Tông Khách Bagiải thíchvấn đềhọc nhân nên nương tựa vào một vị thầy tâm linh như thế nào và vấn đề vị thầy nên hướng dẫn học nhân trong sự hướng dẫn của Đức Phật như thế nào. Tất cả mọi giáo huấn của Đức Phật đều hướng đến việc đem tới sự thực chứng nguyện vọng tức thời của chúng ta - tái sanh vào một thế giới cao hơn - và nguyện vọng lâu xa - đạt đếngiải thoát. Nhằm để hướng dẫn học nhân trong những hướng dẫn này, vị thầy tâm linh cần có những phẩm chất nào đó. Hiệu lực của giáo huấn luôn luôn tùy thuộc vào phẩm chất của vị thầy. Thí dụ, khi chúng ta chọn lựa một trường đại học hay một trường học nào đấy, chúng ta biết rằng phẩm chất của trường học chính yếu được quyết định bởi phẩm chất của các vị giáo sư hay giáo viên làm việc ở đấy.
Đức Phật đã phác thảo trong nhiều kinh luận về những phẩm chất mà các vị thầy cần cho những loại hướng dẫn đặc thù, từ những nguyên tắc đạo đức của tu sĩ (giới luật) đến tantra yoga tối thượng. Đối với giáo huấncon đườngtiệm tiến, vị thầy phải là người nào đấy có thể truyền đạt những hướng dẫn chứa đựng những sự thực tập của tất cả những người trong ba trình độnăng lực[1]. Những phẩm chất then chốt kể cả mười điều được liệt kê trong Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận của Di Lặc. Tông Khách Ba (1:71) trích dẫn một đoạn từ Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận:
Nương tựa vào một vị thầy Đại Thừa, một người nguyên tắc, trong sáng, bình lặng, có những phẩm chất tốt đẹpvượt trội những học nhân, là năng động, có một kiến thứckinh luậnphong phú, sở hữu lòng quan tâmthương mến, có kiến thứctoàn bộ về thực tại và năng khiếu trong việc hướng dẫn đệ tử, và đã từ bỏ sự mất nhuệ khí.
Tông Khách Ba (1:71) giải thích:
Như được nói rằng những ai tự không có nguyên tắc thì sẽ không có căn bản cho việc hiện thực nguyên tắc cho người khác. Do thế, đạo sư, người muốn rèn luyệntâm thức người khác trước nhất phải tự rèn luyệntâm thức của họ. Họ nên rèn luyện như thế nào? Sẽ không có lợi ích cho họ chỉ với việc hoàn thành một thực hành nào đó, và rồi gọi kết quả ấy là một phẩm chất tốt đẹp của kiến thức. Họ cần một cung cách để rèn luyệntâm thứctùy thuộc với giáo huấnphổ thông của Đấng Chiến Thắng (tức là Đức Phật). Ba điều rèn luyệnquý báu (giới, định, tuệ) xác định rõ một cung cách như vậy.
Những hướng dẫn của Đức Phật trước hết gắn liền với việc đạt đếngiải thoát; những thực tập chính cấu thành con đường đến giải thoát là những sự thực tập của giới, định, tuệ. Vì vậy, vị đạo sư trao truyền những sự hướng dẫn này phải rèn luyệntâm thức của chính vị ấy trong những điều này và phải biểu hiện tri thức phát sinh từ những tu tập này. Hơn thế nữa, vì những giai tầng của con đườngtiệm tiến là những hướng dẫn không chỉ để đạt đếngiải thoát mà cũng cho việc đạt đếnGiác Ngộ tròn vẹn của Quả Phật, do vậy vị thầy phải có thể trình bày một con đườngbao gồm những sự thực tập chẳng hạn như tâm Giác Ngộ - tâm bồ đề, và đại bi. Và nhằm có thể thực hiện việc này một cách chính xác, vị thầy phải thật sự có những phẩm chất này.
Luận điển của Di Lặc thêm rằng vị thầy phải có một kiến thứchoàn hảo về thực tại, có nghĩa là việc hiểu biết về bản chất cứu kính của mọi thứ. Điều này phản chiếuquan điểm triết lý của tác giả, người trình bày nét khác biệt của trường phái Duy Thức giữa vô ngã của con người (nhân vô ngã) về một mặt và mặt kia là thực tại cứu kính. Luận điển của Di Lặc xem tuệ trí trong phạm vi của ba rèn luyện như tuệ trí của nhân vô ngã - chứ không phải là tuệ trí của việc hiểu biếtthực tại cứu kính. Vì thế, ngài liệt kê một phẩm chất bổ sung của việc thực chứngthực tại cứu kính - tri thức về vô ngã của các hiện tượng (pháp vô ngã) - đây là thực tại cứu kính như được thấu hiểu trong hệ thốngDuy Thức.
Tông Khách Ba (1:75) xem ba phẩm chất chính cần thiết trong một học nhân của giáo huấncon đườngtiệm tiến: công bằng, thông minh, và cần mẫn. Khi tìm cầu cho việc thông hiểubản chất của thực tại, thật quan trọng để có một quan điểm khách quan hay không bè phái. Bằng khác đi, quý vị sẽ bị tác động bởi tính thiên vịcủa quý vị với một hệ thống hay một cung cách giải thích mọi thứ. Sự không công bằng như vậy gây trở ngại với sự thông hiểubản chất thật sự của thực tại.
Thông minh ở đây liên hệ đến sự thông minh tối quan trọng có thể thấy rõ sự khác biệt giữa những gì đúng và những gì sai, những gì chính xác và những gì không chính xác. Đó là một năng lựctinh thầntìm hiểucấp thiết, tính tò mò. Lúc bắt đầu thực hành, quý vị cần có một mức độ hoài nghi, một loại nghi ngờ. Điều này cực kỳ quan trọng. Đây là bởi vì chỉ loại nghi ngờ thế này mới tạo ra một loại khả năng thật sự cho việc thông hiểusâu xa hơn. Nếu quý vị tiếp cận mọi giáo lý ngay từ đầu chỉ với một đức tinđơn thuần, thế thì loại khả năng thế này sẽ không phát sinh.
Truyền thốngẤn Độcổ truyềnnhận diệnchủ đề của mỗi luận điển, là lý dotrước mắt cho việc tìm cầu sự thông hiểuchủ đề đó, và mục tiêulâu dài của việc đạt đến một kiến thức như vậy. Khi một luận điển được sáng tác bởi một người với những năng lực phê phán, nó được thấy trước rằng một người như vậy muốn biết về những nhân tố này. Đôi khi một luận điển truyền thốngcho biết trước rằng những người khác biệt sẽ thâm nhập luận điển trong những cách khác nhau. Những ai với năng lực hơi thấp có thể tiếp cận kinh điển với niềm tin và sùng mộ đạo đức, trong khi những người với năng lựctinh thần hơi phê phán hơn sẽ muốn biết từ quan điểm nào mà luận điển trình bày về bản chất của thực tại.
Tông Khách Ba rồi thì trình bày một tiến trình thật sự mà qua đấy hành giả nương tựa với vị thầy tâm linh. Thể trạng nào của tâm thức và thái độ nào mà hành giả nên chấp nhận? Như ngài giải thích điều này, Tông Khách Ba (1:86) nêu lên câu hỏi:
Chúng ta phải thực hànhphù hợp với lời dạy của đạo sư. Rồi thì nếu chúng ta nương vào những đạo sư và họ lại hướng dẫn chúng ta trong một con đườngsai lạc hay dùng chúng ta trong những hành vi mâu thuẩn với ba thệ nguyện? Chúng ta phải làm những gì họ nói chứ?
Ngài trả lời ba câu hỏi của chính ngài:
Với sự tôn trọng điều này, Đức Quang (Cầu Na Bạt Đà La) trong Giới Kinhđã nói rằng, "Nếu vị trụ trìyêu cầu con làm những gì không phù hợp với giáo huấn, hãy từ chối". Cũng thếBảo VânĐại Thừa Kinh nói rằng, "Với sự tôn trọngđạo đức hãy hành động phù hợp với lời dạy của đạo sư, nhưng đừng hàng động theo lời dạy của đạo sư nếu phi đạo đức". Do thế, quý vị quyết không nghe theo những hướng dẫn phi đạo đức. Câu chuyện sinh lần thứ 12 rõ ràng cho chúng taý nghĩa của việc không dấn thân trong những gì không thích đáng.
Câu chuyện sinh lần thứ 12 liên hệ đến Chuyện Tiền Thân (Jataka)[2].
Thí dụ, trong tất cả những vị thầy của Atisa, vị quan trọng nhất là Serlingpa. Atisa đặc biệttôn kính Serlingpa vì giáo huấn của ngài về tâm Giác Ngộ, hay tâm bồ đề. Tuy nhiên, quan điểm triết lý của Serlingpa là Duy Thức học. Đúng là Serlingpa là vị thầy quan trọng nhất của Atisa nhưng không có nghĩa Atisa sẽ tuân theo những sự hướng dẫn của vị đạo sư ấy trong mọi lãnh vực. Ngài là một học nhânchân thành của Serlingpa, nhưng trong trường hợp của sự thấu hiểu triết lý ngài đi theoTrung Quán tông hơn là tiếp nhậnquan điểmDuy Thức tông của thầy ngài.
Thiền Tập
Như ngài đã giải thíchvấn đề nương tựa vào vị thầy tâm linh như thế nào, Tông Khách Ba (1:94-99) phác họa những gì phải làm trong một buổi thiền tậpnghi thức, trình bày sáu thực hành chuẩn bị và bảy điều quán nguyện[3]. Sau đó ngài giải thích (1:100-108) vấn đề ăn ở thế nào giữa những buổi thiền tập. Thật quan trọng để có một sự cân bằng giữa ăn uống và ngủ nghĩ đồng thời, để gia tăngnăng lựcthực hànhcủa quý vị. Quý vị phải nên canh chừng những cánh cửa của các giác quan và sống với tỉnh thức, với sự cẩn trọng. Vấn đề là những buổi ngồi thiềnnghi thức và những thời gian giữa các buổi ngồi thiền phải là bổ sung cho nhau, mỗi thứ làm nổi bật phẩm chất cho nhau. Hãy nghiên cứu để sử dụng 24 giờ mỗi ngày để nuôi dưỡngđạo đức bằng phương tiện này hay phương tiện khác.
Không ai thức dậy vào sáng sớm và nghĩ, "Hôm nay tôi thật sự nên có thêm rắc rối. Tôi phải có thêm xung đột và sân hận". Thay vì thế chúng ta nghĩ, "Hôm nay tôi hy vọng cho một ngày vô cùng an hòa, một ngày tự do và hạnh phúc". Trên hành tinh với sáu tỉ người, không ai muốn nhiều rắc rối. Nhưng vẫn cóvô sốvấn nạn - hầu hết được chúng ta làm ra. Điều này dường như rõ ràng. Chúng ta thật sự muốn những gì tốt đẹp, nhưng tâm tư chúng tahoàn toàn bị khống chế bởi phiền não. Những phiền nãotinh thần này căn cứ trên si mê ở nhiều mức độ, kể cả si mêcăn bảnvi tế và si mê ở những mức độ thô. Những tâm thứcsi mêô nhiễm nào không biết thực tại. Tâm thứcsi mê nhìn vào mọi thứ chỉ từ một khía cạnh và quyết định, "Ô, điều này là xấu", hay "Điều này là tốt".
Thiền tập có nghĩa là học hỏi để kiểm soát tâm ý chúng ta, theo cách ấy, bảo vệtâm thứcchúng ta khỏi bị khống chế bởi vọng tưởng và những phiền não khác. Chúng ta có thể nghĩ, "Ô, tôi mong tâm ý tôi không bị khống chế bởi si mê và những phiền não khác". Nhưng những phiền não này là vô cùng mạnh mẽ và rất tàn phá; chúng sinh khởi mặc cho mong ước của chúng ta. Chúng ta phải hành động để phát triển những biện phápđối phóhiệu quả. Chúng ta không thể mua những phương thuốc điều trị như vậy từ một cửa hàng; ngay cả những máy móc rất phức tạp cũng không thể chế ra những phương thuốc như vậy cho chúng ta. Chúng được đạt đến chỉ qua các nổ lực tinh thần, việc rèn luyệntâm thức trong thiền tập. Thiền tập có nghĩa là làm cho tâm thứcchúng taquen thuộc với năng lực gây tác dụngđối lập [với si mê và phiền não], trở thànhthói quen với chúng ngày qua ngày, tuần qua tuần, tháng qua tháng, năm này qua năm khác. Ngay cả kiếp này qua kiếp khác, năng lực vẫn tiếp tục. Dần dần, những năng lựcđối lập này trở thành mạnh hơn và, khi chúng hoạt động, những phiền não tự động lùi lại bởi vì chúng không hợp với những thể trạng tinh thần mới này. Hai thứ này mâu thuẩn với nhau trong chiều hướng tri giác nên chúng không thể tồn tạivới nhau.
Tạng ngữ tương đương với thuật ngữ "thiền tập" là gomba. Trong Phạn ngữ là bhavana, có nghĩa là trau dồi và làm quen thuộc một cách thận trọng. Một cách phổ thông Tạng ngữ động từ gompa có nghĩa là "thuần thục" hay "trở thành quen thuộc", nhưng như sgompa nó là một động từ hoạt động, biểu thị một tác nhân, người hành động một cách cẩn trọng một loại việc làmquen thuộc đặc thù.
Phạm vi của những hành động của chúng ta được sai khiến bởi tâm thức của chúng ta và tâm thức hóa ra bị khống chế và sai khiến bởi phiền não. Trong sự giải thích này, mặc dù chúng tamong ướchạnh phúc, nhưng chúng ta lại kết thúc với khổ đau. Chúng ta rất quen thuộc và tập làm quen với những tình trạngtinh thầnvô nguyên tắc. Thâm nhiễm qua nhiều kiếp sống, những tình trạngtinh thần như vậy dường như tự động và tự nhiên. Khi chúng ta hành thiền vì thế làm lớn mạnh những phương pháp hóa giải, thì chúng ta đang chống lại những khuynh hướng phiền não. Chúng ta đang học tập những kỷ năng mới, một cung cách suy nghĩ mới, một cung cách sống mới. Như vậy, mới đầu những phương pháp hóa giải này rất yếu kém, nhưng sau một thời gian chúng trở nên mạnh mẽ hơn, và khi chúng hoạt động, những phiền não trở nên yếu kém hơn.
Phiền não thay đổi kinh khủng và cơ hội chủ nghĩa không thể ngờ. Bất cứ khi nào có cơ hội, chúng tìm cách này hay cách khác để biểu hiện. Cho nên thật quan trọng để thấu hiểu chúng và nhận ra chúng, để biết vấn đề chúng xuất hiện như thế nào trong tâm thứcchúng ta. Thí dụ, chúng ta có khuynh hướng xem dính mắc như một người bạn. Nó là một tính chất của tâm thức có xu hướng lôi kéo những thứ khác đến với chúng ta, vì thế nó giúp chúng ta tập hợp những điều kiệnvới nhau mà chúng ta tưởng rằng nó hữu ích cho sự sống còn của chúng ta. Sân hận và thù oán là những tình trạngtinh thầnsinh khởi trong mối quan hệ với một chướng ngại; chúng ta có xu hướngcảm thấy rằng chúng hiện diện ở đấy để bảo vệchúng tachống lại những thứ mà chúng ta không muốn. Chúng ta xem chúng như những người bạn đáng tin cậy, bảo hộchúng ta.
Đáp lại sự đa dạng và xảo quyệt của phiền não, chúng ta cần những phương pháp hóa giải đầy năng lực và đa dạng. Đức Phật đã dạy về tám mươi bốn nghìn pháp môn; kinh luậngiải thích các giáo huấn này là vô số luận điển giảng rộng. Có một mục tiêuduy nhất, cứu kính tiềm tàng phía sau những giáo huấn này - để giúp chúng tatìm thấy sự hòa bình của tâm thức. Nhưng chúng ta cần một lực lượng đa dạng các giáo huấn và những sự thực tập bởi vì các phiền nãoquấy rầychúng ta gồm rất nhiều loại khác nhau. Cũng thế, chúng biểu hiện khác nhau trong những cá nhân khác nhau. Nếu chúng ta thẩm tra tự chính các phiền não, về vấn đề chúng thể hiệnchức năng trong tâm thứcchúng ta, và những điều kiện bên ngoài và bên trong làm chúng sinh khởi như thế nào, thế rồi tốt hơn là chúng ta chuẩn bị phát triển những phương pháp hóa giải. Thật không đủ nếu chỉ nhận ra sự tàn phá của phiền não và rồi mong ước hay cầu nguyện chúng tan biến đi. Chúng ta phải rất cẩn trọng trong việc phát triển những phương pháp hóa giải chúng.
Chúng ta phát triển những phương pháp hóa giải đối với các phiền não qua một loạt các trình độ (1) tuệ tríxuất phát từ học hỏi - văn, (2) tuệ tríxuất pháttừ quán chiếu - tư, (3) tuệ tríxuất phát từ thiền tập - tu. Tuệ tríxuất phát qua học hỏi đến từ việc lắng nghe một vị thầy hay nghiên cứu một văn bản. Trong những cách này quý vị có thể phát triển một sự thông hiểutri thức về những đặc tính của các phiền não và những phương pháp hóa giải thích đáng đối với mỗi thứ. Trên căn bản của sự thấu hiểu tri thức này, quý vị sau đó phải quán chiếu một cách cẩn trọng và liên tục, làm sâu sự thấu hiểu của quý vị cho đến khi quý vị có một cảm nhận chân thành về sức thuyết phục, về hiệu lực của các phương pháp hóa giải.
Qua trình độ thứ hai này, sự hành thiền của quý vị là phân tích một cách chính yếu. Khi quý vị dấn thân trong sự quán chiếu cẩn trọng và hành thiền phân tích, quý vị phải sử dụnglý trí căn cứ trên bốn nguyên tắc, những thứ này là bốn con đường mà qua đó chúng tatiếp xúc với thực tại[4]. Đây là (a) nguyên lý bản chất, (b) nguyên lý phụ thuộc, (c) nguyên lý công năng, và trên căn bản của ba nguyên lý này - (d) nguyên lý chứng cứ. Thí dụ, việc khảo sát tâm thức trong dạng thức của nguyên lý bản chất, chúng ta thấy rằng nó được mô tảđặc điểm một cách rõ ràng và hiểu biết. Xét cho cùng, trong dạng thức của nguyên lý bản chất, chúng ta thấy rằng tất cả những thể trạng tinh thần thay đổi từng thời khắc. Chúng là nhất thời và chóng tàn phai. Cũng thế trong tâm thức, chúng ta thấy các quá trình hoạt động của những mâu thuẩn xung khắc. Thí dụ, chúng ta biết rằng thù oán và sân hận đối với ai đấy là trái ngược với từ ái và bi mẫn đối với người ấy. Những năng lựcđối kháng này mâu thuẩn với nhau vì thế chúng ta không thể có cả hai loại cảm giác này cùng một lúc. Chúng giống như nóng và lạnh, đối lậpvới nhau vì thế ngăn ngừa nhau cùng tồn tại. Ý tưởng này về các quá trình hoạt động của những mâu thuẩn xung khắc là một bộ phận của nguyên lý bản chất.
Khi, căn cứ trên việc phân tích bản chất, quý vị rồi thì phân tích những mối quan hệ nhân quả, đây là nguyên lý phụ thuộc. Việc nhận ra những mối quan hệ nhân quả này, thì chúng ta có thể đi đến thấu hiểu về những công năngđặc biệt của những thể trạng tinh thần khác biệt. Rằng mỗi thứ - trong trường hợp này, mỗi thể trạng tinh thần - có chức năng riêng biệt của chính nó là nguyên lý công năng. Rồi thì, việc thông hiểu ba nguyên lý này, quý vị có thể sử dụngchứng minhhợp lý. Trường hợp là như vậy và như vậy, điều gì khác phải tiếp theo một cách hợp lý.
Sử dụng bốn nguyên lý này trong phân tích, quý vị có thể đem đến những phương pháp hóa giải chống lại từng phiền não khi nó sinh khởi trong tâm thức quý vị. Căn cứ trên loại thiền tập phân tích này, rồi thì quý vị có thể đi tới trình độ thứ ba - tuệ tríxuất phát từ thiền tập. Ở đây, sự hành thiền của quý vị trở thành ở trong bản chất của định tập trung nhiều hơn và quán phân tích ít hơn. Sự tiếp cận chính yếu được duy trì trong sự nhất tâm trên sự kiện mà quý vị đã quyết định trong phân tích. Qua thiền tập trên sự kiện này với sự tập trung nhất tâm, sự kiện này trở thành rõ rệt hơn bao giờ hết, cho đến khi quý vị đạt đếntuệ trí từ việc hành thiền. Đây là những bước mà qua đấy chúng tachuyển hóatâm thứcchúng ta.
HỎI VÀ ĐÁP
HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài đã nói rằng chúng taliên hệ đến những sự kiện căn cứ trên nhận thức của chúng ta hơn là căn cứ trên thực tại. Chúng ta cần phân biệt các nhận thức của chúng ta và thực tại. Nhưng làm sao chúng ta biết thực tại mà không liên hệ với những nhận thức của chúng ta?
ĐÁP: Một cách tổng quát, nếu quý vị nhìn vào một sự vật riêng lẻ hay một sự kiện chỉ từ một khía cạnh, sau đó quý vị không thể thấy toàn bộhoàn cảnh. Nhằm để thấu hiểu một sự kiện quý vị phải nhìn từ những khía cạnh khác nhau. Ngay cả trong trường hợp của một thứ vật lý, việc hiểu biết chỉ một chiều kích của nó không cho quý vị thấy toàn bộhoàn cảnh. Với ba hay bốn hay sáu chiều kích, rồi thì quý vị có thể có một bức ảnh rõ ràng hơn. Chính là cách này với mọi thứ; quý vị phải thẩm tra chúng từ những quan điểm khác nhau, cùng với những chiều kích khác nhau. Việc thấy chỉ từ một khía cạnh, luôn luôn có một khoảng cách giữa hiện tướng và thực tại. Đây là tại sao khảo sát là quyết định. Chỉ qua sự khảo sát thì chúng ta mới có thể giảm thiểu khoảng cách giữa hiện tướng và thực tại. Chỉ trong cách này.
Trước đây tôi đã sử dụng những từ "hiện tướng" và "thực tại" trong phạm vi của hai chân lý (nhị đế). Làm sao chúng ta có thể thấu hiểu gốc rể khổ đau của chúng ta? Đâu là gốc rể của những phiền nãotinh thần của chúng ta? Gốc rể ấy là sự chấp trước của chúng ta vào sự tồn tại cố hữu của mọi thứ. Tâm thức lừa dối của chúng tachấp trước vào sự tồn tại cố hữu, dấn thân vào những sự kiện của thế gian một cách chính yếu từ dạng thức của vấn đề chúng xuất hiện thế nào, ở trình độ của nhận thức. Mọi thứ xuất hiện ở một cung cách nào đó và rồi thì tâm thứcchấp trước chúng như hiện tướng ấy là thực tại thật sự của sự vật. Khi quý vị nhận ra rằng những hiện tướng không phù hợp với cung cách mà mọi thứ thật sự là, sau đó quý vị dần dần có thể làm yếu đi sự kìm kẹp của chấp trước.
HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, như một người bắt đầu trên con đường tu tập, vẫn đang thực tập những bước chập chững bé con, ngài có bất cứ lời nào để giúp tôi thiết lập một sự thực tập hàng ngày đầy đủ ý nghĩa mà sẽ đưa tôi tiến tới một sự tỉnh thức và thấu hiểu rộng lớn hơn?
ĐÁP: Nghiên cứu nhiều hơn. Có nhiều sự diễn dịchKinh LuậnPhật Giáo qua Anh ngữ, cũng như Pháp, Đức, Tây Ban Nha và dĩ nhiên là Hoa ngữ - mặc dù thế, tôi nghĩ có ít hơn những bản dịch sang Hoa ngữ hơn là Anh ngữ. Có nhiều bản dịch mới sang Anh ngữ. Nghiên cứu những tài liệu như vậy hàng ngày trong một giờ hay tối thiểu nửa giờ. Sau đó hướng tâm quý vị vào trong và quán chiếu những gì quý vị đã học hỏi. Thẩm tra và khảo sát, so sánh với những gì sách vở đã nói với cung cách suy nghĩ và sinh sống thông thường của quý vị. Cách tốt nhất để làm việc này là vào buổi sáng, khi tâm ý quý vị còn trong sáng. Có thể sau khi ăn điểm tâm là tốt hơn; đối với tôi tối thiểu là như vậy. Trước khi điểm tâm, tôi đói bụng. Thỉnh thoảng khi hành thiền, phân nửa tâm ý tôi nghĩ về bao tử!
Hãy thử sự tiếp cận này. Nghiên cứu, học hỏi và rồi thì đem những gì quý vị đã thấu hiểu như căn bản cho sự quán chiếu của quý vị, dành đôi lúc mỗi buổi sáng cho buổi thiền tậpnghi thức. Phối hợp sự thấu hiểu về những gì quý vị đã học hỏi với sự thực hànhthiền tập. Sự tiếp cận này đem sự học hỏi và quán chiếucẩn trọng và thiền định hợp nhất với nhau.
[1] Xem chương 7 về ba trình độnăng lực: lớn, vừa, nhỏ
[2] Theo câu chuyện này, Bồ tát sau này trở thànhĐức PhậtThích Ca trong một kiếp quá khứ là học trò của một vị thầy dạy một hướng dẫn tại sao trộm cắp là đạo đức. Trong khi những học trò khác đồng ý với trộm cắp, thì Đức Phật tương lai vẫn im lặng. Được hỏi vì sao ngài im lặng, ngài tuyên bố rằng trộm cắp dường như không đúng bởi vì nó phản lại giáo lýphổ thông. Vị thầy - người thực tế đã thử lòng học trò của ông - sau đó đã ca ngợi ngài như người học trò xuất sắc nhất. Xem Đại Luận 1:385:386
[3] 6 sự thực hành chuẩn bị: 1/ làm sạch sẽ nơi tu tập và sắp đặt thứ tự tượng trưng cho thân, ngữ, ý của Đức Phật; 2/ cúng dường phẩm vật chân thật và xếp đặtđẹp mắt; 3/ ngồi tư thế hoa sen hay nửa hoa sen, quy y, và phát triển tâm bồ đề;4/ tưởng tượng trước mặt chư vị tổ sư, chư Phật và Bồ tát;5/đem ra 7 điều quán nguyện để tích tập công đức và tuệ trí, trong khi thanh tịnh tâm ý chướng ngại;6/ Thỉnh cầu sự gia hộ. 7 điều quán nguyện là 1/ tôn kinh bậc Giác Ngộ, 2/ cúng dường, 3/ sám hối nghiệp chướng, 4/ tùy hỉcông đức của những bậc Giác Ngộ, 5/ Thỉnh cầu các bậc Giác Ngộ dạy giáo pháp, 6/ thỉnh cầu các ngài tiếp tục giảng dạy trong hàng a tăng kỳ kiếp, và 7/ hồi hướng công đứcviệc làm của chúng ta để hoàn thànhGiác Ngộ cho tất cả chúng sanh. Xem THỰC HÀNH BẢY ĐIỀU QUÁN NGUYỆN - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
[4] Đại luận của Tông Khách Ba (3:329) giải thíchtóm tắt bốn điều này nhưng chúng không nổi bật trong cấu trúc của luận điển.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.