Đỗ Hồng Ngọc
Nhà xuất bản Phương Đông 2008
Khi hiểu được “chúng sanh tức phi chúng sanh thị danh chúng sanh”, ta tưởng đã nắm được từ khóa để mở vào kho tàng “Kim Cang”, nhưng thực ra còn lâu, bởi vì, vậy mà chẳng phải vậy! Trở lại không khí buổi truyền trao “gươm báu” lúc đó, thấy không ít người bối rối vì câu nói với ngôn ngữ ly niệm của mình, Phật liền hỏi: Tại sao vậy (hà dĩ cố)? Rồi khẳng định: “Bởi vì Bồ tát mà còn có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thì chẳng phải Bồ tát!”. Tôi lại một phen chưng hửng! Tưởng Phật sẽ giải thích, ai ngờ Ngài lại nói một câu có vẻ chẳng ăn nhập gì với phần trên! Chắc lại có một bí ẩn gì ở đây! Lúc đầu tôi nghĩ đến ngôi thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, số ít số nhiều với các thời quá khứ, hiện tại, vị lai, như một cách chia “verbe” để nói lên mối quan hệ giữa ta, người, không gian, thời gian, nhưng hình như không phải vậy! Tôi lại nghĩ hay đó là một biểu đồ có ba trục không gian và một đường cong thời gian, trên đó, mỗi cá nhân xác định vị trí của mình trong xã hội, mối tương quan của mình với những “chúng sanh” khác ở một thời điểm nào đó! Cũng không phải! Vậy thì… là cái gì? Mãi sau tôi mới vỡ ra: đó chính là trạng thái vô ngã của hành giả trên bước đường giải thoát! Hành giả phải “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”- thực sự vô ngã- thì mới có thể “độ nhứt thiết khổ ách”; mà có “độ nhứt thiết khổ ách” cho mình rồi thì mới có thể giúp cho người khác được, mới xứng danh là Bồ tát. Cho nên đây là một đòi hỏi có tính quyết định, là điều kiện “ắt có”. Vô ngã không dễ “thấy”! Dù có thể dùng lý luận , triết lý về duyên sinh, duyên khởi, về cái “Không” để thấy vô ngã, nhưng đó chỉ là cái vô ngã của lý thuyết, của khái niệm! Còn vô ngã ở đây lại là một trạng thái, một cảnh giới – được cảm nhận bởi hành giả qua một quá trình tu tập dài lâu và miên mật: Thiền! Vâng, chính thiền đã là con đường “độc đạo” mà Phật đã từng nhấn mạnh trong Tứ niệm xứ (Satipatthana), trong An ban thủ ý (Anapanasati):“Đây là con đường độc nhất dẫn tói thanh tịnh cho chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí…”. Thiền đã có từ xa xưa. Ngay hồi còn nhỏ xíu, một hôm, thái tử Tất Đạt Đa trong lúc ngồi dưới bóng cây coi người ta làm ruộng đã tình cờ rơi vào trạng thái sơ thiền. Sau này trên đường học đạo, Ngài đã gặp hai vị thầy dạy thiền cao nhất thời bấy giờ, và chỉ trong một thời gian ngắn, ngài đã vượt qua tám cảnh giới thiền cho đến phi tưởng phi phi tưởng mà vẫn chưa yên, phải từ biệt ra đi tìm một con đường riêng của mình! Khi đạt đến cảnh giới thiền thứ chín, “Diệt thọ tưởng định” thì mới hết chuyện, lúc đó ngài mới trở thành bậc Giác ngộ thực sự, bậc Toàn giác! Nói cách khác, “Diệt thọ tưởng định” mới là thứ thuốc chữa tận gốc căn bệnh phiền não, khổ đau mà các giai đọan trước đó chỉ là chữa triệu chứng, kiểu đau đâu chữa đó nên cứ bị tái phát hoài. Chữa tận gốc là chữa dứt điểm, hết sợ tái phát, hết sợ di chứng! “Diệt” trong diệt thọ tưởng định ở đây không mang nghĩa triệt tiêu mà là không để nảy sinh! Cắt bỏ một khối u thì không bằng phòng ngừa để khối u đừng sinh ra. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tóm lại, để xứng danh là Bồ tát thì phải vượt qua được cửa ải này. Nói khác đi, Bồ tát phải “hành thâm” thiền định cho rốt ráo, đạt đến trạng thái vô ngã- không còn thấy có tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả gì nữa cả- không còn phân biệt, chấp trước gì nữa cả – thì mới thênh thang thõng tay vào chợ mà không sợ vướng bụi trần! May thay, nghe cho kỹ thì Phật đã dạy Tu Bồ Đề rất rõ: “Chư Bồ tát Ma ha tát ưng như thị hàng phục kỳ tâm”. Ma ha tát là lớn, là đại! Các vị Đại bồ tát đều đã làm như vậy mà hàng phục cái tâm mình! Chớ còn… “tiểu” Bồ tát hoặc mới phát tâm… sơ sơ, mới lõm bõm học như ta thì cũng chớ nóng vội! Phải từng bước, trì giới, nhẫn nhục, phải tinh tấn… dài lâu! “Phật cáo Tu Bồ Đề” chính là để nhắc nhở những ai muốn bước vào con đường Bồ tát thì không thể không thiền định. Bởi không định thì khó mà tuệ. Giới sẽ dẫn đến định, định sẽ dẫn đến tuệ và ngược lại. Đây là một tam giác cân, có hai chiều xuôi ngược. Theo tôi, để điều trị cho tận gốc bệnh “tham sân si” thì chỉ có thể dùng thuốc đặc trị là “giới định tuệ”. Giới để chữa tham, định chữa sân và tuệ chữa si. Nhưng nếu chỉ chữa triệu chứng thì không thể chữa dứt điểm được, nó sẽ tái phát, nó sẽ để lại di chứng. Vậy muốn chữa rốt ráo, chữa tận gốc, thì phải phối hợp cả ba thứ thuốc, ba mặt giáp công. Định không thôi dễ mù mịt. Giới không thôi dễ cố chấp. Tuệ không thôi dễ ba hoa. Tuy vậy rõ ràng là tùy đối tượng mà ba thứ thuốc này sẽ gia giảm cho phù hợp. Người hay “sân”, dễ thương dễ nhớ dễ sầu dễ bi –Rồi bị thương người ta giữ gươm đau/ không muốn chữa không chịu lành thú độc (Xuân Diệu) hay Chưa gặp em mà đã biệt ly/ hồn anh theo dõi bóng em đi (Hàn Mặc Tử)… thì chữa bằng định là tốt nhất. Người trí thức, cóp nhặt gom góp, tự hào vì “đãy sách” của mình, thì chữa bằng tuệ để khống chế, hàng phục triệu chứng “si” trước. Khi tuệ sáng ra thì tự dưng thấy cần phải giới, cần phải định. Nhưng trong cả ba thứ thuốc đó, căn bản nhất theo tôi vẫn là định. Vì có định mới đạt tới vô ngã, mới diệt được “thọ tưởng”, mới không còn phân biệt, chấp trước. Lão Tử bảo nhìn người đạt đạo thấy họ “độn độn hề”- nghĩa là thấy họ có vẻ “khù khờ” thế nào ấy- bởi họ đã khác, đã vô tranh, đã vô sinh rồi vậy! Nếu bài học đầu tiên Phật dạy là đói ăn khát uống, nặng về Giới thì bây giờ bài học thứ hai là về Định. Từ “Phật cáo Tu Bồ Đề” đến “…tức phi Bồ tát”, có sự nhất quán, trải dài tiến trình thiền định, từ dục giới, sắc giới rồi vô sắc giới, rồi vượt qua tất cả để cuối cùng đạt đến diệt thọ tưởng định, còn gọi là “cửu thiền”, bậc thiền thứ chín! Nghe cứ y như “Độc cô cửu kiếm” mà bí quyết nằm ở chỗ các chiêu thức linh hoạt dính kết không tách rời từ hữu chiêu đến vô chiêu cuồn cuộn như nước chảy mây trôi, không kẽ hở, đến một lúc chiêu thức không còn mà chỉ còn kiếm ý, không thấy có ta có người nữa mới thật sảng khoái, mới thật là… tuyệt chiêu! Lúc đó thì đúng là “năng sở song vong”, trâu cũng mất mà người chăn cũng không còn! Hãy đến rồi biết! Đừng nói suông. Phật đã dạy như vậy. Khó thay! Dĩ nhiên còn có nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nữa cần được trải nghiệm để tự khám phá, tự phát hiện. Đó là cái mà trong kinh Phật gọi là “vô lượng nghĩa”! Gươm báu trao truyền ở đây chính là khả năng “phá chấp”. Khi còn chấp, nghĩa là còn cột chặt vào một nghĩa cố định nào đó là hãy còn “trụ”, còn dính, còn mắc, sao đạt được cái gọi là “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”? Một chiêu “phá kiếm thức” trong “Độc cô cửu kiếm” của Lệnh Hồ huynh đệ vung lên đủ phá kiếm trận của mười lăm cao thủ võ lâm đang vây hãm chàng. Khi đạt đến vô chiêu, chắc còn kinh thiên động địa hơn nữa! Phá kiếm thức chỉ là một chiêu đơn giản của “phá chấp” thôi! Vào một lúc nào đó ta sẽ cảm nhận, sẽ khám phá thêm, sẽ “ngộ” thêm nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nữa. Điều quan trọng là thực hành, là khám phá, là phát hiện qua sự thể nghiệm, trải nghiệm riêng mình. Chính ở đó, mới biết thế nào là không thể nói được (bất khả thuyết), không thể bàn luận được (bất khả tư nghì)! Ngôn ngữ cũng đành “bó tay” vậy! |
4. That is the way it is but it does not appear so.Once we understand “beings are not beings, therefore they are called beings,” we thought we held the password to enter the Diamond Sutra vaults, but that in fact is not the case, because that it the way it is but it doesn’t appear so. Let’s revisit the previous episode during which the “precious sword” was being handed down. Seeing scores of people in amazement by his beyond-the-thinking language, the Buddha asked “Why is that?” Then he affirmed: “Because if a Bodhisattva still holds on to the arbitrary illusions of form or phenomena such as an ego, a personality, a being, or a life , then that person is not a Bodhisattva”. Once again I was dumfounded! I expected an explanation from the Buddha, but what he said seemed to be of no relevance to what was said previously. May be there is something mysterious here. Initially, I thought about the first, second and third person in singular and plural in the past, present and future as in the grammatical verbs conjugation in order to mark the relativeness between the self with the others, with time and space, but it seemed that was not the way it is! Then I thought that it might be a 3-dimensional chart and a curved line representing the time on which each individual affirms his present status in society, his connection with other “beings” at a certain point, but that still was not right either! What was it then? It took me a long time to realize it: That is the no-self state of a practitioner on his way toward liberation! The practitioner must “meditate on the emptiness of the five aggregates” (skandas) – the true no-self – in order to “overcome all ills and sufferings” [The Heart Sutra]. But he must first overcome all ills and sufferings for himself, then be able to help others to be a worthy Bodhisattva. So this is a compulsory, necessary condition in order to… This “no-self” doctrine is rather elusive! Even if it is possible to use logic, philosophy of interdependency, of emptiness to understand the meaning of “no-self”, but it is only the result of a theoretic, conceptual body of knowledge. Here, the no-self is a state, a realm that the practitioner can perceive through a long and consistent practice, the meditation! Meditation exists from time immemorial. When prince Siddharta was still very young, he would sit shaded under a tree to observe the laborers in the distant paddy fields, and unknowingly attained the first dhyana state. Later, on the path of enlightenment, he studied under two of the foremost meditation masters of his time, and in a short time mastered the 8 dhyana absorptions up to the “neither perception-nor-non-perception” stage, but still did not find peace and yearned to search for a path to call his own, so he left them! It was only when he attained the ninth dhyana realm “the absorption of complete extinction of sensation and perception” that lead to the stage of “all-knowing”, to the “Buddha-hood” in which every delusion vanished. In other words, the dhyana “extinction of sensation and perception” is the only remedy to heal all inflictions and sufferings at their roots, while the previous process only treated the symptoms superficially as and where it was needed and cannot prevent the recurrence of diseases. To treat a disease at its root is to heal it thoroughly, without any risk of recurrence or post-treatment sequela. The term “extinction” in “dhyana of extinction of sensations and perceptions” does not mean “extinguish (annihilate)” them but prevent them from development further. Destroying a tumor is not as good as preventing it from developing in the first place. Prevention is better than cure. In short, to be worthy of being a Bodhisattva, one must successfully endure this path. In other word, a Bodhisattva must thoroughly “deeply practice meditation” to attain the no-self state. He must relinquish all attachment to the illusions of form or phenomena such as an ego, a personality, a being or a life-span. He must also relinquish all discrimination, all seizing – then he can serenely stroll into the bustle of the market place of the world, immune to any affliction, without fear of being contaminated. “The Buddha told Subhuti”, as a reminder to all who wish to join the Bodhisattva’s path that they cannot allow themselves to skip meditation. Without meditation (or concentration) it is difficult to have wisdom. The ethical disciplines lead to concentration, concentration to wisdom, and vice versa. It is an equilateral triangle with two directions: onward and backward. In my opinion, ethical disciplines, concentration and wisdom are specific antidotes for greed, aversion and delusion; the ethical disciplines to counter greed, concentration to counter aversion and wisdom to counter delusion. If we only treat the symptoms… the disease will not be eradicated, it will recur with sequelae risks. So, in order to eradicate it and cure it thoroughly, one must combine the three remedies to foray the disease on 3 planes. If one focuses too much on concentration, one tends to be out of touch with the real world; on ethical disciplines, one tends to be too intransigent, too rigid; and with an imbalance of wisdom, one tends to brag… In spite of this, these three healing drugs must be dosed according to the patient’s need. The “aversion type” tends to be over sentimental, easy to love, easy to suffer… Intellectuals who always tend to accumulate and squirrel away information, proud of their “book knowledge”, are best treated firstly by wisdom in order to counter their symptom of delusion. When enlightened by wisdom, one naturally knows that one needs ethical disciplines and meditative concentration as well. Among the three remedies, meditative concentration is the most fundamental. Only by meditation can one attain the “no-self” state and the dhyana of “extinction of sensations and perceptions”, to stop discriminating and be attached to things. Lao Tzu said that enlightened persons always seem somewhat guileless, and that is because they are now different, free from all passions and have attained the perfectly content seclusion or no-rebirth state. If in his first lesson the Buddha taught that we should eat when hungry and drink when thirsty, in order to emphasize the “ethical discipline”, then this second lesson emphasizes the “meditative concentration”. From the passage: “Then the Buddha addressed the Venerable Subhuti” … to “is not a Bodhisattva” there is a consistency in the meditative process from the sphere of desire, sphere of form and then non-form. Then one must overcome all these too, to eventually attain the dhyana of “Extinction of sensations and perceptions” which is also called the ninth dhyana absorption. It is like a perfect exchange of martial arts sword play, movements intertwined with harmonious and unbroken transitions from visible to invisible, like trancelike flowing water or chasing clouds, until all but the essence of the art of sword remained; the performers and their moves also disappeared… and that is the ultimate move. At that moment there is no more object nor subject, when the herd as well as the herdsman cease to exist. One must experience this! Not just talk about it. That is what the Buddha taught. |