, lấy sự hành trì của năm giới hoặc những giới cao hơn của tăng ni, và lấy sự hành trì về thiền định - đây không phải là không đúng với Phật giáo và thật là tiểu xảo để ngăn chặn việc hành trì này bằng cách gọi đó là"tham luyến hay là chấp thủ." Trên thực tế, giữ năm giới là, buông bỏ sự ham muốn thế tục như tham sân si. Hành trì lòng từ bi là sự buông bỏ tánh tự ngã và thực hành thiền địnhbuông bỏ quá khứ, tương lai, suy tư và những phiền não khác. Thành quả của thiền không có gì hơn là cho buông bỏ cảnh giới của năm giác quan để tiến vào cảnh giới của tâm. Niết bàncảnh giới của một lần buông bỏ tất cả sự hận thù, tham lamsi mê, buông bỏ cả những hạt giống của tái sinh. Nhập Niết Bàn là sự buông bỏ cuối cùng của thân và tâm (Ngũ uẩn). Thật là sai lầm khi cho rằng bất kỳ các giai đoạn buông xả nào cũng đều giống như sự chấp thủ.

Đường đạo cũng giống như một chiếc thang. Người ta bước lên bậc thang phía trên và nhắc chân ra khỏi bậc thang bên dưới để bước lên trên cao. Ngay sau đó, bậc thang vừa bước lên là một bậc thang mà bây giờ người ta đang đứng trên đó. Bây giờ là lúc phải rời khỏi bậc thang đó khi người ta bước lên một bậc thang cao hơn để nâng cao mình lên hơn nữa. Nếu một người không bao giờ hiểu thấu bất cứ điều gì, người đó sẽ giữ mãi trong tinh thần ngu ngốc.

Đối với những người không có trí tuệ, buông xã thường có thể xuất hiện dưới dạng chấp thủ. Ví dụ một con chim trên cành cây vào buổi tối có vẽ như đang bám chặt vào cành cây, nhưng thực sự nó đã buông xã và say trong giấc ngủ. Khi con chim buông xả và các bắp thịt xung quanh móng vuốt của nó bắt đầu thư giãn, những móng vuốt này bám sát vào nhánh cây. Càng thư giãn, các móng vuốt càng thắt chặt. Đó là lý do tại sao bạn không bao giờ nhìn thấy một con chim rơi xuống khỏi cành cây ngay cả khi chúng đang ngủ. Nó có thể trông giống như đang bám chặt, nhưng trên thực tế là nó buông thả. Sự buông thả thường dẫn đến sự yên tĩnh, không rời khỏi vị trí bạn đang có, đó là lý do tại sao đôi khi bị nhầm lẫn với dính mắc..

Vì vậy, không nên mất lòng tin với những Phật tử có ý tốt nhưng thông tin sai lạc nên đã hoàn toàn hiểu lầm về Upadana và sự chấp thủ. Chấp thủ đối tượng thiền định của bạn và con đường dẫn đến Niết Bàn mà không sợ phạm giới. Và cũng đừng quên mua các phụ kiện cho máy hút bụi của bạn!!

~~O~~

Với phước báu mà con tạo nên hôm nay xin hồi hướng đến hương linh của mẹ là Thái Huê, cầu mong bà được thượng hưởng phước lành và chóng viên thành đạo quả.

Phật tử Thiện Pháp Nguyễn Văn Hòa và Minh Hạnh


Dính Mắc - Attachment
Ajahn Brahmavamso
Nguyễn Văn Hòa chuyển ngữ
Source-Nguồn: budsas.org, thuvienhoasen.org

 

__________________


Dính Mắc

 

NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMASAMBUDDHASSA

 

Có lẽ từ ngữ bị hiểu lầm nhiều nhất trong giới Phật tử Tây phương đó là chữ "Attachment" và được dịch là "dính mắc." Có rất nhiều người đã mang ý nghỉ trong đầu rằng họ không nên dính mắc vào bất cứ điều gì. Vì vậy có rất nhiều chuyện đáng cười như là người ta hỏi tại sao trong nhà của Phật tử lại có bụi bẩn ở các góc nhà - Là bởi vì người ta không cho phép dính mắc ngay cả máy hút bụi của họ cũng không bị dính mắc. Một số Phật tử hiểu lầm bình phẩm những người sống một đời sống đạo đức là đã dính mắc vào những giới luật của họ và do vậy họ ca ngợi hành động buông thả như một dấu hiệu của trí tuệ sâu sắc. Những người khác trong giới Phật giáo truyền thống đã tạo ra nỗi sợ hãi của thiền định sâu sắc bởi một ý nghĩ không chính xác nói rằng bạn sẽ chỉ biết bám víu vào các tầng thiền (Jhanas). Tất cả đều đi quá xa. Có lẽ điểm cao của thông tin sai lạc quá đáng đã được ông Rajneesh tuyên bố "Tôi rất vô tư, tôi không còn dính mắc vào cả cái vô tư của tôi" và viện vào đó mà chối bỏ tất cả những điều thái quá của ông ta.

 

Trong Phạn ngữ chữ UPADANA có nghĩa là "THỦ". Nó thường được sử dụng cho thấy là một "nhiên liệu", mà duy trì một quá trình, như một ngọn đèn dầu trong khi các nhiên liệu / upadana cho ngọn lửa. Nó có liên quan đến tham ái (tanha). Ví dụ, sự thèm muốn cho sự có ly cà phê ngon, Upadana (thủ) là muốn cầm ly cà phê. Ngay cả lúc bạn nghĩ rằng bạn có thể dễ dàng đặt tách cà phê xuống, mặc dù bàn tay của bạn không dính chặt vào cái tách cafe, nó vẫn là Upadana (thủ). Bạn đã cầm tách cà phê lên. Bạn đã chấp thủ.

 

Thật may mắn, không phải tất cả Upadana đều sai trái trong Phật giáoĐức Phật chỉ quy định bốn nhóm Upadana: “tiếp nhận” năm giác quan, “tiếp nhận” tà niệm, “tiếp nhận” ý tưởng rằng giải thoát có thể thực hiện được đơn giản xuyên qua nghi thức tế lễ và cầu khẩn, và “tiếp nhận” quan điểm của tự ngã. Có rất nhiều điều khác mà mình có thể 'tiếp nhận' hoặc nắm giữ, những điểm chính là chỉ có bốn nhóm này đưa đến tái sanh, chỉ có bốn nhóm này là nhiên liệu cho sự hiện diện trong tương lai và là nhiên liệu cho sự đau khổ nhiều hơn nữa, chỉ có bốn nhóm này là cần phải tránh.

 

Vì vậy trong việc tu tập lòng từ bi, lấy sự hành trì của năm giới hoặc những giới cao hơn của tăng ni, và lấy sự hành trì về thiền định - đây không phải là không đúng với Phật giáo và thật là tiểu xảo để ngăn chặn việc hành trì này bằng cách gọi đó là"tham luyến hay là chấp thủ." Trên thực tế, giữ năm giới là, buông bỏ sự ham muốn thế tục như tham sân siHành trì lòng từ bi là sự buông bỏ tánh tự ngã và thực hành thiền định là buông bỏ quá khứ, tương lai, suy tư và những phiền não khác. Thành quả của thiền không có gì hơn là cho buông bỏ cảnh giới của năm giác quan để tiến vào cảnh giới của tâm. Niết bàn là cảnh giới của một lần buông bỏ tất cả sự hận thùtham lam và si mêbuông bỏ cả những hạt giống của tái sinhNhập Niết Bàn là sự buông bỏ cuối cùng của thân và tâm (Ngũ uẩn). Thật là sai lầm khi cho rằng bất kỳ các giai đoạn buông xả nào cũng đều giống như sự chấp thủ.

 

Đường đạo cũng giống như một chiếc thang. Người ta bước lên bậc thang phía trên và nhắc chân ra khỏi bậc thang bên dưới để bước lên trên cao. Ngay sau đó, bậc thang vừa bước lên là một bậc thang mà bây giờ người ta đang đứng trên đó. Bây giờ là lúc phải rời khỏi bậc thang đó khi người ta bước lên một bậc thang cao hơn để nâng cao mình lên hơn nữa. Nếu một người không bao giờ hiểu thấu bất cứ điều gì, người đó sẽ giữ mãi trong tinh thần ngu ngốc.

 

Đối với những người không có trí tuệ, buông xã thường có thể xuất hiện dưới dạng chấp thủ. Ví dụ một con chim trên cành cây vào buổi tối có vẽ như đang bám chặt vào cành cây, nhưng thực sự nó đã buông xã và say trong giấc ngủ. Khi con chim buông xả và các bắp thịt xung quanh móng vuốt của nó bắt đầu thư giãn, những móng vuốt này bám sát vào nhánh cây. Càng thư giãn, các móng vuốt càng thắt chặt. Đó là lý do tại sao bạn không bao giờ nhìn thấy một con chim rơi xuống khỏi cành cây ngay cả khi chúng đang ngủ. Nó có thể trông giống như đang bám chặt, nhưng trên thực tế là nó buông thả. Sự buông thả thường dẫn đến sự yên tĩnh, không rời khỏi vị trí bạn đang có, đó là lý do tại sao đôi khi bị nhầm lẫn với dính mắc..

 

Vì vậy, không nên mất lòng tin với những Phật tử có ý tốt nhưng thông tin sai lạc nên đã hoàn toàn hiểu lầm về Upadana và sự chấp thủChấp thủ đối tượng thiền định của bạn và con đường dẫn đến Niết Bàn mà không sợ phạm giới. Và cũng đừng quên mua các phụ kiện cho máy hút bụi của bạn!!

_________

 

Với phước báu mà con tạo nên hôm nay xin hồi hướng đến hương linh của mẹ là Thái Huê, cầu mong bà được thượng hưởng phước lành và chóng viên thành đạo quả.

 

Phật tử Thiện Pháp Nguyễn Văn Hòa và Minh Hạnh

Attachment 

 

NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMASAMBUDDHASSA

 

Probably the most misunderstood term in Western Buddhist circles is that usually translated as 'attachment'. Too many have got it into their head that they shouldn't be attached to anything. Thus jokes abound such as the one on why the houses of Buddhists have dirt in the corners – because they don't allow even their vacuum cleaner any attachments. Some misguided pseudo-Buddhists criticise those living a moral life as being attached to their precepts and thus praise immoral action as a sign of deep wisdom. Bah! Others in traditional Buddhist circles create fear of deep meditation by incorrectly stating that you will only get attached to the Jhanas. It all goes too far. Perhaps the pinnacle of mischievous misinformation was said by Rajneesh who claimed "I am so detached, I am not even attached to detachment" and thus conveniently excused all his excesses.

 

The Pali work in question is UPADANA, literally meaning 'a taking up'. It is commonly used indicating a 'fuel', which sustains a process, such as the oil in a lamp being the fuel/upadana for the flame. It is related to craving (TANHA). For example, craving is reaching out for the delicious cup of coffee, Upadana is picking it up. Even though you think that you can easily put the cup of coffee down again, though your hand is not superglued to the cup, it is still Upadana. You have picked it up. You have grasped.

 

Fortunately not all Upadana is un-Buddhist. The Lord Buddha only specified four groups of Upadana: 'taking up' the five senses, 'taking up' wrong views, 'taking up' the idea that liberation may be attained simply through rites and initiations, and 'taking up' the view of a self. There are many other things that one may 'take up' or grasp, but the point is that only these four groups lead to rebirth, only these four are fuel for future existence and further suffering, only these four are to be avoided.

 

Thus taking up the practice of compassion, taking up the practice of the Five Precepts or the greater precepts of a monk or nun, and taking up the practice of meditation – these are not un-Buddhist and it is mischievous to discourage them by calling them 'attachments'. Keeping the Five Precepts is, in fact, a letting go of coarse desires like lust, greed and violence. Practising compassion is a letting go of self-centredness and practising meditation is letting go of past, future, thinking and much else. The achievement of Jhana is no more than the letting go of the world of the five senses to gain access to the mind. Nibbana is the letting go once and for all of greed, hatred and delusion, the seeds of rebirth. Parinibbana is the final letting go of body and mind (the Five Khandhas). It is wrong to suggest that any of these stages of letting go are the same as attachment.

 

The path is like a ladder. One grasps the rung above and lets go of the rung below to pull oneself up. Soon, the rung just grasped is the rung one is now standing on. Now is the time to let go of that rung as one grasps an even higher rung to raise oneself further. If one never grasped anything, one would remain spiritually stupid.

 

To those without wisdom, letting go may often appear as attachment. For example a bird on the branch of a tree at night appears to be attaching firmly to the branch, but it has actually let go and is fully asleep. When a bird lets go and the muscles around its claws begin to relax they close on the branch. The more it relaxes, the more the claws tighten. That's why you never see a bird fall off a perch even when they are asleep. It may look like attachment but, in fact, it is letting go. Letting go often leads to stillness, not moving from where you are, which is why it is sometimes mistaken as attachment.

 

So don't be put off by well-meaning but misinformed L-plate Buddhists who have completely misunderstood Upadana and attachment. Attach without fear to your precepts, your meditation object and to the path for it will lead to Nibbana. And don't forget to purchase the attachments for your vacuum cleaner too!

 

Ajahn Brahm

Buddhist Society of Western Australia

Newsletter, December 1999


__________________

Xem thêm:
https://thuvienhoasen.org/a25952/doi-thoai-phap







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 80853)
17/08/2010(Xem: 121621)
16/10/2012(Xem: 68288)
23/10/2011(Xem: 70035)
01/08/2011(Xem: 498832)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :