Thơ của thầy Tuệ Sỹ (song ngữ )

04/02/20154:10 SA(Xem: 13594)
Thơ của thầy Tuệ Sỹ (song ngữ )
blank
THƠ CỦA THẦY TUỆ SỸ

Chuyển ngữ bởi Nguyên Giác
Poems by Tue Sy - Translated by Nguyen Giac 

Hạ sơn
 
Ngày mai sư xuống núi
Áo mỏng sờn đôi vai
Chuỗi hạt mòn năm tháng
Hương trầm lỡ cuộc say
 
Bình minh sư xuống núi
Tóc trắng hờn sinh nhai
Phương đông mặt trời đỏ
Mùa hạ không mây bay
 
Ngày mai sư xuống núi
Phố thị bước đường cùng
Sư ho trong bóng tối
Điện Phật trầm mông lung
 
Bình minh sư xuống núi
Khóe mắt còn rưng rưng
Vì sư yêu bóng tối
Ác mộng giữa đường rừng 
Tháng 9/1983 
Down the mountain trail
 
He would walk down the mountain trail tomorrow
with his monastic robe shabby at shoulders
with his prayer beads worn by years and months
and with the incense misguidedly getting drunk.
 
He would walk down the mountain trail at dawn
to see the sad livelihood paint his hair whitish
to see the sunlight turn red in the east
and to see a summer without a flying cloud
 
He would walk down the mountain trail tomorrow
seeing the town as his dead-end streets
He coughed gently in the darkness
seeing the Buddha hall dip in the shadow
 
He would walk down the mountain at dawn
with the tails of his eyes still wet   
Since falling in the monastic love for darkness
he yearned to tame the nightmare under the forest shroud. 
September, 1983  


Cuối năm
 
Lận đận năm chầy nữa
Sinh nhai ngọn gió rừng
Hàng cà phơi nắng lụa
Ngần ngại tiếng tha phương
Rừng Vạn Giã 1977
 
The year end
 
The year shakily passes
The forestal wind hardly survives
The tomato rows bask in silky sunshine
From far away from home, my voice waffles.
Van Gia Forest, 1977
Buổi sáng tập viết chữ thảo
 
Sương mai lịm khói trà
Gió lạnh vuốt tờ hoa
Nhẹ nhẹ tay nâng bút
Nghe lòng rộn âm ba
Sài Gòn 1980

Practicing cursive writing at dawn
 
Morning dew blends in the tea aromas
Cold wind caresses the floral paper
Gently raising the brush,
I hear from my heart a sound of rippling water.
Saigon, 1980


Một thoáng chiêm bao
 
Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận
Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao
Rừng Vạn Giã 1976
An instant of dream

The large gala appears innocent in your bluish green eyes
And your smile makes the rays of afternoon light more slim
I love you for this instant of dream
where you fly like a white stork in an endless field
Van Gia Forest, 1976




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/01/2012(Xem: 61417)
18/01/2011(Xem: 89453)
07/02/2015(Xem: 13211)
27/01/2015(Xem: 26119)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :