Tĩnh Tọa – 20 tới 30 phút
Kinh Hành Im Lặng – một vòng
Kệ Mở Kinh
Nam mô đức Bổn SưBụt Thích Ca Mâu Ni (ba lần) (C)
Pháp Bụt cao siêu mầu nhiệm
Cơ duyên may được thọ trì
Xin nguyện đi vào biển tuệ
Tinh thông giáo nghĩa huyền vi.(C)
Trì Tụng
Hướng về Bụt và Thánh Chúng trên hội Trúc Lâm(3 lần) (C)
Kinh Tuổi Trẻ Và Hạnh Phúc (C)
Đây là những điều tôi được nghe vào một thời mà Bụt đang cư trú ở tu viện Trúc Lâm Ca Lan Đà tại kinh thành Vương Xá. Một sớm mai nọ, có vị khất sĩ ra sông, cởi y áo để trên bờ rồi xuống nước tắm gội. Tắm xong vị ấy lên bờ, đợi cho khô mình mẩy rồi mặc áo vào. Bấy giờ có một vị thiên nữ xuất hiện, hào quang từ thân hình phát ra sáng chói, soi rõ cả bờ sông. Thiên nữ nói với vị khất sĩ: "Thầy là một người mới xuất gia. Tóc còn xanh, tuổi còn trẻ, giờ này đáng lý thầy phải xông ướp hương thơm, trang điểm châu báu, đeo tràng hoa thơm mà hưởng thụ năm thứ vui thú. Trong khi đó thì thầy lại bỏ những người thương, quay lưng lại với cuộc đời thế tục, chịu đựng sự biệt ly, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca sa, tin tưởng vào con đường xuất gia học đạo. Tại sao lại bỏ cái lạc thú hiện tại mà đi tìm cái lạc thú phi thời như thế?"
Vị khất sĩ đáp:
"Tôi đâu có bỏ cái lạc thú hiện tại mà đi tìm cái lạc thú phi thời? Chính tôi đã bỏ cái lạc thú phi thời để tìm tới cái lạc thú chân thực trong hiện tại đấy chứ."
Vị thiên nữ hỏi:
"Thế nào là bỏ cái lạc thú phi thời để tìm tới cái lạc thú chân thực trong hiện tại?"
Vị khất sĩ đáp:
"Đức Thế Tôn có dạy: Trong cái vui phi thời của ái dục, vị ngọt rất ít mà chất cay đắng rất nhiều, cái hưởng thụ rất bé mà tai họa rất lớn. Tôi giờ này đang an trú trong hiện pháp, lìa bỏ được những ngọn lửa phiền não đốt cháy. Hiện pháp này vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, tự mình thông đạt, tự mình có thể giác tri. Này thiên nữ, đó gọi là bỏ cái lạc thú phi thời để đạt tới cái lạc thú chân thực trong hiện tại." (C)
Vị thiên nữ lại hỏi vị khất sĩ: "Tại sao Đức Thế Tôn lại nói trong cái vui phi thời của ái dục, vị ngọt rất ít mà chất cay đắng rất nhiều, cái hưởng thụ rất bé mà tai họa rất lớn? Tại sao Đức Thế Tôn lại nói an trú trong hiện pháp là lìa bỏ được những ngọn lửa phiền não đốt cháy, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, tự mình thông đạt, tự mình có thể giác tri?"
Vị khất sĩ trả lời:
"Tôi mới xuất gia được có mấy năm, không đủ sức giảng bày rộng rãi những giáo pháp và luật nghi mà Đức Như Lai tuyên thuyết. Hiện Đức Thế Tôn đang cư ngụ gần đây, nơi rừng tre Ca Lan Đà, thiên nữ có thể tới với Người để trình bày những nghi vấn của thiên nữ. Đức Như Lai sẽ dạy cho thiên nữ chánh pháp để tùy nghi thọ trì."
Vị thiên nữ nói:
"Thưa khất sĩ, Đức Như Lai đang được các vị thiên giả có nhiều uy lực túc trực bao quanh, tôi không dễ gì có cơ hội để tới gần Người mà hỏi Đạo. Nếu thầy có thể đến Đức Thế Tôn để thỉnh vấn trước giùm tôi thì tôi sẽ xin đi theo thầy."
Vị khất sĩ nói: "Tôi sẽ đi giúp thiên nữ."
Vị thiên nữ: "Thưa tôn giả, vâng, tôi sẽ đi theo tôn giả." (C)
Lúc ấy vị khất sĩ kia đi đến nơi Bụt ở, cúi đầu làm lễ dưới chân Người, lui ra đứng một bên, và đem câu chuyện đã nói với vị thiên nữ thuật lên cho Bụt nghe. Rồi thầy tiếp: "Bạch Đức Thế Tôn, nếu vị thiên nữ kia có tâm thành khẩn thì giờ này vị ấy đã có mặt ở đây rồi, còn nếu không thì có lẽ vị ấy đã không tới." Lúc bấy giờ có tiếng vị thiên nữ từ xa nói lại: "Thưa tôn giả, tôi đang có mặt đây, tôi đang có mặt đây." Và thiên nữ tới gần.
Đức Thế Tôn liền nói cho thiên nữ nghe bài kệ sau đây:
"Không thấy rõ ái dục
Mới vướng vào ái dục
Ảo tưởng về ái dục
Đưa người về nẻo chết." (C)
Rồi Bụt hỏi vị thiên nữ:
"Con có hiểu bài kệ ấy không? Nếu chưa hiểu thì cứ nói."
Vị thiên nữ bạch Bụt: "Con thật tình chưa hiểu, bạch Đức Thế Tôn. Con thật tình chưa hiểu, bạch Đức Thiện Thệ."
Bụt lại đọc cho vị thiên nữ nghe một bài kệ khác:
"Thấy chân tướng ái dục
Tâm ái dục không sanh
Tâm ái dục không sanh
Ai cám dỗ được mình." (C)
Rồi Bụt hỏi vị thiên nữ:
"Còn bài kệ này, con có hiểu không? Nếu không hiểu thì con cứ nói."
Vị thiên nữ bạch Bụt: "Con cũng chưa hiểu, bạch Đức Thế Tôn. Con cũng chưa hiểu, bạch Đức Thiện Thệ."
Bụt lại đọc cho vị thiên nữ nghe một bài kệ khác:
"Mặc cảm hơn, kém, bằng
Tạo ra nhiều rối rắm
Ba mạn đã vượt rồi
Tâm không còn khuynh động." (C)
Đọc xong, Bụt lại hỏi vị thiên nữ:
"Bây giờ con đã hiểu bài kệ ấy chưa? Nếu không hiểu thì con cứ nói."
Vị thiên nữ bạch Bụt: "Con vẫn chưa hiểu, bạch Đức Thế Tôn. Con vẫn chưa hiểu, bạch Đức Thiện Thệ."
Bụt lại đọc cho vị thiên nữ nghe một bài kệ khác nữa:
"Trừ dục, vượt ba mạn
Tâm lặng, hết mong cầu
Mọi đau phiền cởi bỏ
Đời này và đời sau." (C)
Rồi Bụt hỏi vị thiên nữ: "Lần này con có hiểu được ý nghĩa bài kệ không? Nếu không, thì con vẫn có thể hỏi thêm."
Vị thiên nữ bạch Bụt: "Con đã hiểu, bạch Đức Thế Tôn. Con đã hiểu, bạch Đức Thiện Thệ."
Kinh này Bụt đã nói xong. Nghe Bụt dạy, vị thiên nữ vui mừng vâng theo, biến đi và không ai còn trông thấy tăm dạng cô đâu nữa. (CC)
Kinh Hải Đảo Tự Thân (C)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt đang ở trong khu vườn xoài có nhiều bóng mát bên bờ sông Bạt Đà La ở nước Ma Kiệt Đà. Hồi đó hai vị tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên vừa nhập diệt không lâu. Hôm ấy là ngày rằm, có lễ bố tát tụng giới. Bụt trải tọa cụ, ngồi trước đại chúng. Sau khi đưa mắt quan sát, người cất tiếng:
"Nhìn
đại chúng hôm nay tôi thấy một khoảng trống lớn. Đó là
tại vì hai thầy
Xá Lợi Phất và
Mục Kiền Liên đã
nhập Niết Bàn. Trong
giáo đoàn thanh văn của
chúng ta, hai vị
Xá Lợi Phất và
Mục Kiền Liên là những người có
tài năng đầy đủ nhất về các
phương diện thuyết pháp, khuyên bảo, dạy dỗ và biện thuyết. Này quý vị, trên đời có hai thứ
tài sản mà người ta thường ưa tìm cầu, đó là tiền tài và
pháp tài. Tiền tài là thứ người ta
chạy theo người đời để tìm cầu.
Pháp tài là thứ người ta có thể đi tìm cầu từ hai thầy
Xá Lợi Phất và
Mục Kiền Liên.
Như Lai là người không còn tìm cầu
gì nữa, dù là tiền tài hay
pháp tài. Các vị đừng có vì
sự kiện hai thầy
Xá Lợi Phất và
Mục Kiền Liên nhập diệt rồi mà
ưu sầu và
khổ não. Một cây
đại thụ thì có đủ rễ, thân, lá, cành, hoa và quả, sum suê và tươi tốt, nhưng ta biết những nhánh lớn sẽ bị tàn lụi và
gãy đổ trước những nhánh nhỏ. Cũng như trên
dãy núi châu báu kia, đỉnh cao nhất lại là đỉnh sẽ sụp đổ trước. Trong đoàn
thể đại chúng
tu học của
Như Lai,
Xá Lợi Phất và
Mục Kiền Liên là hai vị
học giả lớn,
vì vậy nếu hai vị có
nhập Niết Bàn trước, đó cũng là chuyện đương nhiên. Cho nên tôi mới khuyên quý vị là chớ nên sanh tâm
ưu sầu và
khổ não. Tất cả các
hiện tượng nào có
sanh khởi, có
tồn tại, có
tác dụng trên các
hiện tượng khác, nói khác hơn là tất cả các
pháp hữu vi, đều phải theo luật
vô thường để đi đến
hoại diệt. Muốn cho chúng còn mãi còn hoài mà không
hoại diệt, đó là một chuyện không thể xảy ra. Tôi đã từng nhắc nhở quý vị nhiều lần rằng tất cả những gì ta trân quý hôm nay ngày mai thế nào ta cũng phải
buông bỏ và
xa lìa. Chính tôi chẳng bao lâu nữa cũng sẽ ra đi.
Vì vậy quý vị phải
thực tập làm
hải đảo tự thân, biết nương tựa nơi chính mình mà đừng nương tựa vào một kẻ nào khác, phải
thực tập nương tựa vào
hải đảo chánh pháp, biết nương tựa nơi
chánh pháp chứ đừng nương tựa vào một
hải đảo nào khác hay một ai khác. Điều này có nghĩa là
thực tập an trú trong phép
quán niệm nội thân trong nội thân,
sử dụng các bài tập một cách
chuyên cần để
nuôi dưỡng chánh trí và
chánh niệm, để
điều phục và
chuyển hóa những
đam mê và âu lo trên đời, và cũng có nghĩa là
thực tập an trú trong phép
quán niệm ngoại thân trong
ngoại thân,
sử dụng các bài tập một cách
chuyên cần để
nuôi dưỡng chánh trí và
chánh niệm, để
điều phục và
chuyển hóa những
đam mê và âu lo trên đời. Đó gọi là phép
quay về nương tựa
hải đảo tự thân để nương tựa nơi
hải đảo tự thân,
quay về nương tựa nơi
hải đảo chánh pháp để nương tựa nơi
hải đảo chánh pháp mà không nương tựa vào một
hải đảo nào khác hay nơi một vật nào khác."
Nghe Bụt dạy kinh này, các vị
khất sĩ đều
vui mừng làm theo. (CC)
Chuyển NiệmChúng con
hiện tiền tâm thanh tịnhThiền tọa kinh hành và
tụng kinhXin nguyện
Tam Bảo và
Long ThiênYểm trợ đạo tràng cùng
bốn chúngTám nạn ba đường đều
thoát khỏiBốn ân
ba cõi thấm
hồng ânThế giới khắp nơi không chiến tranh
Gió hòa mưa thuận dân
an lạcĐại chúng chuyên tu càng
tinh tấnMười địa
đi lên không khó khăn
Tăng thân
an lạc sống tươi vui
Mọi giới
quy y thêm
phước tuệ. (C)
Trí Bụt
sáng ngời như trăng tỏ
Thân Bụt
thanh tịnh như
lưu lyBụt ở
thế gian thường
cứu khổTâm Bụt không đâu không
từ bi.
Nam mô Bụt
Thích Ca Mâu Ni (3lần) (C)
(Vừa niệm Bụt vừa đi nhiễu)
Đảnh LễNhất tâm kính lễ đức Bụt
Thích Ca Mâu Ni (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bụt
Di Lặc (C)
Nhất tâm kính lễ đức
Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (C)
Nhất tâm kính lễ đức
Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền (C)
Nhất tâm kính lễ đức
Bồ Tát Thường Bất Khinh (C)
Nhất tâm kính lễ liệt vị tổ sư qua các
thời đại từ
Tây Trúc cho đến Việt Nam (CC)
Tưới Tẩm Hạt Giống TốtCon có cha, có mẹ
Cha mẹ có trong con
Nhìn mẹ cha, con thấy
Có con trong
cha mẹ.
Con có Bụt, có Tổ
Bụt, Tổ có trong con
Nhìn Bụt Tổ, con thấy
Có con trong Bụt, Tổ. (C)
Con là sự
tiếp nốiCủa
cha mẹ tổ tiênCon xin nguyền
gìn giữVà
tiếp tục nuôi dưỡngNhững
hạt giống an lànhTài năng và
hạnh phúcMà con đã
tiếp nhậnTừ
cha mẹ tổ tiênCon cũng xin
nhận diện Những
hạt giống tiêu cựcSợ hãi và khổ đau
Để
dần dần chuyển hóa. (C)
Con là sự
tiếp nốiCủa Bụt và
Tổ SưNhững
hạt giống Từ BiHiểu Biết và
Thảnh ThơiĐã trao truyền cho con
Con xin nguyện
gìn giữTưới tẩm và nuôi lớn.
Con xin nguyền
tiếp nốiSự nghiệp Bụt và Tổ
Và
cố công thực hiệnNhững gì Bụt và Tổ
Đang
trông đợi nơi con. (C)
Trong cuộc sống hàng ngày
Con xin nguyền
gieo rắcHạt giống của
từ biTrong chính
bản thân con
Và trong lòng kẻ khác
Con nguyện không tưới tẩm
Những
hạt giống thèm khátBạo động và
hận thùNơi con và nơi người.
Con biết nếu
thực tậpĐúng theo
pháp môn này
Trong vòng bảy hôm thôi
Là con đã có thể
Thay đổi được
tình trạngTái lập được
truyền thôngLàm nở được nụ cười
Chuyển hóa được niềm đau
Làm lớn lên
hạnh phúc. (C)
Con xin
đức Thế TônChứng minh cho lòng con
Hợp nhất cả
thân tâmCon cúi đầu kính lạy. (CC)
Nhận Diện Và Quán Chiếu Hạt Giống Sợ Hãi(Vị
duy na đọc,
mọi người quán chiếu)
Tôi thế nào cũng phải
già nua, tôi không thể nào tránh thoát được sự
già nua. (C)
Tôi thế nào cũng phải bệnh, tôi không thể nào tránh thoát được cái bệnh. (C)
Tôi thế nào cũng phải chết, tôi không thể nào tránh thoát được cái chết. (C)
Tất cả những người tôi
thương yêu và tất cả những gì tôi trân quý hôm nay, một mai này tôi đều phải
xa lìa và
buông bỏ; tôi không thể nào tránh thoát được giờ phút
xa lìa và
buông bỏ ấy. (C)
Tôi là kẻ thừa tự những
nghiệp quả do thân, miệng và ý của tôi tạo nên, và những
nghiệp quả ấy là cái
duy nhất tôi có thể
mang theo với tôi sau này. (C)
Quay Về Nương TựaCon về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong
cuộc đời.
Con về nương tựa Pháp,
con đường của
tình thương và sự
hiểu biết.
Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống
cuộc đời tỉnh thức. (C)
Đã về nương tựa Bụt, con đang có hướng đi sáng đẹp trong
cuộc đời.
Đã về nương tựa Pháp, con đang được
học hỏi và
tu tập các
pháp môn chuyển hóa.
Đã về nương tựa Tăng, con đang được tăng thân
soi sáng,
dìu dắt và
nâng đỡ trên
con đường thực tập. (C)
Về nương Bụt trong con, xin nguyện cho
mọi người thể nhận được
giác tánh, sớm
mở lòng Bồ Đề.
Về nương Pháp trong con, xin nguyện cho
mọi người nắm vững các
pháp môn, cùng
lên đường chuyển hóa.
Về nương Tăng trong con, xin nguyện cho
mọi người xây dựng nên
bốn chúng, nhiếp hóa được muôn loài. (CC)
Hồi Hướng
Trì tụng kinh thâm diệu
Tạo công đức vô biên
Đệ tử xin hồi hướng
Cho chúng sinh mọi miền. (C)
Pháp môn xin nguyện học
Ân nghĩa xin nguyện đền
Phiền não xin nguyện đoạn
Quả Bụt xin chứng nên. (CCC)