Hầu hết nhân loại đều hớn hở, vui mừng và tràn đầy hy vọng đón chào một năm mới mở ra trước mặt. Mọi ngườilăng xăng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất và tất cả dường như đều quên mất là đầu năm ngoái mình cũng đã từng chúc nhau như thế.
Đêm giao thừa 2015 tại Paris
Hầu hết thủ đô các nước trên thế giới đều đốt pháo bông trong đêm giao thừa, và hình ảnh những bầu trời sáng rực ánh pháo bông muôn màu được truyền đi khắp thế giới. Người ta đổ xô ra đường reo hò, ôm nhau hôn, hớn hở như trẻ con được quà. Trên đại lộ Champs Elysées đẹp nhất thế giới của thành phố Paris, người thì say khướt ca hát như người điên, kẻ thì hung hăng phá phách. Ở công trường Trocadéro năm nay, một thanh niên 21 tuổi bị đâm chết vì ẩu đả, dù rằng riêng tại thủ đô Paris nhà nước đã huy động hơn một ngàn cảnh sát giao thông để tiếp tay giữ trật tự. Thượng Hải thì có ít nhất là 36 người thiệt mạng vì chen lấn và xéo lên nhau. Trong khi đó thì địa cầu vẫn xoay với một tốc độ bình thường, thiên hà vẫn chuyển động trong yên lặng, và thời gian vẫn không hối hả.
Thật ra thì những sự khích động đều chỉ xảy ra bên trong lòng người mà thôi. Dù dưới hình thứcvui mừng và hy vọng, hay là phá phách và say sưa để quên đi những nhọc nhằn của năm cũ, thì những sự khích động ấy cũng đều hết sức giả tạo, vô nghĩa và tai hại. Tất cả là do mình tự tạo ra cho mình mà thôi, nếu không muốn nói là phản ảnh một phần nào đó chủ đích trục lợi của bọn con buôn hoặc là cách đánh lạc hướng của những người làm chính trị.
Mọi người chúc nhau một năm mới thật tốt đẹp, hạnh phúc và thịnh vượng. Thế nhưng có lẽ cũng nên tự hỏi là năm vừa qua mình đã thực hiện được một phần nào những lời chúc tụng ấy hay chăng, hay là đã quên nhanh khi quay lưng đi để chúc tụng người khác. Dù thế nhưng năm nay mình cũng cứ lập đi lập lại những lời chúc cũ rích từ năm ngoái. Thật vậy năm ngoái đã qua rồi, và dù mình có muốn cố gắngcải thiện nó thì cũng không còn làm gì được nữa; còn đối với năm mới thì nào có ai biết được là mình sẽ thực hiện được những gì tốt đẹp hơn hay không? Có lẽ chúng ta hãy cùng lắng nghe lời khuyên này của Đức Đạt-lai Lạt-ma để hướng dẫn đời mình từng ngày trong cuộc sống:
"Trong một năm chỉ có hai ngày mà không ai có thể làm gì được cả. Với hai ngày ấy thì một ngày mang tên là Hôm Qua và một ngày thì mang tên là Ngày Mai. Chỉ có ngày Hôm Nay mới thật là một ngày lý tưởng nhất để Thương Yêu, Tin Tưởng, Hành Động và nhất là để Sống".
(“There are only two days in the year that nothing can be done. One is called Yesterday and the other is called Tomorrow. Today is the right day to Love, Believe, Do and mostly Live.”)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.