Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ

01/11/201312:00 SA(Xem: 23783)
Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
Tác giả: MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH

spg-ad

Khái quát, hiện nay, trên thế giới cùng tồn tại và phát triển hai dòng Phật học chính là Phật giáo Nam tôngPhật giáo Bắc tông.

Phật giáo Nam tông được hình thành từ kinh điển Pāḷi văn, đi xuống miền Nam Ấn Độ, sang các nước Srilaṅca, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thailand, Campuchia, Laos. Truyền thừa này được gọi là Theravāda (Thượng tọa bộ) hay Phật giáo Nguyên thủy.

Phật giáo Bắc Tông được khai sinh từ kinh điển ngữ hệ Sanskrit, đi qua các nước Tiểu Á, Trung Á; vượt Hy Mã Lạp sơn qua nhiều nước ở Tây Vực, đến Đôn Hoàng, sau đó tản mác sang Tây Tạng, Mãn Châu, Mông Cổ, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên. Truyền thừa này được gọi là Mahāsaṅghika (Đại chúng bộ) – sau biến thành Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna).

Từ hai nhánh ban đầu ấy, nó không hợp lưu mà phân lưu; phân lưu để rồi nhanh chóng chảy ra mọi miền đất, mọi ngõ ngách tâm hồn, tâm thức các tộc người trên khắp thế giới. Phật giáo đi đến đâu cũng với đôi cánh chim bồ câu trắng, bên sau không giấu kín gươm đao lẫn những ước vọng thế tục, thế quyền. Chỉ với những gót chân lấm bụi và những trang kinh thắp lửa trong đầu; chẳng có hành trạng, tư lương gì; Phật giáo không chỉ mọc chùa tháp, tu viện, Phật học viện, tự viện, tịnh xá, đi vào các trường đại học, nơi các đô thị tiện nghi vật chất xa hoa – mà còn nẩy mầm tươi tốt ở núi cao, rừng sâu và cả miền duyên hải, thị trấn, hải đảo xa xôi của các nước Anh, Đức, Pháp, Canada, Australia… nữa.

Điều quan trọng hơn là Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trong mọi sinh hoạt tư tưởng, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, xã hội, chính trị, khoa học… của nhân loại. Đã thổi một luồng sinh khí mới mẻ, mát mẻ và trong lành cho những miền đất tâm linh khô cỗi, mà, các giá trị nhân văn, đạo đứclẽ phải đã đến hồi báo động. Sở dĩ được như vậy là vì Phật giáo với thông điệp thiêng liêng, đi đến đâu là mang theo “hiểu biết” (trí tuệ) và “tình thương” (từ bi) để thắp sáng vô minhxoa dịu nỗi đau cho trần thế.

Trong bước đi lịch sử của mình, trải qua gần ba thiên niên kỷ, Phật giáo để lại vô vàn dấu ấn, di chỉ tuyệt vời. Với một nền tảng triết học thâm uyên, quán thôngvững chắc; với một cái nhìn minh triết, thấu thị vào các định luật biến thiên, dịch hóa của trời đất; với một nhân sinh quan bao dungcảm thông chan chứa; với một cái tâm mỹ học rạng ngời – nền tảng của các loại hình nghệ thuật như văn chương, thơ ca, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc kỳ tuyệt, phong phú và đa dạng – Phật giáo đã dần dần chinh phục mọi miền đất, mọi tín ngưỡng khó tính, mọi tâm hồn cô lập; xóa nhòa mọi phân cách về địa dư, khí hậu, chủng tộc, văn hóa và cả những đối lập chính trị nữa....

(Huyền Không Sơn Thượng)

Bài / sách đọc thêm:
Ấn Độ Phật Giáo Sử Luận (Viên Trí)
Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ (Thích Thánh Nghiêm)
Văn Minh Ấn Độ (Nguyễn Hiến Lê)
Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ (Thích Thanh Kiểm)
Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới (Thiện Minh dịch)
Lược Sử Phật Giáo (Edward Conze Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải)
Lược Sử Phật Giáo - Võ Quang Nhân (Làng Đậu)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt trọn bộ (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
Lịch sử Phật giáo Ấn Độ (Hirakawa Akira - Thích Đồng Tâm dịch)
2500 Năm Phật Giáo (P.V. Bapat)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 32422)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.