2. Món quà Pháp bảo (A Gift of Dhamma)

03/07/20142:28 CH(Xem: 12831)
2. Món quà Pháp bảo (A Gift of Dhamma)
GIÁC MINH
Những Lời Dạy Của Ngài AJAHN CHAH
Sunanda Phạm Kim Khánh và Sumanā Lê Thị Sương
chuyển ngữ từ Anh sang Việt
BODHINYANA
A Collection of Dhamma Talks by The Venerable Ajahn Chah (Phra Bodhinyana Thera)
Copyright © 1982 The Sangha, Bung Wai Forest Monastery
2. Món quà Pháp bảo
(A Gift of Dhamma)

(Dưới đây là thời Pháp do Ngài Ajahn Chah thuyết giảng tại chùa Bung Wai, một ngôi chùa rừng tại tĩnh Ubon, ngày 10 tháng 10, năm 1977, trước một cử tọa gồm những vị tỳ khưu, sa dicư sĩ người Tây Phương. Ngài đặc biệt giảng cho cha mẹ một vị sư người Pháp, nhân dịp ông bà nầy đến chùa thăm người con tu học tại đó.)

Sư lấy làm hoan hỷ hôm nay thấy hai Ông Bà có cơ hội đến viếng Wat Pah Pong và thăm con là một nhà sư đang tu học tại đây. Nhưng Sư cũng lấy làm tiếc vì không có quà tặng nào để biếu Ông Bà. Tại Pháp đã có nhiều vật quý giá, nhưng Giáo Pháp thì quả thật hiếm hoi. Sư đã có qua bên đó và đã nhìn thấy tận mắt rằng ở đó không có Giáo Pháp nào khả dĩ thật sự dẫn đến thanh bình an tĩnh. Chỉ có những sự vật không ngừng khuấy động tâm tư con người.

Pháp là một quốc gia phồn thịnh, có đời sống vật chất phong phú dồi dào và có nhiều quyến rũ đủ loại để kích thích giác quan:sắc, thinh, hương, vị, xúc. Tuy nhiên, người không thông hiểu Giáo Pháp sẽ bị rối loạnlạc lối giữa dòng lôi cuốn mê ly ấy. Do vậy, hôm nay Sư thân tặng hai Ông Bà một ít Giáo Pháp để mang về quê nhà như một món quà của Wat Pah Pong và Wat Pah Nanachat.

Giáo Pháp là gì? Giáo Pháp là cái gì có thể cắt ngang và chận đứng, làm suy giảm dần dần và tận diệt những vấn đề phiền phức và những khó khăn của nhân loại. Đó là cái được gọi là Giáo Pháp. Và đó là cái gì phải được nghiên cứuhọc hỏi hằng ngày, xuyên qua suốt kiếp sống, để mỗi khi có một cảm xúc khởi phát chúng ta có thể đối phó vượt qua một cách an toàn.

Tất cả chúng ta đều phải gặp những vấn đề khó khăn, dầu sống ở Thái Lan hay trong một quốc giao khác. Nếu ta không biết phương cách để giải quyết ắt phải chịu đau khổ phiền muộn âu sầu. Phép mầu có khả năng giải quyết những vấn đề khó khăn của đời sống trí tuệ, và muốn thành đạt trí tuệ phải rèn luyện, phát triển và trau giồi tâm.

Đối tượng của pháp môn tu tập nầy không phải ở đâu xa lạ nằm ngay trong thân và tâm của ta. Dầu người Phương Tây hay người Thái cũng vậy, ai ai cũng đều có thân và tâm, sắc và danh. Thân tâm rối loạn có nghĩa là con người rối loạn. Thân tâm an lạccon người an lạc.

Trong thực tế, cũng như nước mưa, bản chất thiên nhiên của tâm là trong sạch. Mặc dầu vậy, nếu ta nhỏ vào nước mưa trong trẻo một vài giọt màu, màu xanh chẳng hạn, nước sẽ trở nên xanh. Nếu nhỏ màu vàng, nước sẽ vàng. Phản ứng của tâm cũng dường thế ấy. Khi vài "giọt" cảm thọ thoải mái dễ chịu được "nhỏ" vào tâm, tâm sẽ thoải mái dễ chịu. Những thọ cảm bực bội khó chịu sẽ làm cho tâm bực bội khó chịu. Giống như nước có pha màu, tâm sẽ trở nên "lu mờ", không còn trong trẻo.

Pha lẫn màu vàng vào nước trong, nước sẽ vàng. Pha màu xanh, nước sẽ xanh. Nước đổi màu mỗi khi pha trộn với màu. Trong thực tế, bản chất thiên nhiên thật sự của nước, dầu xanh hay vàng, vốn là trong trẻo và sạch sẽ. Trạng thái thiên nhiên của tâm cũng vậy, sạch sẽ và trong trẻo, tinh khiếtan tĩnh. Những thọ cảm khác nhau làm cho tâm trở nên rối ren cuồng loạn; tâm bị lạc lối giữa mê hồn trận, trong những cơn buồn vui lẫn lộn của cuộc sống.

Để Sư giải thích rõ thêm. Hiện giờ chúng ta đang ngồi tại khu rừng an tĩnh nầy. ở đây không có gió. Lá cây im lìm, không chao động. Khi có gió thoảng qua thì lá cây rung chuyển, phất phơ. Tâm cũng như chiếc lá. Khi tiếp nhận thọ cảm tâm cũng "rung chuyển và phất phơ" như lá, tùy thuộctương ứng với bản chất của loại thọ. Càng ít hiểu biết Giáo Pháp tâm càng liên tục theo đuổi những thọ cảm nhiều hơn. Nếu là cảm giác sung sướng, thọ lạc, tâm rơi vào trạng thái hạnh phúc. Nếu là đau đớn, thọ khổ, tâm sẽ bị lôi cuốno buồn khổ. Mãi mãi bị rối loạn! Trong cả hai trường hợp, đàng nào tâm cũng bị khuấy động.

Cuối cùng người ta bị loạn thần kinh. Tại sao? Bởi vì họ không hiểu biết! Họ chỉ chạy theo cảm xúc vui buồn tùy hứng và không biết phải làm thế nào để chăm sóc cái tâm của mình. Khi tâm không được ai trông nom chăm sóc thì nó giống như trẻ con không cha không mẹ, không được ai trông chừng dạy dỗ. Đứa bé mồ côi không nơi nương tựa ắt phải sống trong tình trạng vô cùng bấp bênh, bất an toàn.

Cùng một thế ấy, nếu cái tâm không được giữ gìn chăm sóc, nếu nó không được rèn luyện thuần thục theo đường hướng của chánh kiến, thì rõ thật là phiền phức.

Phương pháp rèn luyện tâm mà Sư sẽ tặng cho quý vị hôm nay là kammatthàna. "Kamma" là hành động. "Thàna" là nền tảng. Trong Phật Giáo, đây là pháp làm cho tâm thanh bình, vắng lặng, phương pháp mà quý vị áp dụng để rèn luyện tâm. Với tâm được rèn luyện, quý vị sẽ quán chiếu thân.

Con người gồm có hai thành phần: thân là một, và phần kia là tâm. Chỉ có hai phần ấy. Phần mà chúng ta gọi là "thân" thì mắt thịt có thể thấy. Còn "tâm" thì không có hình tướng vật chất. Chỉ có thể thấy tâm được bằng "nội nhãn", hay "tâm nhãn", mắt của tâm. Cả hai thành phần nầy -- thân và tâm -- đều ở trong trạng thái luôn luôn biến chuyển, luôn luôn chao động.

Tâm là gì? Tâm không phải thật sự là "cái gì". Theo ngôn ngữ quy ước thông thường, tâm là cái gì cảm thọ hay tri giác. Cái gì cảm thọkinh nghiệm tất cả mọi cảm giác được gọi là tâm. Trong khi Sư đang ngỏ lờing quý vị, chính cái "tâm" của quý vị cảm nhận và hiểu biết những gì Sư nói. Âm thanh lọt vào tai, và quý vị biết Sư nói gì. Cái gì hiểu biết đó là "tâm".

Cái tâm ấy không có thực chất hay tự ngã. Nó không có hình thể. Nó chỉ kinh nghiệm những sinh hoạt tâm linh, thế thôi! Nếu chúng ta rèn luyện, dạy dỗ cho cái tâm ấy có được cái nhìn chân chánh (chánh kiến) nó sẽ không gặp khó khăn mà sẽ được thoải mái dễ chịu.

Tâm là tâm. Những đối tượng của tâm là đối tượng của tâm. Đối tượng của tâm không phải là tâm. Tâm không phải là đối tượng của tâm. Nhằm hiểu biết rành rẽ cái tâm và những đối tượng của nó, ta nói rằng tâm là cái gì thọ nhận, và đối tượng của tâm là cái gì "thoạt nhiên nhảy vào" tâm.

Khi hai yếu tố -- tâm và đối tượng của nó -- tiếp xúc với nhau thì có thọ khởi sanh. Những thọ cảm nầy có thể tốt hay xấu, có thể lạnh, có thể nóng, đủ tất cả loại! Nếu khôngtrí tuệ để đối phó với những thọ cảm ấy tâm sẽ bị rối loạn.

Hành thiền là đường lối trau giồi tâm để có thể dùng tâm nầy làm căn bản cho trí tuệ khởi sanh. Nơi đây, hơi thở nền tảng vật chất. Chúng ta gọi là Ànàpànasati, niệm hơi-thở-ra, thở-vào. Dùng hơi thở làm đối tượng của tâm, tức lấy hơi thở làm đề mục hành thiền, bởi vì dùng nó giản tiện nhất và cũng vì từ ngàn xưa hơi thở vẫn là trung tâm điểm của pháp hành thiền.

Khi có cơ hội tốt để ngồi thiền, chúng ta ngồi tréo hai chân lại, chân mặt đặt trên chân trái và tay mặt trên tay trái. Giữ lưng ngay thẳng và lập tâm tự nhủ, "Bây giờ ta sẽ buông bỏ, để cho tất cả những gánh nặng và những lo âu trôi qua". Ta không muốn điều gì sẽ gây phiền não lo âu. Trong hiện tại hãy để cho tất cả những băn khoăn lo ngại trôi qua.

Giờ đây hãy tập trung sự chú tâm vào hơi thở, rồi thở vào, thở ra. Trong khi nỗ lực ghi nhận và hay biết hơi thở, không nên cố ý làm cho nó dài ra hay ngắn lại. Cũng không nên làm cho nó mạnh hay yếu. Hãy để nó trôi chảy bình thườngtự nhiên. Sự chú niệm và tự hay biết mình, phát sanh trong tâm, sẽ biết hơi-thở-vào và hơi-thở-ra.

Hãy cứ tự nhiên thoải mái. Không suy tư điều gì. Không cần phải nghĩ đến việc nầy hay điều nọ. Chỉ có một việc phải làm là gom tâm chăm chú đặt trên hơi thở-vào và hơi-thở-ra. Không có gì khác phải làm, chỉ có bao nhiêu đó! Giữ tâm niệm vững chắc bám sát hơi-thở-vào và hơi-thở-ra, đúng ngay lúc nó xảy diễn. Khi thở vào, hơi thở bắt đầu từ chót mũi, xuống đến ngực, và chấm dứt nơi bụng. Khi thở ra thì ngược lại, bắt đầu nơi bụng, lên đến ngực và chấm dứt ở mũi. Hãy trau giồi tâm, hay biết hơi thở: 1. Tại chót mũi, 2. Ở ngực, 3. Nơi bụng. Rồi ngược lại: 1. Nơi bụng, 2. Đến ngực và 3. Ở chót mũi.

Vững vàng an trụ tâm vào ba điểm ấy sẽ làm suy giảm những lo âu. Không nên suy tư đến bất luận gì khác! Hãy cứ giữ tâm ở hơi thở. Những ý nghĩ khác có thể khởi sanh. Tâm sẽ chụp lấy một đề tài nào khác và xao lãng. Không nên lo. Hãy kéo tâm về và cột chặt trở lại vào hơi thởhiện thời đó là đề mục của pháp hành. Có thể tâm vướng mắc trong tình trạng đang tìm hiểu hay xét đoán những cảm xúc của ta lúc bấy giờ, nhưng hãy cứ tiếp tục pháp hành, luôn luôn hay biết từ đoạn đầu, đoạn giữa, đến đoạn cuối cùng của hơi thở.

Đến một lúc nào tâm sẽ luôn luôn hay biết hơi thở nơi ba điểm ấy. Khi thực hành như vậy trong một thời gian, tâm và thân sẽ quen thuộc với công trình tu tập nầy, không còn nghe mệt mỏi. Ta sẽ cảm nghe cơ thể nhẹ nhàng hơn và hơi thở sẽ trở nên ngày càng vi tế. Công phu chú niệm và tự hay biết mình sẽ canh phòng và bảo vệ tâm.

Chúng ta thực hành như vậy cho đến khi tâm vắng lặngan lạc chỉ còn một. Một ở đây có nghĩa là tâm sẽ trọn vẹnhoàn toàn an trụ vào hơi thở, sẽ bám chắc vào, không tách rời ra khỏi hơi thở. Tâm sẽ không vọng động, không rối loạn, mà ở trong trạng thái tự tại, nhàn lạc. Nó sẽ hiểu biết lúc khởi đầu, đoạn giữa và nơi chấm dứt hơi thở.

Đến chừng ấy tâm thật an tĩnh, ta chỉ giữ chặt nó ở hơi thở-vào, thở-ra tại chót mũi, không còn theo dõi xuống bụng và trở lên mũi nữa. Chỉ an trụ vững chắc tâm ngay tại điểm mà hơi gió chạm vào mũi.

Hành như vậy được gọi là "lắng tâm", làm cho tâm trở nên vắng lặng, thoải mái dễ chịuan lạc. Lúc ấy, khi trạng thái vắng lặng khởi sanh thì tâm dừng lại. Tâm dừng lại để chỉ an trụ vào một điểm duy nhất, hơi thở. Đó là trau giồi, phát triển tâm thanh bình an lạc để trí tuệ có thể phát sanh.

Đây là giai đoạn đầu tiên, xây đắp nền tảng cho pháp hành của chúng ta. Phải tận lực thực hành mỗi ngày, từng ngày một, bất luận ở đâu mà ta có thể hành. Dầu ở nhà, đi trên xe, nằm hoặc ngồi, phải giữ chánh niệm, hay biết và luôn luôn nhìn cái tâm của mình.

Đó là pháp luyện tâm mà ta phải cố gắng thực hành trong tất cả bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, không phải chỉ lúc ngồi (tọa thiền) mà luôn cả khi đi, khi đứng và nằm. Điểm quan trọng là phải biết trạng thái tâm của mình trong mỗi khoảnh khắc. Muốn làm được vậy phải luôn luôn giữ chánh niệm, ghi nhận và hay biết. Tâm vui hay buồn? Tâm có vọng động không?an tĩnh không? Khi hiểu biết tâm như vậy nó sẽ trở nên vắng lặng. Tâm có vắng lặng trí tuệ mới phát sanh.

Với tâm vắng lặng nầy bây giờ ta hãy quán thân, đề mục hành thiền của mình. Quán chiếu từ đỉnh đầu xuống đến lòng bàn chân, và từ bàn chân trở lên đỉnh đầu. Lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy. Nhìn và thấy tóc, lông, móng, răng và da. Trong pháp hành nầy ta sẽ thấy rằng toàn thể thân mình được cấu thành do bốn nguyên tố: đất, nước, lửa và gió.

Những phần cứng và ở thể đặc của thân do nguyên tố đất cấu thành. Những thành phần lỏng do nguyên tố nước. Hơi, chạy lên xuống trong cơ thể do nguyên tố gió, và nhiệt độ của thân là do nguyên tố lửa.

Bốn nguyên tố ấy cấu hợp lại thành cái được gọi là "cơ thể con người". Tuy nhiên, khi phân chia thân nầy ra từng thành phần cấu tạo của nó thì chỉ còn lại bốn nguyên tố ấy. Chỉ có bốn nguyên tố ấy còn lại. Đức Phật dạy rằng không có "chúng sanh" tự mình hiện hữu, không có con người, không có người Thái hay người Tây Phương, không có một cá nhân. Đến mức cùng tột chỉ có bốn nguyên tố ấy. Chỉ có vậy thôi! Chúng ta giả định rằng có một người, một "chúng sanh", nhưng trong thực tế không có cái gì như vậy.

Dầu ta phân chia ra từng loại như đất, nước, lửa, gió hay hợp chung lại, và dán lên trên cái giả hợp ấy nhãn hiệu "con người", tất cả đều vô thường, phải chịu đau khổ, và vô ngã. Tất cả đều bấp bênh, không bền vững, bất ổn định, và ở trong trạng thái luôn luôn biến chuyển, không thể ngừng đổi thay, dầu trong một khoảnh khắc vi tế.

Thân của ta bất ổn định, hư hoại, và luôn luôn biến đổi. Tóc biến đổi, móng tay móng chân biến đổi, răng biến đổi, da biến đổi -- mỗi mỗi đều biến đổi, tất cả đều hoàn toàn biến đổi.

Tâm của ta cũng vậy, cũng luôn luôn biến đổi. Nó không phải là tự ngã hay cái gì có thực chất. Nó không phải thật sự là "ta", cũng không phải là "chúng nó", mặc dầu tâm có thể nghĩ như vậy. Tâm có thể nghĩ đến tự sát. Tâm có thể nghĩ đến hạnh phúc, hay nghĩ đến đau khổ -- nghĩ đủ chuyện. Nó không ổn định. Nếu ta không có trí tuệ và tin rằng cái tâm nầy là của mình, nó sẽ lừa dối và luôn luôn phỉnh gạt ta. Và chúng ta sẽ hạnh phúc và đau khổ, đau khổhạnh phúc, hết hạnh phúc đến đau khổ, hết đau khổ đến hạnh phúc, triền miên không cùng tận.

Tâm nầy bấp bênh, bất ổn định. Thân nầy bấp bênh, bất ổn định. Cả hai cấu hợp lại là nguồn cội của đau khổ. Cả hai cấu hợp lại không có tự ngã thường còn. Phật Giáo chỉ vạch sáng tỏ rằng cả hai không phải là một chúng sanh, không phải một người, không phải tự ngã, không phải là linh hồn trường cửu, không phải ta, không phải chúng nó -- mà chỉ là những nguyên tố: đất, nước, lửa, gió. Chỉ là những nguyên tố!

Khi ta quán chiếu và thấy rõ rằng tất cả là vô thường, khổ và vô ngã ắt sẽ không còn bám níu vào một cái ta, một con người nam hay nữ. Cái tâm mà đã thấu triệt thông suốt như vậy sẽ hướng về trạng thái nhàm chán thế gian, về hạnh buông bỏ không luyến ái, hướng đến Niết Bàn. Tâm ấy sẽ thấy tất cả mọi sự vật là vô thường, khổ và vô ngã. Chừng ấy tâm dừng lại. Tâm là Giáo Pháp. Tham, sân, si sẽ suy giảmbiến dạng dần dần cho đến khi cuối cùng, chỉ còn có tâm -- chỉ còn lại cái tâm thanh tịnh. Đó là "pháp hành thiền".

* * *

Đến đây Sư yêu cầu hai Ông Bà hãy nhận lãnh món quà Pháp Bảo mà Sư lấy làm hân hạnh trao tặng ngày hôm nay để đem về nghiên cứu học hỏiquán tưởng hằng ngày. Xin Ông Bà hãy nhận quà tặng Giáo Pháp nầy của hai chùa, Wat Pah Pong và Wat Pah Nanachat, xem như một di sản tinh thần. Tất cả quý Sư ở đây, trong đó có con của hai Ông Bà, và tất cả quý vị Thiền Sư, trao tặng đến Ông Bà Giáo Pháp nầy để đem về Pháp quốc. Giáo Pháp nầy sẽ rọi sáng cho con đường dẫn đến trạng thái tâm an tĩnh, sẽ làm cho tâm trở nên vắng lặng, tự tại và không giao động. Thân Ông Bà có thể bị xáo trộn, nhưng tâm sẽ không bị. Những người khác trên thế gian có thể bị phiền lụyrối ren, Ông Bà thì không. Mặc dầu trong xứ có thể bị hỗn loạn, nhưng Ông Bà sẽ không bị, bởi vì tâm của Ông Bà sẽ ở trong tình trạng đã có thấy, tâm là Giáo Pháp. Đây là con đường chân chánh, là đường lối thích nghi.

Ngưỡng mong rằng trong tương lai Ông Bà sẽ còn nhớ Lời Dạy nầy.

Ngưỡng mong Ông Bà được an lànhhạnh phúc.

A Gift of Dhamma

(A Discourse delivered to the assembly of Western Monks, Novices and Lay-disciples at Bung Wai Forest Monastery, Ubon, on 10th October, 1977. This Discourse was offered to the parents of one of the monks on the occasion of their visit from France.)

I am happy that you have taken this opportunity to come and visit Wat Pah Pong, and to see your son who is a monk here, however I'm sorry I have no gift to offer you. France already has so many material things, but of Dhamma there's very little. Having been there and seen for myself, there isn't really any Dhamma there which could lead to peace and tranquillity. There are only things which continually make one's mind confused and troubled.

France is already materially prosperous, it has so many things to offer which are sensually enticing -- sights, sounds, smells, tastes and textures. However, people ignorant of Dhamma only become confused by them. So today I will offer you some Dhamma to take back to France as a gift from Wat Pah Pong and Wat Pah Nanachat.

What is Dhamma? Dhamma is that which can cut through the problems and difficulties of mankind, gradually reducing them to nothing. That's what is called Dhamma and that's what should be studied throughout our daily lives so that when some mental impression arises in us, we'll be able to deal with it and go beyond it.

Problems are common to us all whether living here in Thailand or in other countries. If we don't know how to solve them, we'll always be subject to suffering and distress. That which solves problems is wisdom and to have wisdom we must develop and train the mind.

The subject of practice isn't far away at all, it's right here in our body and mind. Westerners and Thais are the same, they both have a body and mind. A confused body and mind means a confused person and a peaceful body and mind, a peaceful person.

Actually, the mind, like rain water, is pure in its natural state. If we were to drop green coloring into clear rain water, however, it would turn green. If yellow coloring it would turn yellow.

The mind reacts similarly. When a comfortable mental impression "drops" into the mind, the mind is comfortable. When the mental impression is uncomfortable, the mind is uncomfortable. The mind becomes "cloudy" just like the colored water.

When clear water contacts yellow, it turns yellow. When it contacts green, it turns green. It will change color every time. Actually, that water which is green or yellow is naturally clean and clear. This is also the natural state of the mind, clean and pure and unconfused. It becomes confused only because it pursues mental impressions; it gets lost in its moods!

Let me explain more clearly. Right now we are sitting in a peaceful forest. Here, if there's no wind, a leaf remains still. When a wind blows it flaps and flutters. The mind is similar to that leaf. When it contacts a mental impression, it, too, "flaps and flutters" according to the nature of that mental impression. And the less we know of Dhamma, the more the mind will continually pursue mental impressions. Feeling happy, it succumbs to happiness. Feeling suffering, it succumbs to suffering. It's constant confusion!

In the end people become neurotic. Why? Because they don't know! They just follow their moods and don't know how to look after their own minds. When the mind has no one to look after it, it's like a child without a mother or father to take care of him. An orphan has no refuge and, without a refuge, he's very insecure.

Likewise, if the mind is not looked after, if there is no training or maturation of character with right understanding, it's really troublesome.

The method of training the mind which I will give you today is Kammatthana. "Kamma" means "action" and "thana" means "base." In Buddhism it is the method of making the mind peaceful and tranquil. It's for you to use in training the mind and with the trained mind investigate the body.

Our being is composed of two parts: one is the body, the other, the mind. There are only these two parts. What is called "the body," is that which can be seen with our physical eyes. "The mind," on the other hand, has no physical aspect. The mind can only be seen with the "internal eye" or the "eye of the mind." These two things, body and mind, are in a constant state of turmoil.

What is the mind? The mind isn't really and "thing." Conventionally speaking, it's that which feels or senses. That which senses, receives and experiences all mental impressions is called "mind." Right at this moment there is mind. As I am speaking to you, the mind acknowledges what I am saying. Sounds enter through the ear and you know what is being said. That which experiences this is called "mind."

This mind doesn't have any self or substance. It doesn't have any form. It just experiences mental activities, that's all! If we teach this mind to have right view, this mind won't have any problems. It will be at ease.

The mind is mind. Mental objects are mental objects. Mental objects are not the mind, the mind is not mental objects. In order to clearly understand our minds and the mental objects in our minds, we say that the mind is that which receives the mental objects which pop into it.

When these two things, mind and its object, come into contact with each other, they give rise to feelings. Some are good, some bad, some cold, some hot, all kinds! Without wisdom to deal with these feelings, however, the mind will be troubled.

Meditation is the way of developing the mind so that it may be a base for the arising of wisdom. Here the breath is a physical foundation. We call it Anapanasati or "mindfulness of breathing." Here we make breathing our mental object. We take this object of meditation because it's the simplest and because it has been the heart of meditation since ancient times.

When a good occasion arises to do sitting meditation, sit cross-legged: right leg on top of the left leg, right hand on top of the left hand. Keep your back straight and erect. Say to yourself, "Now I will let go of all my burdens and concerns." You don't want anything that will cause you worry. Let go of all concerns for the time being.

Now fix your attention on the breath. Then breathe in and breathe out. In developing awareness of breathing, don't intentionally make the breath long or short. Neither make it strong or weak. Just let it flow normally and naturally. Mindfulness and self-awareness, arising from the mind, will know the in-breath and the out-breath.

Be at ease. Don't think about anything. No need to think of this or that. The only thing you have to do is fix your attention on the breathing in and breathing out. You have nothing else to do but that! Keep your mindfulness fixed on the in-and out-breaths as they occur. Be aware of the beginning, middle and end of each breath. On inhalation, the beginning of the breath is at the nose tip, the middle at the heart, and the end in the abdomen. On exhalation, it's just the reverse: the beginning of the breath is in the abdomen, the middle at the heart, and the end at the nose tip. Develop the awareness of the breath: 1, at the nose tip; 2, at the heart; 3, in the abdomen. Then in reverse: 1, in the abdomen; 2, at the heart; and 3, at the nose tip.

Focusing the attention on these three points will relieve all worries. Just don't think of anything else! Keep your attention on the breath. Perhaps other thoughts will enter the mind. It will take up other themes and distract you. Don't be concerned. Just take up the breathing again as your object of attention. The mind may get caught up in judging and investigating your moods, but continue to practice, being constantly aware of the beginning, middle and the end of each breath.

Eventually, the mind will be aware of the breath at these three points all the time. When you do this practice for some time, the mind and body will get accustomed to the work. Fatigue will disappear. The body will feel lighter and the breath will become more and more refined. Mindfulness and self-awareness will protect the mind and watch over it.

We practice like this until the mind is peaceful and calm, until it is one. One means that the mind will be completely absorbed in the breathing, that it doesn't separate from the breath. The mind will be unconfused and at ease. It will know the beginning, middle and end of the breath and remain steadily fixed on it.

Then when the mind is peaceful, we fix our attention on the in-breath and out-breath at the nose tip only. We don't have to follow it up and down to the abdomen and back. Just concentrate on the tip of the nose where the breath comes in and goes out.

This is called "calming the mind," making it relaxed and peaceful. When tranquillity arises, the mind stops; it stops with its single object, the breath. This is what's known as making the mind peaceful so that wisdom may arise.

This is the beginning, the foundation of our practice. You should try to practice this every single day, wherever you may be. Whether at home, in a car, lying or sitting down, you should be mindfully aware and watch over the mind constantly.

This is called mental training which should be practiced in all the four postures. Not just sitting, but standing, walking and lying as well. The point is that we should know what the state of the mind is at each moment, and, to be able to do this, we must be constantly mindful and aware. Is the mind happy or suffering? Is it confused? Is it peaceful? Getting to know the mind in this manner allows it to become tranquil, and when it does become tranquil, wisdom will arise.

With the tranquil mind investigate the meditation subject which is the body, from the top of the head to the soles of the feet, then back to the head. Do this over and over again. Look at and see the hair of the head, hair of the body, the nails, teeth and skin. In this meditation we will see that this whole body is composed of four "elements': earth, water, fire and wind.

The hard and solid parts of our body make up the earth element; the liquid and flowing parts, the water element. Winds that pass up and down our body make up the wind element, and the heat in our body, the fire element.

Taken together, they compose what we call a "human being." However, when the body is broken down into its component parts, only these four elements remain. The Buddha taught that there is no "being" per se, no human, no Thai, no Westerner, no person, but that ultimately, there are only these four elements -- that's all! We assume that there is a person or a "being" but, in reality, there isn't anything of the sort.

Whether taken separately as earth, water, fire and wind, or taken together labelling what they form a "human being," they're all impermanent, subject to suffering and not-self. They are all unstable, uncertain and in a state of constant change -- not stable for a single moment!

Our body is unstable, altering and changing constantly. Hair changes, nails change, teeth change, skin changes -- everything changes, completely!

Our mind, too, is always changing. It isn't a self or substance. It isn't really "us," not really "them," although it may think so. Maybe it will think about killing itself. Maybe it will think of happiness or of suffering -- all sorts of things! It's unstable. If we don't have wisdom and we believe this mind of ours, it'll lie to us continually. And we alternately suffer and be happy.

This mind is an uncertain thing. This body is uncertain. Together they are impermanent. Together they are a source of suffering. Together they are devoid of self. These, the Buddha pointed out, are neither a being, nor a person, nor a self, nor a soul, nor us, nor they. They are merely elements: earth, water, fire and wind. Elements only!

When the mind sees this, it will rid itself of attachment which holds that "I" am beautiful, "I" am good, "I" am evil, "I" am suffering, "I" have, "I" this or "I" that. You will experience a state of unity, for you'll have seen that all of mankind is basically the same. There is no "I." There are only elements.

When you contemplate and see impermanence, suffering and not-self, there will no longer be clinging to a self, a being, I or he or she. The mind which sees this will give rise to Nibbida, world-weariness and dispassion. It will see all things as only impermanent, suffering and not-self.

The mind then stops. The mind is Dhamma. Greed, hatred and delusion will then diminish and recede little by little until finally there is only mind -- just the pure mind. This is called "practicing meditation."

Thus, I ask you to receive this gift of Dhamma which I offer you to study and contemplate in your daily lives. Please accept this Dhamma Teaching from Wat Pah Pong and Wat Pah Nanachat as an inheritance handed down to you. All of the monks here, including your son, and all the Teachers, make you an offering of this Dhamma to take back to France with you. It will show you the way to peace of mind, it will render your mind calm and unconfused. Your body may be in turmoil, but your mind will not. Those in the world may be confused, but you will not. Even though there is confusion in your country, you will not be confused because the mind will have seen, the mind is Dhamma. This is the right path, the proper way.

May you remember this Teaching in the future.

May you be well and happy.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.