Tuổi Hạc Hiên Chiều

17/02/20153:02 CH(Xem: 9367)
Tuổi Hạc Hiên Chiều

TUỔI HẠC HIÊN CHIỀU
Toại Khanh

blankChẳng biết có phải đã vào tuổi xế hay sao mà cứ thấy thời gian qua nhanh quá đỗi. Muốn làm gì cũng sợ không còn kịp thời gian. Đồng hồ đi mau như có ai vặn kim. Nhiều khi nhìn quanh những chuyện đạo đời bát nháo lòng cũng nghe cám cảnh, muốn bỏ về chốn nào thiệt quạnh để tu thân mà cứ phân vân. Đi đâu, gặp ai và sẽ làm gì để mình khá hơn, khi chính mình hình như cũng góp sức một phần vào cái nhiễu nhương đáng buồn ấy.

Ngẫm nghĩ tới lui rồi lại cũng nhớ về cái chuyện khiến mình bận lòng nhiều nhất. Thời gian qua mau quá, người xấu chưa kịp hồi tâm và người hiền chưa kịp hưởng phúc thì ai cũng phải xuôi tay mà đi. Đã vậy, thiên hạ hình như cứ tiêu hoang thời gian như thể nó còn nằm đó mãi hoài để chờ đợi họ sống cho thỏa. Đọc mấy trang báo online mà nghe ngán ngẩm. Thế giới ngày một văn minh hơn, vậy mà đời sống văn hóa hình như ngày một đi xuống. Lớn bé dắt nhau đi xem những thứ phim ảnh giả tưởng rồi phù thủy như một kiểu sống thời thượng, đẩy doanh thu của mấy cuốn phim đó lên hàng tỷ dollar. Thời đại của những R.Tagore, H. Hesse đã qua mất rồi. Người ta sợ suy tư rồi già sớm, sợ minh triết quá sẽ bớt vui, nên rủ nhau sùng thượng những giá trị thiệt lạ đó, tối mịt. Khi anh thờ phụng những món mạt hạng thì lòng anh làm sao còn chỗ cho những giá trị cao hơn đầu gối.

Đạo hay đời, từ cá nhân đến đoàn thể, và cả quốc gia rồi toàn nhân loại cũng đều thế cả. Những nơi chốn tôn giáo coi trọng hình thức ầm ĩ và lòe loẹt, thì cõi tâm linh cho tín đồ bị bỏ ngỏ là cái chắc. Cứ bình tâm theo dõi tình hình tôn giáo trong và ngoài nước sẽ thấy ngay điều đó. Việt Nam nói riêng, và thế giới nói chung, ngoài việc hoang phí tài nguyên thiên nhiên, còn hoang phí một thứ khác cũng quý giá không kém, đó là thời gian. Hơn một nửa thời gian, tiền bạc và công sức của nhân loại trong từng ngày đã đổ ra cho những chuyện không cần thiết. Tôi nhớ một nghiên cứu Tây phương đã từng cho biết vậy. Rừng đã đốn có thể trồng lại, nhưng thời gian đã qua thì không sao tìm lại được. Chúng ta đang già đi trong nỗi niềm phá sản. Tôi không phải một nhà giáo dục, nhưng cứ phát hoảng khi nhìn thấy khuynh hướng tâm lý của nhân loại bây giờ. Kẻ cầm quyền và người bị trị đang nghĩ nhiều về cái gì, đó chính là tương lai của thế giới. Cả hai thứ oxygen cho thể chấttinh thần đang bị ô nhiễm nghiêm trọng trên hành tinh này.

Viết đến chỗ này, tôi còn nhớ thêm một chuyện khác để mà buồn. Nghĩa tử nghĩa tận, ai cũng biết chuyện đó, vậy mà ngay sau ngày ông Phạm Công Thiện ra đi, tôi bàng hoàng khi đọc thấy trên internet những bài viết mạt sát ông không còn sót chỗ nào. Từ học thức đến nhân cách, rồi đời tưtoàn bộ những công trình tác phẩm của ông gì cũng bị xem là rác. Đau nhất ở chỗ trong số những người viết bài ấy có không ít kẻ là trí thức hẳn hoi và còn là bạn thân một thời của người vừa khuất nữa chứ. Người ta mắng ông để tẩy xóa ông. Đời đang đốt cháy mọi thứ hiện có, và với tốc độ chóng mặt của thời gian, mọi thứ sẽ được thay thế. Và như tôi vừa thưa, mọi thứ trên thế giới bây giờ có đủ để thay thế cho những gì thuộc quá khứ đang bị chà đạp hay không. Nhưng vậy đã hết đâu, cách đây mấy hôm, nhà văn Nguyễn Thanh Ty đã lên TV hải ngoại đấu tố Trịnh Công Sơn một cách tàn nhẫn và rẻ tiền. Và thảm nhất là những phản hồi của thiên hạ trên internet ngay sau chương trình phỏng vấn đó. Bao người đã hỉ hả mát ruột khi thấy “anh chẳng hơn gì tôi”. Vậy là vui rồi. Tôi không là người thân của ông Phạm Công Thiện hay Trịnh Công Sơn, nhưng chuyện hai ông bị mạt sát kiểu đó đã khiến tôi chạnh lòng. Tôi dốt, nhưng theo chỗ nghĩ riêng tư thì Việt Nam đã có ai đủ để thay thế hai nhân vật đó. Chúng ta chà đạp cho trên đời không còn thần tượng, để hi vọng một ngày mình có thể ngoi lên vài tấc trên một mảnh đất không còn thần tượng nào nữa. Tôi nhắc chuyện hai ông Phạm và Trịnh chỉ để minh chứng cho điều đang muốn nói là trào lưu phá cũ lập mới một cách nguy hiểm của thiên hạ hôm nay đang vào hồi quyết liệt và thật đáng ngại.

Thế giới đang tiêu hoang, đang phung phí những thứ mình có. Thời gian của kiếp người có vài chục năm, nhưng ta đã làm gì với chừng ấy năm tháng. Những giá trị của thế giới ngày một cạn kiệt, nhưng thiên hạ rõ ràng đang từng ngày chối bỏ những thứ cần được giữ lại. Ai biết đâu được sẽ có một ngày kinh sách tôn giáo sẽ được thay thế bằng mấy tập Harry Potter, và câu đại minh chú bằng tiếng Phạn Om Mani Padme Hum sẽ được thay thế bằng một dòng chữ Mỹ Om Money Ipadme Hum. Đời nay còn cần gì hơn vậy nữa: Thiệt nhiều tiền và một cái Ipad Generation Two!

 

       TOẠI KHANH




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21208)
12/10/2016(Xem: 19155)
26/01/2020(Xem: 11786)
12/04/2018(Xem: 20003)
06/01/2020(Xem: 10872)
24/08/2018(Xem: 9384)
12/01/2023(Xem: 3805)
28/09/2016(Xem: 25051)
27/01/2015(Xem: 26118)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :