Ki-tô Hữu Truyền Giáo Bất Hợp Pháp Tại Đại Tháp Giác Ngộ Ấn Độ

14/07/20149:25 SA(Xem: 14740)
Ki-tô Hữu Truyền Giáo Bất Hợp Pháp Tại Đại Tháp Giác Ngộ Ấn Độ
KI TÔ HỮU TRUYỀN GIÁO BẤT HỢP PHÁP
TẠI ĐẠI THÁP GIÁC NGỘ ẤN ĐỘ

blankTờ báo Phật giáo địa phương Beopbo Shinmun trong tuần trước đã đăng tải thông tin, cho biết "Nhìn thấy các Ki-tô hữu Hàn Quốc đang hát thánh cacầu nguyện truyền giáo, bị cáo buộc thực hiện Ddangbarpgi trong một Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo, là di sản thế giới được UNESCO công nhận. (Chú thích: Ddangbarpgi chỉ cho hành vi truyền giáo của các Ki-tô hữu tại các địa điểm hành hương linh thiêng của các tôn giáo khác, chủ yếu là Phật giáo)

Vụ việc được đưa ra ánh sáng thông qua một đoạn video gửi đến Beopbo Shinmun bởi một nhà sư Phật giáo, Ni sư Beopsu, người đã có mặt tại Đại tháp Giác Ngộ trong vài tháng thực hành thiền định, tờ báo cho biết.

Trong video, một người đàn ông Hàn Quốc chơi guitar trong khi hai người khác đang hát và cầu nguyện. Ni sư Beopsu đã tạm ngừng thực tập thiền để yêu cầu họ dừng lại ngay lập tức và rời khỏi Thánh tích, cũng như tự hỏi làm thế nào mà họ có thể "làm một điều thiếu tôn trọng như vậy ở nơi Đức Phật đạt được giác ngộ", tờ báo cho biết.

Tuy nhiên, họ nói với cô rằng Chúa Ki-tô giáo là cứu tinh duy nhất và rằng họ đã "rao giảng lời Chúa bởi vì họ thương xót cho những người đã không được cứu rỗi".

Khi Beopsu nói với các tín hữu rằng cô sẽ "thông báo cho Hàn Quốc những gì họ đã làm", họ vội vàng rời khỏi nơi đó, theo tờ báo.

Beopbo Shinmun báo cáo rằng "tình trạng này là nghiêm trọng bởi vì, khi các Ki-tô hữu Hàn Quốc công khai thực hiện một hành động truyền giáo thái quá như vậy nơi Đại tháp Giác Ngộ, xung đột tôn giáo nghiêm trọng và các vấn đề ngoại giao có thể xảy ra".

Thậm chí giữa các Ki-tô hữu Hàn Quốc, Ddangbarpgi cũng bị xem là gây tranh cãi và thường bị chỉ trích. Trong năm 2010, một đoạn video đã được lưu hành, trong đó những người trẻ tuổi đã tổ chức nghi thức của Ki-tô giáo ở Bongeunsa, một trong những nơi thờ tự Phật giáo lớn nhất tại Seoul.

Sau tranh cãi của đoạn video, nhóm đã chính thức xin lỗi chùa Bongeunsa.

Cũng trong năm 2010, Hội đồng Ki-tô giáo Daegu đã được nhìn thấy trong một đoạn video khi đang thực hiện nghi thức Ki-tô giáo tại chùa Donghwasa, một ngôi chùa ở thành phố Daegu.

Trong tháng 12 năm đó, Hiệp hội Báo chí Giáo hội Hàn Quốc tuyên bố thông qua tờ nhật báo Kukmin Ilbo rằng "Ddangbarpgi không được coi là sự thể hiện hay thực hành giáo lý Ki-tô giáo hợp pháp".

Văn Công Hưng (Theo HuffPost Korea) (Giác Ngộ)


Korean Christians Stir Controversy

By Holding Service At Sacred Buddhist Site

HuffPost Korea | By 강병진


The local Buddhist newspaper Beopbo Shinmun reported this week that “Korean Christians were observed singing hymns and missionary prayers, allegedly doingDdangbarpgi in a Buddhist temple and UNESCO World Heritage Site, the Mahabodhi Temple." Ddangbarpgi refers to the act of Christians worshiping at sacred locations of other religions, primarily Buddhism.

The incident came to light through a video sent to Beopbo Shinmun by a Buddhist nun, Venerable Beopsu, who has been at the Mahabodhi Temple for several months practicing silence, the newspaper reports. The temple is in Bodh Gaya, an area in the northeast of India that is reputed to be where Buddha obtained enlightenment.

In the video, a Korean man plays the guitar while two others appear to be singing and praying. Beopsu broke her silent meditation to ask them to stop immediately and leave the temple, wondering how they could "do such a disrespectful thing in a shrine where Buddha found enlightenment," the paper reports. However, they reportedly told her that the Christian God is the only savior and that they were “preaching the word of God because [they] pity those who have not been saved.”

When Beopsu told the Christians that she would "inform Korea what they did," they left in a hurry, according to the paper. Beopbo Shinmun reports that "this state of affairs is significant because, when it becomes public that Korean Christians performed such an outrageous missionary act in the Mahabodhi Temple, serious religious conflicts and diplomatic problems may come into play.”

Even among Korean Christians, Ddangbarpgi is seen as controversial and is often criticized. In 2010, a video was circulated in which young people held Christian services in Bongeunsa, one of the biggest Buddhist temples in Seoul. Following the video's controversial reception, the group officially apologized to Bongeunsa. Also in 2010, the Christian Council of Daegu was seen in a video holding Christian services at the Donghwasa temple, a Buddhist temple in the city of Daegu. In December of that year, the Korean Church Press Association stated via the daily newspaper Kukmin Ilbo that "Ddangbarpgi is not considered to reflect legitimate Christian doctrine or practice.”

This post was translated from Korean and was originally published on HuffPost Korea.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.