CỦA TRẦN NHÂN TÔNG Nguyễn Lương Vỵ chuyển dịch thơ Việt
I. LỜI GIỚI THIỆU: Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3. Trần Nhân Tông cũng là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu Đà Hoàng Giác Điều Ngự. (Tham khảo từ trang Web. Vikipedia.org VN.) “… Theo sử sách còn ghi được, Trần Nhân Tông là tác giả các tập thơ sau đây: Trần Nhân Tông Thi Tập, Đại Hương Hải Ấn Thi Tập, Tăng Già Toái Sự, Thạch Thất Mỵ Ngữ. Tuy vậy, sau bao nhiêu phen dâu bể của chiến tranh, loạn lạc, số tác phẩm trên đều đã mất. Hiện thơ ông chỉ còn giữ được 31 bài, hai cặp câu thơ lẻ, một bài minh và một bài tán, chép trong các tuyển tập. So với nhiều nhà thơ khác thời Lý – Trần, số lượng ấy kể cũng đã không phải là nhỏ.” (Trích từ bài viết của Nguyễn Huệ Chi và Trần Thị Băng Thanh, ngày 27.08.2012,“Sự thống nhất giữa hoàng đế, thi nhân và thiền gia trong một nhân cách - Trần Nhân Tông” trên trang trannhantong.net) II. PHẦN DỊCH THƠ: 10 bài thơ có nội dung mùa Xuân được tuyển dịch dưới đây, trích từ bản PDF của sách Thơ Văn Lý-Trần, tập 2, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1977. Phần dịch nghĩa, ghi chú, có hiệu đính thêm một vài ý chưa rõ nghĩa, hoặc thiếu phần Hán văn. Mỗi bài thơ được trình bày theo thứ tự: . Nguyên văn bài thơ chữ Hán . Phiên âm . Dịch nghĩa . Ghi chú . Phỏng dịch thơ Việt *** 1.春 曉 Phiên Âm: XUÂN HIỂU Thụy khởi khải song phi, Dịch Nghĩa: SỚM XUÂN Ngủ dậy mở cánh cửa sổ, Phỏng Dịch Thơ Việt: SỚM XUÂN Ngủ dậy, mở cửa trông Nào hay Xuân mênh mông Kìa một đôi bướm trắng Vỗ vỗ cánh vờn bông! 2. 春 日 謁 昭 陵 Phiên Âm: XUÂN NHẬT YẾT CHIÊU LĂNG Tì hổ thiên môn túc, Dịch Nghĩa: NGÀY XUÂN THĂM CHIÊU LĂNG Lính thị vệ như cọp, đứng nghiêm túc trước ngàn cửa, Ghi Chú: . Chiêu lăng [昭 陵]: Lăng vua Trần Thái Tông (chữ Hán: 陳太宗; 10 tháng 7, 1218 – 5 tháng 5, 1277), tên thật là Trần Bồ [陳蒲,] sau đổi thành Trần Cảnh [陳煚,] là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Thái Tông là cha của Trần Thánh Tông và là ông nội của Trần Nhân Tông. . Chuyện Nguyên Phong [元豐]: Trần Thái Tông, nguyên tên thật là Trần Cảnh, là vua thứ nhất của nhà Trần. Ông sinh ngày 17.07.1218, mất ngày 04.05.1277. Ông làm vua 33 năm, nhường ngôi 19 năm, thọ 59 tuổi. Khi lên làm vua năm 1226, Trần Cảnh đổi niên hiệu là Kiến Trung; năm 1232, đổi là Thiên Ứng Chính Bình; năm 1251, lại đổi là Nguyên Phong. Ngày 17.01.1258, (niên hiệu Nguyên Phong thứ 7) quân Nguyên tràn tới cánh đồng Bình Lệ (phía nam Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ). Trần Thái Tông chỉ huy cuộc chiến đấu chống giặc. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư tả: "Vua tự làm tướng đốc chiến đi trước, xông pha tên đạn…". Ngày 29.01.1258, Trần Thái Tông cùng thái tử Hoảng (sau là vua Trần Thánh Tông) đã phá tan quân Nguyên ở Đông Bộ Đầu, chiếm lại Thăng Long, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất. Trần Thái Tông đã đi vào lịch sử như một vị vua anh hùng cứu nước. Chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần đánh tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên Mông được sử sách đời đời ghi nhớ như một điểm son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm đầy oanh liệt của của dân tộc ta. Phỏng Dịch Thơ Việt: NGÀY XUÂN THĂM CHIÊU LĂNG Ngàn cửa, uy nghiêm lính Bảy phẩm, chỉnh tề quan Sĩ tốt bạc đầu nhắc Chuyện Nguyên Phong còn vang. 3. 洞 天 湖 上 Phiên Âm: ĐỘNG THIÊN HỒ THƯỢNG Động thiên hồ thượng cảnh, Dịch Nghĩa: TRÊN HỒ ĐỘNG THIÊN Quang cảnh hồ Động Thiên, Ghi Chú: Hồ Động Thiên: Tra cứu các từ điển không tìm thấy. Trong sách Thơ Văn Lý Trần (NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1977,) phần chú thích cũng ghi: “chưa rõ ở đâu.” Phỏng Dịch Thơ Việt: TRÊN HỒ ĐỘNG THIÊN Cảnh trên hồ Động Thiên Dáng xuân gầy hoa cỏ Trời thương xót niềm riêng Một hồi chuông xanh tỏ. 4. 春 景 楊柳花深鳥語遲, Phiên Âm: XUÂN CẢNH Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì, Dịch Nghĩa: CẢNH XUÂN Trong khóm hoa dương liễu rậm rạp, tiếng chim hót lời chậm rãi, Phỏng Dịch Thơ Việt: CẢNH XUÂN Chim chậm lời ca, liễu nở đầy Hiên tràn bóng lộng, mây chiều bay Khách đến, chuyện đời không hỏi nữa Cùng tựa lan can ngắm biếc ngày. 5. 春 晚 年少何曾了色空, XUÂN VÃN Niên thiếu hà tằng liễu sắc không, Dịch Nghĩa: CHIỀU XUÂN Thuở nhỏ chưa từng hiểu thấu lẽ Sắc Không, Ghi Ghú: . Đông Hoàng [東皇]: cũng gọi là Đông Quân [東君,] (ông vua của mùa Xuân.) Trong bài thơ Lập Xuân Hậu Thi [立春後詩] của Vương Sơ [王初] có câu: 東君坷佩嚮珊珊 - 青馭多時下九關 (Đông quân kha bội hưởng san san / Thanh ngự đa thì hạ cửu quan. Dịch nghĩa: Chúa Xuân đeo ngọc kêu leng keng / Cưỡi ngựa xanh nhiều lúc đi xuống chín cửa quan). . Bồ đoàn [蒲團]: Tấm lót để ngồi bằng cỏ bồ, hình tròn. Ngày xưa, các vị sư thường dùng trong lúc ngồi thiền hay lễ bái. Phỏng Dịch Thơ Việt: CHIỀU XUÂN Thuở nhỏ chưa thấu lẽ Sắc Không Xuân phơi trăm đóa gửi chuyện lòng Gương mặt chúa Xuân nay đã tỏ Nệm cỏ ngồi xem rụng cánh hồng. 6. 饋 張 顯 卿 春 餅 柘枝舞罷試春衫, Phiên Âm: QUỸ TRƯƠNG HIỂN KHANH XUÂN BÍNH Giá chi vũ bãi, thí xuân sam, Dịch Nghĩa: TẶNG BÁNH NGÀY XUÂN CHO TRƯƠNG HIỂN KHANH Múa bài múa giá chi xong rồi, [mặc] thử tấm áo ngày xuân, Ghi chú: . Trương Hiển Khanh: Tức Trương Lập Đạo [張立道] sang sứ nước ta hai lần. Lần thứ nhất, vào năm 1265 để “tuyên dụ” chiếu chỉ của vua nhà Nguyên (vua Trần Thái Tông đã làm thơ tiễn trong dịp nầy.) Lần thứ hai, vào năm 1291 (dưới triều vua Trần Nhân Tông,) nhằm dụ vua nước ta qui phục và buộc vua Trần Nhân Tông phải sang chầu Bắc triều nhà Nguyên. Do kết quả ba lần nước ta chiến thắng oanh liệt giặc Nguyên-Mông, do thái độ mềm mỏng nhưng đỉnh đạc, kiên quyết của các vua nhà Trần, Trương Hiển Khanh buộc phải có thái độ kính nể. Trong bài thơ họa đáp với vua Trần, Trương Hiển Khanh đã viết: 安南雖小文章在。 未可輕談井底蛙. An Vị khả khinh đàm tỉnh để oa (Nước An Nam tuy nhỏ nhưng có văn chương, Chưa thể nói một cách nông cạn họ là ếch ngồi đáy giếng) . Giá chi vũ [柘枝舞]: Có thể là một điệu múa cổ của dân tộc Việt . Tam nguyệt tam [三月三]: Ngày mồng Ba tháng Ba, thường gọi là tiết Thanh Minh, cũng gọi là Tết hàn thực, là ngày đi tảo mộ sau Tết Âm lịch. . Thái bính [菜餅]: Bánh rau. Một loại bánh bột làm với rau. Có thể là một loại bánh khúc ở thôn quê miền Bắc ngày xưa. Phỏng Dịch Thơ Việt: TẶNG BÁNH NGÀY XUÂN CHO TRƯƠNG HIỂN KHANH Giá Chi múa xong, thử áo xuân Lại thêm hàn thực, tiết thanh nhuần Bánh rau như ngọc hồng ăm ắp Tục Việt từ xưa đẹp bội phần. 7. 山 房 漫 興 其 二 是非念逐朝花落, Phiên Âm: SƠN PHÒNG MẠN HỨNG KỲ NHỊ Thị phi niệm trục triêu hoa lạc, Dịch Nghĩa: MẠN HỨNG TẠI SƠN PHÒNG LẦN HAI Nghĩ chuyện thị phi rơi rụng cùng với hoa buổi sáng, Phỏng Dịch Thơ Việt: MẠN HỨNG TẠI SƠN PHÒNG LẦN HAI Phải quấy rụng cùng hoa buổi sáng Lợi danh lạnh theo mưa ban đêm Mưa tạnh hoa tàn, núi im vắng Một tiếng chim kêu, xuân úa thêm. 8. 登 寶 臺 山 地寂臺逾古, Phiên Âm: ĐĂNG BẢO ĐÀI SƠN Địa tịch đài du cổ, Minh nguyệt mãn hung khâm. Dịch Nghĩa: LÊN NÚI BẢO ĐÀI Ghi Chú: Bảo Đài sơn [寶 臺 山]: Núi Bảo Đài. Địa danh nầy trùng tên rất nhiều nơi, còn có tên khác là Long Đại, thuộc châu Ái; ở Bảo Lộc cũng có; ở xã Động Mạc, huyện Vọng Danh, huyện Đông Triều, Hải Dương cũng có. Núi Bảo Đài trong bài thơ nầy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là ngọn núi thuộc dãy núi ở Yên Tử, huyện Đông Triều, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh. Phỏng Dịch Thơ Việt: LÊN NÚI BẢO ĐÀI Đất vắng, lầu càng cũ Xuân mới về chưa lâu Bóng xa gần mây núi Ngõ hoa rợp nắng chao Nước trôi hoài thế sự Lòng nhủ mãi kiếp nào Lan can nâng sáo quý Ngực sáng ánh trăng cao. 9. 早 梅 其 一 五出圓芭金撚鬚, Phiên Âm: TẢO MAI KỲ NHẤT Ngũ xuất viên ba kim niễn tu, Dịch Nghĩa: MAI SỚM LẦN MỘT Năm cánh hoa tròn thơm, nhụy hoa điểm sắc vàng, Ghi Chú: . Hằng Nga [姮娥]: Theo sách cổ Hậu Hán Thư [後漢書], trong tích Hậu Nghệ [后羿] có vợ là Hằng Nga [姮娥] còn có tên là Thường Nga [嫦娥] lấy trộm thuốc của chồng rồi bay lên cung trăng, bị đọa thành con cóc (thiềm thừ.) Từ đó, cung trăng cũng có tên là “cung Thiềm.” . Quế [桂]: Theo sách cổ Dậu Dương Tạp Trở [酉陽雜俎] chép rằng: Trong trăng có cây quế, cao 500 trượng. Vì thế, “quế” cũng là tên gọi của mặt trăng. Phỏng Dịch Thơ Việt: MAI SỚM LẦN MỘT Tròn xoe năm cánh, nhụy vàng phơi Chìm bóng san hô, vảy cá trồi Đông ba tháng lạnh cành im trắng Xuân một ngày hanh nhánh ấm ngời Sương ngọt nức hương lay bướm dậy Đêm ngời ánh nước khiến chim sầu Hằng Nga nếu biết hoa mai đẹp Bóng quế cung thiềm sẽ chán thôi. 10. 早 梅 其 二 五日驚寒懶出門, Phiên Âm: TẢO MAI KỲ NHỊ Ngũ nhật kinh hàn lãn xuất môn, Dịch Nghĩa: MAI SỚM LẦN HAI Năm ngày sợ rét, lười ra khỏi cửa, Chú Thích: . Thúy vũ [翠羽]: Tức “thúy vũ ngâm,” tên một từ khúc nổi tiếng ngày xưa. Cung điệu của khúc ngâm nầy còn thấy ở bài Trúc Sơn Từ [竹山祠] của Tưởng Tiệp [奬捷]. Lời đề tựa của ông nói: “Vương Quân Bản trao cho ta một khúc hát theo Việt điệu có tên là Tiểu Hoa Mai Dẫn, bảo ta lấy ý bay lên tiên, bước trong cõi hư không mà làm lời cho khúc hát…” . Họa long [畫龍]: Có thể là một loại sáo hay tù và có vẽ hình con rồng. Sách Từ Hải [辞海] dẫn lời của Thẩm Ước [沈箹]và Từ Quảng [徐廣] nói rằng: “Tù và của người Hồ, chỗ tay cầm, vẽ con giao long có chân năm sắc.” . Ngọc Quan [玉關]: Tên một cửa ải trên đường đi sang Tây vực [西域,] thuộc tỉnh Cam Túc [甘肃], nước Tàu. Ở đây, tác giả mượn cảnh để miêu tả tiếng sáo Họa Long làm ẩm ướt đám mây trên cửa ải. . Hai câu thơ cuối, tác giả lấy ý trong điển tích “nhất chi xuân” [一枝春,] rút từ câu thơ của Lục Khải [陸啟] trong bài thơ “Tặng Phạm Diệp”[贈范曄]: (Phiên âm: Chiết mai phùng dịch sứ / Ký dữ lủng đầu nhân / Giang Trong bài thơ “Tảo Mai Kỳ Nhị” nầy, tác giả mượn ý trên, nhưng đã chuyển ý vào trong cõi mộng rất độc đáo: Nhất chi mê nhập cố nhân mộng / Giác hậu bất kham trì tặng quân. Dịch nghĩa: Một cành hoa lạc vào giấc mộng người xưa / Sau khi tỉnh giấc, không thể đem tặng bạn được. Phỏng Dịch Thơ Việt: MAI SỚM LẦN HAI Năm ngày trốn lạnh, biếng rời nhà Gió xuân vừa ghé gốc cây già Mặt nước bóng chao, băng sớm rã Cành hoa cánh trĩu, ấm chưa ra Thúy Vũ chim vờn, trăng núi ẩn Họa Long sáo ướt, Ngọc Quan nhòa Cành hoa lạc mộng người xưa khuất Tỉnh giấc làm sao tặng bạn xa! 10.2014 |
- Từ khóa :
- Trần Nhân Tông