Một ngày, một năm & một đời tốt đẹp

12/01/20159:05 SA(Xem: 7759)
Một ngày, một năm & một đời tốt đẹp
tuyentaphuongphapmuaxuan 3
MỘT NGÀY, MỘT NĂM & MỘT ĐỜI TỐT ĐẸP
Thích Giác Toàn

daunamemdilechua-01012Thường vào dịp cuối và đầu năm mới, theo tập tục trong dân gian, người ta thường xem chọn ngày lành tháng tốt để bắt đầu một công việc, xuất hành, cúng tế, khai trương…

Nhiều người thiếu tự tin lại phải nhờ tha lực cầu đảo, cúng sao giải hạn, mong qua đó để hoán đổi được các hiện tượng xấu sẽ xảy đến với mình.

Cầu nguyện sự bình an, hanh thông cho bản thân, gia đình là một nhu cầu chính đáng của con người. Nhưng dùng mọi cách để có lợi cho mình, cho gia đình mình mà bất chấp đó là điều đáng làm hay không nên làm, phù hợp với truyền thống, đúng với tinh thần chánh tín hay không, là điều cần phải nhìn lại, nhất định cần phải có sự điều chỉnh.

Với người học Phật, chúng ta cần phải có sự tỉnh thức để phân biệt được những điều trên. Đức Phật dạy rằng, chính chúng ta chứ không phải ai khác, là kẻ thừa tự nghiệp mà chúng ta đã tạo trong quá khứ, đang tạo ở hiện tại. Thanh lọc và loại trừ nghiệp xấu không gì hiệu quả bằng việc tích lũy các thiện nghiệp - việc làm lợi lạc cho tự thân, cho cộng đồng và môi trường sống. Đó là cách chuyển nghiệp căn bản, hợp lý, đúng với luật nhân quả giữa đời này.

Tích lũy những việc làm nhỏ thành thói quen. Người có thói quen tốt, có suy nghĩ, lời nóihành vi thiện lành, đem lại lợi lạc cho tự thân và cho người khác luôn là người được xã hội trân quý.

Còn ngược lại, nếu chỉ vì lợi ích của cá nhân, của nhóm nhỏ mà bất chấp tất cả, có thể làm cho một số người, hoặc nhiều người sợ hãi trong một thời gian ngắn, nhưng sẽ không được lòng người, khiến người xa lánh về dài lâu.

Trong nhiều kinh điển, Đức Phật cũng nhấn mạnh rằng được sinh ra làm thân người là điều hết sức quý, nhưng nhân cách của một cá nhân có cao quý hay không hoàn toàn không phụ thuộc vào hoàn cảnh xuất thân, dòng tộc hay vị trí xã hội, mà căn cứ vào suy nghĩ, lời nói và hành động của cá nhân ấy có thiện lành hay không. Bất cứ ở vai trò xã hội nào, là người xuất gia hay tại gia, là công nhân viên chức hay lãnh đạo, nếu người đó luôn tỉnh thức, trăn trở vì lý tưởng sống của mình, nỗ lực đem lại điều ích lợi cho Giáo hội, cho cộng đồng, đất nước trong đó có bản thân mình thì chắc chắn người đó đang sống có chất lượng, được kính trọng trong hiện tạimai sau. Theo đó, sẽ có một cuộc sống an lạc, thảnh thơi giữa mọi ràng buộc ngay trong cuộc đời này.

Trong kinh Tăng chi, ở phẩm Cát tường, thuật lại rằng, một thời Đức Thế Tôn trú ở Ràjagaha. Tại đấy, Ngài gọi các Tỷ-kheo và dạy rằng: “Các loài hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, vào buổi sáng, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, có một buổi sáng tốt đẹp”.

“Các loài hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, vào buổi trưa, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, có một buổi trưa tốt đẹp”.

“Các loài hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, vào buổi chiều, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, có một buổi chiều tốt đẹp”.

Một ngày tốt đẹp là như thế. Một cuộc đời tốt đẹp được tích lũy từ những buổi, những ngày, những tháng và những năm tốt đẹp như vậy.

HT.Thích Giác Toàn

 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/01/2012(Xem: 61415)
18/01/2011(Xem: 89451)
07/02/2015(Xem: 13209)
27/01/2015(Xem: 26118)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :