Vài Suy Nghĩ: Vai Trò Mới Của Ngôi Chùa Trên Xứ Người

05/11/20141:57 CH(Xem: 6650)
Vài Suy Nghĩ: Vai Trò Mới Của Ngôi Chùa Trên Xứ Người

Vài Suy Nghĩ: Vai Trò Mới Của Ngôi Chùa Trên Xứ Người

Thiện Ý

blank
Lễ Vu Lan tại Chùa Huệ Quang Little Saigon, Mỹ

Khi còn nhỏ  chúng tôi  thường nghe câu nói trong dân gian về vai tròvị trí của ngôi chùa trong quá trình tu tập: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.”  Do vậy, trong những năm đầu của đời sống người Việt tỵ nạn cho đến cuối thập niên 1990, ngôi chùa đóng một vai trò cực kỳ quan trọng để duy trì bản sắc của người Việt sống ở xứ người.  Ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa dân tộc và tôn giáo trong mọi lễ hội hằng năm của cộng đồng người Việt , nào tết, nào trung thu, nào các ngày lễ trọng đại của dân tộc và, đặc biệt là các lễ hội của Phật giáo như Vu lan, Phật đản, Rằm tháng giêng .v.v…

Sau khi có sự bang giao giữa Việt nam và Hoa kỳ vào cuối thập niên 1990, Vị trí của ngôi Chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóacộng đồng của người Việt tỵ nạn cũng dần dần thay đổi.  Mặc dù những sinh hoạt như trên vẫn tồn tại nhưng ý nghĩa thực sự của những buổi sinh hoạt văn hóa tại các ngôi chùa hải ngoại đã mất dần nét văn hóa Việt nam, thay vào đó chúng mang đậm nét tôn giáo & tín ngưỡngĐặc biệt là những nơi có đông đúc người Việt sinh sống, các lễ hội dân gian lại càng được tổ chức rộng rãi và khắp nơi trong địa phương đó nên nhu cầu tổ chức tại chùa cũng không còn thực tế nữa!  Ngoài ra, khuôn viên chật hẹp của các ngôi chùa cũng không đủ sức chứa số lượng đông đảo người đến tham dự.  Chưa kể, những người Việt khác, không cùng tôn giáo.

Những nhu cầu lễ bái, cúng kiếng trở nên thịnh hànhthực tế hơn cho các ngôi chùa trên xứ người.  Tuy nhiên, có một số đông những người muốn tìm hiểu về Phật pháp cảm thấy bị lạc lõng vì đa số chùa vẫn chưa cung ứng những nhu cầu học Phật cho họ.  Dù tất cả các kinh sách giờ đây đều được cho lên mạng (internet) nhưng thiếu thầy hướng dẫn và giảng dạy cụ thể nên đa số vẫn còn lần mò, học hỏi khắp nơi.  Vì đạo Phật nhấn mạnh đến phương pháp hành trì nên ‘không thầy, đố mầy làm nên’ có một giá trị thật sự trong bối cảnh tu học Phật pháp.  Đạo Phật ở xứ người thường thuộc về thiểu số nên những người Phật tử, nếu không may sống ở những vùng ít người Việt, phải lái xe hàng giờ để được đến chùa. Nhớ chùa, nhớ Phật nên họ đã không quản ngại đường xá xa xôi. Đặc biệt, những Phật tử người Mỹ họ lại càng gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nơi tu học

Nhiệm vụ hoằng pháp lợi sinh, bất kể là người Việt hay người bản xứ.   Đa số các chùa có những nhu cầu phục vụ tín ngưỡng cũng như hành trì, tu niệm cho Phật tử người Việt.  Tất nhiên, cung ứng nhu cầu tín ngưỡng là một phương tiện để hoằng pháp. Nhưng ít có ngôi già lam nào cung ứng những sinh hoạt tu học Phật pháp cho người bản xứ.  Một nhu cầu rất lớn mà đa số chùa đã không làm!  Một trong những trở ngại lớn nhất là nhiều chùa thiếu các vị giáo thọ sư hay quý Thầy, Cô biết rành ngôn ngữ bản xứ.  Đã có một số Phật tử bản xứ phàn nàn là nhu cầu của họ đã không được xem trọng!  Họ đến chùa nhưng mọi sinh hoạt đều bằng tiếng Việt, mà tiếng Việt thì rất khó học, nên họ đành lễ Phật rồi ra về, hoặc nếu có vợ hoặc chồng người Việt đến chùa dự lễ thì họ ngồi ngoài xe, đọc báo, nghe radio!!!

chua lien hoa garden grove
Chùa Liên Hoa, TP. Garden Grove California

Chúng ta hiện đang sống trên xứ người nên đạo Phật cần phải cải biến để thích hợp với người dân bản xứ.  Ngoài mục đích truyền thừa Phật pháp, chúng ta còn cần đến người địa phương giúp duy trìtrưởng dưỡng đạo Phật trong tương lai.  Như chúng ta biết ‘nhập gia thì phải tùy tục’ để chúng ta có thể sống còn trên quê hương mới.  Đạo pháp cũng vậy, nếu không biết hóa độ theo tập tục của người địa phương thì sau này Phật pháp làm sao tồn tại!  Có nhiều bài học và kinh nghiệm của người Trung hoa di dân sang Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ 19, để xây dựng tuyến đường sắt xuyên bang. Họ đã đến đây và, tất nhiên, mang theo văn hóa của họ.  Họ xây chùa, lập miễu v.v.. Tuy nhiên, chỉ sinh hoạt trong cộng đồng người Tàu, không bành trướng, mở rộng ra ngoài cho người bản xứ.  Sau nhiều năm tháng, những ngôi chùa không có các Thầy kế nghiệp nên rơi vào tay những người cư sĩ Phật tử, và sau đó, là con cái họ.  Rốt cuộc, những ngôi chùa trên bị sang nhượng lại để người ta làm chổ buôn bán.  Hiện những hình ảnh này vẫn còn thấy được trên các đoạn đường trong khu phố Tàu của San Francisco. Một điều sai lầm của những người đi trước đã để lại cho chúng ta những bài học thật giá trị. May mắn thay, các Thầy sau này đã nhìn thấy sự sai lạc đó nên đã bành trướng mở rộng đến người bản xứ, thậm chí xuất gia cho họ.  Điển hình là Hoà Thượng Tuyên Hóa, ngài di dân sang Hoa Kỳ vào những ngày đầu của thập niên 1960.  Đạo Phật tại Hoa Kỳ khi ấy còn rất non trẻ.  Nhờ thấu hiểu rằng muốn Phật pháp được mọc rễ trên xứ người và phát triển lâu dài, Ngài phải tạo dựng một trung tâm Phật giáo rộng lớn, dạy dỗ và đào tạo đủ thành phần tăng tục, cũng như người bản xứ và các sắc dân khác. Hôm nay, Vạn Phật Thánh Thành đã trở thành một biểu tượng Phật giáo trên xứ Mỹ và vị trụ trì là một thầy người bản xứ. 

Có thể, chúng ta chưa làm được những công trình to tát như Ngài Tuyên Hóa.  Nhưng ít nhất, chúng ta cũng có khả năng để truyền đạt những lời Phật dạy cho các thế hệ sau mà hiện giờ, rất ít các cháu sanh trưởng trong gia đình Việt, đọc, viết, và hiểu tiếng Việt cho rành. Nếu theo tiến độ của tình hình hiện nay, thì chỉ trong khoảng 50 năm nữa đạo Phật Việt sẽ mất dần những ảnh hưởng đối với thế hệ trẻ người Việt, lẫn người bản xứ. Dù các trung tâm Phật giáo của các nước như Tây tạng, Thái lan, Tích lan v.v.. đang dần dần mở cửa khắp nơi.  Thực sự mà nói, đạo Phật Việt có một tiềm năng to lớn và lợi thế hơn đạo Phật của các nước khác vì cộng đồng người Việt đang bành trướng rộng rãi khắp nơi trên xứ Hoa kỳ và các nước khác. Hiện có thể lên đến hàng trăm, hay có thể là cả ngàn, ngôi chùa Việt đang hoạt động khắp thế giới.  Nhưng thử hỏi bao nhiêu chùa cung ứng nhu cầu tu học cho các bạn trẻ và người bản xứ.  Đó là một vấn nạn rất lớn cho cộng đồng Tăng già với nhiệm vụ đem giáo pháp của đức Phật truyền bá khắp nơi.  Với một lực lượng tăng, ni đông đảo hiện sinh sống trên xứ Hoa kỳ và các quốc gia khác, việc hoằng pháp, lợi sinh không có gì phải nói.  Nhưng để duy trì những giá trị Phật pháp lâu dài trong tương lai, nếu chư tăng, ni không được chuẩn bị để hướng dẫn và dạy dỗ cho thế hệ sau thì thử hỏi khi tre già thì lấy đâu có măng để mọc?  Việc chuẩn bị ở đây có nghĩa là chư tôn đức có trách nhiệm cần phải giáo dưỡng, đào tạo, hay yểm trợ thêm nhiều tăng, ni có khả năng và trình độ Phật pháp lẫn thế học, và ngôn ngữ địa phương để có thể truyền thông một cách hiệu quả đến các thế hệ sau và người bản xứ. 

Phật phápthế gian pháp không thể tách rời vì nếu không có người muốn học Phật thì Phật pháp sẽ dạy cho ai!  Đạo Phật Việt có thể ứng dụng thành công trên đất Việt.  Nhưng khi truyền sang xứ khác, nếu muốn được tiếp tục phát tiển tốt đẹp, đạo Phật Việt phải được cải biên, hình thức lẫn nội dung, để thích hợp với người bản xứ, cũng như người Việt nam sống trên xứ người.  Cải biên không có nghĩa là vứt bỏ tất cả, mà là điều chỉnh những ứng dụng Phật pháp cho thích hợp với hoàn cảnh để đáp ứng nhu cầu tu học tâm linh cho những thế hệ mới và người bản xứ.  ‘Trồng người trăm năm’ nên mong các vị lãnh đạo Phật giáo địa phương khắp nơi sớm thấy rõ và thực hiện những chương trìnhkế hoạch trên. 

Mong lắm thay!!!

                                                          San Jose, Tháng 10, 2014 

                                                                            Thiện Ý 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 20334)
12/10/2016(Xem: 18285)
26/01/2020(Xem: 10835)
12/04/2018(Xem: 19050)
06/01/2020(Xem: 9872)
24/08/2018(Xem: 8545)
12/01/2023(Xem: 2913)
28/09/2016(Xem: 24243)
27/01/2015(Xem: 23866)
11/04/2023(Xem: 2144)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.