CUỐI CÙNG LÀ MÀU TRẮNG Truyện ngắn của Hồ Trung Liên
Chiếc giường có nhiều thanh gỗ nẹp ở các dấu nối, người vợ ngồi trên đó. Tôi nhìn rõ từng nếp nhăn khô quắt trên khuôn mặt chị. Mâm cơm đặt giữa nhà. Chị chưa ăn. Có ăn cũng không nuốt nổi. Dưới trăng, chị đợi chồng - người đang cùng bè bạn vây quanh bàn nhậu, để dấn thêm một bước về phía cánh cửa màu đỏ.
Chuyện 5 năm trước:
Anh đau. Nhà có bãi gạch, mỗi ngày riêng anh đúc tới hơn trăm viên. Làm việc nặng đau là thường, chắc xoa dầu gió sẽ ổn. Nhưng, sau tuần rượu với mấy người thợ, đêm ấy anh ôm bụng quằn quại trên giường.
Đến phòng mạch tư, người ta khẳng định anh bị ruột thừa. Phải kiêng việc nặng, vậy là bãi gạch của anh vắng chủ, chỉ có người làm công. Sau hai ngày uống thuốc, anh phải trắng đêm với cơn đau cuộn lên dữ dội. Vợ con chở anh lên viện. Bệnh án ghi: “Ruột thừa”. Mổ gấp!
Để gom được số tiền bệnh viện định giá, anh chị phải đóng gần hai vạn viên gạch. Bác sĩ bảo mổ khoảng hơn tiếng mới xong. Cả nhà không ai ngồi được. Đồng hồ báo hai tiếng rưỡi, cửa phòng mổ vẫn kín mít, chút khe hở lùa ra hơi lạnh dễ sợ. Mãi. Một ông bác sĩbước ra. Chị mặt cắt không ra máu. “Ai là người nhà bệnh nhân”. “Dạ, tui là vợ anh”. Bác sĩ vẻ hối lỗi: “Thưa chị, khi chúng tôi mổ cho anh mới phát hiện… anh nhà không bị ruột thừa”. “Trời!” - chị như không còn kêu lên được. “Anh nhà u đại tràng! Phải… mổ lại”.
Không đủ tỉnh táo trách móc, chị “trăm lạy nhờ bác sĩ”, rồi giục con về gom tiền. Chúng kéo chị ra phía hành lang. “Cái này do bệnh viện. Chụp phim, bệnh án ghi rồi, giấy trắng mực đen còn đó. Giờ mổ lại ai chịu?”. Chị lạy cả con mình: “Cha đang nằm trên bàn mổ chết sống chưa biết con ơi…”.
Chị lắc đầu với tôi, nói chậm, như không muốn xoáy vào đoạn kết: “Mấy đứa con, họ hàng làng xóm trách chị sao không đâm đơn lên giám đốc bệnh viện. Nhưng anh không cho, nói: Người ta lỡ rồi…”.
Đường mổ vừa vạch ra… Cũng không thể chờ vết mổ kia lành lặn, dao lại lạnh lùng xẻ vào thịt da anh.
Nhìn từ khe cửa kính, chị thấy bụng anh đầy máu me... Chị bỏ chạy, thẳng về ngôi nhà phía trước mặt có nhiều ngôi mộ.
Hai mươi ngày anh nằm trên giường bệnh có trải tấm vải trắng toát. Bác sĩ cắt đoạn ruột khá dài; đồng nghĩa với việc tuổi thọ của anh phải rút lại, rất ngắn.
Con người với dáng đi khật khưởng, ngủng ngẳng, chuyên đời mặc quần đùi, ở trần và thỉnh thoảng phét tay vào bụng; cùng với điệu cười dòn, tôi không tin ông đang bước dần vào sương khói…
“Bác sĩ khuyên anh kiêng cử, nhất là bia rượu. Nhưng anh bảo, để tao vui với bạn bè chút… Anh vui thật. Nhưng chị lo lắm. Làng xóm ai cũng hùa, bảo ngó anh khỏe mạnh vậy, lo chi dữ! Sao không lo được. Bác sĩ của bệnh viện lớn, người ta ăn hết cơm gạo rồi mà nói sai”.
“Bác sĩ nói sao chị?”
“Ngày ra viện họ mới cho chị biết: nếu anh cự tuyệt bia rượu… cũng chỉ sống được dăm sáu năm!”.
Tính từ thời điểm anh nhập viện, vậy là còn… có thể một năm, có thể mấy tháng.
“Nhiều người thấy chị hay tìm anh cứ nhăn nhó trách móc”.
Ờ, thông cảm! Người ta quên anh với hai vết mổ. Vết mổ cũ, bác sĩ rút ống thông ruột lúc thịt non đã bám… Đau! Anh gồng lên khiến đường khâu ở vết thương bung ra phun máu! Chị lại lần nữa chạy về với những ngôi mộ trước mặt nhà, uy nghiêm, sừng sững.
Nhập vào bàn rượu không ai kể lể bệnh tình, không ai được phép tính ngày giờ tồn tại. Uống rượu là chuyến viễn du vào không gian ảo. Y không được sống với hiện tại, ngoại trừ vợ, người thân - những người không thể nhường bớt thời gian cho y.
Chị đã khóc. Dưới trăng, nước mắt chị như sương u huyền rồi thành vệt dài óng ánh.
Tôi quay mặt, nhìn vào ngôi nhà trệt. Mấy đứa cháu ngủ lăn giữa nền, ánh điện vàng quạch. Những đứa cháu chưa bao giờ bị ông đánh; chưa bao giờ ông của chúng nạt nộ. Dưới ánh trăng mỡ màng, đâu đó, chúng vẫn thường trèo lên từng ngôi mộ chơi trốn tìm. Chúng không nghĩ nhiều lắm đến ma cũng như ai đó sắp thành ma. Chúng yên giấc tuổi thơ trong khi ông của chúng thầm lặng mà đau; và chị thắt ruột trong bóng tối miên man.
Phận người không thể tính bằng thời gian chồng trên những lóng tay. Nút thắt phận người định sẵn trên sợi dây vô hình giăng qua thềm cực lạc.
Mỗi sáng mở mắt, chị xuống ngay bãi gạch. Chị sợ tới nơi, lúc sương mù còn giăng… phủ lên một xác chết!
Thường đêm anh nằm một mình trong gian nhà trệt giữa bãi gạch. Vẫn cái dáng ấy: khật khưởng, ngủng ngẳng, chuyên đời ở trần và thỉnh thoảng… phét tay vào bụng. Mỗi ngày, quãng đường chỉ vài trăm mét từ nhà đến bãi anh đi về không biết bao bận. Đêm nay tôi cũng trên quãng đường ngắn ấy đến với anh.
Tôi gọi anh bằng ông, không vì anh chị đã có cháu nội, cũng không phải anh sắp đi hết vòng đời theo quy luậtsinh-lão-bệnh… Ông nằm trên chiếc giường đặt ở hiên, không mùng màn. Thẳng cẳng! Có thể chưa ngủ. Tôi gọi. “Xác chết” dựng dậy: “A! Đến chơi à?” Tôi giật thót. Té ra ông còn… Ông cười khà, đánh phét tay vào vết mổ rồi bước vào phía trong mang ra cốc nước pha ánh trăng vàng nhợt.
“Ta làm vài ly hè”.
Tôi nhớ đến khuôn mặt chị...
Tôi bắt đầu câu chuyện với ông về những ngôi mộ nằm rải rác trong các khu vườn. Xa hơn, phía sau chốn thường đêm ông ngủ, mênh mang là mộ rỡ ràng dưới trăng.
Ông nâng rượu. Tôi cung kính ông một ly nhỏ, sánh trăng. Ngoài kia những ngọn gió từ muôn kiếp trùng dương chợt lùa về giữa biển sương vàng xuộm. Mấy mươi ngàn ngôi mộ âm khí bốc ngùn ngụt. Tôi lại nghĩ về chị. Về một kiếp sống lắt lay trong trầm luân bể khổ. Hẳn đến mai sau, lúc chị đã không còn tồn tại trên cõi này nữa, tôi vẫn bị ám ảnh bởi dáng chị bó gối ngồi trên chiếc giường cũ nhìn ra những ngôi mộ trước hiên nhà.
*
Rằm tháng 7 trăng sáng lạnh. Ánh trăng đẫm ướt phủ lên vùng quê còn nhiều lùm cây rập rịt. Tôi đến ngụ cư nơi này cũng hơn mười năm. Quen ông dẫu ít ngồi trò chuyện. Tôi hiểu ông quá ít... Hôm nay cũng là một đêm trăng sáng, sau một năm, trên nấm mồ của ông đã vươn lên thật nhiều những ngọn cỏ. Tôi mang theo chai rượu ngon đến mời. Cái đêm năm trước ấy, nếu gia đình chị biết tôi có mời ông uống rượu (dẫu là rượu thuốc thượng hạng), và nửa đêm ông đã thực hành giấc ngủ ngàn thu, hẳn tôi sẽ ân hận lắm. Đêm nay thì tôi có thể công khai nâng rượu cùng ông. Tôi tưới rượu lên mộ ông, đẫm bia mộ. Tôi cụng ly vào dòng tên ông và uống. Ánh trăng soi rõ từng chi tiết chạm khắc khuôn mặt ông. Thứ ánh sáng tinh khiếthuyền ảo và dường như có cả mùi hương nồng nã. Tôi còn nợ ông một lời hứa.
Ông khen rượu ngon. Tôi bảo rượu ngâm nấm linh chi đậm đặc đó. Ông nhấp thêm nửa ly, gật gù. Ông hỏi chết đi có thật theo được Phật lên cõi Cực Lạc? Mình có thằng cậu tháng trước đưa về một số đĩa giảng pháp, có mấy cái dành cho người sắp lâm chung, ý muốn mình xem những đĩa đó lại giả bộ mua lẫn lộn vào nhiều đĩa hát hò vui tươi. Ở nhà mình thử mở xem, mới hay tội lỗi tích từ nhỏ giờ quá lớn. Đâu biết. Mình tin nhân quả. Nên sợ...
Tôi im lặngquan sát ông. Đúng là tôi biết ông quá ít. Ông lại bảo sống như chú khó quá. Hành theo Phật khó quá. Mẫu mực khuôn phép quá mình không theo nổi, nhưng mình vẫn muốn như vậy, tiếc là muộn rồi... Hồi còn thanh niên chưa vợ, vườn mình cây cối hoang vu mồ mả dày đặc. Có một ngôi mộ to đùng, đen sì. Mộ cổ. Ngày ấy đây đó vẫn dấy lên những vụ đào mộ lấy của. Mình cũng liều. Giả bộ bảo dời mộ lên chỗ cao ráo sạch sẽ hơn. Người ta vẫn biết mình ân mưu tìm vàng. Mà có vàng thật...
Trăng dát vàng mênh mang lên ngôi mộ cổ to đùng trước mặt nhà chị. Nhuốm màu tâm linh. Con người đang sống đã thêu dệt nên nỗi kinh hoàng từ những ngôi mộ. Từ hồi gia đình chị tới ngụ nơi đây chưa hề thấy hiện tượngma quái. Mộ, ở đây là chốn thiêng huyền diệu, là những ông giàtrường cửu nhìn dòng người ưu tư qua màn hư ảnh. Những ngôi mộ trước mặt nhà chị, dưới trăng, khiến mắt tôi dịu lại.
Tôi lại nhìn ông qua ánh trăng đặc sánh trong ly rượu. Khuôn mặt ông bình thản lạ lùng. Mình đào hố dưới bàn thờ cất vàng rồi làm lại nền nhà. Không ai biết. Tính đợi mươi năm mới đưa ra dùng. Nhưng cuộc sống ổn định dần, con cái sớm có công ăn việt làm, đứa nào cũng giàu có. Chỗ vàng chôn giấu còn nguyên dưới nền nhà, dưới bàn thờ đức Quán Thế Âm. Định bụng đưa ra một bất ngờ lớn nhất cho gia đình. Bây giờ nghe Phật pháp, biết nghiệp quả nặng hơn núi, mình tính...
Đó là những phút giây đặc tả con người ông. Những phút giây được chắt lọc qua bao thăng trầmcuộc đời một người đàn ông sớm bất lực trước thời gian. Tôi cũng không thể ngờ cuộc sống vốn bình lặng của mình lại lọt vào tầm mắt ông một cách chi tiết. Quá hiểu tôi, hơn cả những đứa con ruột rà; ông đã gieo một hạt giống thiện lành và nhờ tôi săn sóc để nó có cơ hội nhú khỏi mặt đất đón ánh nắngmặt trời.
Tôi rót thêm một ly và cụng vào bia mộ. Ông không biết nhờ ai mới đặt niềm tin vào tôi. Thực tình quá khó. Tôi biết về chị và những đứa con của ông, đều là những người mê tiền bạc. Một số vàng lớn, trong mắt họ tờ di chúc của ông chắc không nhiều giá trị. Họ tốt, nhưng để chi ra vài đồng từ thiện quả khó. Vô tình tôi từng thấy chị từ chối mua những búp hương do ni sư của chùa mang đến mời. Hình ảnh đó khiến tôi như có lỗi với chị. Giá tôi không nhìn thấy cảnh ấy để hình ảnh của chị tròn đầy... Nhưng rồi nó cũng được xóa nhòa từ ngày ông lâm trọng bệnh. Cái dáng ngồi trên chiếc giường một nhìn ra những ngôi mộ hoang dưới trăng có sức hút ma mị. Một dáng hình được tạc vào sâu thẳm cõi hồn tôi một cách lặng lẽ và, đau đớn!
Ông ra đi quá đột ngột. Tôi và ông lẽ ra cần nhiều thời gian hơn nữa để vạch phương án khả thi nhất cho việc dùng trọn số tiền đó làm từ thiện.
Mỗi buổi đi làm về tôi đều ngó vào nhà ông, nhìn cái tủ thờ phía trên là tượng Quán Thế Âm với nụ cười bao dung. Và tôi có nhìn xuống nền nhà dưới cái tủ thờ, phía dưới là một gia tài lớn ngoài sức tưởng tượng. Nhiều lúc tôi cảm thấy bất lực khi nhìn vào ngôi nhà của ông. Sao ông không trao trách nhiệm đó cho chị và những đứa con? Mỗi đêm bước dạo quanh xóm tôi thường thấy chị ngồi trên chiếc giường cũ ấy nhìn về phía những ngôi mộ hoang. Tôi muốn tới bên, ngồi xuống và nhẹ nhàng nói về nguyện ước lớn nhất trong đời ông, để ông bớt nghiệp lực siêu thăng lên cõi lành. Đã có lần ngồi bên chị, đã định vào đề rốt cuộc tôi lại nhìn trăng rồi lặng lẽ ra về. Thoáng nghĩ đến viễn cảnh mua lại ngôi nhà của ông, hỡi ôi, có lẽ đến cuối đời tôi cũng chưa đủ tiền.
Tôi đang dần quen với cuộc sống nơi đây. Một vùng đất mà trong vườn ai cũng có mộ phần. Tôi cũng đã làm bạn được với những linh hồn, có lẽ. Những đêm khuya trăng ứa tràn mặt đất, tôi vẫn dạo quanh xóm, quanh những ngôi mộ thấp thoáng soi mình vào khoảngkhông vô tận miên man nghĩ về lớp thời gian đang lạnh lùng nhuốm trắng mái tóc xanh.
Và rồi… Một hôm tôi đi làm về, thấy trong nhà ông đông đúc lạ. Tôi tạt ngay vào xem. Trời! Tôi nghĩ mình sẽ thốt gọi tên ông. Người ta đang đào dưới bàn thờ!
Sự việc khởi nguồn từ việc chị nhập viện. Tốn tiền lại không nhiều hy vọng, mấy đứa con cả tin đi xem bói. Thầy phán dưới bàn thờ có hài cốt… Ngay chiều đó những người chuyên bốc mộ được thuê về. Sâu khoảng nửa mét, lộ ra một cái tiểu sành, cho thấy đây đã là “mộ” cải táng. Cái tiểu sành nắp được gắn chặt bởi xi măng. Mắt tôi căng lên, hồi hộp. Muốn lập tức truyền lại di ngôn của ông, bỗng run sợ điều gì bất ổn... May thay, người ta thống nhất để nguyên như vậy, bọc lại trong một tấm vải đỏ và đưa thẳng ra đồi cất cho nó một ngôi mộ mới.
Đêm ấy tôi đặt bàn giữa sân pha trà một mình nhâm nhi. Ngước nhìn vầng trăng u ám. Ông còn ngoài mộ hay đã siêu thăng lên cõi thánh? Hay ông đang quanh quẩn bên tôi, nhét vào đầu tôi cái ý nghĩ: hãy phát tâm cúng cho “nó” một tấm bia, lấy họ gì cũng được nhưng tên phải là Vàng, Nguyễn Thị Vàng chẳng hạn. Tôi cười mỉa: Nguyễn Thị Hư Danh chứ. Ông bỏ đi, chân dẫm lên bóng mình. Ánh trăng nhợt nhạt khiến cái bóng ấy liêu xiêu mờ nhòa, rồi tan vào sương lạnh.
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ
việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với
thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ
thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.